Jun 30, 2013

Bóng nắng- thơ Nguyễn thị Thanh Dương






BÓNG NẮNG.


Chào tái ngộ, sáng nay em đã đến,
Như chúng mình hò hẹn tự trăm năm,
Em lại là những bóng nắng lung linh,
Bên cửa sổ căn phòng anh làm việc.


Đến với em mỗi khi lòng thấm mệt,
Ở ngoài kia cành lá thấp đong đưa,
Em sẽ là người bạn để lắng nghe,
Anh kể chuyện, chuyện buồn vui, trăn trở


Em bóng nắng trong bàn tay anh đó,
Nhưng anh không bắt được bóng em đâu,
Tưởng rất gần mà thăm thẳm xa nhau,
Em đến rồi đi, em không là thật.


Em là mơ có lần anh đã gặp,
Là tình yêu trong giây phút tình cờ,
Anh đến với em cũng thật bất ngờ,
Câu chuyện đời làm cho em cảm động.


Nên bây giờ em chỉ là hình bóng,
Đến thăm anh cho những phút bình yên,
Ngày từng ngày em chờ đợi nắng lên,
Là lúc anh ơi, chúng mình hội ngộ.


Em bóng nắng như tình em bé nhỏ,
Lặng lẽ em nằm trên áo vai anh,
Em sợ chiều tàn, nắng sẽ phai nhanh,
Cửa sổ khép, mỗi người về một ngả.


Chào tạm biệt, hẹn ngày mai anh nhé?
Bận chuyện đời, đừng quên chuyện trong mơ,
Em lại gần anh từ sáng đến trưa,
Là bóng nắng của lòng anh mãi mãi.


Nguyễn Thị Thanh Dương.
( August 1st- 2009)

Jun 29, 2013

Truyện " Thật " Ngắn - An Khanh





Truyện có thật 100% cuả chính gia đình tác giả ! Tôi hỏi bà chị :

- Bác về Viêt Nam làm thiện nguyện đến đâu rồi ?

- Chẳng đi đến đâu cả , chịu thua ! hàng vô điều kiện !

- Sao vậy ?
- Kiếm được nơi cho mướn để lập viện mồ côi, họ bắt ký hợp đồng những năm năm !(05) . Mình xin ký từng năm, vì chưa biết công việc sẽ tiến hành ra sao ! Được chấp thuận . Đang tiếp tục làm " Thủ Tục Đầu Tiên " đã phải phong bì cho một ông to . Số tiền cũng sấp sỉ bằng tiền thuê nhà ! Tưởng đã xong ! Vài tuần sau, một ông khác lù lù đến bảo :

- Cán bộ hôm nọ là cấp nhỏ! Ông đây mới là cấp to !

- Đành chịu thua vì không biết đến báo giờ mới lòi ra ông to nhất ?

Kết luận : Thi nhau ăn cướp cơm chim mắm tù ! Thật là ngao ngán. Buông một tiếng thở dài đánh thượt !

Jun 28, 2013

Ngày Phụ Nữ 03/03/1960 tại Sài Gòn.




          Lịch sử VN cận đại chứng kiến những truyền thống ,những gíá trị tinh thần những trân trọng và tổ chức nề nếp từ ngàn xứa , biểu tượng là chiếc áo dài trong đời sống hàng ngày , những sinh hoạt đề cao giá trị và vai trò của người phụ nữ , những gương mẫu trong xã hội ...tất cả đã lùi dần vào kỷ niệm , xa lạ ngay chính trong tâm hồn người VN. Tất cả chỉ còn là lịch sử , điều lo sợ có thể xảy ra chính lịch sữ cũng .....lủi vào kỷ niệm ,bị sửa đổi và mất hết tính khách quan ....... ...với tâm tình đó chúng ta ngậm ngùi ghi nhớ NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 3/3/1960 TẠI sÀI GÒN..

         TUL

Ngày Phụ Nữ 03/03/1960 tại Sài Gòn



Saigon 1960 - Nữ sinh Trưng Vương diễn hành trong ngày Phụ Nữ



Xe hoa trường Nữ Trung Học Trưng Vương




Nữ sinh Gia Long diễn hành trong ngày Phụ Nữ




Xe hoa trường Nữ Trung Học Gia Long




Ngày lễ Phụ Nữ tại công trường Lam Sơn - Sài Gòn 1960







Khán đài trong ngày lễ Phụ Nữ. Bà Ngô Đình Nhu mặc áo dài ngồi kế bên 1 phụ nữ mặc váy dài [sarong] là Phu Nhân của Cố Tổng Thống Aung San của Miến Điện, bà cũng được gọi là bà quả phụ Maha Thiri Thudamma Daw Khin Kyt.




Bà Ngô Đình Nhu đọc diễn văn khai mạc ngày lễ Phụ Nữ




1 đại diện phụ nữ đang nêu những thành tích của phụ nữ VNCH và những quyết tâm trong tương lai




Các phụ nữ đang đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm Hai Bà Trưng tại công trường Mê Linh




Các đại diện phụ nữ đang đứng trước đài tưởng niệm Hai Bà Trưng tại công trường Mê Linh




Ca đoàn trường Nữ Trung Học Trưng Vương đang hợp ca bài "Trưng Nữ Vương" 





Hai Bà Trưng oai phong lẫm liệt trên 2 con voi



Các Nữ Tướng và quân sĩ của 2 bà Trưng



























Xe hoa Ký Nhi Viện



Xe hoa Phát Triển Cộng Đồng




Xe hoa Liên Đoàn Công Chức Quốc Gia

Trong dịp lễ Phụ Nữ, nhiều cuộc thi và giải thưởng được tổ chức cho phụ nữ tham dự.

Thi Em Bé Đẹp











Một bà mẹ vóc dáng mảnh mai đang hãnh diện khoe em bé mập ú.







Bà quả phụ của Cố Tổng Thống Aung San của Miến Điện đang trao giải thưởng cho Em Bé Đẹp. Bà quả phụ này chính là thân mẫu của bà Aung San Suu Kyi, là nữ lãnh tụ rất nổi tiếng của Miến Điện hiện nay. Tấm hình bên dưới là bà quả phụ Aung San đang nhận 1 bó hoa hồng từ 1 thiếu nữ VN




A portrait of Khin Kyi and her family in 1948. Aung San Suu Kyi is seated on the floor.








Thi làm bánh








Thi thêu



Thi Cắt May




Thi Văn Chương






Các phụ nữ đang dự thi viết văn



Người đoạt Giải Viết Văn: cô Phạm Thị Nguyệt trường Huỳnh Khương Ninh






Lễ trao giải thưởng các cuộc thi tổ chức nhân Ngày Phụ Nữ VN, tại Tòa Đô Chánh Sài Gòn 03/03/1960



Các nữ sinh Trung Học Đồng Khánh, Huế, trong ngày lễ Hai Bà Trưng




Đây là tấm hình màu chụp năm 1952 tại Hà Nội, các sinh viên Hà Nội mặc áo dài nhiều màu sắc khác nhau để đến trường, trông thật lịch sự nhã nhặn. Sau khi chia đôi vỹ tuyến năm 1954, áo dài bỗng dưng hiếm hoi tại miền bắc, chỉ có trong nam là áo dài phổ biến khắp mọi nơi. Nhưng sau 30-4-1975 thì miền nam cũng như miền bắc, áo dài bỗng dưng hiếm thấy trên đường phố!


( Sưu tầm internet của Mai Đoàn)















Jun 26, 2013

NHẤT LINH NHÀ VĂN RỰC RỠ MỘT THỜI TIỀN CHIẾN..-



ĐỌC SÁCH GIÙM CÁC BẠN.

TUL

          Nhân sắp đến ngày giỗ của nhà văn Nhất LINH NGUYỄN TƯỜNG TAM - chúng ta không khỏi nhớ đến những năm trung học trước 75 chương trình giảng văn với tiểu thuyết luận đề của nhóm Tự Lực Văn Đoàn và người sáng lập Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. TUL có cơ hội đọc được những bài viết về NL của soạn giả Nguyễn văn Lục , đăng trên báo Đàn Chim Việt ( CANA DA ), nhận thấy đây là những biên khảo có giá trị văn học lich sử VN cận đại , TUL xin trích lược một phần những ý cũng như dẫn chứng sưu tầm của NVL để chúng ta cùng có một ngày nhớ lại nhà văn Nhất Linh NTT.

         Phần lớn bài chỉ là những trích đoạn rải rác về NL của tác giả NVL , nên không phản ảnh đầy đủ cũng như đúng mức về lập trường NL của tác giả NVL .

         Các bạn muốn tìm hiểu thêm xin vui lòng ghé thăm:


http://www.danchimviet.info/archives/author/nguyenvanluc

Nhất Linh nhà văn rực rỡ một thời tiền chiến


          Nếu mơ ước bình thường của một nhà văn là sách viết ra được có nhiều người đọc , được nổi tiếng thì Nhất Linh là một trong số những nhà văn ấy. (NVL)

          Nhất Linh đã lên đường và mở đường cho một giai đoạn lịch sử Văn học. . từ 1932-1933..(NVL)

          Khi viết Đoạn Tuyệt vào năm 1935, tác phẩm này đã gây được tiếng vang dữ dội trong quần chúng .. Tôi không ngần ngại gọi đây là một kiệt tác trong văn chương VN. Phải đặt mình vào bối cảnh xã hội năm 1935 còn nhiều cổ hủ, tập tục hủ lậu như chế độ đa thê, tính cách gả bán cưỡng ép trong hôn nhân đã gây bao nhiêu đau khổ cho thân phận người phụ nữ mới hiểu được sự thành công của Đoạn Tuyệt. Cuốn sách được coi như một cuộc Cách Mạng đả phá xã hội.( NVL)

          Đoạn Tuyệt theo nghĩa phủ nhận hủ tục quá khứ, tiếp tay nhau tìm một cuộc sống mới trong tự do và hạnh phúc. Nó tiêu biểu trong cặp nhân vật Loan và Dũng.( NVL)

          Giai đoạn tiền chiến đã đưa TLVĐ và Nhất Linh lên tuyệt đỉnh danh vọng như một lời tuyên dương của linh mục Thanh Lãng đọc trong đám tang Nhất Linh như sau:

          “Tôi nhớ năm 1932 khi Phạm Quỳnh bỏ ” Nam Phong” đi làm quan cho người ta thương tiếc, tưởng như nền văn học Việt Nam sẽ suy sụp, thì ngược lại chính lúc ấy anh xuất hiện với báo” Phong Hóa” rồi ” Ngày Nay”, anh và các bạn anh đã khai sinh ra hẳn một thế hệ văn học mà anh là thủ lãnh, là Tổng thống trong cái nước cộng hòa văn học từ 1932-1945. Anh đã đem lại cho cho thanh thiếu nữ cả một đường hướng suy nghĩ cảm xúc và viết văn mới (… ) Tôi và anh em trong Trung Tâm Văn bút Việt Nam đem anh đến đây để đặt anh vào ngai vàng đó“(14)

        Dù thế nào đi nữa, Đoạn Tuyệt đã đưa Nhất Linh cũng như những tác phẩm Nửa Chừng Xuân, Hồn Bướm mơ tiên của Khái Hưng lên đỉnh cao của hào quang nghệ thuật.( NVL)

        Nhất Linh có chỗ đứng danh dự trên chiếu Văn học do những tác phẩm của ông cộng thêm nhóm TLVĐ mà ông là thủ lãnh. TLVĐ sau này như một cột mốc văn học đánh dấu giai đoạn từ 1933 đến 1945- uy tín và sáng chói-( NVL)


Nhất Linh nhà chính trị - dùng văn chương " làm chính trị"


        Nói về một Nguyễn Tường Tam, nhà “cách mạng”, ” chiến sĩ”, “lãnh tụ đảng phái” thì không mấy sáng tỏ. ( NVL)

       Thế Uyên, người cháu Nhất Linh có nhắc lại những kỷ niệm về ông bác đi làm cách mạng ở bên Tàu về, chỉ thấy ông lúc ẩn, lúc hiện trong bộ đồ da lạ mắt. Ấn tượng để lại là hình ảnh một nhà “cách mạng oai dũng” ( NVL)

        NTT gửi gấm tâm sự chính trị vào các tiểu thuyết của ông. , những ước vọng chính trị.., hình ảnh nhân vật Dũng trong Đoạn Tuyệt cụ thể là một người hùng , người tình lãng mạn đã từng và tiếp tục hiện diện trong tim của không biết bao nhiêu người đẹp VN . Ca sĩ Ngọc Lạn vài năm trước khi mất trả lời phỏng vấn với nghệ sĩ Trần Quang , cô đã e ấp thú nhận Dũng là hình ảnhcủa người hùng trong tim cô.


        Chính trị trong tiểu thuyết đều bàng bạc, mơ hồ, lãng mạn. Đều đẹp. Đều lý tưởng. Đều không thực. Nó gần như thể là thứ chính trị viễn mơ của ông.( NVL)

        Nguyễn Tường Tam san sẻ thời gian giữa viết lách , làm báo ,làm chính trị và rất ít cho đời sống gia đình , ông thường bôn hải ngoại tham gia đảng phái , hội nghi, tỵ nạn vv... có khi ba bốn năm mới về nhà. ..( theo NVL)

        Ông suốt đời mang một hoài bão , một giấc mơ thầm kín , một sự nghiệp trong thiên hạ

.
Cuộc đời chưa hoàn tất và cái chết tự chọn.


         Năm 1963, NTT bị cáo buộc tham gia cuộc đảo chính lật đổ TT Ngô Đình Diệm , ngày 7 tháng 7 ông tự kết liễu đời mình với rượu và thuốc ngủ.. Sự ra đi cua ông cũng mang phần nào của một hình ảnh lãng mạn .. Theo NVL lúc đó NL ở trong tình trạng vô cùng trầm cảm và bệnh tật. kéo dài.

         Họa sĩ Gia Trí cò vẽ chân dung Nhất Linh NTT, chưa vẽ xong thì họa sĩ bị đi tù , ra tù ông ngỏ ý muốn được vẽ tiếp bức chân dung vì chưa hoàn tất nhưng Nhất Linh từ chối , muốn cứ như thế, dở dang như chính cuộc đời và sự nghiệp chưa hoàn tất của mình..( theo NVL)







.


NHẠC SĨ VỚI CÂY ĐÀN.







                     TRANH VÀ THƠ NGUYỄN LIÊN HƯƠNG
   



                                Tiếng đàn ai réo rắt
                                Bao phủ cả không gian
                                Tôi thở từng nốt nhạc
                                Lắng nghe tim bàng hoàng




                                 Nhạc đưa lòng rộng mở
                                 Nhạc đến như trong mơ
                                 Tiếng đàn ai đã dứt
                                 Tôi ngồi đây ngẩn ngơ...