Oct 31, 2020

Du Lịch và Khám Phá 10 Thành Phố đẹp nhất Châu Á

NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT - Bài nghiên cứu của Giáo Sư Đoàn Văn Phi Long

Đặc San TV6370 vừa nhận được bài nghiên cứu Nguồn Gốc Người Việt của Giáo Sư Đoàn Văn Phi Long. Chúng em xin cám ơn Thầy và xin đăng lên Đặc San TV6370 để giới thiệu đến độc giả khắp nơi  

NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT 


CHƯƠNG 1

 Nhà Thương

 (Shang 1766 TCN–1122 TCN)


Nhà Thương  tiếng Quang Thoaị là Shang hay Shaang rõ ràng không phải nhà Châu, nhà Tần,

Hán; cũng không phải nƣớc của ngƣời Iu Mien vì Khuyển Nhung đánh nhau với nhà Châu đã

đƣợc đề cập đến trong một số thƣ tịch cổ nhƣ trong Quốc ngữ: "Thời Chu Mục Vƣơng, thế lực

của Khuyển Nhung dần dần tăng mạnh, vẫn thƣờng xung đột với nhà Chu, Mục Vƣơng dự tính

việc chinh phạt Khuyển Nhung, Sái công Mƣu Phụ can gián nhà vua: "Không nên, Tiên vƣơng

chủ trƣơng không động binh, giấu phu binh mà chờ thời cơ, tạo uy phong, quan sát chờ đợi, mà

không làm chấn động". Mục Vƣơng không nghe, sau ra quân thảo phạt, giành đƣợc chiến thắng

bất ngờ, bắt sống năm vua Khuyển Nhung. (TK1)

Khuyển Nhung âm BK là quản (hay kwản) róng tức là Chó nhung mà chó còn gọi là cẩu QT là

gõu gần đồng âm với Iu mà ngƣời Trung Hoa gọi là Dao. Vậy Khuyển Nhung là Iu Mien mà

Bình Nguyên Lôc̣ cho là ngƣời Khmer.

Nhà Thƣơng phải là một tộc lớn không thể xuất hiện rồi đôṭ nhiên biến mất. Tộc Thái ở Trung

Hoa đƣ́ng hàng thƣ́ nhìvềmăṭ dân số có mặt khắp Đông Á: Ngƣời Thái ở Ấn Đô, ̣ ở Miến Điện,

ở Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Việt Nam, Thái Lan, Lào (từ Vân Nam tràn tới chiếm

đất của ngƣời Khmer vào thế kỷ 13).

Ta haỹ tìm một nhân nổi tiếng ngƣời Thái ở Trung Hoa, nhƣ Dƣơng Quý Phi của Đƣờng Huyền

Tông chẳng hạn, để xem nhân vật này có ở khu vực gần nhà Thƣơng hay không.

Tƣ́ Đaị mỹnhân Trung Quốc gồm có Tây Thi vớ

i nét đẹp làm cá phải lặn (trầm ngƣ), Vƣơng

Chiêu Quân khiến chim nhạn mãi ngắm nhìn quên bay nên rơi rớt (lạc nhạn), Điêu Thuyền đẹp

đến nỗi trăng cũng phải khép, núp vào mây (bế nguyệt, che mặt trăng), Dƣơng Quý Phi mỗi khi

ngắm hoa, hoa đều rũ héo vì hổ thẹn. Dƣơng Quý Phi huy hiêụ làThá

i Chân tên là Dƣơng

Ngọc Hoàn thuộc tộc Thái sinh tại tỉnh Tứ Xuyên(719 TK- 756 TK, 37 tuổi) xuất thân trong

gia đình quan lại sống ở Thiểm Tây.

Tƣ́ Xuyên tỉnh li ̣làThành Đô, thờ

i nhà Thƣơng đãxuất hiêṇ hai nƣớc Ba vàThuc̣ , sau thành

Ba Thuc̣ thờ

i Tam Quốc.(TK 2)

Nhƣ vậy ngƣời Thái đã có mặt tại Tứ Xuyên và Thiểm Tây, khu vƣc̣ nhà Thƣơng Chu, ít nhất

thời nhà Đƣờng và ngƣờ

i Thƣơng có

thể làThá

i. Bình Nguyên Lộc trong ―Nguồn gốc Mã Lai

của VN‖ không đúng khi cho nhà Thƣơng là Việt.

Tên Shang, Shaang hay Shan tuy khác nhau môṭ chú

t nhƣng chỉ

là môṭ, do cách phá

t âm hay

chƣ̃viết biến đổi theo thờ

i gian, không gian. Shan còn có

thể biến thành Chan, Jang còn Thái

trở thành Đaị, Tai, Tay, Tầy. Trong chƣơng ―Ý nghiã

tƣ̀ Viêṭ‖ ta đãthấy Human chuyển thành

Mon- Khmer, H‘Mong- Iu Mien, Miao- Dao, Mƣờng- Viêṭ, Mọi- Mán, Nguồn (Ngƣờ

i),

Hokkien, Yuè, Duyêṭ, Viêṭ.

Không thấy có bang nào tên Shang nhƣng có rất nhiều bang Shan ởrải rác vùng Đông Á.

Trung Hoa: Vân Nam ngày xƣa có nhiều nƣớc hùng mạnh nhƣ nƣớc Đại Lý của tộc Bạch trong

tiểu thuyết kiếm hiêp̣ Kim Dung. Sau khi Đaị Lý

tàn luị bang Shan ngƣờ

i Thá

i xuất hiêṇ , ngƣời

Shan là hậu duệ của nhánh ngƣời Thái cổ xƣa nhất, đó là ngƣời Tai Long hay Thai Yai (ngƣời

Thái Lớn), nƣớc Nam Chiếu tôc̣ Bac̣ h tƣ̀ng tấn công Giao chỉ

thờ

i nhà Đƣờng, Nùng Trí Cao

ngƣờ

i Thá

i Nùng ở Cao Bằng xƣng Nhân Huệ Hoàng đế đánh Lƣỡng Quảng, hiêṇ còn đền thờ

Khâu Sầm ở Cao Bằng.

Miến Điêṇ : Các chức vị trong hoàng tộc cũ của Shan hôm nay tạo thành tiểu bang lớn nhất tại

Myanmar thành lập từ thế kỷ thứ 10 TK, nằm ở phía đông bắc của đất nƣớc, dƣới chân núi

hùng vĩ đầu tiên của cao nguyên Shan, có thể đạt độ cao hơn 2.000 mét. Phong cảnh miền núi

này rất đẹp, và khí hậu ôn hòa của bang này khiến những ngƣời Anh đô hộ rất thích. (TK 3)

Assiam ở Ấn Độcó nhiều sắc tộc cƣ ngụ trong đó có một số nhóm Thái nhƣ sau

Tai Lung / Ahom: Ngƣời Ahom là con cháu của dân tộc Thái, những ngƣời đã đi cùng với

hoàng tử Thái Sukaphaa vào thung lũng Brahmaputra trong năm 1220 và cai trị khu vực này 

 2

trong sáu thế kỷ. Sukaphaa và những ngƣời theo ông đã thành lập vƣơng quốc Ahom 600 năm

(1228-1826) và triều đại Ahom cai trị và mở rộng vƣơng quốc.

Những ngƣời Ahom hiện đại mang văn hóa của họ là một sự pha trộn của gốc văn hóa Thái,

bản địa Tạng-Miến và Ấn Độ giáo. Đa số những ngƣời theo Hoàng tử Sukaphaa là nam giới

(lính) sau đó kết hôn với phụ nữ địa phƣơng thuộc một số nhóm dân tộc, trong đó có ngƣời

Tạng-Miến, những ngƣời nói tiếng Borahi sau đó đã hoàn toàn đƣợc gộp vào các cộng đồng

Ahom. (TK4)

Xiăm: Có rất nhiều giải thích nguồn gốc từ này nhƣ ―ngày xƣa Thái Lan có tên là Xiăm trong

tiếng Thá

i đƣơc̣ cho là có nghiã

là tự do‖, ―Tỉnh Xiêm Rệp của Campuchia có nghĩa là Xiêm

dẹp vì bị quân Xiêm tàn phá‖ .Theo Bình Nguyên Lộc trong cuốn "Nguồn gốc Mã Lai của dân

tộc Việt" thì tên xƣa của Thá

i Lan nhƣ sau

Việt Nam: Xiêm hay Xiêm La, Chàm: Syăm, Cao Miên: Syăm, Mã Lai: Syămbu

Xiăm phát xuất tƣ̀ đâu ? Có hai dẫn chứng từ hai nguồn khác nhau

Dâñ chứng 1 do hôị các ngườ

i Thá

i VN (TK4 )

Thai Khamyang, còn đƣợc gọi là Shyam, là một nhóm sống chủ yếu Assam. Dân số của họ

tổng cộng khoảng 7.000 trong đó chỉ có một phần nhỏ nói tiếng bản địa Tai Khamyang. Ngƣời

Khamyang là tín đồ của Phật Giáo Nguyên Thủy và là liên quan chặt chẽ đến nhóm Khamti.

Tai Khamyangs, nhóm hay đƣợc gọi là Noras, ngƣời có dòng dõi Thái. "Khamyang" xuất phát

từ "kham" (vàng) và "yang" hay "jang" (Ở Việt Nam mình từ này còn gọi là Nhăng = còn, tồn

tại) nghĩa là có, và có nghĩa là "ngƣời có vàng. Nhiều ngƣời Khamyang sử dụng

"Shyam" cùng ý nghĩa với "Siam" ở Thái Lan làm họ của mình.

Dâñ chứng 2 (TK 5)

Xin trở laị bang Assam, tiếp sau sự di cƣ của một nhánh Thá

i đến đông - bắc Ấn Độ vào đầu

thế kỷ XIII, từ ―siam‖ đƣợc gọi theo hai cách. Trƣớc hết là tên gọi chỉ vùng đó

, Assam (đất của

ngƣời Siam), trong thƣ tịch Ấn Độ đƣợc viết thành sama. Rồi trên tƣ̀ Asama, đƣợc chuyển

thành Ahome tên gọi chỉ ngƣời Tay ở Assam.

Về phía đông của khu vực ngôn ngữ Thá

i, từ ―Siam‖ trƣớc hết dùng để chỉ bộ tộc tiền tiêu của

ngƣời Thái tại khu vực này. Cách viết Sayam/syam và cách đọc sajam cho thấy từ này đi vào

ngôn ngữ Thái dƣới hình thức viết, ngƣợc với trƣờng hợp của ngƣời Shan và Ahom là chữ viết

ghi theo cách phát âm của ngƣời ngoại tộc.

Vâỵ là

tƣ̀ Xiăm, Siam tên xƣa cũ của Thái Lan có gốc từ chữ Assam từ thế kỷ XIII.

Ngoài ra còn có căn cứ xác đáng trong ghi chép của Chu Đạt Quan, một ngƣời Trung Quốc

đƣợc triều đình nhà Nguyên phái đến Angkor tƣ̀ 8/1296-7/1297. Khi mô tả xứ Campuchia, ông

có nói đến một nƣớc ở thời kỳ Sukhothai là Xiêm La (Xian Lúo) đó hẳn là tên gọi của Siam.

Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của ngƣời Thái, một trong số đó liên hệ ngƣời

Thái tới sự di cƣ ào ạt sau sự sụp đổ của vƣơng quốc Đại Lý ở vùng Vân Nam thế kỷ XIII đã bị

chứng minh là không chính xác. Các nghiên cứu ngôn ngữ học chỉ ra rằng nguồn gốc của ngƣời

Thái cổ nằm ở vùng ranh giới Quảng Tây-Quý Châu ngày nay, nơi ngƣời Tráng và Bố Y vẫn

sinh sống. Khoảng thế kỷ thứ VIII-thế kỷ X, họ bắt đầu di cƣ xuống phía nam vào vùng ngày

nay là bắc Lào, sau đó tỏa xuống đồng bằng sông Chao Phraya. dần thay thế vai trò của Đế chế

Khmer đang tàn lụi (vào thế kỷ XIII – thế kỷ XV). Giả thuyết này không giải thích đƣợc tên

Siam của Thá

i Lan vìkhông thấy nƣớc nào tên Siam ở Trung Quốc xƣa và nay.

Lờ

i bàn: Có vài chi tiết khá kỳ lạ nhƣ sau

1. Theo sử sách Thái Lan, ngƣời Thái xuất xứ từ vùng núi Altai tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc từ

4500 năm trƣớc sau đó di cƣ dần xuống vùng đất hiện nay là Thái Lan, tiếng Turk là Altay ,

trong đó Al là vàng, tay là nú

i, tƣ́c là nú

i vàng. Turk tiếng Trung Hoa là Đôṭ Quyết gồm Turkey

tƣ́c Thổ NhĩKỳ

, Uyghur, Tatar, Kazakstan…

Tại sao ngƣời Thái biết mình phát xuất từ vù ng nú

i Altai, đông bắc Tƣ́ Xuyên, sát nách Thiểm

Tây, là vùng đất nhà Thƣơng (1766 TCN-1122 TCN, gần 4000 năm) mà các học giả Tây , Ta,

Tàu, và cả ngƣời Thái đều không biết nhà Thƣơng là Thái. Thâṭ vâỵ Trung Hoa cho ngƣờ

i Thá

i

từ Quý Châu di cƣ xuống Vân Nam.

2. Tên xƣa Siam của Thá

i Lan sao laị có nguồn gốc tƣ̀ Assam ở Ấn đô?̣

Chỉ còn một cách giải thích là mọi nhóm Thái đều có cổ sử hay ít nhất chuyện truyền kỳ ghi

chép Thái có tên cổ là Siam, và sử Thái Lan ghi họ có gốc tích từ vùng núi Altai.

Tất cả các bang Shan hay Siam đều làThá

i nên ngƣờ

i Shang phải là Thái.

 3

Ngƣờ

i Thá

i năng đôṇ g, chiến đấu giỏi và

theo chính sách ―Ngoaị giao cây sâỵ ‖ nghiã

là khi

chiếm đƣợc một nƣớc thì dùng chữ viết, tôn giáo, phong tuc̣ của dân bản xƣ́ nên í

t bi ̣chống đối,

bằng chƣ́ng cu ̣thể khi ngƣờ

i Thá

i tràn xuống tƣ̀ daỹ nú

i Altai ở Tƣ́ Xuyên chiếm Thá

i Lan của

Mon Khmer thìho ̣hòa mình vào dân bản điạ bằng cách dùng chƣ̃viết, tôn giáo, phong tuc̣ của

Mon Khmer. Chính sách này lại đƣợc xữ dụng khi Thái Lan đụng độ với thực dân Anh Pháp

thà cam chịu mất 40% đất nhƣng đãgiƣ̃đƣơc̣ Vƣơng quốc vàsƣ̣đôc̣ lâp̣.

Nhà Hạ

Trƣớc nhà Thƣơng là nhà Ha ̣(Xiạ) ở vào thời kỳ đồ đá, trong thờ

i kỳ bô ̣lac̣ chƣa lâp̣ thành

nƣớc, chƣa có chƣ̃viết, có rợ Đông di ở phía đông. Ngƣờ

i Trung Quốc cũng không biết dân nhà

Hạ là ai.

Vài đầu mối cho thấy dân nhà Hạ là dân H‘Mong và Iu Mien vì sử cổ Trung Hoa ghiTam Miêu

nhƣ sau: ―Trong Hán ngữ thời Thƣợng Cổ, Tam Miêu không phải ba loại Miêu mà

là H‘Mong

và Nam Man làIu Mien. "Chiến Quốc sách-Ngụy sách" chép rằng vị trí của Tam Miêu: phía

đông hồ Động Đình. Thời kỳ Nghiêu Thuấn, nƣớc lụt tràn ngập, Miêu thừa cơ nổi loạn tại

Đông Nam, cùng với Hoan Mâu, Cung Công, và Cổn gọi chung là Thiên hạ "tứ tội". Thuấn

phái Vũ đi hàng phục dân Miêu song không đạt đƣợc kết quả. Thuấn trong những năm cuối

từng tự thân nam chinh, trên đƣờng bệnh mất tại Thƣơng Ngô. Vũ kế tục sự nghiệp chinh Miêu,

cùng quân Miêu đại chiến kéo dài trong 70 ngày, chế phục quân Miêu, bình định Tam Miêu‖

(TK 6)

Nhà Hạ không có chữ viết nên kém phát triển hơn Lạc Việt ở Quảng Tây, tuy ở cùng thờ

i đồ đá

nhƣng đãcó chƣ̃viết trên đádo ở gần VN dùng chƣ̃khoa đẩu của VN. Dân Ha ̣là dân MiaoDao tƣ́c H‘Mong-Iu Mien. Tên Nghiêu gần vớ

i Iu tƣ́c là Dao, Hoan Mâu gần vớ

i H‘Mong.

(TK6)

Chữnhà Thương

Đây là triều đại đầu tiên đƣợc công nhận về mặt lịch sử là một triều đại Trung Quốc.

Khoảng năm 1300 trƣớc Công Nguyên chữ viết đầu tiên đƣợc biết đã xuất hiện ở nền văn minh

nhà Thƣơng - họ đã phát triển chữ viết có hơn ba nghìn ký tự, một phần là tƣợng hình và một

phần là tƣợng thanh. Suốt thời nhà Thƣơng (1600 TCN -1050 TCN) không có sử viết để lại

chứng minh là chữ Hán đƣợc phổ biến thời đó.

Các sử gia đều không biết dân nhà Thƣơng là ai nên không biết nguồn gốc chữ nhà Thƣơng và

nhà Hạ không có chữ viết nên chữ nhà Thƣơng cũng không có gốc tƣ̀ nhà Ha.̣

Bây giờ

ta đãbiết nhàThƣơng làThá

i nên chƣ̃nhà Thƣơng là do ngƣờ

i Thá

i mƣơṇ chƣ̃Khoa

đẩu của ngƣờ

i Viêṭ Nam. Đó

là

lý do tại sao chƣ̃nhà Thƣơng đã đạt đến giai đoạn ―hội ý‖ mà

không qua các giai đoạn căn bản thuần túy tƣợng hình và chỉ sự nào cả. Vâỵ chƣ̃Hán không có

nguồn gốc tƣ̀ chƣ̃Thƣơng theo quan niêṃ thông thƣờng của ngƣờ

i Trung Hoa mà có gốc gác tƣ̀

chƣ̃Khoa Đẩu của Viêṭ Nam. (TK 7)

Tham khảo

1. Khuyển Nhung vi.wikipedia.org/wiki/Khuyển_Nhung

2. Dƣơng Quý Phi vi.wikipedia.org/wiki/Dƣơng_Quý_Phi

3. Bang Shan ở Miến điêṇ vi.wikipedia.org/wiki/Shan

4. Các nhóm Thái sinh sống tại Assam Đông Bắc Ấn, bài viết do ngƣời Thái VN sống ở hải

ngoại.

vi-vn.facebook.com/TuHaoDanTocThai/posts/1037469766268981:0

5. Tên Siam vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Su-kien-Thanh-tuu-KH-CN/Ve-ten-goi-cua-nguoiXiem-19907.html

6. Nhà Hạ vi.wikipedia.org/wiki/Nhà_Hạ

7. Xin xem chƣơng Chƣ̃Khoa Đẩu

Oct 25, 2020

Chân Thành Cảm Ơn Các Bạn

  Thanh xin chân thành cảm ơn các bạn đã gửi lời nhắn tin thăm hỏi, an ủi và viếng tang ông xã Thanh,anh Vũ văn Trọng !!!



   Thanh thành thật mong các bạn thông cảm vì Thanh không đọc mail trả lời các bạn trong suốt mấy ngày qua...thật tình là Thanh không nhớ hết nổi là phải làm những việc gì... Tiếp và nói chuyện,gặp gỡ và tiếp chuyện với những ai,Thầy Cô,bạn bè , trường học của Thanh và con Thanh...họ hàng ,hàng xóm ,học trò... Có Cô,học trò,họ hàng hỏi Thanh người này,người nọ đến chưa...Thanh cũng khó thế xác nhận được!!! Trí nhớ ngày càng hẹp lại !!! Ôi gần thất thập rồi mà...



 
Chiều nay coi như Thanh đã hoàn thành xong ước nguyện của Ông xã Thanh là ra giữa sông rải tro cho hương linh ông xã Thanh siêu thoát mát mẻ trên dòng sông êm đềm.... 
   
 Một lần nữa Thanh xin ghi tạc tấm lòng yêu thương của các bạn...

                             Kim Thanh 

Oct 23, 2020

Chia Buồn cùng Kim Thanh và tang quyến

Được tin buồn , phu quân TV6370 Kim Thanh




Cụ Ông VŨ VĂN TRỌNG

 vừa từ trần ngày 23-10-2020 tại VN

Hưởng thọ 81 tuổi




DSTV VÀTOÀN THỂ CÁC BẠN CỰU NỮ SINH TRƯNG VƯƠNG THUỘC NIÊN KHÓA 63-70 XIN THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG KIM THANH VÀ TANG QUYẾN, CÙNG CẦU CHÚC ANH LINH ANH TRỌNG ĐƯỢC YÊN NGHỈ NƠI MIỀN TỊNH ĐỘ.






ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU






 


 

Oct 6, 2020

TRƯỜNG XƯA- Mỹ Trang

Trường xưa  

 


Canada có đủ 4 mùa nhưng mùa thu với nắng quái mưa
sầu là mùa hay làm chúng ta hoài niệm về những ngày đã
qua . Các bạn cũng như chúng tôi vì ở bắc bán cầu nên
mùa tựu trường là bắt đầu của mùa thu . Thế nên mỗi khi
thấy trẻ con cắp sách đến trường là lòng chúng ta lại rộn
ràng như vừa được đọc lại bài văn của Thanh Tịnh : 
“Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và
trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao
nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường…
Kỷ niệm về ngôi trường xưa cũng nhạt nhòa theo năm
tháng nhưng tình bè bạn thắm thiết đã làm chúng ta nhớ lại
như mới hôm qua .
“Trường làng tôi không giây phút tôi quên dù cách xa
muôn trùng trường ơi” (Phạm Trọng)
Nhớ ngày nào nhập học được mặc quần áo mới , sách vở
thơm mùi mực giấy để rồi ngày rời trường lòng vấn
vương.
Những cây hoa soan hoa phượng như gắn liền với tuổi
thơ.

 

 

Các bạn có còn nhớ chúng ta đã viết gì cho những quyển
sổ nho nhỏ gọi là “lưu bút ngày xanh “ không ?

 

 
Bao giờ cũng có câu như : tặng bạn tấm ảnh làm kỷ niệm
mai kia dù ảnh có phai màu nhưng sẽ nhớ mãi đến nhau
Rồi chúng ta có bao nhiêu quyển lưu bút mà không biết
cất nơi đâu.Những người bạn của lớp học đầu đời nay đã
đi về nơi nao ?
Những cánh phượng hồng ép vào sách vở, chùm hoa ti
gôn màu máu con tim đã tan theo cùng năm tháng.
Rồi những rung động của thưở đầu đời với bóng hình ai
vấn vương .
Nhớ tà áo trắng thơ ngây , nhớ mắt ai cười long lanh ,
nhớ nụ cười thẹn thùng để rồi bao năm không gặp nghìn
năm vẫn chưa quên. Rồi yêu câu thơ của Mường Mán 
Còn nhớ chi ngôi trường con gái
Lớp học sầu khung cửa giờ chơi
Cặp sách quăng đâu đó mất rồi
Vì O bận tay bồng, tay bế
Chuyện hôm ni sẽ thành chuyện kể
Những lúc chiều đem nắng sang sông
O bâng khuâng nhè nhẹ hỏi lòng
Mình nhớ ai mà buồn chi lạ  
Tất cả đã xếp lại trong ký ức của trường xưa.
Ngôi trường đầu tiên của tôi là trường Nguyễn Tri Phương
rất gần nhà đường Da bà Bầu (sau đổi tên là Nhật
Tảo),một tên đường mà tôi ngại ngùng khi phải cho địa chỉ
Trường nằm trên một con đường vòng sát là Hội Dục Anh
( nơi nuôi dưỡng trẻ mồ côi) và viện y tế . Ở giữa là bãi
cỏ rất rộng nên trẻ con hay ra đá banh , chạy nhảy chơi
đùa . Hồi mới di cư vào Nam hình như gđ tôi cũng tạm trú
ở đây nên sau đó thì chọn luôn làm nơi định cư.
Nhớ nhất là năm lớp nhì học với cô giáo Thảo và hay bị
đám bạn trêu chọc vì tên mình được ghép với một trò nam
thành danh từ kép ! Ngày nào đi học về cũng bị nghe
chúng hát : 
Q ui nếu bụng T sình thì sao
Mua chai thuốc chuột uống cho rồi đời 
Mà tôi nào có hiểu sình là gì rồi còn phải lăn ra chết nữa .
Thế rồi không muốn đi học, rồi khóc lóc muốn xin đổi
trường thế là bố tôi gửi gấm ngay cho chú út đang dậy ở
tuốt bên Gia Định.
Và tôi đã phải đi thật xa, phải ngồi sau xe lambretta của
chú M mỗi ngày để đến tận trường Chi Lăng . Mẹ tôi mua
cho tôi một chiếc mũ xếp rộng vành màu da trời rất thông
dụng vì có thể xếp gọn mà lúc đội thì bật xòe ra che nắng
Chỉ phải lúc gió mạnh thì vành mũ bằng sắt bật cong thay
đổi dạng xoành xoạch làm người đội không giống ai !
Những ngày lớp nhất với tôi mới khốn khổ vì lớp chú M
dậy toàn con trai chỉ có mình tôi là con gái ! Tôi được xếp
ngồi riêng ở một góc và bao giờ cũng phải là người giơ
tay đầu tiên trả lời câu hỏi của thầy giáo. Cũng may tôi vì
quá sợ chú nên chịu khó thuộc bài . Đã thế ở lớp tôi còn
làm một hình phạt nặng cho các trò nam như quì dưới
chân con gái hoặc dưới cột cờ giữa sân trường. Có lẽ sợ
bị quê với các lớp khác nên các bạn nhỏ đành chọn quì
cạnh tôi cho xong bản án . Mỗi tuần lớp con gái có giờ học
nữ công thêu thùa nhưng lớp tôi học chỉ có thủ công .Giờ
thể dục tôi cũng không được tham gia nên chỉ chọn một
góc để chơi đá cầu một mình. Và ngoài ra tôi còn biết chơi
đánh khăng , tạt lon , dích hình toàn là trò chơi của con
trai .Vì không có bạn nên những lúc rảnh ở lớp tôi chỉ biết
lấy bút vẽ . Mà tôi thấy mình vẽ cũng được lắm . Hình
toàn là công chúa với hàng mi cong vút mũi dọc dừa với
áo đầm xòe( như Barbie )chịu ảnh hưởng của loạt phim
Sissi do Romy Schneider đóng thời đó . Tuy nhiên không
dấu được chú tôi nên bị phạt vẽ 1000 “ con đầm “ mà phải
nhờ bà tôi năn nỉ ổng mới hạ xuống còn 100 ! Thế là chừa
luôn vẽ vời , thui chột một tài năng chưa đươc khám phá ..
Học ở Chi Lăng vài tháng thì chú M tôi bị gọi động viên ở
quân trường Thủ Đức . Tôi mừng lắm kết thúc những
ngày đi học căng thẳng dãi nắng dầm mưa , giã từ ngôi
trường xa xăm tận bên GĐ .
Bà tôi bảo tôi là “chó ba chùa” vì tôi lại phải theo chú Đ
đến trường Bình Đông học cho xong chương trình lớp
nhất . Mà cũng chả sao vì tôi biết làm gì ngoài đi học !
Chú Đ hiền và dễ thương lượng cũng chở tôi đến lớp chú
dạy mỗi ngày . Tôi không nhớ rõ đường đến trường chỉ
biết phải đi về phía Phú Lâm có trường TH Mạc Đĩnh Chi
rồi qua những ruộng đồng bát ngát và chạy mãi theo dọc
bờ sông .Thỉnh thoảng có những ruộng hoa sen mà tôi
vẫn luôn ao ước được lộị vào để nhấm nháp hạt sen thơm
ngát và hái những đóa hoa màu son tươi thắm ..
Ngôi trường BĐ tuy nhỏ bé nhưng trồng nhiều cây
phượng che nắng rất đẹp . Tôi nhớ nhất là nhà vệ sinh
kiểu nhà vườn miền nam được dựng trên ao với đàn cá
tra đói mồi nhảy tưng tưng khiến một con nhỏ ở thành phố
sợ hãi bỏ chạy. Chú tôi đành xin với ông hiệu trưởng của
trường cho tôi được sang nhà ông ngay bên cạnh để giải
tỏa nỗi niềm.. Các bạn trong lớp thật bình dị và dễ thương
khiến tôi an tâm hơn . Một bạn gái nhỏ tên Rậu dẫn tôi đi
hái trái ô môi ăn đen cả mồm rồi lội nước ven sông mỗi
khi chú tôi bận họp ở trường . Ngày đó có một trò nam ,
con ông hiệu trưởng dẫn tôi vào vườn hái tặng trái mãng
cầu xiêm mà phải nói dối khi mang về ! Và tôi cái gì lạ
cũng sợ,như sợ quen bạn trai vì đọc truyện của nhà văn
Duyên Anh có câu :
Con gái chơi với con trai
Về sau cái vú bằng hai quả dừa !
Thật tiếc thay một quãng đời ấu thơ non nớt .
Mùa hè năm đó tôi biết mình sẽ phải thi vào lớp đệ thất
một trường trung học nổi tiếng nên cũng đem bài vở học
lai rai .Bố tôi bắt mỗi ngày phải làm một bài toán trong
quyền “141 bài tính mẫu” do ông biên soạn in thành sách
thời dạy cho chị cả của tôi lúc ở Hà Nội . Rồi có lẽ thấy tôi
thích chơi với lũ trẻ trong xóm hơn là học nên một lần nữa
ông lại phải gửi tôi cho bác Ng Huy Côn tác giả quyển
“100 bài tính mẫu” đang dạy toán tại trường Tân Thanh
gần chợ Đũi . Bác giáo Côn ở khu Lê Đại Hành nên hai
buổi đi dạy bác cho ngừng taxi đón tôi theo .Bác trông văn
minh vì đi giày tây “đơ cu lơ” đen trắng và thích ca sĩ
Dalida . Điều này tôi biết vì bác hay hỏi tôi có nghe qua
chưa . Tôi thì còn bé tẹo chỉ nghe lóm những đĩa nhạc
của các anh tôi như Beattles , Shadows , Cliff Richard ,
Connie Francis ..thành ra mỗi người một thế giới âm nhạc
Bác C dạy toán rất dễ hiểu và mỗi khi chấm bài nộp , bác
cho tôi chọn trong ba màu mực trên cái bút Bic tối tân thần
kỳ ..
Thỉnh thoảng bác cũng thưởng cho tôi một ly chè hay cái
bánh sừng bò bên đường trước khi về nhà .
Học được vài tuần thì ngưng vì bác bị đau gì đó nên tôi lại
trở thành kẻ thất học triền miên .
Mùa hè năm đó phải gọi là đỏ lửa vì tôi như tù nhân giam
lỏng .Ngày nào sau bữa quà sáng là phải ngồi vào bàn
học với chương trình do bố tôi sắp đặt . Thế là hết những
buổi rong chơi , bán hàng bán quán , đào giun bắt dế . Tôi
,một cô bé sắp thành người lớn rồi !
Ngày thi đệ thất được tổ chức ở trường tiểu học Cầu Kho
trên đường Phát Diệm . Buổi sáng thi toán động tử xe đạp
mà tôi chỉ đủ giờ giải được ¾ nhưng buổi chiều thi câu
hỏi thường thức và luận văn khá hơn . Tôi đã tưởng thi rớt
nhưng lại đậu với hạng 78 .
Cuộc đời tôi đã lật sang một trang sách mới mà vẫn chưa
biết trường Trưng Vương ra sao.Nghe các anh tôi dọa
trường đó gần sở thú phải cẩn thận đề phòng hổ báo
xổng chuồng thì chỉ có từ chết tới tử thương .
Ngày nhập học thấy ngôi trường kín cổng cao tường với
những cánh cửa rất lớn làm tôi yên tâm hơn .Tuy nhiên
một đoạn hàng rào của sở thú chả hiểu vì sao bị thủng
lưới …Và hình như trong suốt 7 năm ở TV tôi chưa bao
giờ mua vé vào cửa sở thú !

 




Rồi tôi được khoác lên chiếc áo dài trắng đầu tiên mới
hãnh diện làm sao ! Hồi đó ngày thứ hai chào cờ phải
mặc áo dài xanh da trời tuy vậy thỉnh thoảng vẫn có màn
học trò bị phạt vì quên dù rằng còn rất ít tuổi .
Tôi phải đi xe trường mà mọi người hay gọi đùa là “xe bắt
chó”, nhét học trò hơn 60 đứa như cá hộp Sumaco .Vì xe
chở quá tải nên bao giờ cũng có vài đứa phải đứng không
có chỗ ngồi Tôi may mắn có một bạn luôn giữ chỗ bằng
cách để cặp sách bên cạnh nên tuy là những người cuối
cùng lên xe mà vẫn được ngồi . Ông tài lái xe gọi là ông
Sáu vì ông có sáu ngón tay ! Tôi hay nhìn bàn tay để trên
vô lăng của ông . Tôi nghĩ ông không muốn cắt bỏ vì ông
dùng để kẹp điếu thuốc lá khi lái xe ..Thời đó không cấm
hút thuốc nên ngồi gần đầu xe là cả người hôi mùi thuốc
và dầu săng diesel. Vậy mà tôi cũng ngồi xe đó được 3
năm trước khi làm anh hùng xa lộ dong duổi đoạn đường
dài từ chợ lớn đến sở thú !
Chiếc xe máy đầu tiên là mini Cady rất nhẹ màu xám xem
ra dễ điều khiển hơn chiếc Velo Solex ngày xưa của chị D
. Tôi đã khám phá phố phường Sài gòn , Chợ lớn vi vút
cho đến một hôm bánh xe cán nhằm cục đá ngã lăn ra
đường chảy máu đầy chân.Cũng may là đường không có
xe nhiều nên lại lồm cồm bò dậy dắt chiếc xe hư hao về
nhà ..
Sau đó tôi được cho một chiếc xe Suzuki màu đỏ ngon
lành hơn chỉ phải ống khói hơi thấp nên khi trời mưa lớn
ngập nước nơi đoạn đường Trần Quốc Toản thì xe không
nổ máy . Nhiều lần tôi đã phải gọi xích lô máy để mang xe
về . Có lẽ vậy mà bố tôi rất cưng con gái út sắm ngay cho
chiếc Honda dame C50 màu cẩm thạch mới toanh . Xe tôi
lúc nào cũng láng cóong và chạy ngon lành là nhờ cậu em
út lo bảo trì để lâu lâu mượn chạy vài vòng .
Đoạn đường đến trường rất dài nếu nhớ không lầm tôi
phải chạy xe gần 30 phút . Những hôm trời hơi lạnh còn
phải khoác thêm chiếc áo len ! Có thể vì tôi có đến 5 hay 6
áo màu khác nhau (do bố tôi nhờ một người quen mua
dùm bên HK ) nên có cớ để diện thôi …
Từ đường Thống Nhất rẽ vào Ng. Bỉnh Khiêm phải ngang
qua quán Hẹn nơi các nam sinh Võ Trường Toản hay tụ
tập làm chúng tôi rất ngại ngùng .Chả hiểu vì sao đoạn
đường N.B.K rất ngắn mà có tới hai trường nam và nữ
(không ưa nhau?) xây gần nhau . Các nữ sinh TV đi bộ
qua đó có cô mắc cở rảo bước , có cô “Lăng Ba vi bộ” cho
các anh thẫn thờ ..Chúng tôi đi xe nên qua cửa khẩu mau
lẹ ấy thế mà vẫn nghe được những lời châm chọc ..Nhiều
khi nhớ lại cũng thấy hơi bậy nhưng vui .
Cuối đường NBK là ngõ cụt vì có hàng rào chắn của công
xưởng hải quân . Trong đó có nhiều cây me và trái me
rụng ngập đường khiến nhiều cô học trò nho nhỏ thèm
thuồng.
Hàng cây bên đường rất cao và có nhiều sâu. Những
con sâu nhả tơ bay trong gió dính vào tóc ai ướt đẫm hơi
sương của buổi sớm mai .
Nhớ những giờ học với các thầy cô mến yêu .Nhớ hoàng
tử Chột trấn giữ cổng sau tuy nhăn nhó nhưng hay mềm
lòng với các cô em ngọt ngào . Nhớ chị Nụ dáng le te
chạy như ma đuổi .
Nhớ những hôm cúp cua hay phải nghỉ vì cô giáo đi đẻ là
chúng tôi có màn đi ăn quà ở chợ Bến Thành hay xem
cinema . Có lần không đủ tiền xem phim phải đi chui bằng
cách cho tiền ông quét rạp dẫn vào từ xuất đầu tiên chưa
có khách!
Nhớ hàng quà là những xe hàng rong nào đậu đỏ bánh
lọt , xâm bổ lượng, bò bía , bò khô ngon khỏi chê .Và nơi
trường lớp tôi đã cùng các bạn thân của tôi trải những
năm tháng vui vẻ lẫn lo âu đùa nghịch, cùng chia nhau
từng miếng cóc ổi và tâm sự nhiều bí mật của thời mới
lớn .
Ai cũng có một thời tuổi trẻ ngu ngơ nhưng dễ thương.
Đối với riêng tôi , mỗi khi có dịp đi qua trường cũ là lòng
lại bồi hồi, tim đập thật nhanh như tiếc nuối một chuyện gì.
Phải chăng một quãng đời trong sáng không muộn phiền
với bao mộng mơ đầy ước vọng của ngày mới lớn đã bỏ
ta mà đi ?
Hôm nay ngồi ghi lại như một chút gì để nhớ rồi để gió
cuốn đi .Các con chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được
một cuộc sống bình dị , chả có gì vui chơi mà khi mẹ nó
(hay bố nó) kể lại lóng lánh những giọt nước mắt hạnh
phúc . 

 

Mỹ Trang
Montreal Canada