Nov 30, 2016

HẢO CHI- BUỒN ĐÒI VIỄN VÔNG


BUỒN ĐỒI VIỄN VÔNG
HẢO CHI

Vua Salomon kia , đệ nhất đế vương trong thiên hạ , thông minh giàu có , từ trước đến về sau ông không có một ai hơn ... Vậy mà ông vẫn than rằng cuộc đời chỉ là hư không theo làn gió thổi ...phù du . và vì vậy Trịnh Công Sơn cũng than Buổn Đời Viễn Vông !

Người đi một mình và hát lời gió ..
Người đi một mình chìm sâu lời ca 
Người đi hành hương 
Buồn đời viễn vông ... ( người đi hành hương trê n đồi cao )

Đời không viễn vông tớ đã chẳng buồn ! 
Cụ Tản Đà ngày xưa cũng thấy đời buồn chán lắm muốn lên tận cung trăng ở chơi với chi Hằng 
Trần thế em nay chán lắm rồi !...Ôi trần thế có chán lắm cũng phải ráng sống để mà chỉ buồn viễn vông
- Buồn vì một nỗi tháng năm 
 chưa đặt mình nằm gà đã gáy vang 

Cụ Tản Đà ( lúc cụ mới có bốn mươi ) đã thốt ra một câu bất hủ :
- ai không biết chán đời thì chỉ là Lợn !
Đúng thật vì lợn hay heo ăn no lại lăn kềnh ra ngủ cho mắt mũi sưng húp híp béo tròn tông như con lợn ! Thật khổ ! Mỗi năm đến những ngày đông tháng giá ở Mỹ thật là lạnh lẽo hơn cà rem bỏ trong thùng ! và những cơn buồn đời viễn vông làm ta cứ trùm mền đi ngủ sớm  
- Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm
Em nhớ anh em nhớ quá anh ơi !

Ăn lắm ngủ lắm thì lắm chiêm bao ! thế nên sau những giấc ngủ dài ngủ muộn , là những ác mộng hãi hùng 

-Em Thảo nằm mơ thấy ba con quỷ không đầu rượt đuổi ! chạy trối chết cũng bị một quỷ bắt được lên xe ! Quỷ lại mọc đầu ra !

Em Hà nằm mơ té xuống vực sâu ...Đang la chói lói thì được đánh thức dậy . Hoá ra chỉ là một giấc mơ !

Đời chỉ là một giấc mơ... Hay bóng câu qua cửa sổ ! Phù du hão huyền ...Biết thế thì chỉ để mà mơ qua ! ...

TÌNH MUỘN- BÍCH QUY

TÌNH MUỘN

                                 



BÍCH QUY
  
  Cô Hoa đã bảy mươi sáu tuổi nhưng trông cô còn trẻ hơn tuổi nhiều. Thời trẻ  cô dạy thể dục ở các trường nữ trung học  và lúc về hưu cô vẫn tập tành đều đặn nên còn giữ được vóc dáng thẳng thớm hơn các bà cùng tuổi. Gương mặt cô dễ nhìn và có duyên. Chẳng thế mà một lần đi du lịch qua xứ Mỹ xa xôi thăm gia đình em gái, cô đã được người hàng xóm của em mình để ý mà  cô thì lại chưa có mảnh tình nào vắt vai.

     Sáng nào cô  Hoa cũng dậy sớm ra vườn tưới cây cho em.  Chàng ở bên kia bờ rào ngó qua  những muốn làm quen mà chẳng có dịp.  Rồi một hôm cô lững thững đi bộ gần về đến nhà thì chàng cũng đi bộ chiều ngược lại .Chàng mỉm cười chào cô .  Cô cũng cười đáp lại vì cũng đã nhiều lần thấy chàng hàng xóm rồi.   Duyên trời đưa đẩy cho cô lại gặp chàng lần nữa trong siêu thị .  Lần này thì chàng hỏi thăm cô . Khi biết được cô qua đây thăm em và sắp trở về VN thì chàng bèn ngỏ ý mời cô đi uống nước để nói chuyện được lâu hơn.

     Chàng cho biết mình bảy mươi  tám tuổi rồi, vợ chàng mất cũng đã lâu , nay chàng đã về hưu và đang ở với  người con gái chưa có chồng,   Còn ba cô khác thì đã lập gia đình và ở xa.  Trông chàng cũng còn phong độ lắm.  Chàng cho biết mình cũng hay bách bộ tập thể dục quanh đây.
 
    Từ đấy ngày nào chàng cũng dậy sớm đứng ngóng cô ra tưới cây , chào hỏi và nói chuyện.  Cô cũng vui vẻ vì thấy chàng cũng tử tế, ân cần.

     Trước đây chàng cũng ở VN lại cùng thành phố với cô. Thời cuộc khiến chàng phải đưa cả gia đình sang đây sinh sống, vất vả trăm bề. Trời thương rồi cũng tạo dựng lại được cơ nghiệp, các con chăm chỉ học hành nên đứa nào cũng có danh phận. Chỉ tội cho vợ chàng lúc thong thả thì lại chẳng được hưởng .  Gặp được cô, chàng thấy như mình trẻ lại, yêu đời hơn. Cô cũng thấy vui khi có người cùng thời , tâm đầu ý hợp . Ai gặp cũng khen cô trông đẹp ra ...

    Thế rồi cô  Hoa về nước, thư qua tin lại , chàng hẹn sẽ thu xếp về thăm cô.
Thời buổi thư từ nhanh hơn điện xẹt , có đâu lề mề cả  tháng mới nhận thư rồi lại nắn nót trả lời đến tháng sau cũng  chưa nhận được.  Cô và chàng cũng nhanh chóng thân thiết .  Từ nơi cách xa nửa vòng trái đất, chàng bay vể thăm cô vào lúc chiều muộn mà cô chưa kịp ăn cơm.  Mấy đứa cháu gái con bà chị lấp ló sau khe cửa thì thào, khúc khích.  Cô gọi một đứa ra bưng nước mời khách. Chúng đùn đẩy nhau rồi cùng bổ nhào  ra, miệng nhanh nhẩu :"Cháu chào...chú ạ"   Tự nhiên cô đỏ bừng mặt mắc cở, tuy vậy cô cũng sai được chúng nó vào bưng nước. Cô nói với khách:

       "Em ở với bà chị , mấy đứa nghịch lắm, anh đừng để ý nhé" Chàng cũng từ tốn :"Kệ tụi nó,  mấy cháu nhà anh cũng thế"
         Chàng mang về cho cô bao nhiêu là quà, có cả kẹo bánh cho mấy cháu thật là chu đáo.

 
       Sau lần về thăm đầu tiên ấy , chàng còn bay qua nhiều lần nữa.  Rồi một hôm  sau khi mời cô đi ăn ở một nhà hàng sang trọng, có ánh nến lung linh, chàng hồi hộp ngỏ lời với cô.  Tuy lớn tuổi nhưng đây là lần đầu tiên  có người ngỏ ý với mình khiến cô cũng rất xúc động.  Cô chưa kịp gật đầu thì bàn tay già nua đã nằm gọn trong tay chàng.  Chàng cũng trân trọng xỏ vào  ngón tay cô chiếc nhẫn nhỏ rồi mỉm cười nhìn cô.  Bốn mắt già sau hai cặp kính lão nhìn nhau chẳng ai nói nổi lời nào.
 
      Cô Hoa chỉ muốn đám cưới của mình sẽ diễn ra trong vòng thân mật giữa những người thân ruột thịt vì lớn tuổi  nên cô cũng ngại phô trương. . Ấy thế mà tin tức cứ bay ra như điện xẹt.  Học trò hay biết chẳng để cô yên. "Cô không mời thì chúng em cũng ...cứ đến"  Mà nào chúng còn nhỏ hay quậy cô như hồi đi học cho cam. Đằng này đứa nào cũng hai thứ tóc, có đứa còn có cháu nội ngoại đầy đàn.  Chúng đăng  lên báo cả hình ảnh tin tức đám cưới có cô dâu lớn tuổi nhất nước, thế có chết không?  Không những trong nước mà tin còn lan ra cả nước ngoài . Vậy nên đám cưới cô thật đông vui .  Cô rất xúc động và chỉ  thầm mong được sống trọn vẹn hạnh phúc bên chàng khoảng...ba năm thôi.  Cô nghĩ ba năm là quá đủ , vì lúc đó cô đã bảy mươi chín rồi, còn chàng đã hơn tám mươi. Người già đâu thể nói trước điều gì.  Tình yêu đến nên trông cô trẻ ra hơn tuổi  nhiều. Cô chăm nhuộm tóc hơn lại uốn bồng bềnh nên trông có vẻ nhiều tóc hơn trước. Đi đâu cô cũng xoa tí phấn, tô nhẹ son chứ không để mặt mộc như trước kia.

         Những núi non tuyết phủ, những bãi biển trải dài , những thành phố tuyệt đẹp mà lâu nay cô từng mơ ước được đặt chân đến .  Chàng và cô đã có những chuyến du lịch thăm thú khắp nơi cả  trong nước và nước ngoài .Đến đâu học trò gặp cô cũng đều chúc mừng. Cô cảm thấy mình thật hạnh phúc lúc tuổi đã về chiều.  Mấy ai được như cô?

          Trong ngôi biệt thự nhỏ xinh ở vùng ngoại ô  Saigon yên tĩnh , người ta thấy những chiều có cặp vợ chồng già ngồi bên nhau thưởng thức ly trà và ngắm hoa trong khu vườn nhỏ hoặc tay trong tay dạo quanh những con đường  ven hồ....


     Cuộc sống cứ lặng lẽ trôi đi cho đến một hôm gặp lại cô ở nhà người cháu trong thành phố. Cô cho biết lúc đi khám sức khỏe , bác sỹ thấy huyết áp cô tăng cao nên giữ lại. Cô nằm bệnh viện suốt một tuần. May là chưa đến mức phải nằm một chỗ nhưng từ đó cô cứ nhớ nhớ quên quên nhiều thứ và sức khỏe cũng sa sút dần.   Chàng cũng hết lòng chăm sóc cho cô nhưng  khi cô  khỏe lại  thì chàng cũng bắt đầu cảm thấy mình cũng không khỏe. Một hôm chàng bảo cô : " Sao dạo này ăn cái gì cũng không thấy ngon, nó cứ nhạt thếch như chưa được nêm nếm" Cô ngạc nhiên quá đỗi đưa chàng đến bệnh viện khám. Hoá ra chàng bị mất vị giác. Cái bệnh thật kỳ lạ , giống như bị đứt cái giây thần kinh điều khiển cái lưỡi vậy.  Ăn chẳng thấy ngon khiến chàng sút cân nhanh chóng.  Dù sao cũng còn may mắn vì có người cháu tận tình chăm sóc cho cả hai nên cô cũng không phải vất vả chuyện cơm nước, nhà cửa.
 
     Các con chàng thì sốt ruột cho sức khỏe của bố nên bàn nhau sẽ đưa bố về Mỹ. Dù sao chàng cũng có điều kiện được chăm sóc y tế tốt hơn lại không tốn kém nhiều như ở VN .  Đôi chân của cô không khỏe, đi lại khó khăn nên cũng không thể theo chàng khi chẳng biết thân mình sẽ ra sao.  Hai người lặng lẽ bên nhau mà ai cũng cảm nhận được cuộc chia ly sắp đến mà không biết làm sao tránh khỏi.  Các con chàng cũng có lý khi ở đây đã không thể chữa khỏi thì phải về để chữa bệnh thôi , cô có theo sang thì chỉ thêm nặng gánh cho các con trong khi bản thân mình cũng cần người giúp đỡ.  Cô buồn lắm , lần đầu tiên ăn một cái Tết không vui bên chàng , lòng cô nặng trĩu nỗi niềm nhưng vẫn cứ phải vui vẻ để chàng  khỏi buồn. Thật là :"Lan huệ sầu ai lan huệ héo, lan huệ sầu đời trong héo ngoài tươi..."

         Buổi tối hôm ấy ngồi soạn vali xếp quần áo và đồ dùng cho chàng xong thì chàng lại soạn ra , bỏ bớt hơn một nửa quần áo lại . Chàng bảo :"Chỉ đi chữa bệnh hai tháng thôi mà mang hết đi làm gì..."  Nghe mà muốn khóc. Cô ngồi im rồi đợi chàng ngủ say lại lặng lẽ cho hết quần áo vào và khóa lại cẩn thận.

          Cô linh cảm lần chia tay này có lẽ chẳng còn cơ hội gặp lại nữa. Ông Trời đã đem chàng đến cho cô rồi lại đẩy chàng xa cô. Dù sao thì cô đã hưởng được hạnh phúc quá sự mong đợi là chỉ có ba năm mà  trời hào phóng cho cô những sáu năm.  Gấp đôi thời gian cô từng mơ ước còn gì.  Rồi cô lại lo lắng,  biết đâu mai kia có gặp lại nhau mà chàng mắc phải căn bệnh mất trí nhớ thì cô cũng lại như người xa lạ mà chàng chưa từng gặp bao giờ mà thôi .  Phải,  Tuổi già biết đâu được ngày mai ....

      Cô Hoa chìm vào giấc ngủ mà nước mắt còn  hoen mi .  Nhanh quá, cứ thoảng qua như một giấc mơ mà cô chẳng muốn tỉnh dậy....
    

    



Nov 26, 2016

Chia buồn cùng gia đình GS Hồng Diệp



Được tin buồn:

Giáo Sư Lê Thị Hồng Diệp 

đã từ trần vào ngày thứ sáu 25 tháng 11, 2016 
tại TEXAS












Các cựu nữ  sinh TV63-70 xin chân thành chia buồn cùng gia đình của GS Hồng Diệp và tang quyến. 

Nguyện cầu hương linh của GS Hồng Diệp sớm an nghỉ cõi vĩnh hằng


Đồng Thành Kính Phân Ưu




***************



Chị Song Hà kính mến,

Em xin tường trình đến chị Hội Trưởng HAHCNSTV Bắc CA là TV6370 đã gửi bạn Thanh ở Texas đại diện cho TV6370 đến thăm Cô HD khi Cô đang đau nặng.

TV6370 chúng em thường hay xây giếng ở VN cho các Thầy Cô hoặc thân phụ mẫu của các bạn để hồi hướng công đức cho các Thầy Cô hoặc thân phụ mẫu của các bạn khi qua đời. Do đó khi biết được Cô HDIỆP không qua khỏi từ email của chị em chuyển đến. Chúng em đã bàn với nhau và cấp tốc lo việc xây giếng cho Cô, mang hình ảnh giếng ghi ỏn Cô HD để Cô còn xem được trước khi Cô nhắm mắt hầu mang lại chút ít niềm an ủi đến Cô trước khi vĩnh biệt cõi trần.

Em cũng lu bu quá, nhận được tin buồn Cô HD từ chị, mới sực nhớ ra chưa kịp chuyẻn email của các bạn đến chi. 
Em xin chúc chị luôn an vui và nhiều sức khỏe.

Thân kính,

Nga Pham
 TV6370

Nov 24, 2016

MỪNG LỄ TẠ ƠN

DSTV xin thân chúc các bạn một mùa LỄ TẠ ƠN thật ấm cúng bên người thân và được tràn đầy ân phước





Lễ Tạ ơn ở Mỹ và Canada

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bức tranh The First Thanksgiving at Plymouth (Lễ Tạ ơn đầu tiên tại Plymouth) của Jennie A. Brownscombe năm 1914
Lễ Tạ ơn (tiếng AnhThanksgiving) là một ngày lễ hàng năm được tổ chức chủ yếu tại Hoa Kỳ và Canada. Có ý nghĩa lúc đầu là mừng thu hoạch được mùa và tạ ơn Thiên Chúa đã cho sống no đủ và an lành. Đây cũng là ngày nghỉ lễ chính thức, cho tất cả người lao động theo luật định tại Mỹ và Canada.
Ngày và nơi diễn ra lễ Tạ ơn đầu tiên là chủ đề của một cuộc tranh cãi nhỏ. Mặc dù lễ Tạ ơn sớm nhất đã được kiểm chứng diễn ra vào ngày 8 tháng 9 năm 1565 tại khu vực ngày nay là Saint Augustine, Florida,[1][2] nhưng "lễ Tạ ơn đầu tiên" theo truyền thống được coi là đã diễn ra tại khu vực thuộc thuộc địa Plymouth vào năm 1621.
Ngày nay, tại Hoa Kỳ, lễ Tạ ơn được tổ chức vào ngày thứ Năm lần thứ tư của tháng 11 vì thế ngày này có thể không phải là ngày thứ năm cuối cùng của tháng 11 như nhiều người lầm tưởng (thí dụ năm 2012 có đến 5 ngày thứ năm). Tại Canada, nơi có cuộc thu hoạch sớm hơn, ngày lễ này được tổ chức vào ngày thứ Hai lần thứ hai của tháng 10.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ Tạ ơn gắn liền với các lễ hội ngày mùa thường được tổ chức ở châu Âu từ xưa.
Trong truyền thống Anh, ngày tạ ơn và nghi lễ tôn giáo tạ ơn đặc biệt trở nên quan trọng trong quá trình Cải cách Kháng Cách tại Anh trong thời kỳ trị vì của vua Henry VIII.
Tại Bắc Mỹ, lễ hội này đầu tiên được tổ chức tại Newfoundland bởi Martin Frobisher và nhóm Thám hiểm Frobisher năm 1578, để mừng tạ ơn Chúa đã cho sống sót qua cuộc hành trình dài và nhiều bão tố từ Anh.[3] Một lễ hội khác được tổ chức vào ngày 4 tháng 12 năm 1619 khi 38 người khai hoang từ giáo khu Berkeley xuống thuyền tại Virginia và tạ ơn Thượng đế.[4][5]
Tuy nhiên trước đó, cũng có thông tin về một buổi tiệc Tạ ơn tổ chức bởi Francisco Vásquez de Coronado (cùng với nhóm người da đỏ Teya) ngày 23 tháng 5 năm 1541 tại Texas, để ăn mừng việc họ tìm ra lương thực. Một số người cho rằng đây là cuộc tổ chức Tạ ơn thật sự đầu tiên tại Bắc Mỹ. Một sự kiện tương tự xảy ra một phần tư thế kỷ sau, vào ngày 8 tháng 9 năm 1565 tại St. AugustineFlorida khi Pedro Menéndez de Avilés gặp đất liền; ông và những người trên thuyền đã tổ chức một buổi tiệc với người bản xứ.

Sự tích về ngày lễ tạ ơn[sửa | sửa mã nguồn]


Bức tranh The First Thanksgiving của Jean Leon Gerome Ferris, người da trắng mời người da đỏ cùng ăn
Vào khoảng thế kỷ 16-17, một số người theo Công giáo và Thanh giáo tại Anh bị hoàng đế lúc đó bắt cải đạo để theo tôn giáo của ông ta, trong cuộc Cải cách Tin Lành. Những người này không chấp nhận và bị giam vào tù. Sau khi giam một thời gian vị hoàng đế truyền họ lại và hỏi lần nữa, họ vẫn quyết không cải đạo. Hoàng đế không giam họ vào tù nữa mà nói với họ rằng nếu họ không theo điều kiện của ông ta thì họ phải rời khỏi nước Anh.
Những người này rời khỏi Anh đến Hà Lan sinh sống nhưng họ sớm nhận ra mình không thể hoà nhập ở nơi này và lo sợ con cháu của họ sẽ bị mất gốc, một số nhóm người rời khỏi Hà Lan để đến Tân Thế giới (Châu Mỹ) sinh sống, và sau này thường được gọi là Người hành hương (Pilgrims). Những người này đi trên một con thuyền tên là Mayflower, họ đặt chân đến Thuộc địa Plymouth thuộc vùng Tân Anh (New England) khi đang mùa đông. Đói và lạnh, một nửa trong số họ không qua nổi mùa đông khắc nghiệt. Đến mùa xuân, họ may mắn gặp được những thổ dân da đỏ tốt bụng và cho họ ít lương thực. Người da đỏ dạy họ những cách sinh tồn ở vùng đất này như cách trồng hoa màu, săn bắt,... Khi người Pilgrims đã có thể tự lo cho bản thân được, họ tổ chức một buổi tiệc để tạ ơn Chúa Trời vì đã cho họ có thể sống đến ngày hôm nay, họ mời những người da đỏ và cùng nhau ăn uống vui vẻ. Từ đó về sau, hằng năm con cháu của người Pilgrims luôn tổ chức lễ tạ ơn để cảm ơn cho những gì tốt đẹp đã đến với cuộc sống.[6]
Theo tài liệu, buổi lễ tạ ơn đầu tiên tại Hoa Kỳ, do người Pilgrims tổ chức, là vào năm 1621 tại Thuộc địa Plymouth, ngày nay thuộc Massachusetts, sau một vụ thu hoạch tốt.

Tổ chức truyền thống[sửa | sửa mã nguồn]


Gà tây nướng lò, một món ăn thường thấy trong ngày Lễ Tạ ơn

Bánh Pumpkin(Pumpkin pie) thường dùng trong mùa Lễ Tạ ơn tại Bắc Mỹ
Lễ Tạ ơn thường được tổ chức với một buổi tiệc buổi tối cùng với gia đình và bạn bè với món thịt gà tây. Tại Canada và Hoa Kỳ, nó là một ngày quan trọng để gia đình sum họp với nhau, và người ta thường đi xa để về với gia đình. Người ta thường được nghỉ bốn ngày cuối tuần cho ngày lễ này tại Hoa Kỳ: họ được nghỉ làm hay học vào ngày thứ Năm và thứ Sáu của tuần đó. Lễ Tạ ơn thường được tổ chức tại nhà, khác với ngày Lễ Độc lập Hoa Kỳ hay Giáng Sinh, những ngày lễ mà có nhiều tổ chức công cộng (như đốt pháo hoa hay đi hát dạo). Tại Canada, nó là một cuối tuần ba ngày, người ta thường được nghỉ vào ngày thứ Hai thứ nhì của tháng 10 mỗi năm.
Tại Hoa Kỳ, người ta thường tưởng nhớ đến một bữa ăn tổ chức trong năm 1621 giữa người da đỏ Wampanoag và nhóm Pilgrim đã di cư tại Massachusetts. Lễ Tạ ơn đã được thực hiện chủ yếu bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo tại New England cho đến năm 1682, và sau đó bởi cả hai nhà lãnh đạo chính quyền và tôn giáo cho đến sau Cách mạng Hoa Kỳ. Tổng thống Hoa Kỳ George Washington đã công bố lễ tạ ơn toàn quốc đầu tiên ở Mỹ vào ngày 26 tháng 11 năm 1789, "là một ngày tạ ơn công cộng và cầu nguyện bởi sự công nhận với lòng biết ơn sự gia ân và tín hiệu tốt của Thiên Chúa Toàn Năng".[7][8] Nhiều chi tiết của câu chuyện là truyền thuyết được đặt ra trong những năm 1890 và đầu thế kỷ 20 để tạo một biểu hiện sự đoàn kết quốc gia sau Nội chiến Hoa Kỳ cũng như để đồng hóa các người nhập cư.
Tại Canada, Lễ Tạ ơn là một cuối tuần ba ngày. Trong khi ngày Lễ Tạ ơn nằm vào ngày thứ Hai, người Canada có thể ăn buổi tiệc trong bất cứ ngày nào trong ba ngày cuối tuần đó. Việc này thường dẫn đến việc ăn một buổi tiệc với nhóm người này hôm này, rồi với nhóm khác hôm kia.

Diễn hành Lễ Tạ ơn của Macy tại New York năm 1979
Từ cuối thập niên 1930, mùa mua sắm cho Giáng Sinh tại Hoa Kỳ chính thức bắt đầu khi ngày Lễ Tạ ơn chấm dứt. Tại Thành phố New York, cuộc diễn hành Lễ Tạ ơn của Macy (Macy's Thanksgiving Day Parade) được tổ chức hằng năm vào ngày này tại Manhattan.[9] Diễn hành thường có nhiều khán đài với nhiều chủ đề, có bong bóng lớn hình các nhân vật trên Truyền hình và các ban nhạc từ những trường trung học. Diễu hành này lúc nào cũng kết thúc với một Ông già Nôen. Có nhiều cuộc diễn hành khác tại nhiều thành phố khác.
Trong khi ngày thứ Sáu (còn gọi là Thứ Sáu Đen) sau ngày Lễ Tạ ơn là ngày mua sắm đông nhất trong năm tại Hoa Kỳ, nhiều cửa hàng đã bắt đầu chào đón khách hàng với các món hàng cho mùa lễ ngay sau Halloween.
Bóng bầu dục (American football) thường là một phần quan trọng trong ngày Lễ Tạ ơn tại Hoa Kỳ cũng như tại Canada. Các đội chuyên nghiệp thường đấu nhau trong ngày này để khán giả có thể xem trên truyền hình. Thêm vào đó, nhiều đội banh trung học hay đại học cũng đấu nhau vào cuối tuần đó, thường với các đối thủ lâu năm.

Các lễ tạ ơn tại Hoa Kỳ và Canada[sửa | sửa mã nguồn]

Hoa KỳCanada
26 tháng 11 năm 200912 tháng 10 năm 2009
25 tháng 11 năm 201011 tháng 10 năm 2010
24 tháng 11 năm 201110 tháng 10 năm 2011
22 tháng 11 năm 20128 tháng 10 năm 2012
28 tháng 11 năm 201314 tháng 10 năm 2013
27 tháng 11 năm 201413 tháng 10 năm 2014
26 tháng 11 năm 201512 tháng 10 năm 2015
24 tháng 11 năm 201610 tháng 10 năm 2016
23 tháng 11 năm 20179 tháng 10 năm 2017
22 tháng 11 năm 20188 tháng 10 năm 2018
28 tháng 11 năm 201914 tháng 10 năm 2019
26 tháng 11 năm 202012 tháng 10 năm 2020

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết thức ăn Lễ Tạ ơn[sửa | sửa mã nguồn]