Jul 28, 2013

Chia buồn cùng Mỹ và anh Nhơn


Nhận được tin buồn

Thân phụ bạn  Bùi thị Mỹ vừa từ trần sáng nay 28-07-2013 tại Minesota , USA 



TOÀN THỂ CỰU NỮ SINH TRƯNG VƯƠNG THUỘC NIÊN KHÓA 63-70 XIN THÀNH KÍNH PHÂN ƯU 
CÙNG MỸ ANH NHƠN VÀ TANG QUYẾN
 NGUYỆN XIN ANH LINH BÁC ĐƯỢC YÊN NGHỈ NƠI MIỀN TỊNH ĐỘ..

ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

Jul 27, 2013

KARA ( phần 4)


GIẤC MƠ BAN TRƯA.
TUL

          Những con gà tre nhỏ bằng hai bàn tay chụm lại , đủ màu sắc với cái đuôi xinh xắn xoè ra như nan quạt , chúng giống như những món đồ chơi ,  chạy le te trên sân mổ những hạt gạo vàng rụm  rải  rác quanh  giếng nước .  tiếng gà bới   rộn ràng một góc sân, nắng trải  màu xanh  trong vắt lên những tàng cây , con Bim nằm ngủ đâu đó , gío lặng . Buổi trưa mùa hè trên rẫy êm ắng quá , người và vật đều trốn dưới bóng mát , tránh cái nắng thiêu đốt như lửa .Kara cũng trở về nhà chòi , ông ăn bữa trưa và uống nước trong một cái bình làm bằng vỏ trái bầu khô,  ông ngả mình nằm xuống sàn tre mát rượi.
          Giấc ngủ đến thật mau , ông mơ về cái ngày tắm cho con Lin bên suối . ông nhớ đôi mắt trong veo có đuôi , cái mũi hếch tinh quái , đôi môi dầy không lúc nào ngừng  nói , cười , từng chuỗi  giòn tan như pháo ., ông nhớ cái vẻ trẻ con của nó , hai má bầu bĩnh hồng hào . Dòng suối trong vắt  róc rách qua những ghềnh đá , nước tràn qua  bờ vai đầy ,  bầu ngực căng tròn phập phồng theo từng hơi thở . Ông xoay nó về hướng mặt trời , tóc nó xoã dài ,  lăn tăn trên sóng , gió hây hây trên vầng trán ngây thơ , ông thầm thì những lời khấn nguyện , rằng ông nhận nó làm vợ , rằng từ nay ông cưu mang nó và những đứa con sẽ đến ....Khi tắm xong , nó thơm như một cánh lan rừng mà ông đã chuẩn bị cho  ngày lễ ra mắt , ông giúp nó mặc bộ quần áo đẹp nhất , chải tóc tươm tất . 
           Nắng đã nghiêng dồi ,   bước lên từ  dòng suối _ để theo con đường mòn ,  rẽ  trái về hướng nhà bà chủ , nơi tiệc cưới đang được chuẩn bị _ con Lin mỉm cười e ấp , không bật thành tiếng ròn rã như mọi hôm .   Nắm tay nó ,  ông thấy máu  hai người  như hòa quyện  trong nhau  , điều giản dị hình thành trong tim ông từ bao giờ ? khi nhìn thấy nó ngày đầu tiên cho tới hôm nay  gọi là gì thì ông không hề biết rõ.
          Đêm hôm đó nó thuộc về ông , nó nằm trong tay ông  rúc rích cười , nó như lửa bỏng cháy ,  như gío vần vũ trước cơn dông ,  như nước cuốn  đi  qua những bạt ngàn phì nhiêu và  rồi    nó lại  hiền khô như đất , nằm  đó  lặng lẽ..  
          Giấc mơ  ngập  những hình ảnh  xô đẩy ông tỉnh dậy ,  bàng hoàng như một người mộng du , ông vùng chạy ra suối , cảnh vật vẫn câm lặng như cũ , ông vốc nước rửa mặt , dòng suối phản chiếu khuôn mặt ông như một ngơời xa lạ .....người đó đã mơ về con Lin khốn khổ , người đó không thể là ông được.
          Kara vội vã trở lại rẫy bắp sau đồi , ông còn mấy luống phải  hoàn tất làm cỏ hôm nay . Nắng vẫn còn oi ả  lắm ,  ông dùng cuốc đào cỏ tận rễ, ông muốn cứa tay mình  chảy máu  để  nhớ rằng con Lin đã bỏ đi lâu lắm rồi  , ông không bao giờ nhắcđến nó , vậy mà hôm nay ông  vừa mơ thấy nó tắm suối như mới hôm qua..   Ông  muốn quên nó đi , lúi húi  cuốc  sạch những đám cỏ dại ,  khi dừng tay ngước lên thì trời vừa tối hẳn.  
         Trở về nhà chòi ,con đường sáng lên dưới ánh trăng , ánh sáng dịu dàng  lan toả khắp nơi như sương  khói , được một quãng ,  ông  chợt  thấy mình  đang  đi về phía chân đồi nơi có con suối róc rách .Tới nơi ,  ông nhảy xuống dòng chảy ban đêm mát lạnh ,  làm vỡ bóng trăng tung toé . Dường như có thần linh từ trên cao đang nhìn xuống , ông ngước lên qua những tàng cây đong đưa  tìm kiếm , bóng trăng chưa từng bao giờ gần hơn và to hơn thế nữa , ông cảm thấy sự thương sót trào dâng , thần linh sẽ không để con Lin bị đói khổ , cũng không để ai đánh đập nó , sẽ gìn giữ tiếng cười trong vắt trẻ thơ .đó... .
         Không biết đứng lặng như thế bao lâu ,  bóng trăng  bơi  gần  lại ,  ông  thấy  khuôn mặt   Lin  bầu bĩnh ẩn hiện , rõ ràng nó vẫn còn đôi mắt lúng liếng mời gọi ngày nào ,  ông vớt khuôn mặt  Lin trong tay ,  đặt nó trên tảng đá ngày xưa , nơi nó đã từng ngồi tắm lần đầu tiên với ông trên cùng một dòng  nước .
          .............................................................
          Nàng cho tôi hạnh phúc của yêu đương
          Nàng dạy tôi tìm ra nhiều bóng mát 
          Băng qua nhiều những cánh đồng xanh 
          Nàng dẫn tôi đến những con suối trong lành
          Những dòng  nước cho tôi thêm sức sống
          Bên nàng đường dài không còn thăm thẳm 
          Hạnh phúc từng ngày dù hiểm trở gian nan
          Đến cuối đường tôi đứng lại ngỡ ngàng 
          Thay thế nàng là hào quang soi lối 
          Khi nàng đến nơi tôi sẽ trở lại đây chờ đợi !!!
          
            thơ Nguyễn Liên Hương 
        
(còn tiếp) 

Xin các bạn click vào links đưới đây để xem phần một và phần hai và phần 3   
         
 http://trungvuong6370.blogspot.com/2013/01/kara.html   

http://trungvuong6370.blogspot.com/2013/07/kara-phan-hai.html
         
http://trungvuong6370.blogspot.com/2013/07/kara-phan-3.html
      

TRANG THƠ NHẠC CUỐI TUẦN


                                             ĐÔI MẮT BIẾC


Trang thơ nhạc cuối tuần thân mời các bạn cùng thưởng thức những vần thơ và những ca khúc viết về đôi mắt biếc qua bài Tạp ghi của Ca sĩ Quỳnh Giao.





                                                           ĐÔI MẮT BIẾC
                                                 Tạp ghi của Quỳnh Giao

Người Á Ðông thường chỉ có hai màu mắt là đen và nâu. Trong văn chương và âm nhạc, chúng ta thi vị hóa thành mắt nhung hay mắt huyền, đôi khi mới có viết về mắt nâu.

Em đến thăm anh người em gái, 

tà áo hương nồng
Mắt nhung trìu mến sưởi ấm lòng anh...
(trong Em Ðến Thăm Anh Một Chiều Mưa của Tô Vũ)

Ðôi mắt huyền ơi!
Hay chăng tôi yêu say sưa nồng nàn...

(trong Ðôi Mắt Huyền của Thông Ðạt)

Một đôi vòng tay nhỏ
với đôi mắt nâu buồn
Cành hoa hồng nhung nở,
 đỏ như màu nụ hôn...

(trong Tiếng Hát Ðồi Sim thơ Nhất Tuấn nhạc Hoàng Lang)



Một số người hay tả đôi mắt Tây phương là mắt biếc. Thế nào là “biếc” thì tùy người đối diện vì có thể xanh như da trời, trong veo màu ngọc bích, có khi màu nâu rất nhạt. Việc ta gọi chung một chữ “xanh” cho hai màu da trời và lá cây cũng là nét lạ. Phải chăng vì vậy mà tân nhạc của chúng ta cũng có hai ca khúc cùng mang tên “Mắt Biếc”?

Một của Cung Tiến, và một của Ngô Thụy Miên. Mà hình như cả hai bài đều không diễn tả mắt xanh.

Ca khúc Mắt Biếc được Cung Tiến viết từ 1966, khi đang du học bên Úc. Năm 1981, bài hát được sửa cho hoàn hảo tại tiểu bang Minnesota, nơi ông và gia đình định cư sau 1975. Bài hát đề tặng Josée, vì vậy hiền thê của ông cũng được bạn bè gọi là “Josée Mắt Biếc”. Quỳnh Giao có gặp Josée khi đến Minnesota hát những đêm nhạc “thính phòng” Phạm Ðình Chương và Cung Tiến. Lần nào thì cả ban tam ca Tiếng Tơ Ðồng cũng ngự tại nhà Cung Tiến, với vợ chồng nhạc sĩ Phạm Ðình Chương và nhà văn Mai Thảo. Chị Josée có vẻ Tây phương quý phái. Dáng người cao, mảnh mai. Nước da trắng, mũi cao, và đôi mắt nâu rất đẹp.


Ca khúc Mắt Biếc viết trên nhịp 3/8, nhưng có vài ô nhịp chuyển qua 4/8, trên cung Si giáng Trưởng. Bài hát có chuyển đoạn với tiết điệu nhanh hơn, trên cung thứ, rồi trở về cung bậc và nhịp điệu cũ. Cung Tiến viết kỹ từng nuance của cả bài, lúc êm lúc mạnh, lúc chậm rãi, lúc dồn dập. Ông soạn hòa âm cho piano từ năm 1966. Trong chương trình Chinh Phụ Ngâm ở San José năm 1988, Quỳnh Giao hát với phần hòa âm ông soạn cho dàn giao hưởng.

Mắt Biếc của Cung Tiến không dễ hát vì đòi hỏi hòa âm và người đàn. Ngày xưa khi thu thanh Mắt Biếc, Khánh Ly la ầm lên là phải đổi tên là Mắt Lé, vì cô hát đến lé mắt...!

Lời ca diễn tả nỗi nhớ nhung người xưa và kỷ niệm:
Mắt hoen màu nhớ ân tình xa xưa
Tóc nghiêng bờ nắng vai buồn chơ vơ
Mắt xưa sầu vắng, mắt xưa lệ thắm
Ôi mắt xưa còn đắm hồn tuổi thơ...

Bài hát được viết cho giọng Nam. Ngày xưa trong ban nhạc Vũ Thành, ông đưa ca khúc này cho Anh Ngọc trình bày. Theo thiển ý, Anh Ngọc trình bày bản này tuyệt nhất.

Ca khúc cùng tên do Ngô Thụy Miên viết, sau Cung Tiến vài năm và hình như là ca khúc đầu tay. 

Ngô Thụy Miên là bạn học trường Quốc Gia Âm Nhạc với người viết trong lớp nhạc lý của giáo sư Hùng Lân. Tên thật của anh là Ngô Quang Bình. Hiền thê của anh, ngày xưa cũng là bạn cùng lớp, chị Ðoàn Thanh Vân, con gái tài tử Ðoàn Châu Mậu. Mấy anh chị em trong nhà đều học đàn. Thanh Vân có nét duyên dáng với làn da bánh mật nên được lũ con trai xóm nhà lá gọi là “chocolat”. Ðôi mắt Vân màu nâu hạt dẻ, một mí, và rất tít như tiếng cười.

Như tác phẩm của Cung Tiến, Ngô Thụy Miên cũng viết trên nhịp điệu Boston Í chậm rãi tha thiết, trên cung La Trưởng. Nội dung là kỷ niệm và nỗi nhớ nhung người xưa:

Nhớ tới năm xưa bên nhau
Bước trong chiều mưa, phím ru nhẹ đưa
Bến cũ đam mê say sưa
Lá thu còn rơi, người xa vắng rồi...


Chuyển đoạn được viết qua cung thứ, ngắn nhưng rất uyển chuyển. Anh đổi rất nhiều hợp âm để diễn tả nỗi nhớ nhung dâng ngợp trời.

Tình yêu như mây khói
Thoảng theo gió buồn mơ hồ
Tình yêu như giông tố qua phố đìu hiu
Nhớ dáng xưa yêu kiều
Trong chiều nhạt nắng, cung đàn mỏi ý
Chờ nhau trong tê tái...


Như ca khúc của Cung Tiến, Mắt Biếc của Ngô Thụy Miên được viết cho giọng Nam. Ngày xưa ở nhà chúng ta đã nghe Sĩ Phú hát, khi ra hải ngoại có Tuấn Ngọc trình bày. Cả hai đều hay. Giọng Sĩ Phú thủ thỉ tình tứ, giọng Tuấn Ngọc góc cạnh và mạnh mẽ hơn. Có lẽ chất giọng mạnh và cứng của Tuấn Ngọc thích hợp với ca khúc này nhất.

Hai ca khúc cùng tên của hai tác giả có chỗ đứng riêng. Về nhạc thuật, Mắt Biếc của Cung Tiến thì công phu và kén người nghe lẫn người hát nên ít phổ biến. Với giới thẩm âm thì đấy là loại ca khúc nghệ thuật. Mắt Biếc của Ngô Thụy Miên dễ nghe dễ hát hơn nên được phổ biến rộng rãi và có nhiều người thưởng thức hơn. Mỗi người mỗi ý.

Tác phẩm viết ra là của mình, nhưng khi đã ra đời, đôi mắt biếc có gây sóng lòng hay không thì tùy người nghe.


Trích nguồn trên internet.




10 Nơi lãng mạn nhất hành tinh

 

Chợ tình Sapa: Một trong 10 nơi lãng mạn nhất hành tinh

(Kienthuc.net.vn) - Chợ tình Sapa, đảo Maldives, thành phố đẹp nhất New Zealand- Rotorua…là những vùng đất lãng mạn nhất hành tinh dành cho những cặp uyên ương nên trải nghiệm.

1. Maldives

Mùa đông có lẽ là thời gian tốt nhất để tận hưởng kỳ nghỉ tại quần đảo xinh đẹp này bởi Maldives là một quốc gia nhiệt đới. Bạn nên đến thăm hòn đảo này trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 3 để có được một kỳ nghỉ trong mơ.

Những bãi biển cuốn hút, những bãi cát trải dài, không khí nơi đây thật sự thoải mái dễ chịu, sẽ giúp tâm hồn bạn bình tâm và thư thái hơn. Trong suốt kỳ nghỉ tại Maldives, bạn và người ấy không nên bỏ lỡ cơ hội để thưởng thức các hoạt động thể thao dưới nước thú vị như lặn, chèo thuyền catamaran, lướt sóng …

2. Chợ tình Sapa, Việt Nam

Sapa gần như là lựa chọn của rất nhiều cặp uyên ương cho tuần trăng mật. Với khí hậu mát mẻ quanh năm, cái lạnh của núi, của mây mù khiến người ta dễ muốn gần nhau hơn.

Ở Sapa có rất nhiều khách sạn đẹp từ cổ kính tới hiện đại để chọn lựa. Du khách có thể nắm tay bạn tình đi dạo thăm thú phố phường, đi chợ, hòa mình vào phiên chợ tình vào ngày thứ 7. Thăm những biệt thự Pháp, tới thác Tình Yêu được coi là đẹp nhất miền Bắc Việt hay tới những bản người dân tộc để tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo của họ.

Sapa còn được mệnh danh là địa điểm du lịch dành cho tình yêu số một ở Việt Nam. Thời điểm thích hợp nhất là tháng 11 tới tháng 3.

3. Rotorua, từng được bình chọn là thành phố đẹp nhất ở New Zealand 6 lần

Cuộc hành trình đến thành phố Rotorua rực rỡ với những hồ nước nóng luôn sôi sùng sục và các ngọn núi lửa hoạt động mạnh mẽ nhất thế giới là những khám phá thú vị dành cho du khách. Ruapehu nổi tiếng nhất bởi ngọn núi lửa này vừa có đợt phun cuối cùng vào năm 1996 và để lại các dòng nham thạch với nhiều hình thù thú vị.

Ngoài ra, đến đây cặp đôi còn được thưởng thức màn trình diễn đặc sắc tại Nông trại Cầu Vồng với những chú chó chăn cừu và tiết mục xén lông cừu vui nhộn. Hình ảnh những đàn cừu hàng ngàn con nhởn nhơ gặm cỏ trên triền núi, bên ven hồ là những gì yên bình nhất mà du khách khó có thể bắt gặp ở một nơi nào khác.

Dưới bầu trời xanh trong, bạn có thể cùng bạn tình đi đạo trên những thảm cỏ xanh, hoa thơm hoặc có thể đi trượt tuyết, lướt sóng, chèo thuyền và nhảy bungee.

Đến thành phố Rotorua, các cặp đôi có thể thư giãn trong suối nước nóng.

Thời gian tốt nhất để thăm quan: tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 11.


4. Đảo Bora Bora, Polynesia, Pháp


Những ngôi nhà bungalow (nhà đặc trưng kiểu Polynesia) ngay trên những đầm nước xanh ngọc. Đó là khung cảnh quen thuộc du khách được chiêm ngưỡng khi tới Bora Bora. Hòn đảo thiên đường ở khu vực Polynesia nước Pháp tự hào với đỉnh núi Otemanu hoang dã, xanh mướt, những hòn đảo nhỏ và những rặng san hô rực rỡ sắc màu, là địa điểm lý tưởng cho kỳ nghỉ lãng mạn.


Không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp mà Bora Bora còn nổi tiếng với rất nhiều khu nghỉ dưỡng và vẻ đẹp thơ mộng. Không khí mát lạnh, yên bình và sự thư giãn mà nó mang lại không hòn đảo nào sánh được, Bora Bora luôn được xem là thiên đường du lịch biển. Bora Bora đã trở thành một trong những hòn đảo du ngoạn lý tưởng dành cho các cặp đôi và là lựa chọn hàng đầu dành cho những người thích du lịch biển.

Du khách có thể tới nghỉ dưỡng ở đảo này vào bất cứ thời điểm nào trong năm.

5. Bali (Indonesia)

Người ta thường nói: “Ăn ở Italy, cầu nguyện ở Ấn Độ và yêu ở Bali”. Qua hàng thế kỷ, những đôi uyên ương vẫn bị hút hồn bởi biển xanh Bali, bởi những ngôi đền chìm trong sương, những ngọn núi xanh thẳm và nghệ thuật truyền thống của người dân Bali.

Bali nổi tiếng là một điểm đến tuyệt vời cho tuần trăng mật. Cho dù đó là kỳ nghỉ đầu tiên hay lần thứ 3 trở lại, bạn không bao giờ có thể phủ nhận sự lãng mạn của hòn đảo này luôn là bất tận. Thưởng thức bữa sáng trên thuyền, ngắm nhìn mặt trời mọc hay chia sẻ khoảnh khắc hoàng hôn tuyệt vời và bầu trời đêm trên bãi biển cùng nhau. Hơn nữa, đi dã ngoại quanh ngôi làng Buahan thôn dã, giữa những lùm cây nhỏ và những dãy núi là một khám phá thật đáng chờ đợi.

Thời điểm thăm quan Bali đẹp nhất là tháng 5 đến tháng 9.

6. Đảo Tavarua, Fiji

Đảo Tavarua là một hòn đảo có hình trái tim thiên đường tuyệt đẹp nằm ngoài khơi biển Viti Levu, được bao bọc bởi những rặng san hô. Đây chính là địa điểm lãng mạn nổi tiếng cho những cặp tình nhân.

7. Thành phố Sedona, Mỹ

Sedona là một thành phố nhỏ thuộc bang Arizona nước Mỹ, nổi tiếng với những núi đá đỏ sừng sững ngoạn mục.

Điểm lôi cuốn của thành phố Sedona là cảnh quan tuyệt đẹp của các ngọn núi đá đỏ. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thời tiền sử, vùng đất Sedona bao phủ bởi nước biển và những ngọn núi đá đỏ mà chúng ta thấy ngày nay chính là những hòn đảo và bãi cát trên đảo mọc lên từ đáy biển. Sau hàng triệu năm, nước biển đã rút đi và để lại một lớp trầm tích phủ trên bề mặt.

Các khách sạn ở Sedona được che bóng mát bởi những tảng đá đỏ khiến du khách cảm thấy như thể họ đang sống hòa quyện với thiên nhiên.

8. Thành phố Bath, Anh

Bath là một thành phố ở Anh, đã được công nhận là một di sản thế giới. Thành phố này cách London khoảng 100 km và chỉ có 90.000 dân. Tuy nhiên, nó được coi là một trong những thành phố đẹp và thanh lịch nhất ở Anh với những kiến trúc độc đáo có từ thời đại Gruzia và phong cảnh nông thôn thanh bình.

Thời gian tốt nhất để thăm quan là tháng 3 đến tháng 10.
9. Bruges, Bỉ
Nằm ở phía Tây Bắc của Bỉ, Bruges là thủ phủ và thành phố lớn nhất của tỉnh Tây Flanders. Thường được gọi là "Venice của phương Bắc", thành phố Brugles được công nhận là Di sản thế giới từ năm 2000.

Bruges nổi tiếng với các tòa nhà thời Trung cổ như Nhà thờ Đức Mẹ, đó là một trong những tòa nhà xây bằng gạch cao nhất thế giới. Điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng như tháp chuông thế kỷ 13, Nhà thờ Holy Blood, Nhà thờ Saint Salvator...

Cách thức tốt nhất để trải nghiệm cảnh đẹp của thành phố này là đi bộ. Hãy tưởng tượng, bạn đang đi bộ trên con đường bao quanh bởi các cối xay gió, nước và các bức tường cổ xưa. Điều đó thật tuyệt vời đúng không? Du khách có thể thăm quan địa điểm này quanh năm.

10. Thị trấn Jaisalmer, Ấn Độ

Jaisalmer là một thị trấn ở bang Rajasthan, Ấn Độ. Thị trấn này được bao quanh bởi một pháo đài, trong đó có các cung điện và một số ngôi đền Jain được trang trí công phu. Jaisalmer còn được mệnh danh là "The Golden City" (thành phố vàng) bởi sự phong phú của đá sa thạch màu vàng, trông giống như vàng lấp lánh trong ánh nắng mặt trời.

Trải nghiệm những ngày yên tĩnh lang thang xung quanh thị trấn này chắc chắn có thể kéo trái tim hai người gần lại thêm với nhau.

Thời gian tốt nhất để thăm quan: Tháng 10 đến tháng 3.

Nguyên Thảo (theo People Daily)
Nguồn: Kiến thức.net

Jul 26, 2013

NGỌC YẾN HỌP MẶT VỚI CÁC BẠN TV CALI





Dear cac mo,
Moi cac mo xem hinh. Cho hoai chang thay ai gui hinh cho minh xem, thoi xem hinh Yen chup cho do buon nhe…Vui lam vi gan 40 nam moi gap lai Ngoc Anh, Tran ThiLan, va hon 30 nam moi gap lai Mai xinh, van xinh…
Nho cac ban chuyen cho cac ban khac nhe, Lan Tran, H. Phuc, Phuong….
Cu click chuot vao VIEW ALBUM hay Play slideshow duoi day.
Than thuong,

Yến

You are invited to view ny cb's photo album: 2013-05-12
2013-05-12
May 11, 2013
by ny cb
Hop mat voi Ngoc Anh tu Washington DC, MaiNguyen Canada, Bach Mai SanJose, Ngoc Yen SG voi tat ca cac ban Nam Cali tai nha Oanh, an cac mon an VN do Phuong va cac ban chieu dai ngon tuyet. Nha Oanh, anh Khang va hai chau deu rat men khach. Hanh phuc lam cac ban a....
To share your photos or receive notification when your friends share photos, get your own free Picasa Web Albums account.






You are invited to view ny cb's photo album: 2013-05-13
2013-05-13
May 12, 2013
by ny cb
Mother Day o nha Oanh
To share your photos or receive notification when your friends share photos, get your own free Picasa Web Albums account.

Jul 24, 2013

PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ





PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
Xin giới thiệu video về bài nói chuyện của bác sĩ William Li về một phương thức tiếp cận mang tính đột phá trong y học để chữa trị nhiều bệnh hiểm nghèo, nhất là các loại ung thư và béo phì, dựa trên những hiểu biết mới của bộ môn "angiogenesis" về cơ chế tạo mạch máu. 
Những hiểu biết này còn giúp tất cả chúng ta có thói quen ăn uống lành mạnh hơn để có đời sống khỏe mạnh và tuổi thọ cao hơn.

Mời các bạn xem video clip:
P.S : Phim do cô Thanh Triều dịch và anh Nguyên hiệu đính.


Jul 23, 2013

TRƯNG VƯƠNG KHUNG CỬA MÙA THU

PPS của KIM THOA


__._,_.___

Mời các bạn click 
_"số 3" dưới đây để download  pps
_ sẽ hiện ra "3.ppsx" ở góc trái bên dưới của màn hình.
_ rồi double click vào " 3.ppsx "để xem pps của Kim Thoa.


3





Bánh men giòn giòn, Gia Chánh

Anh Thư 
 
Bánh men giòn giòn
Món bánh giòn tan, thơm mùi nước cốt dừa, bây giờ bạn có thể tự làm ở nhà mà không cần phải đi mua.

Nguyên liệu:

- 300g bột năng khô, có thể dùng bột sắn dây nghiền thật mịn
- 2 thìa nhỏ bột gạo
- 1 thìa nhỏ bột nở hay còn gọi là bột nổi
- 100g đường cát trắng
- 130ml nước cốt dừa đóng hộp
- 1 ống vani.

Cách làm:



Bước 1:

- Trộn lẫn bột gạo khô, bột năng và bột nở vào âu sạch.



Bước 2:

- Thêm đường cát trắng, dùng muôi trộn đều, châm từ từ nước cốt dừa vào âu bột, vừa trộn vừa châm nước cốt dừa, hỗn hợp bột lúc này sẽ rời rạc và khô, bạn vừa châm nước cốt dừaa đến khi hỗn hợp bột thành một khối đồng nhất, tiếp tục dùng tay nhồi bột thành hỗn hợp bột dẻo, ấn nhẹ vào không dính tay.



Bước 3:

- Bột sau khi nhồi thì dùng khăn hay nilon phủ kín âu bột, để từ 4 đến 5 tiếng cho bột nở.




Bước 4:

- Bột sau khi ủ sẽ hơi khô, nhưng khi nắm lại thì tạo thành một khối, thêm vani vào, dùng tay ngắt thành từng viên nhỏ, vo tròn, xếp vào khay có lót giấy nướng để chống dính.



Bước 5:

- Cho khay bột vào lò nướng, lò đã bật nóng trước 5 phút, nướng khoảng 20-25 phút ở nhiệt độ 160 độ C.

- Bạn có thể dùng đũa lật phần đáy bánh, nhìn phần đáy bánh có màu vàng cánh gián nhẹ thì lấy ra khỏi lò. Để nguội, cất vào lọ dùng dần.



Yêu cầu:

- Bánh giòn tan, thơm mùi nước cốt dừa.

ANH THƯ

Phân lượng dùng nếu không có cân


300g bột năng khô ( tapioca starch  )  hay  bột sắn dây  ( arrowroot starch )  =  2 1/2 cups bột
100gm đường cát trắng   =
  1/2 tách (cup) 
2 thìa nhỏ  =  2  teaspoon (muỗng café) bột gạo
1 thìa nhỏ   = 1
muỗng café (teaspoon) bột nổi (baking  powder )
120 ml  nước cốt dừa đóng hộp =  1/2 cup coconut milk 

Jul 22, 2013

Kara ( phần 3)

  MƯA  KIM  CƯƠNG 
  TUL


        Không ai ngay chính Kara  biết được ông bao nhiêu tuổi , lúc Kara trôi dạt từ Ban Mê Thuột về Nha Trang  trên một chuyến xe có nhiều đồng bào Thượng  di dân ,  năm đó ông khoảng chừng 15 hay 16 tuổi. Chỉ biết gọi tên là Kara  ..  ngoài ra không một lý lịch  nào khác . Cố gắng tìm cho Kara một nguồn gốc " cũng  vô ích , chỉ  một chữ "lượm " không hơn . Rằng  xuất xứ là một bé trai bị bỏ rơi , có người nhặt về , tuổi thơ nhọc nhằn thiếu thốn bao nhiêu lần bị xoá sạch dấu vết ,  từ bản  làng này qua bản làng kia , từ túp lều nhỏ bé ven rừng đến những ruộng rẫy mịt mù đất đỏ , những cánh đồng không bao giờ hết việc , những chuồng nuôi heo bốc mùi mà cả năm chẳng được ăn  một miếng thịt ., những mùa mưa lầy lội nức nẻ bùn dất , những mùa đông  rừng núi lạnh  buốt xương ....cho đến một ngày được lùa di trên một cái xe long bánh  có thể gãy đổ bất cứ  lúc nào ......
        Nha Trang vùng biển bình yên một ngày nắng chói chan trên rãy , lang thang từ sáng kiếm việc làm , bụng đói meo , người dẫn đường  nói " nếu không kiếm được việc làm thì tối về sẽ phải nhịn đói"  Ngày thứ nhất trôi qua không có gì mới , tối về tụ tập ngủ trên nền chợ xóm Bóng , Kara được một bà bán hàng cho mấy củ khoai sau khi nhận quét dọn sàn chợ chỗ bà ngồi . Đêm đầu tiên ngủ chập chờn, Kara hy vọng tối mai người đàn bà này sẽ mướn mình dọn dẹp và sẽ có những củ khoai thơm ngon . Đang lúc  mơ màng , nghe cảnh sát đến ruồng trong chợ. Mọi người chạy toáng loạng , Kara thản nhiên đứng nhìn , mõt cảnh sát lại hỏi :
         _ Sao mày không chạy?
không hiẻu nhiều tiếng Kinh nhưng Kara đáp :
         _ chạy đi đâu?
         _ Cái thằng khùng , ít ra mày cũng chạy vòng vòng chờ tụi tao làm việc xong  rồi trở lai ngủ tiếp chớ !
         _ có khác gì giữa đứng im và chạy vòng vòng?
người cảnh sát cười lý thú khi lần đầu tiên trong đời biết được một người thượng  lý sự.
         _ để cho người ta thấy là mình có thi hành nhiệm vụ chứ!!!
À ra thế , không biết có hiểu không nhưng Kara bắt đầu chạy , lần này  chạy ra khỏi chợ , hường về phía rẫy . Cách nào thì ngày mai  Kara  cũng phải lên rẫy lần nữa để kiếm việc . Rất may lúc đó mùa hè , gió mát trên đường ruộng  làm Kara buồn ngủ , Kara tìm một bụi rậm chui vào và rất mau giấc ngủ mang Kara đi xa những lo âu phièn muộn
          Một đêm trôi qua,   mặt trời vừa lên  ,  Kara mở mắt nhìn xung quanh , may mắn không có  con gì độc địa như rắn hay  bò cạp đi ngang  .. còn muỗi thì không đáng kể,  có người đàn ông đạp xe lên rẫy , thấy  chàng thanh niên người thượng vạm vỡ  ngủ bờ ngủ bụi , ông dừng lại hỏi:
           _ mày về đâu?
           _ không biết!
           _ mày làm rẫy nào ?
           _chưa có ai mướn
           _ vậy thì lên đây đi làm cho tao.
Nói vậy nhưng ông biết sức mình không mang nỗi Kara , ông để Kara chở , hai người  hướng  lên rẫy cũng không xa mấy.
           Đó là ngày đầu tiên Kara đén với gia đình chàng , người đàn ông là bố chàng không che dấu niềm vui khi tình cờ " lượm" được một thanh niên trai tráng , hiền lành , thích hợp cho nương rẫy gia đình mà ông đang tìm kiếm . Ba người con trai của ông đều còn nhỏ , chúng còn phải lo học , chẳng trông mong dược gì.. Đứa nào lớn lên bậc đại  học thì lại được  gửi lên Đà Lạt trọ học.
           Mùa hè  nào chàng thanh niên cũng về Nha Trang sống bên gia đình , người đón chàng ở bến xe luôn là Kara ,có khi  bằng xe đạp có khi  bằng Honda.. chàng sống lại những ngày hè trên đồi nương , những buổi sáng tinh mơ nhìn ra rẫy cafê nở  bông trắng xoá,  thơm dịu dàng.,  rất mau và đầy hứa hẹn , những chùm cafê xanh mởn lớn mau , ủ nắng hè vàng chanh rồi đỏ thẫm . Những con chim thích ăn quả cafê chín , ngọt và thơm , chàng có lần nếm thử chưa từng thấy quả nào ngon hơn thế nữa. Rẫy càfe thảng tắp xanh rì , lúc nở bông chập chùng như mây , lúc đỏ rực những luống kéo dài khi quả chín nhìn xa như những chùm pháo tết. Phiá bên kia là ruộng bắp , có con đường dẫn xuống biển , kế đó là vài mẫu tiêu , những cây tiêu lùn leo lên cây xà trĩu quả ,  có hai mẫu đu đủ , trái thon dài màu cam , thịt mềm min ngọt lim ,,,,những ngày thơ ấu , thằng bé con hồn nhiên là chàng , cùng với anh em và Kara  rong chơi cho tới  tối  mịt vẫn  chưa muốn về . Kara bày dủ trò tiêu khiển , bắn chim bằng ná , câu cá , tắm suối , đánh cầu , đánh khang,  đá bóng , chọi dế, du dây ...vv . Kara thoắt biến thoắt hiện trên những tàng cây , mỏm đá, con suối , bờ nương , hình ảnh cường tráng , khoẻ mạnh , che phủ cả một vùng đồi loang loáng những bước chân nhanh như sóc.



BIM
Photographer David Diec

            Buổi sáng ngày cuối cùng, trước khi trở về Đà Lạt ôn thi khoá mùa thu ,  vừa thức dậy nghe tiếng ồn aò , mở cửa sổ nhìn xuống  , chàng thấy Kara ôm chó Bim đứng giữa sân, quay lưng lại người đàn bà tay cầm ngọn roi vụt xối xả , miệng the thé chửi . Té ra đó là bà bán bún bò Huế ở đầu đường , bà chỉ thuê một khoảng sân để gửi xe bún buổi tối , không ngờ sáng nay khi vừa tính dọn hàng ra , con Bim không biết thế nào đã làm  đỏ ụp tất cả .Bà bán bún nhảy lên vụt con Bim chối chết , ai  chứng kiến cũng ngỡ ngàng , chỉ có Kara , một mình ôm lấy Bim và đưa lưng ra chịu trận . Bà bán bún thấy mình như vụt  roi vào một tấm phản gỗ lim  , sức bật của cây roi làm  tay  đau điếng , bà chì chiết: :
          -  cái thằng mọi kia , mày muốn chết thay cho nó phỏng?
không thấy Kara trả lời , vẫn đứng đưa lưng ra như chịu trận , chàng vội chạy xuống sân , nhà lúc này không có ai nên khi thấy chàng , bà bán bún gỉa lả:
           _ tôi phải dạy nó , ai đời nó phá làm đổ nguyên  nồi bún.
chàng buồn cười trước hoạt cảnh . chỉ tội Kara bị đòn oan , chàng nói :
            _ tôi sẽ đền cho bà nhưng từ nay bà không được làm dữ với  bất cứ ai trong nhà này ngay cả với con Bim. 
người đàn bà lí nhí trong miệng những lời  phân  trần , Kara quay lại bình thản :
            _   trời xập cũng đừng  la to quá  !!!
 Những vết roi ửng đỏ trên  lưng Kara được  dừng lại ......cho  thấy   người đàn bà  bé nhỏ  đó  phần nào đã  nhận ra rằng tất cả sự hung dữ của  bà đều không cần thiết  , tình yêu   vốn có  luôn  làm hắn mềm lòng để sẵn sàng  chịu đòn  ...... chỉ vì lỗi của một con chó.
             Trời bỗng đổ mưa aò ạt trên sân , những hạt mưa đuổi nhau  trên bờ vai đen  bóng của Kara như những hạt kim cương.lóng lánh.

(còn  tiếp)


  Xin các bạn click vào links đưới đây để xem phần một và phần hai       
         
 http://trungvuong6370.blogspot.com/2013/01/kara.html     

http://trungvuong6370.blogspot.com/2013/07/kara-phan-hai.html
         




PHÓNG SỰ NGÀY XỔ SỐ.

Phóng sự ngày xổ số 

Minh Phương tường trình từ Cali


Xổ số Trưng Vương
Giúp người lầm than
Mua lấy nụ cười 
Bình an mấy hồi

Đã từ ba năm nay Liên Hương đều tổ chức bán vé số , giải thưởng là những bức tranh vẽ của Liên Hương , những bức tranh này rất đa dạng , có khi là hình phong cảnh dịu dàng , là nhửng bình hoa đầy mầu sắc , có khi lại là những bức họa chân dung rất xinh xắn , rất có hồn .
Tranh vẽ chân dung của Liên Hương, đặc biệt được các bạn trong nhóm yêu thích , vì chỉ cần nhìn bức tranh người được vẽ đã thấy ngay được cá tính của mình. 
Số tiền bán vé số thu được sẽ được Liên Hương ưu ái gửi Minh Tâm, từ đây Minh Tâm sẽ tìm người để xin được matching, số tiền sau khi được matching năm nay sẽ được gửi cho hội OneBody Village của cha Thông và Trung Tâm Dậy Nghề ĐÔNG HIỆP, phường Vĩnh Hiệp, tp Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang của cha Việt……..

Năm nay như thường lệ ,ngày sổ số được tổ chức vào cuối tháng bẩy , trước đó chừng hơn một tháng LHương đã rao trong nhóm , vé số được bán như mọi năm , 5 đồng một vé, Email của nhóm đầy ắp với những đơn đặt mua vé số từ khắp mọi nơi , từ Úc Châu , đến Âu Châu, từ VN sang tới Mỹ , ngày qua ngày mỗi ngày một nhiều , hầu như ngoài niềm vui vì đã góp một bàn tay rất nhỏ trong việc làm từ thiện , những bạn mua vé số còn một ao ước thầm kín nữa là có được một bức tranh của HS Liên Hương treo trong nhà riêng của mình.
Cuối cùng các bạn khắp nơi trong nhóm đã mua được 300 vé số.
Ngày mở số là ngày hôm qua 20 tháng bẩy năm 2013.

Đáng lẽ cuộc mở số bốc thăm hôm qua được tổ chức tại Chu Oanh Tự , xong vì Oanh bận tuần này nên P lãnh nhiệm vụ hộ Oanh.
Năm nay không đông bằng năm ngoái , tuy vậy tiếng cười nói cũng ồn ào quá cỡ ( các bạn coi video đính kèm sẽ thấy ngay )
Chỉ có sáu vịt tham gia , Hảo Chi, Lan Trần , Thúy Lan, Dung kều , Oanh, Phương và Liên Hương. 
Người ta nói chỉ cần ba người đàn bà cũng có thể họp thành cái chợ rồi , thế mà hôm nay có tới bẩy bà hèn chi...
Hôm qua khi ghi phiếu để bốc thăm , LH không đưa giấy cho P , lý do P phải chạy vòng ngoài , phục vụ ban điều hành xổ số.
Hảo Chi là người được ưu ái đề cử là người bốc thăm , số là năm ngoái Nam Cali trúng giải nhiều quá nên cũng hơi cảm thấy guilty , năm nay cư dân California rất muốn các bạn khác trúng giải, nên đề nghị Hảo Chi bốc thăm , đổi tay mà ……

Tất cả 300 lá phiếu được bỏ vào trong một bao plastic trắng trong , được 7 người có mặt thay phiên nhau lắc thật mạnh , sau đó được trao lại cho LHương mở bao ra , và HChi bắt đầu bốc từng lá phiếu một.
Lá phiếu đầu tiên xướng danh là Q 
Phiếu thứ hai là chữ A 
Phiếu thứ ba là chữ K
Phiếu thứ 4 là chữ X 
4 phiếu được để trong một cái bát , trước mặt security guide Oanh Chu. 
Sau đó LH bốc từng phiếu , và đọc tên người trúng giải .
Người đầu tiên là Mai (xinh ) , cư dân Canada , được mọi người vỗ tay hoan hô quá xá , lý do vì không phải cư dân Cali ( hình như Mai cũng trúng lần thứ 2 , phải không Mai )
Người thứ 2 được LH nói là BạchMai , mọi người cũng đã vỗ tay mừng cho em ,....... xong nghe LH nói , no no không phải , không phải , Hương đọc lộn , tiếng vổ tay trở thành pháo đẹt ………..
Có gì sai xót đây , à phiếu số 2 có code là chữ A , nhưng LH tưởng là R nên mới trục trặc đấy các bạn ạ .
Số hai là Thục , cư dân Cộng hòa liên bang Đức , mọi người hồ hởi vỗ tay và vui mừng ra mặt , to hơn lần trước , Thục trúng số kỳ này , hy vọng kéo theo rất nhiều may mắn khác 
Bạch Mai cứ nuôi hy vọng nhé , như Thúy Lan nói, tranh Liên Hương vẽ càng ngày càng đẹp , nên các bạn trúng sau sẽ có những bức tranh đẹp hơn …. 
Người thứ 3 là Kỷ Niệm , một người đẹp của Dallas, Texas.
Đến lúc này, mọi người có vẻ vui mừng vì cho đến lúc này dân Cali vẩn chưa có giải nào nhưng......
Phiếu thứ 4, được LH đọc tên với tí ngập ngừng ( chắc có lẽ vì LH đả biết người trúng giải đang đứng trước mặt hihi ) Minh Phương.

Các vịt vỗ tay râm ran , vì P không được viết số mà vẫn trúng , như vậy chứng tỏ ban tổ chức rất chí công vô tư phải không các bạn .
P hình như có duyên với sổ số của LH các bạn ạ , năm ngoái gia đình P đã trúng tới hai giải , năm nay P lại được trúng nữa , bạn nào muốn trúng số sang năm , nhờ P mua dùm nghe hihi 
Cám ơn tất cả các bạn đã tham dự công việc làm từ thiện cũa TV 63-70. Cám ơn người bảo trợ chương trình hàng năm Liên Hương , không có tranh của LH thì làm sao chúng mình mua được xổ số phải không các bạn. Cũng không thể quên cám ơn MTâm , người luôn đi "Xin xỏ " để cho số tiền của chúng mình đóng góp được nhân lên gấp đôi. 

Cuối cùng cám ơn Oanh Chu , thủ quỹ của nhóm , nếu có một lần gặp Oanh các bạn cứ lục bóp của Oanh sẽ thấy công việc thủ quỹ của em này không phải đơn giản hi hi 
Trong bóp của Oanh lúc nào cũng có phong bì , phía ngoài ghi
tiền phúng điều của ......
tiền giúp thầy cô ......
tiền sổ số v.. vv và vv
Không biết các bạn thì sao chứ riêng P, mỗi lần gặp Oanh P cứ muốn trốn thôi , vì .......... lần nào cũng bị đòi nợ hihi.



MP viết từ Orange County
Hè 2013

Album hình ngày xổ số và TV Cali họp chợ với Hảo Chi.


SFLY-LOGOSIGN IN  SIGN UP  HELP
PICTURES FOR YOU !PICTURE
From: Oanh Chu

You're invited to view my pictures at Shutterfly. Enjoy!
SEE PHOTOS
72 pictures
If "See Photos" doesn't work, try this:
http://share.shutterfly.com/action/welcome?sid=1Aat2TNu2btnQA


Jul 21, 2013

Lịch sử chiếc áo dài Việt Nam


ÁO DÀI

Trịnh Bách





Ngày 6 tháng 7 vừa qua, các cựu nữ sinh Trưng Vương ở Nam Cali đã có một buổi trình diển áo dài tân thời Le Mur nằm trong chương trình kỷ niệm 80 năm  Tự Lực Văn Đoàn và báo Phong Hóa  Ngày Nay. Trong tinh thần đó DSTV6370 xin giới thiệu đến các bạn và độc giả một bài biên khảo của tác giả Trịnh Bách về Lịch sử biến đổi của chiếc Áo Dài Việt Nam.
 Kèm theo là một video trình bày về  thời kỳ chiếc áo dài được cải cách tân thời do nhà họa sĩ Cát Tường Le Mur thực hiện trong khoảng năm 1930 - 1940. Video được diển giảng bởi Ông Nguyễn Trọng Hiền ( con trai thứ của họa sĩ  Le Mur) về sự nghiệp của thân phụ ông trong lãnh vực thời trang và cải cách y phục phụ nữ một cách thật dí dỏm . DS TV xin trân trọng giới thiệu.
DSTV xin cám ơn Minh Tâm đã chuyển bài biên khảo có giá trị lịch sử của tác giả Trịnh Bách .

ÁO DÀI

Trịnh Bách



Người Việt xưa nay thường có tính kín đáo. Cristoforo Borri, một giáo sỹ người Ý sống ở vùng Thuận Hóa và Quảng Nam của xứ Đàng Trong từ năm 1618 đến năm 1623, đã nhận xét rằng tuy Việt Nam có thời tiết rất nóng, nhưng người Việt ăn mặc kín đáo nhất so với các dân tộc khác trong vùng. Các cụ ngày xưa chắc đã phải mất nhiều thì giờ nghiên cứu, để tìm cách phối hợp những nguyên tắc thẩm mỹ với quy luật kín đáo cố hữu của dân tộc vào việc may mặc. Thí dụ như khi cảm thấy cổ của người Việt thường không được cao lắm, người xưa đã biết may cổ áo thấp xuống và ôm sát cổ, trong khi tóc được vấn cao lên lộ gáy để dù cổ phải che, tóc phải dấu, cổ của một phụ nữ Việt Nam trung bình vẫn trở nên thanh tú và cao, sang hơn.
Kín đáo đấy, nhưng áo dài của người Việt vẫn có tiếng là gợi cảm. Người Trung Quốc gọi loại áo này là "bì bào", có nghĩa là áo mặc sát vào da. Trong khi đó người Việt xưa gọi ghép áo dài vào loại Tập phục, nghĩa là loại áo mặc có nhiều lớp, mà trong đó, lớp áo dài được người xưa gọi là áo lót. Vì thật ra nó chỉ là lớp lót trong cùng, với lớp xiêm độn ở giữa, và áo bào phủ ra ngoài cùng.

Cho nên khi đọc các sách cổ như Tây Hành Nhật Ký của Phạm Phú Thứ, thấy các cụ sứ thần nước ta nói mặc áo lót ra tiếp khách, người không hiểu lại thấy xấu hổ rằng người mình ngày xưa khiếm nhã.
Chưa ai có thể khẳng định được áo dài Việt Nam xuất hiện từ bao giờ và như thế nào. Thản hoặc mới thấy một vài chi tiết liên quan đến áo dài, hoặc yếu tố Việt trong trang phục, ở các sách sử. Thí dụ như một đạo dụ năm Hưng Long thứ tám (1301) thời Trần Anh Tông cấm dân chúng không được mặc áo rộng tay. Hay năm 1374 Vua Trần Duệ Tông cấm dân dùng y phục theo Bắc Quốc. Tuy nhiên chuyện được biết đến nhiều hơn cả là việc Chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong, khi xưng Vương năm 1744, đã bắt quan dân Thuận Quảng phải mặc lễ phục lấy mẫu từ sách Tam Tài Đồ Hội của nhà Minh, Trung Quốc. Rồi năm 1776, sau khi quân đội của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài chiếm được kinh đô Phú Xuân của xứ Đàng Trong, quan Hiệp Trấn Thủ Lê Quý Đôn của nhà Trịnh ra lệnh cho dân ở đây phải cải lại lề lối ăn mặc theo tục lệ cũ, nghĩa là giống như cách trang phục của Đàng Ngoài lúc bấy giờ, cũng như ở Đàng Trong trước biến đổi thời 1744. Theo lệnh này, về thường phục thì "Từ nay trở đi, đàn ông và đàn bà chỉ được mặc loại áo ngắn tay với cổ đứng…” Ngắn tay tức là tay áo chỉ dài đến cổ tay, thay vì dài gấp đôi chiều dài tay như trong áo lễ.
 Mặc dù phải chấp nhận việc triều cống nhà Thanh, nhưng người Việt lúc nào cũng coi người Mãn Châu là giống di địch, không phải chính thống Hán tộc. Vì thế triều phục và lễ phục của các triều Lê, Nguyễn Việt Nam vẫn dựa theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn lấy từ sách Tam tài Đồ hội của Minh triều, Trung Quốc.
Nhưng áo dài không phải là lễ phục. Áo dài chỉ là một loại thường phục trang trọng có thể mặc để tiếp khách, hoặc đi ra đường. Những khi lễ lạc, người xưa phải khoác ra ngoài áo dài một cái áo rộng tay, thí dụ như áo tấc, áo dấu, áo tràng ngoài dân gian; hoặc áo bào, áo mệnh phụ trong triều. Chỉ có các lễ phục này mới mang ảnh hưởng của phương Bắc. Trong khi đó, từ đầu đến cuối quyển sách Trung Quốc Phục Trang Sử nổi tiếng, viết và minh họa về y phục Trung Hoa từ đời Xuân Thu cho đến những năm đầu Dân Quốc (477 trước Công Nguyên đến thập kỷ 1920 sau Công Nguyên), không thấy đả động gì đến bì bào. Loại bì bào độc nhất ở Trung Quốc, thường gọi là trường xàm, mà người mình hay gọi theo âm Quảng Đông là sường xám, có nghĩa là áo dài, chỉ xuất hiện từ Trùng Khánh và Thượng Hải trong thập niên 1920. Sường xám trở thành nổi tiếng nhờ bà Tống Mỹ Linh, vợ Thống Chế Tưởng Giới Thạch. Cũng nên để ý rằng phụ nữ của một số bộ tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nởam cũng mặc loại áo giống áo dài dưới đồng bằng. Trong khi người cùng những bộ tộc ấy các nước chung quanh lại không thấy mặc loại áo này.

Có một sự hiểu lầm khá phổ biến gần đây, là áo dài cài bên bây giờ có gốc từ áo tứ thân xẻ giữa. Đây là những sự hiểu lầm rất đáng tiếc. Thật ra hai giòng áo dài tứ thân và năm thân được truyền xuống từ ngàn xưa, vẫn luôn giữ nguyên vẹn hình dạng và tính chất của chúng.
Y phục Trung Hoa, mà người Việt xưa vẫn xem là mẫu mực, được phân loại cụ thể từ đời Minh (1368 – 1644), với ba dạng chính: Dạng thứ nhất là Bàn Lĩnh có cổ tròn và vạt áo cài sang bên sườn. Dạng thứ hai là Trực Lĩnh với hai vạt gặp nhau ở giữa cổ và vạt áo xẻ giữa. Dạng thứ ba là đối lĩnh (giao lĩnh) với hai vạt chéo nhau, cài bên.


       Các mẫu cổ áo từ Tam tài Đồ hội

Áo tứ thân thuộc dạng trực lĩnh, có gốc là áo Trường tụ Tỷ giáp được phổ biến bên Trung Quốc từ thời Đường (618 - 907). Trong thôn quê miền Bắc nước ta áo này còn được mặc cho đến gần đây dưới dạng áo dài tứ thân. Dạng lễ phục của áo trực lĩnh là áo mệnh phụ, áo tràng, hay áo nhật bình. Trong khi đó áo dài thuộc giòng bàn lĩnh năm thân, nay là áo dài ba thân. Lễ phục của bàn lĩnh là các áo bào, áo tấc. Vì nguyên tắc che cổ dấu tóc của người Việt, nên các áo này được gắn thêm cái cổ xây ở nước ta.

Trong quyển sách Relation de la Nouvelle Mission des Peres de la Compagnie de Jesus au Royaume de la Cochinchine, xuất bản tại Lille năm 1631, Giáo sỹ Borri đã tả rõ về cách ăn mặc của người Việt ở đầu thế kỷ 17: Đàn ông mặc áo frac (áo dài) mầu đen như kiểu áo của các giáo sỹ going Benoit… “Người ta mặc năm sáu cái áo dài, áo nọ phủ lên áo kia, mỗi cái một màu. Cái thứ nhất dài đến mắt cá chân một cách trang trọng. Rồi những áo khác ở ngoài ngắn dần." Chắc vị giáo sỹ này muốn nói đến cách mặc áo mớ ba, mớ bẩy của phụ nữ Việt hiện còn thấy ở các làng Quan Họ ở Bắc Ninh, Bắc Giang, hay lác đác ở Huế. “Đàn ông cũng mặc năm, sáu lớp áo dài lụa… Phần dưới thắt lưng của mấy lớp áo ngoài được cắt thành những giải dài. Khi đi lại các giải này quyện vào nhau trông đẹp mắt. Mỗi khi có làn gió thổi thì các giải đó lại bay tung lên như cánh chim công thật ngoạn mục… Đàn ông cũng để tóc dài và vấn khăn như đàn bà."

Có lẽ Giáo sỹ Borri và nhiều người khácđã hiểu lầm về số lớp áo được người Việt cổ xưa mặc mỗi khi ra ngoài. Vẫn chưa có chứng tích hay tài liệu nào về việc thường dân mặc đến bẩy lớp áo dài xưa nay, ngoại trừ những trường hợp đại liệm trong tang lễ. Có lẽ mớ ba mớ bẩy chỉ là cách nói nôm na của ba và bẩy vẫn thường thấy trong ca dao Việt Nam. Thí dụ như câu "yêu nhau bẩy bỏ làm ba, ghét nhau ba bẩy bổ ra làm mười", hay trong cụm từ "tam sao thất bản"... Thật ra mấy lớp áo bên ngoài bị cắt thành các giải dài bên dưới thắt lưng mà Giáo sỹ Borri nhắc đến chỉ là cái xiêm cánh sen, hay xiêm nghê thường, mà người xưa mặc trước ngực hay dưới thắt lưng bên ngoài áo dài. Xiêm này có ba hoặc bốn lớp giải lụa may chồng lên nhau. Lớp giải trong cùng dài nhất, rồi các lớp bên ngoài ngấn dần. Các giải này ngày nay được đơn giản hóa bằng cách may thưa, nhỏ hơn, và dính liền ba bốn lớp với nhau như thỉnh thoảng vẫn còn thấy trong trang phục rước đình ở thôn quê miền Bắc, Trung Việt, và trong phục trang múa cung đình ở Huế.


Bức tượng Ngọc Nữ tạc từ thế kỷ 17 ở chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh, là minh chứng rõ nhất cho cả áo dài, các giải cánh sen, lẫn cách vấn khăn mà giáo sỹ Borri đã mục diện từ bốn thế kỷ trước đây. Cái áo dài cũng như cách vấn khăn ấy chẳng khác gì bây giờ. Và bức tượng này cho thấy áo dài phải xuất hiện trễ nhất là từ thế kỷ 17.


Năm 1819, khi thuyền trưởng Mỹ John White đến thăm Sài Gòn, cách ăn mặc ở đây vẫn giống như giáo sỹ Borri đã thấy ở Thuận Quảng từ hơn hai thế kỷ trước đó. Ông White có nhắc đến một thiếu nữ 16 tuổi mặc quần lụa đen và cái áo may sat nguoi đến mắt cá chân. Ông cũng cho biết rằng đàn ông, đàn bà Sài Gòn khi ấy ăn mặc giống nhau, với nhiều lớp áo dài khác mầu. Chiếc áo trong cùng dài đến mắt cá chân (chắc là cái quần), rồi các áo ngoài ngắn dần…Tuy nhiên, giống như bây giờ, lối ăn mặc đỏm đáng kể trên chỉ dành cho tầng lớp phong lưu, thời thượng. Còn phục trang của đại đa số dân chúng thì nghiêm cẩn hơn. Giáo sỹ Borri cho biết phần lớn đàn ông Việt hồi đầu thế kỷ 17, nhất là giới sỹ tử, đều mặc một cái áo dài lụa hay lương mầu đen phủ ra ngoài các áo khác.
Cho đến đầu thế kỷ 20, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể năm thân, hay năm tà. Mỗi thân áo trước và sau đều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trước. Tay áo may nối phía dưới khuỷu tay. Sở dĩ áo phải nối thân và tay như thế là vì các loại vải tốt như lụa, sa, gấm, đoạn, ngày xưa chỉ dệ t được rộng nhất là 40 cm. Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, rồi tà áo may rộng ra từ sườn đến gấu và không chít eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80 cm ởgấu. Cổ áo phụ nữ chỉ cao khoảng 2 đến 2,5 cm. Riêng ở miền Bắc từ thập kỷ 1910-1920, phụ nữ thích may thêm một cái khuyết phụ độ 3 cm bên phải cổ áo, và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo như thế sẽ hở ra cho quyến rũ hơn, và cũng để khoe chuỗi hột trang sức quấn nhiều vòng quanh cổ, gọi là chuỗi hạt gáo. Nhưng khi đi lễ chùa hay gặp các bậc trưởng thượng, cổ áo lại được cài kín lại bằng khuy giữa cổ.

Từ trái: áo năm tà (năm thân)của Thừa sai Công giáo thời Tự Đức, áo dài năm thân may kép của Hoàng thái hậu cuối thế kỷ 19, áo dài ba thân thời đầu 1950 


Thủa ấy các vải áo mầu đậm được dùng nhiều nhất. Mùa Thu, Đông dùng các loại gấm đoạn, và Xuân, Hạ dùng sa, vân. Vì mầu nhuộm của các loại vải ngày trước dễ phai, cho nên người xưa không giặt các áo dài may bằng vải đắt tiền, thường dùng làm áo ngoài. Các áo này chỉ được phơi nắng một năm mấy lần, rồi ướp thơm bằng trầm hay hương bài trong tráp gỗ. Phần nhiều áo dài ngày xưa đều may kép, tức là may có lót. Trong áo kép lại có một áo dài lót. Cái áo lót trong này hay thấm mồ hôi, vì thế được may đơn bằng vải mầu trắng để không sợ bị thôi mầu, dễ giặt. Một áo kép mặc kèm với một áo lót đơn ở trong đã thành một bộ áo mớ ba. Quần may rộng vừa phải, với đũng thấp. Thủa đó phần đông phụ nữ từ Nam ra Bắc đều mặc quần đen với áo dài, trong khi phụ nữ Huế lại chuộng quần trắng. Đặc biệt là giới thượng lưu ở Huế, cả nam lẫn nữ, hay mặc loại quần chít ba, nghĩa là dọc hai bên mép ngoài quần được may với ba lần gấp, để khi đi lại quần sẽ xòe rộng thêm. 

Trong các thập niên 1930 và 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, nhưng phụ nữ thành thị bắt đầu dùng các loại vải mầu tươi, sáng hơn, được nhập về từ Âu Châu. Cho đến lúc này gấu áo dài thường được may trên mắt cá khoảng 20 Cm. Từ đây, và tiếp tục cho đến gần cuối thế kỷ 20, thiếu nữ khắp nơi mặc quần trắng với áo dài. Quần đen để dành cho phụ nữ đã lập gia đình. Tuy nhiên phần lớn phái nữ thuộc mọi lứa tuổi ở Huế vẫn chỉ mặc quần trắng.

Hoàng thái tử Bảo Long trong áo dài năm thân và quần chít ba (dự lễ đăng quang Nữ Hoàng Anh năm 1952)

Một vài nhà tạo mẫu áo dài bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này, nhưng gần như họ chỉ bỏ được phần nối giữa sống áo, vì vải phương Tây dệt được khổ rộng hơn. Và áo dài từ đây trở thành áo ba tà. Tay áo vẫn may nối. Nổi nhất lúc ấy là họa sỹ Cát Tường ở Hà Nội.


 

Năm 1939 nhà tạo mẫu/ họa sỹ này tung ra một kiểu áo dài được ông Âu hóa, cả về mẫu dáng lẫn tên gọi, Le Mur, do ông tự dịch tên của mình ra tiếng Pháp. Áo Le Mur vẫn giữ nguyên phần áo dài may không nối sống bên dưới. Nhưng cổ áo khoét hình trái tim với mũi nhọn đằng trước ngực hay sau lưng, và một cái nơ đính vào chỗ khoét nhọn đó. Có khi áo được gắn thêm cổ bẻ. Vai áo may bồng, tay nối ở vai. Khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Có thế thôi mà áo dài Le Mur bị xem là táo bạo, và chỉ có giới nghệ sỹ hay thời thượng mới dám mặc. Nhưng chỉ đến khoảng năm 1943 thì loại áo  này đã bị thất sủng.


Một vài mẫu áo dài Lemur (Cát Tường)
Đến thập kỷ 1950 sườn áo dài bắt đầu được may có eo, không còn cái áo dài lót bên trong. Các thợ may lúc đó đã khôn khéo cắt áo lượn theo thân người. Thân áo sau rộng hơn thân áo trước, nhất là ở phần mông, để áo ôm theo thân dáng mà không cần chít eo. Vạt áo cắt hẹp hơn. Thân áo trong được cắt ngắn dần từ giai đoạn này để chỉ còn một miếng vả ngắn gọi là vạt hò. Cổ áo bắt đầu cao lên, trong khi gấu được hạ thấp xuống. 
Áo dài được thay đổi nhiều nhất trong thập kỷ 1960. Vì nịt ngực ngày càng phổ biến hơn, nên áo dài bắt đầu được may chít eo, nhiều khi rất chật, để tôn ngực. Eo áo cắt cao lên hở cạp quần. Gấu áo lúc này cắt gần thẳng ngang, và may dài gần đến mắt cá chân. Năm 1960, vì muốn thấy cổ phụ nữ dài thêm, bà Trần Lệ Xuân đặt ra loại áo dài cổ thuyền, được gọi là áo bà Nhu. Nhiều người sau đó còn may áo dài với cổ khoét tròn.
Rồi đến gần cuối thập kỷ 1960, để theo đúng thời trang váy ngắn quần loe của phong trào Hippy, áo dài mini trở thành thời thượng. Vạt áo bây giờ may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối. Áo may rộng hơn, không chít eo nữa, nhưng vẫn hơi giữ đường lượn theo thân thể. Cổ áo thấp xuống còn trên dưới 3 cm. Tay áo cũng được may rộng ra. Đặc biệt là cũng trong khoảng gần cuối thập niên 1960 này, vai áo dài bắt đầu được cắt lối nối xéo gọi là raglan để ngực và tay áo ôm hơn, nhăn ít, mà lại đỡ tốn vải. Tay áo dài từ đây được nối với thân từ chéo vai. Quần khi ấy may rất dài với gấu rộng đến 60cm, và nhiều khi được lót hai ba lớp. Cho đến lúc này phụ nữ Việt Nam khi ngồi xuống vẫn còn ý nhị vén vạt áo sau đặt lên đùi trước cho kín đáo, và để vạt áo khỏi nhăn.

Từ thập kỷ 1970 đến 1990 áo dài không thay đổi nhiều lắm. Thỉnh thoảng cách mặc có đổi mới, thí dụ như quần với áo đồng mầu, nhưng không tạo ra được phong trào sâu đậm. Các nhà tạo mẫu áo dài bây giờ vẫn luôn nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra mẫu mới. Nhưng các mẫu mã ngày nay phần nhiều chỉ thay đổi chung quanh chất vải hay hoa văn. Còn về kiểu dáng thì hoặc là lại quay về giống như áo dài của một trong những thập kỷ trước, nghĩa là không khác gì với cái áo dài của pho tượng Ngọc Nữ thế kỷ thứ 17, hoặc không còn là áo dài nữa. Áo dài trông đơn giản thế, nhưng muốn biến đổi nó thêm về hình thức sẽ rất khó. Vì nó đã được hoàn thiện từ lâu lắm rồi.

TRỊNH BÁCH.


Một vài hình ảnh trong buổi trình diễn áo dài tân thời Le Mur do nhóm cựu nữ sinh Trưng Vương tại Nam California thực hiện.


                                      Người mẫu áo dài Le Mur thập niên 1940





                            
                           Những người mẫu TV trong những kiểu áo dài Le Mur