Feb 24, 2017

Ở Little Saigon ‘đi ăn cho sướng!’

Ở Little Saigon ‘đi ăn cho sướng!’
Ngọc Lan - Giai Phẩm Người Việt Xuân Đinh Dậu
February 18, 2017





Phở gà Tuấn Cảnh. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)



Ði nhiều nơi, gặp nhiều người, câu được nghe nhiều nhất khi nhắc đến Little Saigon là “Ở đó đi ăn sướng hén!”


Trong mắt những người sống xa “Sài Gòn Nhỏ” thì nhà hàng, quán ăn ở đây sao nhiều và đa dạng đến mức khi nghe tôi “đi chợ nấu ăn” đã có người kêu lên: “Ở ngay trung tâm ăn uống mà mắc gì còn đi chợ! Bước chân ra ngõ bất kể giờ nào cũng có hàng quán mở cửa để ăn.”
Ờ, thì không đi chợ. Giờ mình đi ăn!

Ra đường tìm… phở

Cơm ăn ở nhà mỗi ngày rồi, giờ ra ngoài mình đi ăn phở.

Chưa bao giờ tôi ngồi xuống đếm xem quanh quanh Little Saigon này có bao nhiêu tiệm phở. Chỉ biết là nhiều, nhiều lắm. Mà cái hay của phở là hầu như ai cũng thích! Bởi, phở dễ ăn!

Một người bạn của tôi nói rằng bất cứ lúc nào bạn cũng đều có thể ăn phở được, và dĩ nhiên trong lúc đói bụng, món đầu tiên bạn nghĩ đến luôn là phở.


Cá nướng da giòn Hồng Ân. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Cái hay nữa là phở nào cũng có khách, phở nào cũng sống được. Cho nên giới thiệu một tiệm phở yêu thích thật ra là nói theo khẩu vị mỗi người, và cả nét đặc trưng không giống ai của tiệm phở đó.

Có thể có người thích phở Quang Trung, có người thích phở Nguyễn Huệ, thôi thì để dành đến Mùng Năm Tết, tin thắng trận Ðống Ða Ngọc Hồi bay về thì mình kéo ra đó ăn mừng. Giờ thử vô quán phở Tuấn Cảnh, nơi từng được một thực khách tặng cho danh hiệu “phở chửi” xem sao. (Cái này dân gian gọi là tự dưng lựa chỗ “đoạn trường” mà đi.)

Không biết có phải vì “tiếng lành đồn xa, tiếng dữ bay xa” hay không mà khi tôi đến, cố chọc tức hoài mà không ai thèm “chửi” hết trơn. Cho nên cứ từ từ mà thử món phở gà theo lời giới thiệu của anh bạn đồng nghiệp. Dù muốn dù không, phải công nhận là phở gà nơi đây ngon. Cái ngon bắt nguồn từ tô phở bánh tươi với hành tây trắng, hành ngò xanh rải mặt, nước chan óng ánh chút mỡ vàng đi cùng một đĩa thịt gà chặt nhỏ để riêng và chén nước mắm gừng trông bắt mắt.

Gắp lên miếng thịt gà vướng chút rau nêm dính theo, chấm vào chén mắm gừng đã hòa thêm tí ớt bằm. Ui chao. Mùi thơm của lá chanh xắt nhuyễn đeo theo miếng thịt dai và ngọt, quyện cùng vị của gừng, của ớt, của nước mắm pha vừa khẩu vị, sao mà đã. Lấy muỗng múc nước lèo từ trong tô, nóng hôi hổi, húp một cái. Rồi gắp thêm miếng bánh phở đưa vào miệng. Tất cả thật tròn vị! Cứ vậy mà từ từ làm tới, đến hết tô. Gật gù, được á. Mai mốt sẽ trở lại để thấy nụ cười hiền lành, chịu đựng của chú phục vụ, chứ không còn tiếng chửi lạc lõng trên xứ văn minh của chàng trai trẻ nào đó như từng bị đả kích. Nhưng quan trọng hơn, là, miếng thịt gà quấn quít lá chanh non như cứ muốn níu chân mình quay lại. (Mà phải trở lại trước 4 giờ chiều mỗi ngày, sau giờ đó, quán tắt đèn. Lạ hén!)

Tuy nhiên, nhiều người chỉ thích phở bò. Thì mình đi ăn phở bò.



Cao lầu Faifoo. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Dù cửa tiệm là phở, nhưng số tiệm chỉ sống bởi phở, mà lại duy nhất phở bò, phải nói là đếm trên đầu một bàn tay. Thử coi, Phở 86 cạnh chợ Starter Bros trên đường Brookhurst nè, Phở Kim Qui trên đường Euclid gần góc Warner nè, còn gì nữa không ta?

Trong số ít ỏi này, Kim Qui là tiệm gây nhiều “tranh cãi.” Người thì bảo “Muốn ăn phở ngon phải vào Kim Qui.” Người lại nói như đóng đanh, “Cho dù có ngon bao nhiêu cũng không vào, vì ghét cái kiểu cách của những người trong tiệm.”

Cho nên, ai nghe lời tôi, thử vào đây, mà lỡ, lỡ thôi nha, bởi tôi ăn ở đây dễ chừng 7-8 năm rồi, từ chỗ cũ chuyển sang chỗ mới, tôi chưa từng trở thành “nạn nhân” như những lời đồn, ngoại trừ cái mặt “ngầu ngầu khó ưa” của anh chàng trong tiệm (mà, cha sanh mẹ đẻ ra cái mặt ảnh vậy, rồi làm sao sửa ta?) – mà lỡ bị “khó chịu” thì đừng đổ thừa tôi. Nhưng vào vì nghe lời xúi rồi thì nhớ ăn gầu. Kêu tô phở gì cũng được, miễn phải có thêm miếng gầu.

Không hiểu sao mà miếng gầu của tiệm này nó lại khiến tôi mê đến vậy. Mê đến mức đi vào bất cứ tiệm phở nào, từ Cali qua đến Texas, Florida, Hawaii, Washington DC,… tôi đều kêu phở có gầu để so sánh. Nhưng mà không đâu miếng gầu quyến rũ tôi hơn miếng gầu ở Kim Qui. Miếng gầu màu vàng nhạt được cắt mỏng đến độ nó muốn xoắn lại. Thơm mùi bò. Giòn xừng xựt. Gắp miếng gầu, nhúng vào chén nước chấm hòa lẫn tương đen, tương ớt, chút tiêu, chút chanh. Ðưa vào miệng. Trời ơi, gầu ơi là gầu.

Ăn bánh… nhớ trả tiền

Ðến Little Saigon còn là để thưởng thức các loại bánh “mặn.” Dĩ nhiên, muốn ăn bánh phải trả 
tiền khôn có free

Các loại xôi dành cho ăn vặt. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Hình như ngoài Little Saigon, không nơi nào có hẳn những tiệm chuyên bán bánh xèo, bánh ướt, bánh cuốn, bánh bao, bánh… canh như thế.

Ngày tư ngày Tết, ê hề với thịt kho, giò chả, giờ rủ nhau đi ăn bánh xèo cho có cải có rau, nghe cũng hấp dẫn lắm. Mà nói bánh xèo thì phải nói đến nhà hàng Vân trên đường Brookhurst.

Chiếc bánh xèo mang ra vàng ươm, cạnh giòn rụm. Vỏ bánh mỏng. Nhân thì tùy người gọi. Tôi thì vẫn thích bánh xèo có nhân tôm thịt, thêm chút đậu xanh và giá. Nhiều người thích dùng cọng cải xanh to thiệt là to, xắn miếng bánh xèo để lên, ngắt thêm vài cọng rau thơm đặt vào, cuộn lại. Chấm nước mắm pha, có ít dưa chua trắng đỏ điểm xuyết. Vị beo béo của thịt ba chỉ, vị ngọt của tôm, cùng đậu xanh bùi bùi, giá vừa chín, hòa cùng bột, cùng rau, cứ thế mà cuốn hết cuốn này đến cuốn khác. Ăn cho thỏa thuê cảm giác một món ăn rất dân dã, rất Việt Nam.

Ai không thích rau, không thích tay bốc tay cuốn, thì đi ăn bánh ướt tráng tay (dĩ nhiên là chẳng ai tráng bánh bằng… chân, nhưng gọi bánh tráng tay để phân biệt với tráng… máy vậy). Bánh ướt, bánh cuốn kêu đĩa nào tráng đĩa đó chắc chỉ có đặc biệt nơi vùng này. Người thích Tây Hồ, người thích Tàu Bay, tôi thì thích Tân Hồng Mai.

Nếu chưa ăn, muốn thử thì cứ đĩa đặc biệt mà kêu. Sau một hồi chờ đợi, bạn sẽ thấy một đĩa có ít bánh ướt Thanh Trì (tức toàn là bột tráng mỏng), vài miếng bánh cuốn nhưn thịt nướng, nhưn tôm cháy, vài lát chả lụa, chả quế xắt mỏng vừa phải, lại có miếng tàu hủ chiên nóng giòn, có cả miếng bánh cống. Và một đĩa giá trụng, được mang ra.

Cho ít ớt bằm vào chén nước mắm. Gắp từng miếng bánh nhúng vào chén rồi cho vào miệng cũng ngon, mà chan hết nước mắm vào đĩa, rồi từ từ gắp ăn cũng tuyệt.

Cái ngon của đĩa bánh ướt/cuốn tráng tại chỗ là nó vừa ấm mới ra lò, ăn không bị lạnh tanh mùi… tàng trữ. Và bánh cuốn ngon không bao giờ có lớp bột dày cui. Mà nó mỏng mảnh, dai dai. Không khiến mình ngán.

Các món ăn chơi

Ðủ loại chè cho khách togo. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Nói “ăn chơi” cũng là bắt chước người ta nói cho vui nhà vui cửa, chứ ăn rồi thì bụng no cành hông chứ chơi nỗi gì.

Tuy nhiên, những món tôi muốn giới thiệu với mọi người khi đến Little Saigon, ngoài cơm cơm, phở phở, bánh bánh, là cá nướng, là gỏi mực, là cao lầu, là bún gỏi và, là lạc xá.

Ði ăn cao lầu ở Faifoo, ăn bún gỏi và, lạc xá ở Song Long bạn có thể đi một mình, kêu một tô, rồi thủng thỉnh nhấm nháp tô cao lầu để mà nhớ về Hội An với đèn lồng đỏ treo cao cao, hay thả hồn vào vị chua nhè nhẹ của tô bún gỏi và mà nhớ về miệt Cần Thơ gạo trắng nước trong, hoặc hít hà cùng tô lạc xá mà suy nghĩ xem ai là người đã chế ra món ăn này, có liên quan gì đến với những ông Cà Ri Ấn Ðộ hay không.

Nhưng đi ăn cá nướng hay gỏi mực gỏi xoài mà đi một mình thì hơi “lạc quẻ,” mà cái lạc quẻ đầu tiên là một mình ăn không có hết!

Cứ tưởng tượng bước vào quán Hương Ðồng Cỏ Nội, nhà hàng Lẩu Ðồng Quê, Favori hay quán Hồng Ân Bò 7 Món (vô quán bò kêu cá nướng, cũng tức cười hén) gọi món cá nướng da giòn. Chờ một chốc, một đĩa rau to, xanh um các loại được dọn ra cùng nước mắm me hay mắm nêm, rồi khay bánh tráng để cuốn, cuối cùng là… một “nàng tiên cá” bông lau da giòn vàng rụm phủ đầy mỡ hành, và đậu phộng rang đập giập bên trên. Một mình mà ngồi xẻ cá cuốn bánh tráng sẽ buồn hơn “đêm 30” nhiều lắm. Cho nên, phải có bạn có bè, có chồng có vợ, có bồ có bịch, có anh có em ngồi ăn cùng nhau, vừa thưởng thức vị ngọt của thịt cá, cái giòn của miếng da, vị chua của miếng khế, cùng rau thơm, hòa trong chén mắm me, mắm nêm, vừa râm ran trò chuyện về “xứ Bolsa này sao mà lắm món ăn ngon” để thấy cuộc đời có những lúc thơi thới đáng yêu quá chừng.


Muốn ăn chơi kiểu “dân dã” mà lại mắc tiền thì có thể đến Ốc&Lẩu trên đường Brookhurst (à, mà sao trên con đường này có nhiều quán ăn quá nhỉ). Vào đây thì cứ ốc tha hồ mà kêu, ốc hương nướng tiêu, ốc móng tay nướng mỡ hành, ốc len xào dừa, ốc gạo xào bơ,… Muốn đậm đà thêm nỗi nhớ quê nữa thì làm luôn cái lẩu mắm, không ngon không về.

Muốn ăn chơi dân dã mà ít tiền thì vào Chợ Tam Biên làm tô cháo lòng cho ấm bụng ngày Ðông, ai thích món bê thui thì cũng ở nơi này mà gọi. Nếu nói về người phục vụ thì tôi bình chọn đây là nơi có những cô, những chị nói chuyện dễ thương nhất trái đất.

Ai hảo ngọt sau khi ăn mặn thì có thể tạt qua Thạch Chè Mỹ Linh gần Cháo Cá Chợ Cũ nơi góc Westminster-Newland hoặc Chè Hiển Khánh trên đường Westminster hay trong khu chợ T&K ở đường Bolsa mua ly chè ba màu, ly sâm bổ lượng, hay dăm ba chén chè đậu trắng, trôi nước, khoai môn bạch quả… để tăng thêm dư âm ngọt ngào cho tình đời.

Tôi thì sau khi ăn lại thích ly cà phê sữa đá của tiệm Gala Bakery, cạnh bên quán Hương Giang chuyên trị các món ăn Huế. Uống thử một lần, là phải dặn lòng lần sau ghé lại uống thêm ly khác, để từ từ khám phá xem tại sao nó ngon lạ ngon lùng.

Ðúng là đến Little Saigon là để… ăn, mà ăn rồi thì hãy tạm “quẳng cái cân đi mà vui sống,” trước khi ì ạch chạy ra công viên hay leo lên treadmill chạy cho toát mồ hôi mẹ mồ hôi con, để còn mặc vừa quần áo đẹp đón Tết đến Xuân sang cùng tiếng cười rộn rã.

CLICK HERE:


Feb 21, 2017

Đi THĂM CÔ MỸ YẾN

THĂM CÔ MỸ YẾN

Giáo Sư Trần Mỹ Yến

Mùa hè xứ Úc năm nay thật dễ chịu, đã bớt rồi những ngày nóng mà nhiệt độ lên  đến 42 độ, mà thỉnh thoảng đột nhiên lại có những ngày mát lạnh chỉ 22 độ thôi, nên hôm nay mấy em Vịt  miệt dưới rủ nhau đến thăm Cô Mỹ Yến.

PHà, Mỹ Điệp và Mai Đoàn ghé chợ mua ít trái cây và thêm hộp bánh của Mỹ Điệp đến thăm Cô. Cũng đã lâu rồi kể từ lần thăm trước đâu cũng 2 năm qua, lần này gặp Cô,  nghe Cô và em Châu ( con gái Cô ) kể cho nghe về những sự việc xảy ra cho Cô mà 3 em Vịt vừa phục, vừa thương và vui mừng vì Cô tuy có hơi yếu hơn trước nhưng trông Cô vẫn tươi tắn, minh mẫn và nói chuyện rất vui. 

Cô kể là Thầy đã mất được hơn 1 năm rồi, sau khi Thầy mất Cô  buồn lắm hay nằm ngủ mơ và cứ tưởng là Thầy còn sống . Nỗi buồn cứ ấp ủ trong trái tim Cô làm 1 lần  Cô phải vào bệnh viện cấp cứu vì mệt tim, nằm trong bệnh viện vài ngày nhưng được tai qua nạn khỏi.
Rồi tháng 9 năm qua, một lần nữa cô bị stroke nhẹ , lại phải vào bệnh viện vài hôm. Bác sỉ check đủ thứ rồi cho cô về nhà.
Tưởng đâu yên ổn, ngay ngày hôm  sau Cô lại phải vào bệnh viện cứu cấp.  Lần này thì sợ hơn, cô không nói được , không đứng , không đi được. Mà họa vô đơn chí, trong bệnh viện lúc đang điều trị Cô lại bị té đầu sưng u 1 cục, rất may không nguy hiểm. Thời gian nằm trong bệnh viện chữa trị và tập vật lý trị liệu cô rất quyết tâm và cố gắng , nên bây giờ Cô đã tự mình đi lại được , nói chuyện bình thường và rất còn minh mẫn.

Ngồi nghe em Châu và Cô kể chuyện , 3 em Vịt Tây Úc chỉ còn biết cảm phục và thương cô quá.
Cô còn kể là khi còn sống Thầy  rất thích nghe bài hát My Way do ca sĩ Frank Sinatra hát và Cô hay nghe cùng thầy . Rồi cô mở CD cho 3 em Vịt nghe bài hát này bằng tiếng Việt do Nguyên Khang hát .
Cô còn nói Thầy Cô cũng còn thích bài Anh còn nợ em ! Các bạn có thấy Cô giáo của tụi mình trẻ trung dễ thương không ! Năm nay cô đã 83 rồi đó !


 Cô và em Châu


Cô còn nói để em Châu chiên chả giò cho mấy em ăn , nhưng 3 em Vịt đành phải từ giã cô để Mai Đoàn còn về kịp giờ đi làm.
Chúng em xin cầu chúc cho cô Mỹ Yến luôn được an vui và mạnh khỏe.

PHà có thu 1 video clip Cô Mỹ Yến gửi lời thăm đến tất cả các Thầy Cô Giáo sư Trưng Vương và tất cả nữ sinh TV, xin gửi đến các bạn TV khắp nơi qua trang blog của TV63-70






Thêm vài hình ảnh Cô Mỹ Yến khi dạy ở Trường Trưng Vương


 Cô Mỹ Yến chụp với lớp Đệ nhị A1 trong dịp tất niên.







Feb 14, 2017

Chia buồn cùng gia đình GS Lệ Tuyết

Thật xúc động, được tin buồn




Bà Maria Đặng Lệ Tuyết


Cựu Giáo Sư
trường nữ trung học Trưng Vương Sài Gòn
vừa từ trần ngày 13-02-2017
 tại VN hưởng thọ 83 tuổi 




Toàn thể cựu nữ sinh TV 63-70 xin chân thành chia buồn cùng tang quyến. Vô cùng thương tiếc và nguyện xin hương linh GS Lệ Tuyết được an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU



*************
**************






Các bạn TV6370 đến phúng điếu Cô Lệ Tuyết
Giếng nhớ ơn cô giáo Phạm Lệ Tuyết 
TV6370 tưởng nhớ cô





Thanh mới nhận được thư cám ơn của con gái Cô Lệ Tuyết . xin copy lại gửi các bạn TV 63-70 

Chi Thanh men,

Em da ve den My duoc mot ngay. Em xin loi den bay gio moi email duoc cho chi vi suot thoi gian o Viet Nam em khong co phuong tien. 

Mot tuan troi qua ben Viet Nam nhu mot giac mong doi voi em. Du co mat trong suot tang le cua me, em van khong tin la minh da mat me chi oi. Doi luc em cu ngo rang chi can nhac dien thoai goi cho me thi se duoc nghe giong noi yeu thuong cua me ben dau giay ben kia. Nhung em biet rang do chi la mot "xa xi pham" ma suot doi nay em se khong bao gio duoc huong nua.

Em va ca nha rat cam dong ve tam long thuong yeu cua cac chi Trung Vuong da danh cho me em. Day la mot ngon lua suoi am long chung em va giup chung em vuot qua chang duong kho khan luc nay. Xin chi chuyen loi cam on gium em den tat ca cac chi ben do cung nhu o hai ngoai da quan tam den me em va gia dinh chung em.

Hy vong em se co dip gap lai chi trong mot hoan canh vui hon. Chuc chi luon vui manh.

Than ai,
Tran



.

TRUYỀN THUYẾT VALENTINE

TRUYỀN THUYẾT VALENTINE


Lịch sử Ngày Tình Nhân (Valentine’s Day) vẫn còn là điều bí ẩn. Nhưng chúng ta biết rằng từ lâu tháng Hai đã là tháng của sự lãng mạn. Ngày lễ thánh Valentine là Ngày Tình Nhân, như chúng ta thấy ngày nay, gồm các vết tích của cả truyền thống Kitô giáo và truyền thống La Mã. Do đó, thánh Valentine là ai và được kết hợp với nghi lễ cổ này thế nào? Ngày nay, Công giáo nhận thấy ít nhất có 3 vị thánh có tên là Valentine hoặc Valentinus, 3 vị này đều tử đạo.


Một truyền thuyết cho rằng thánh Valentine là một linh mục sống hồi thế kỷ III ở Rôma. Khi hoàng đế Claudius II nói rằng binh sĩ độc thân này phục vụ tốt hơn những người có vợ và có gia đình, hoàng đế đã ra lệnh cấm cử hành lễ cưới cho các thanh niên. Thánh Valentine nhận thấy luật này bất công nên phản đối Claudius và vẫn bí mật cử hành lễ cưới cho các thanh niên yêu nhau. Việc làm của Valentine bị lộ, Claudius ra lệnh giết Valentine.

Các truyền thuyết khác cho rằng có lẽ Valentine bị giết vì “tội” giúp những người Kitô giáo trốn khỏi các nhà tù độc ác của Rôma.

Theo một truyền thuyết, chính Valentine đã gởi tấm thiệp tình yêu đầu tiên. Khi bị tù, Valentine phải lòng một cô gái trẻ (có thể là con gái của viên cai ngục) thường xuyên đến thăm ông. Trước khi chết, Valentine đã viết một lá thư, viết rõ “Người gởi: Valentine”, cách nói mà ngày nay vẫn dùng. Mặc dù sự thật về Valentine vẫn chưa rõ, nhưng các chuyện kể chắc chắn nhấn mạnh sức thu hút của Valentine là cảm thông, anh dũng, và đặc biệt là rất lãng mạn. Không lạ gì vào thời Trung cổ, Valentine là một trong các vị thánh được sùng kính nhiều ở Anh quốc và Pháp quốc.

Trong khi một số người tin rằng Ngày Tình Nhân được cử hành vào trung tuần tháng Hai để tưởng niệm ngày thánh Valentine qua đời – có thể từ khoảng năm 270, một số người khác lại tin rằng Kitô giáo có thể đã quyết định mừng lễ thánh Valentine vào giữa tháng Hai để cố gắng “Kitô hóa” lễ hội Lupercalia (*) của người ngoại giáo. Thời La Mã cổ đại, tháng Hai là tháng chính thức khởi đầu màu Xuân và được coi là thời gian thanh tẩy. Nhà cửa được dọn dẹp bằng cách quét sạch rồi rắc muối và bột mì mịn khắp trong nhà. Lễ hội Lupercalia bắt đầu từ ngày 15-2 (ides of February), đây là “lễ hội màu mỡ” (fertility festival, nghĩa là có khả năng sinh sản) dâng cúng thần Faunus (thần nông nghiệp La Mã), đồng thời tưởng nhớ hai người sáng lập là Romulus và Remus.

Bắt đầu lễ hội này, các thành viên Luperci (các tư tế La Mã) tụ họp tại một hang thánh (sacred cave), nơi có hai trẻ nhỏ Romulus và Remus được coi là được sói mẹ nuôi dưỡng. Lúc đó các tư tế hiến tế một con dê để cầu xin sự màu mỡ, và một con chó để cầu xin sự thanh tẩy.

Rồi các trẻ trai cắt da dê thành từng dải, nhúng các sợi da dê vào máu hiến tế và đem ra đường phố, rồi đập nhẹ các sợi da dê vào các phụ nữ và ruộng nương. Các phụ nữ La Mã không sợ mà lại thích thú được da dê chạm vào mình vì họ tin rằng các dải da dê có thể làm cho họ có khả năng sinh sản trong năm tới. Theo truyền thuyết, cuối ngày đó các cô gái trong thành phố sẽ đặt tên mình vào một cái bình lớn. Mỗi thanh niên độc thân sẽ chọn một tên trong chiếc bình đó và hai người sẽ cặp đôi với nhau. Việc cặp đôi này thường kết thúc bằng một đám cưới.

Giáo hoàng Gelasius tuyên bố ngày 14-2 là lễ thánh Valentine từ khoảng năm 498. Hệ thống “xổ số” của La Mã về việc cặp đôi lãng mạn được nghĩ là không bắt nguồn từ Kitô giáo và không đúng luật. Sau đó, vào thời Trung cổ, dân Pháp và Anh tin rằng ngày 14-2 là khởi đầu mùa chim chóc giao phối, ý tưởng này được thêm vào Ngày Tình Nhân để tăng thêm vẻ lãng mạn. Ngày nay, một bài thơ cổ của Charles, công tước vùng Orleans, làm tặng phu nhân khi ông ở trong nhà tù tại Tháp London sau khi bị bắt trong trận Agincourt. Lời chúc mừng, được viết năm 1415, là một phần trong bộ sưu tập bản thảo của Thư viện Anh quốc ởLondon. Vài năm sau, người ta cho rằng vua Henry V đã “đặt hàng” John Lydgate viết một lá thư ngắn gởi cho nàng Catherine ở Valois.

Ở Anh quốc, Ngày Tình Nhân bắt đầu được phổ biến rộng rãi vào khoảng thế kỷ XVII. Giữa thế kỷ XVIII, ngày này phổ biến trong giới bạn bè và những người yêu nhau ở các tầng lớp xã hội để trao tặng nhau những kỷ vật hoặc thư viết tay nhằm thể hiện tình cảm. Cuối thế kỷ XVIII, các thiệp in bắt đầu tahy thế thu viết tay vì kỹ thuật in ấn tân tiến. Tặng thiệp là cách thể hiện tình cảm dễ dàng hơn nói trực tiếp. Có lẽ người Mỹ đã bắt đầu tặng nhau những tấm thiệp Valentine tự làm từ đầu thập niên 1700. Vào thập niên 1840, Esther A. Howland bắt đầu sản xuất hàng loạt và bán những tấm thiệp Valentine ở Mỹ.

Theo Hiệp hội Thiệp, ước tính có tới 1 tỷ tấm thiệp Valentine được gởi tặng mỗi năm, làm cho Ngày Tình Nhân là ngày tặng thiệp nhiều thứ nhì trong năm, so với dịp Noël ước tính có tới 2,6 tỷ tấm thiệp được gởi đi. Xấp xỉ 85% thiệp Valentine được nữ giới mua tặng “chàng”.

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ History.com và Wilstar.com)

(*) Tuy các nguồn tài liệu thời hiện đại nói không rõ về ngày lễ về và tình yêu của Greco-Roman nằm vào tháng hai, giáo sư Jack Oruch của viện khoa học của Kansas cho là không có sự liên kết nào của vị thánh tên Valentinus và tình yêu lãng mạn. Những nguồn liên kết trước đó nhắm vào sự hy sinh thay vì tình yêu lãng mạn. Trong lịch Attic, thời kỳ giữa tháng giêng đến giữa tháng hai trong lịch của lịch Hy Lạp, là thời gian tưởng nhiệm về đám cưới linh thiêng của Zeus và Hera.

Trong thời kỳ La Mã cổ đại, lễ Lupercalia được tổ chức vào ngày 13–15 tháng Hai, một nghi thức cổ xưa về sinh sản. Lễ Lupercalia là lễ riêng của TP Roma. Ngày lễ được tổ chức quy mô toàn quốc là lễ Juno Februa (Juno là đấng trong sạch hoặc đấng đồng trinh) được tổ chức vào ngày 13–14 tháng Hai. ĐGH Gelasius I (492–496) đã bỏ lễ Lupercalia. Một số nhà sử học đoán rằng lễ Candlemas (Lễ Nến, ngày 14 tháng Hai, về sau chuyển sang ngày 2 tháng Hai) được thay thế cho lễ Lupercalia, nhưng lễ Candlemas đã được bắt đầu tại TP Giêrusalem vào năm 381 trước công nguyên. Năm 500 sau công nguyên, Đức Giáo Hoàng chuyển lễ Valentine vào ngày 15 tháng Hai, và rồi được chuyển sang ngày 14 tháng Hai.

P.Anh chuyển

Feb 5, 2017

Sự thật tinh vi đằng sau những quả trứng gà dài... 30cm nổi tiếng của Đan Mạch

Sự thật tinh vi đằng sau những quả trứng gà dài... 30cm nổi tiếng của Đan Mạch
Sự thật tinh vi đằng sau những quả trứng gà dài... 30cm nổi tiếng của Đan Mạch

Nếu đến Đan Mạch, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những quả trứng luộc dài tới 30cm, cho ra những lát trứng với kích cỡ đều tăm tắp.

Trứng gà luộc thì ở đâu chả có, và nếu không phải là một người sành ăn thì khi bóc trứng ra, bạn sẽ chẳng phân biệt nổi quả trứng gà Mỹ khác trứng gà Việt ở chỗ nào đâu

Nhưng nếu có dịp được đến châu Âu, hoặc Đan Mạch, bạn sẽ được chứng kiến một món trứng luộc rất kỳ lạ. Lạ ở chỗ, nó dài tới... 30 cm, hoặc hơn.



Món "trứng dài" nổi tiếng của Đan Mạch, có thể cắt thành những khoanh trứng đều tăm tắp

Món ăn này có cái tên đúng như hình dạng của nó: trứng dài - long eggs. Nhưng làm cách nào? Chắc không phải một con gà đẻ ra quả trứng 30cm như hình dưới được đúng không?






Quả trứng thần thánh này liệu có thực?
Tất nhiên là không phải rồi. Đây thực chất là một món ăn đầy tinh vi của Đan Mạch, và thứ để làm ra nó cũng chỉ là những quả trứng gà bình thường thôi.
Để biết được quy trình làm nên món trứng này, hãy cùng đột nhập vào một nhà máy làm trứng tiêu biểu của Đan Mạch.
Đầu tiên, trứng sẽ được đập vỡ, tách riêng lòng đỏ và lòng trắng trứng. Cả 2 phần sẽ được chuyển đến 2 thùng chứa riêng để đánh đều lên.


Đập trứng



Tách riêng lòng đỏ và lòng trắng



Lòng đỏ được đưa vào thùng trộn


Lòng trắng cũng vậy.

Sau khi trộn đều lòng trắng sẽ được đưa vào khuôn, cùng một trục ở giữa sao cho tạo thành một khoảng rỗng.



Cả khuôn sẽ được đun cách thủy bằng nước. Sau khi lòng trắng rắn lại, người ta nhấc trục ra, rồi đổ lòng đỏ vào giữa.



Khi trứng đã chín, toàn bộ sẽ được nhấc ra, chuyển đến khu vực kiểm tra chất lượng. Tại đây, công nhân sẽ cắt gọt bớt những gì thừa thãi, chỉ để lại một "que trứng" dài, tròn và đẹp mắt nhất có thể.



Sau cùng, trứng sẽ được làm lạnh rồi đóng hộp, đợi vận chuyển ra bày bán tại các siêu thị trong nước.



Giờ thì hãy nói xem, bạn có muốn thử thưởng thức món trứng luộc dài 30cm đầy độc đáo này không nào?

Nguồn: Diply, Laura Yuile Channel

Lệ Chi chuyển

Feb 2, 2017

Cánh Én Mùa Xuân- MIMOSA



CÁNH ÉN MÙA XUÂN

Chim én là loài chim luôn quay về tổ của nó vào mùa xuân, báo hiệu một năm mới rộn ràng, đầy hứa hẹn, là dấu hiệu kết thúc năm cũ. Có lẽ vì vậy mà chim én được các văn thi sĩ chọn làm biểu tượng của mùa xuân - mùa hoa nở, cây đâm chồi nảy lộc.
Ngày 29 Tết mấy mợ vịt rủ nhau du Xuân đường hoa Nguyễn Huệ. Thôi thì thời trang đủ kiểu có mặt ở đường hoa như làm vui thêm mùa xuân. Tôi để ý một chi tiết là năm nay người ta mặc áo dài rất nhiều, ở Hội Hoa xuân, đi nhà thờ, đi chùa, đi xin chữ ở phố ông đồ (nhà Văn Hóa Lao Động, nhà văn hóa Thanh Niên)…áo dài cách tân của giới trẻ chiếm đa số. Tôi thấy mấy em gái nhỏ mặc áo dài, khăn quấn tóc đủ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng trông hay hay, làm tôi nhớ thời tuổi teen tôi hay qua nhà bác hàng xóm, bác gái có dạy tôi cách vấn tóc bằng cái khăn màu đen của bác. Nhưng có lúc cái khăn này bị “dị tướng” trông giống như cái nia, cái mẹt mà mấy cô hoa hậu, người mẫu đội khi lên sân khấu.  Cái gì mà quá đà thì nó không còn thẩm mỹ nữa.
Thật vui khi giới trẻ chịu mặc áo dài, nhưng có mặt ở những nơi này ngắm nhìn mấy em, mấy cháu không biết mình có mếu máo không khi có em mặc áo dài với cái skirt lùng nhùng, không phải là quần culottes, không phải là skirt bình thường. Thiệt tình tôi thấy giống cái nùi giẻ mà mình túm lại. Càng ngày các ông designer áo dài cộng thêm mấy trẻ trâu mặc áo dài kiểu gì nó quái quái làm sao. Tôi gọi là thời trang kinh dị. Có cái thì “te tua tàu lá chuối”, có kiểu áo dài mặc với ….xà lỏn, chắc là kiểu bà Táo cưỡi cá chép.
Mấy “a dành” U80, U70, U60 cá chắc là mấy anh này thấy mấy kiểu áo dài đó thế nào cũng bị đau mắt, vì trong tâm hồn mấy anh “nàng thơ” của mấy anh là “áo lụa Hà đông” là “áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc, áo nàng xanh anh mến lá sân trường….” hay
Tung bay tà áo buông lơi
Như làn mây tím của trời lang thang
Làm anh xao xuyến ngỡ ngàng
Hồn siêu phách lạc mơ màng cõi yêu
(Thơ Tà áo dài của Khách Lãng Du)
Còn mình đi may áo dài cổ điển thì cháu thợ may cứ may cái quần dài lê thê, tà áo dài thì chạm sát đất. Mình đã yêu cầu là may áo dài cho mình người già rồi may ngắn lên một chút, nhưng vẫn không thể được. Tôi gọi đó là kiểu “áo dài quét rác”. Kiểu đó chỉ để mấy người mẫu đứng chụp hình, thực tế đâu có ai vừa làm việc mà bận y phục lết phết như vậy. Còn nhớ trước năm 75 tụi tôi mặc áo dài đi làm mỗi ngày nhưng quần áo đâu có dài ghê vậy. Tụi tôi mặc quần tây vải mềm dầy, áo dài trên mắt cá chân cũng phải cả tấc, như vậy đi lên xuống thang lầu vẫn không bị vấp té. Thời trang áo dài - cái thì dài lết bết rất là bất tiện trong sinh hoạt, còn giới trẻ có áo dài cách tân “phá hoại” chứ không là phá cách.
Thôi mình thông cảm giới trẻ có lẽ chưa định hình được làm sao vừa có tính thẩm mỹ, vừa có tính hiện đại. Giới trẻ chỉ cố ý mặc sao cho người ta phải ngoái cổ nhìn, còn tính thẩm mỹ thì thứ yếu. Hy vọng là mình suy nghĩ chưa đúng!
Mong một vài năm nữa, mấy tay designers cũng như giới trẻ tung ra những kiểu áo dài đừng làm nhức mắt mấy “a dành”, cũng đừng làm rối mắt mấy anh trẻ. Tà áo dài hãy như những cánh én mùa xuân đủ màu sắc tung tăng khắp phố phường làm vui mắt bao người vì tính thẩm mỹ cao.    

Mùng 6 tết 2017
Mimosa
        

Đại hội bánh chưng TV 6370 mừng Tết Đinh Dậu


ĐẠI HỘI BÁNH CHƯNG MỪNG TẾT ĐINH DẬU








Bánh Gai Kim Đoan và anh Tuấn

Kim Đoan có thợ vịn là Anh Tuấn nên trổ tài gói bánh gai  trình làng trước tiên . Bánh gai tuy có màu đen nhưng óng mượt thơm tho , nhân đậu xanh có dừa béo ngậy .  Chỉ thấy một khay đầy bánh nhưng không biết hai ông bà làm cách nào để có màu lá gai đen  mật ? còn phải chờ Kim Đoan cho biết bí quyết , cũng théc méc muốn được nhìn mặt bánh và nhân ra sao ? còn mùi vị thì chưa ăn cũng biết ngon tới đâu rồi !!!
gì chứ bánh gai là tớ mê nhất đó Đoan ơi .


 Các bạn ơi, đây là bánh gai  công ty Sherbrooke


Kim Đoan  và Anh Tuấn chỉ là thợ vịn đi học gói bánh gai lần đầu và trình làng trước tiên . Chị bạn HC được các sơ Nữ Tỳ thánh thể cho bột lá gai nên đến học làm và nguyên khay bánh gai là do thợ ATuấn gói lần đầu tiên (KĐ rất ngạc nhiên) . KĐ thì phụ làm bột, nhân với anh chị HC , gói được 36 cái do công của 4 người làm trong vòng 4h.


người nặn, người gói 




Đây là Công thức làm bánh gai

          Bánh chưng , gìo thủ  NGUYỆT MINH

Chị Hồ Xuân Hương năm nay cũng góp mặt với gìo thủ bánh chưng , bánh mập ú mũm mĩm thế kia hỏi sao ....công tử bước đi cho đặng?





Bánh chưng Thảo Uyên Ly

Năm nay gói một tăng mười mấy cái bánh , không được đẹp nhưng bảo đảm đúng vị bánh chưng không phải bánh ....giò.  kinh nghiệm năm ngoái . năm nay cột nới tay chút xíu nên bánh hết 6 múi , hết sexy ha ha.
luộc bánh tới 2 giò sáng , cái nồi bự cao hơn khổ chủ , lại đặt trên bếp nên cao lênh khênh, mỗi lằn châm nước cho bánh nhất là lúc bánh chín , em phải đứng trên ghế cao mới với tới . Ôi chao là khổ chỉ tại  ham dzui !!


                                            

                                                  


Bánh chưng và dưa món của Sang Bùi ở Florida

Nàng Sang Bùi khéo tay có thừa , bánh đẹp thế kia kw2m dưa món cay dòn ....bánh chưng sẽ bùi lắm đây ta.



                                     


Bánh chưng nem chua  Mỹ Điệp

Nem chua là món khó làm thế mà em Mỹ Điệp nhà mình trổ tài không thua ai, nghe Phương Hà tả nem Mỹ Điệp ngon lắm . chẳng biết bao giờ mới được nếm đây? 
Ước chi 6370 có một ngày đại hội ẩm thực để tất cả chúng ta cùng được thưởng thức tài nấu nướng của các em vịt thì vui biết bao.








 Bánh chưng Phương Hà

Ha Ha chủ trì đai hội ẩm thực là em Phương Hà , em gói bánh chưng bằng lá tre , có một không hai trên thế giới . Cái lá tre bé tí mà tạo được cơ đồ  thế này không bái phục sao đặng?
                                                   
                                                     
 
              Bánh chưng Miệt dưới gói bằng lá tre





Lần đầu tiên Phương Hà gói giò thủ
không biết lần thứ hai thứ ba sẽ đẹp và ngon tới đâu ta?




 Giò thủ của Năm ở Texas

nghe Năm than gìò thủ cắt rơi lả tả .....?
lả tả thế này em cũng xin thua.



Bánh chưng giò thủ Xuân Chi

Người đẹp Xuân Chi năm nay trổ tài xuất sắc , bánh chưng vuông vức , gìo thủ liền lạc hấp dẫn quá Chi  ơi.



                                           



                               











Mời các bạn xem lại phóng sự Đại Hội Bánh Chưng năm ngoái  ( hấp dẫn ly kỳ )




TẾT BÍNH THÂN 2016
ĐẠI HỘI BÁNH CHƯNG TV 6370  TRÊN TOÀN THẾ GIỚI 
( tường thuật nóng hổi từ trong nồi haha)

Ngày xưa , xưa lắm ....từ đời vua Hùng Vương , bánh chưng được Trời gửi xuống cho dân Việt Nam ăn ba ngày tết . Nói thế để thấy rằng Tết mà không có bánh chưng là không phải Tết ,  trái lẽ Trời và ,phụ  lòng người..


              Bánh Chưng trong truyền thuyết nhân gian tượng trưng cho Đất,( trong khi bánh dày tròn tượng trưng cho bầu trời )  , bánh chưng hàm nghĩa phải vuông vắn ,  xanh thắm màu lá mượt mà như cỏ cây trên  đồng ruộng .
              
              Bánh chưng vuông đến nỗi , trong đời thưng người ta  ví von mấy người hay lý sự hơn thua là kẻ " bành chưng ra góc"haha cho thấy bánh đẹp phải "ra góc " đấy nhé.
Dài dòng chút xíu cho thấy bánh chưng không thể nào có hình dáng khác được , bắt buộc phải vuông mới gọi là đúng cách.
  
               Chẳng thế mà khi vua Quang Trung Nam tiến vào mùa xuân Kỷ Dậu thống nhất sơn hà ,   bánh chưng được chế biến thành đòn dài  để dễ  mang vác ,  người lính có thể xâu những dòn bánh đeo trên vai hay gánh bánh xuôi Nam., vẫn đảm bảo có bánh ăn trong ba ngày tết. . Khi biến thành đòn dài , bánh chưng đổi họ tên thành bánh tét .....Vâng cái gì đang vuông vức mà xẻ thành dài đòn thì đúng là chỉ có thể gọi là .... tét mà thôi.

               Thế mà có đàn vịt , xuất thân từ TV6370 , tự phong là vịt Trời ( không muốn  gọi vịt xiêm , vịt cổ lùn vv) , sau tháng tư đen 75 , vịt bay bốn phương tám hướng , có thể nói trên khắp châu lục địa , trừ mấy nước châu Phi hay cực đoan Hồi giáo , ở đâu sống được ở đó có vịt Trời 6370.  Ao vịt lâu lâu tụ tập huyên náo đất trời , cả ngàn lý do họp chợ , hội Hoa Đào DC , Hội Tết CA ,họp mặt tân niên , tất niên , Bà Trưng Bà Triệu...... nhưng chưa từng có cuộc họp nào để gói bánh chưng trên toàn thế giới.
  
              Cũng dễ hiểu vì sao ? làm thế nào có ngày họp mặt cùng nhau gói bánh thưởng xuân vui đùa chờ nồi bánh chín , bóc ra thơm mùi lá ,nếp dền , đậu vàng , thịt ba chỉ trong veo, tiêu hành ngào ngạt.....

               Nhưng nhờ có mạng internet,wifi , iphone khắp nơi , sự gần gũi tưởng chừng ,,,,như thật .
              Này nhé , khi TUL buổi sáng vừa mở mắt đã nghe em PHà sent a message " Hi em TUL" là biết ngay họp mặt on line , hai đứa cách nhau trùng khơi thế mà cứ như.... một nhà , nhảy lên skype  nữa là đích thị , thấy em Bích Quy cười ỏn ẻn , em Hảo Chi ơi ời trùm chăn than rét co ro , em khoe  hoa tím sầu đông mới mua ở Home Depot  giá $13.00 , em còn khoe tấm ảnh em tặng Phương Thảo cách đây vài năm , tấm hình được Phương Thảo khen có nụ cười hoa kít lợn..
  
               Cứ thế mà on line , bánh chưng bánh tét tha hồ mời nhau trao đổi, chỉ ăn bằng mắt , chảy nước miếng , thèm quá ăn miết mà  không  sợ bụng bự thích hợp với các vịt lười tập thể thao mà cứ muốn eo thon  haha ( dó là các em tí cu bụng bự !!!!) 

              Đại hội bánh chưng quốc tế năm nay do Thaỏ Uyên Ny host có đầy đủ các vịt đại diện từ  các châu lục,  sốt sắng tham gia gồm có:

              Xứ cờ hoa có các em TUL, Minh Phương, Minh Quang
               Miệt dưới thòi lòi có PHÀ Mỹ Điệp , Xuân Chi 
               Canada tình nồng có người đẹp  Hải Châu và thi sỡi Hồ Xuân Hương  Nguyệt Minh Vo Văn

               XIN MỜI TẤT CẢ CÁC VỊT VỀ THAM DỰ  




BÁNH CHƯNG 6 MÚI
TUL











Tin động Trời , thủ đô Washington DC sau cơn bão tuyết lịch sử , có tin động Trời bánh chưng six packs.Nguyên do là khi gói ,cứ sợ bánh bị lòi ruột nên TUL lấy hết sức cột chặt quá , hóa ra nộng nỗi .
ha ha lần đầu tiên gói bánh chưng đó nghe..
Khi bánh chưng 6 múi được trình làng , các mợ nhao nhao:
Phà ;
- Ha ha hèn chi bão lớn, chờ nghe thêm nhiều tin lạ nữa..
TUL;
_ chỉ có thể là tin em" lấy chồng " thôi ....,mới lạ hơn  T Uyên Ny gói bánh chưng ! he he nhưng mà cái đó là top secret đấy nhé.
Hải Châu khen giọng mẹ chồng:
- Bánh chưng nhìn dền lắm, cứ tiếp tục đi Thảo ơi , gói thêm lá chuối nhiều lớp bánh sẽ có màu xanh của lá ,
Nguyệt Minh Hồ Xuân Hương , sau khi ngắm bánh chưng 6 múi của TUL đã thỏ thẻ rằng :
- Thảo ơi , bánh chưng này rất gợi hình......nhìn đã thấy ham đủ thứ rồi, ham ngắm ham ăn thành công lắm lắm ..
_ TUL  thích quá , giống tớ ham đủ thứ , ....nhưng cũng may là HXH không phán bánh chưng gợi ..cảm he he
_ chứng tỏ là bà chị còn khoẻ lắm , gói được 6 múi là nhất rồi.


BÁNH CHƯNG HẢI CHÂU VÀ MINH PHƯƠNG








Bánh chưng của hai mợ Hải Châu và Minh Phương , phải gọi là bánh mẫu , bánh chưng kinh điển vì đúng tiêu chuẩn vuông vức , độ dày cân xứng , nhìn không được ăn cũng thấy ngon .
Gọi là kinh điển để nếu có ai hỏi thăm bánh chưng 6370 , lập tức mấy em bánh này sẽ là đại diện ha ha


BÁNH CHƯNG MINH QUANG










Em Minh Quang gói bánh khi trời đang bão tuyết , thiếu lá em phải dùng alumium foil , nhưng có sao bánh vuông vắn , thơm ngon thế kia lá ăn tiền rồi.
Minh Quang còn gói cả bánh tet nữa , làm thêm hai loại mứt gừng , loại dẻo em gói thành viên như kẹo để ăn cho dẽ..
Sau khi nghe tin động trời Washington DC , MQ hỏi TUL:
- ai chỉ mày gói vậy?
- ha ha tao học trên you tube.
- ừ cứ làm là được , có khó đâu !
nói thế chứ TUL đánh vật nguyên một ngày mới xong sáu cái đấy









BÁNH CHƯNG LÁ TRE
PHÀ
















Bánh chưng PHÀ gói bằng lá tre, , cứ nghĩ cái lá tre bé tí làm sao gói ? vậy mà em PHà làm được mới tài. 
 Bên Úc lá chuối mắc lắm , $20 đô một ký lá đông lạnh nên không dám mua , em chơi lá tre cũng lọt . Vì lá tre nhỏ nên phải dùng khuôn, , cứ xếp từng lớp lá chồng lên nhau thành bản rộng , rồi gói . Luộc xong, bánh có màu xanh nhạt , thơm mùi như lá dong nhưng không xanh bằng .
Mời các vịt sơi bánh , có giò và củ kiệu muối nữa đấy , ha ha càng" ăn" càng thèm .
TUL:
-Khâm phục , ngưỡng mộ bà thầy bánh chưng lá tre,chưa từng nghe ở hạ giới có bà phù thủy nấu ăn tuyệt chiêu tên PHÀ.
PHÀ:
- ha ha , ở miệt dưới này ai cũng gói bánh chưng bằng lá tre được hết .


BÁNH CHƯNG HỒ XUÂN HƯƠNG
NGUYỆT MINH VO VĂN







Em HXH cũng tự gói cả bánh chưng lẫn bánh tét.,  trình làng cây nhà lá vườn 100%. em PHà nhanh nhẩu:
_bánh chưng bánh tét gói đẹp quá , khéo tay quá NM.
HXH thủ thỉ mới vỡ ra :
- Hà ơi , mình không biết gói bánh tét, cái ni là giò lụa đấy...mình hay có thói quên không chú thích....
Ô hô vậy thì lại càng super khéo  ha ha 
Hải Châu thêm vào:
- sang năm tụi mình rủ nhau làm bánh chưng cho vui nhé , nhìn ngon lắm 
- ok Hải Châu nhớ rủ mình nghe 

BÁNH CHƯNG MỸ ĐIỆP










Em Mỹ Điệp cũng là dân xứ Thòi lòi miệt dưới với em PHà , nên hai em này có gặp mặt thiệt ngoài đời , chứ không phải on line. Hai em gặp nhau trao đổi " thỉnh nguyện thư bánh chưng" , hai em được ăn bánh thiệt của nhau , chứ không phải chỉ được nhìn và sơi bằng mắt như các em khác đâu. .Hai em sau khi sơi bánh xong , khen nhau nức nở , gật gù đắc chí bánh chưng miệt dưới hết xảy.
Mỹ Điệp kể gói bánh chung với các cô em gái, em bạn dâu , mạnh ai nấy gói nên bánh ra đủ hình đử kiểu , cũng có vài cái 6 múi giống bánh em TUL.

BÁNH CHƯNG XUÂN CHI



Sáng 28 Tết, em PHà mở email ra nhận được email của Xuân Chi từ Melbourne gửi tới

Xuân Chi:
Lâu quá không mail cho mày được vì bận rộn với gia đình
Gởi cho mày xem bánh chưng tao mới gói....

Phương Hà:
Trời! sáng ra nhận được thư mày mừng hết lớn luôn !
Bận giữ vậy hả làm tao cứ mong tin của mày. Bánh chưng gói đẹp, xanh mướt  trông hấp dẫn quá Chi...

Em Vit Xuân Chi chạy rượt theo 4 cháu ngoại cả ngày bận rộn lắm, nhưng thỉnh thoảng cũng nhớ cho bạn bè biết tin nhé em.... 

BÁNH CHƯNG EO BÀ QUẸO
PHÀ.

Tài giỏi như PHà cũng chế được bánh chưng bà Quẹo, nhưng em diếm mãi chỉ trình làng sau khi đã giới thiệu xong những cái bánh đẹp  ha ha ....cũng bà quẹo uốn éo nhưng chưa đến nỗi sáu múi


ĐẠI HỘI BÁNH CHƯNG 6370 TRÊN TOÀN THẾ GIỚI XIN MỞ CỬA CHÀO ĐÓN CÁC VỊT 6370 TỪ MỌI MIỀN TRÊN THẾ GIỚI 
.
EM TUL TỀ CHỈNH ÁO DÀI ĐỎ CÙNG TRÀNG PHÁO XIN LONG TRỌNG ĐÓN CHỜ CÁC VỊT VÀO THAM DỰ ĐẠI HỘI , CÁC VỊT TỰ NHIÊN SƠI BÁNH NHÉ ,CÁM ƠN SỰ THAM DỰ CỦA TẤT CẢ ..

THÂN MẾN CHÚC TẤT CẢ CÁC VỊT 6370 , SANG NĂM MỚI BÍNH THÂN DỒI DÀO SỨC KHOẺ , HẠNH PHÚC , AN KHANG THỊNH VƯỢNG....ĂN NGON  KHÔNG MẬP.

HA HA