Dec 31, 2013

VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI (Phim ngắn)


Đây là loạt phim mang tựa đề "Việt Nam quê hương tôi". Loạt phim ngắn này đã được thực hiện đầy tâm huyết với quê hương đất nước. Tuy ngắn gọn thôi, nhưng rất thiết thực.
Phạm Anh sưu tầm

VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI

Dec 30, 2013

CHUYỆN CUỐI NĂM

                                                       CHUYỆN CUỐI NĂM

                                                                           BÍCH QUY
                                                                            


Cả bọn hẹn nhau ở tòa nhà cao nhất thành phố Saigon tên Bitexco. Tòa nhà cao mấy chục từng nhưng chỉ đến tầng thứ tư đã có nhà hàng. Đứa đến trước, đứa đến sau. Chỉ riêng khoản đợi nhau đã để phí bao nhiêu thời gian...nói chuyện rồi. Chỉ tộ̣i cho trò Thanh chạy tới chạy lui, lo lắng không biết cái trò chậm chạp "lạc chợ" tận đâu mà giờ này vẫn chưa thấy. Một chặp rồi cũng đủ mặt "bá quan văn võ" đấy thôi. Có hề gì, già là phải vậy mà.

Gặp nhau ôm chầm lấy nhau mừng rỡ , rồi mới nhìn nhau cho rõ mà thẳng thốt kêu lên :
- Trời, sao Yến gầy thế? Phải cố ăn nhiều vào chứ .
- Không được đâu. Yến bị cao mỡ mà . Lại cả mệt tim nữa
- Ôi, Yến ráng giữ gìn sức khỏe nhé. Bây giờ về hẳn rồi phải không?
- Ừ , nhưng Yến lên chức bà ngoại rồi nên cũng bận lắm

Thanh bảo :

- Kỳ này lôi được An Trinh ra đây là cả một kỳ công đấy nhé
- Ừ , Trinh ít đi đâu lắm

Trò Chung nổi bật với chiếc đầm trắng và cái khăn quàng buông lơi rất hợp mốt, Trò hoan hỷ cho biết vừa đi kiểm tra sức khỏe và mọi sự đều hoàn hảo. Thật là mừng . Có lẽ trong các "Trò già" chỉ có trò là vừa cao lớn, vừa khỏe đẹp như vận động viên với thành tích mỗi ngày bơi đến 20 mươi vòng hồ lớn . Thật đáng nể .

Cả bọn lại ồn ào đi lựa món ăn rồi tự bưng đến một cái bàn dài ở cuối dãy. Ngồi đây thật là thoải mái , không sợ làm ảnh hưởng đến các thực khách bàn khác.

- Món này ăn cũng ngon nhỉ. Cho tớ thử một miếng của Dung nhé.
- Ừ, ăn thử đi ngon lắm
- Chỉ là rau củ cắt hột lựu bỏ vào cái trứng tráng và tưới sốt lên thôi mà họ làm khéo nhỉ, về tớ phải bắt chước mới được.

- Thảo ơi, kỳ này về lâu không? Trông bồ vẫn thế, chẳng già đi tý nào.

- Tới giữa tháng 2 tớ mới đi

- Zui há, thế là được ăn cả Tết Tây lẫn Tết Ta đấy nhé .

Loan ngồi ngay trước mặt Thanh, sẻ thức ăn cho bạn một cách vui vẻ :
- Món này cũng ngon lắm , ăn thử nhé.
- Ừ, cơm chiên trong quả dứa họ làm khéo quá mày nhỉ.

Oanh đúng là một tay máy chuyên nghiệp với cái máy ảnh lớn và ống kính dài chứ không nhỏ xíu bằng bàn tay như của mấy bạn khác. Ai có máy ảnh cũng cố thu lại hình ảnh các bạn mình quanh bàn tiệc. Gặp được nhau như thế này đâu phải dễ vì có những bạn xa xôi nửa vòng trái đất như Thảo từ Mỹ hay Yến từ Thái lan bay về.

Chung giới thiệu Đoàn Liên với Yến :

- Yến chưa biết chứ Liên là nhà từ thiện nổi tiếng đấy. Kỳ này Liên tổ chức đi làm từ thiện ở Đà lạt đấy . Yến đi không?

- Bên VN thì có Liên, bên Mỹ thì có Minh Tâm. Tớ phục hai mợ ấy quá chừng.
- Các bạn ăn đi chứ, kẻo nguội hết. Nãy giờ cứ lo chụp hình không à

-Ơ, mấy khi có dịp gặp nhau thế này

Ăn vừa xong thì bắt đầu cái màn rủ nhau đi "tưới hoa" , nói cho văn vẻ chứ có trò nào uống nhiều mà nhịn lâu được. Thế là cặp đôi, cặp ba lần lượt đi "dạo" WC. Được cái chỗ này sạch và đẹp nên cũng cố....nói tiếp câu chuyện còn dở dang được, không phải bịt mũi chạy ra như những chỗ khác.

Ăn uống no say rồi, nhẹ bụng rồi...câu chuyện lại tiếp tục nhắc đến các bạn bè ở xa . Chợt nhớ đến ai thì nhắc liền người ấy kẻo lại...quên.

- Nhà Hiền Đan Mạch có cái vườn hoa đẹp quá mày nhỉ. Biết bao là công phu mới có được đấy.

- Này, lâu nay không thấy Chi có bài trên "báo" cho tụi mình đọc . Chẳng biết mợ ấy có khỏe không?

- Dạo này mình thấy Thục hay lên trả lời trên ĐSTV , chắc là mợ ấy vượt qua kỳ chemo với thuốc mới nên khỏe ra rồi. Mình thấy mừng cho mợ ấy.

Ở xa nhau quá, nên các trò ở đây chỉ toàn căn cứ vào cái tên xuất hiện trên "báo" mà đoán mò vậy thôi. Dù sao cũng cầu mong cho trò nào cũng khỏe , dù có lên "báo" hay không.

- Chẳng biết Tuyết Mai qua đó đã ổn chưa?

- Lúc đầu thì chưa quen nhưng nay cũng ổn rồi. Mai chịu khó và các con cũng
chăm ngoan.

- Anh Bằng chắc cũng thế?

- Ai mới đi lúc đầu chẳng gặp khó khăn, nhớ nhà, sau rồi cũng phải quen thôi.

- Các mợ ơi, từ đầu năm đến giờ kỷ niệm 50 năm gặp gỡ, kề từ ngày bước chân vào TV năm 1963 , thế mà đã nửa thế kỷ rồi, đôi khi mình cứ tưởng như nằm mơ khi gặp lại các mợ

- Mình nhớ từ đầu năm đến giờ có mợ Minh Hải, Phương Hà, Mỹ Trang, Nguyệt Minh, Như Mai, bây giờ là Thảo UL, không kể mợ Ngọc Yến vì mợ ấy ở Thái Lan nhưng lại về luôn đây rồi.

- Tụi mình ở đây mà gặp lại nhiều bạn về như thế là quý lắm đấy

- Các bạn ấy lại ở xa nhau, chẳng cùng nước với nhau vậy mà hội tụ lại được với nhau, thế có phải là duyên không?

- Ừ, chẳng phải dễ dàng gì mà bảo muốn đi là đi, có khi phải thu xếp cả năm ấy chứ. Thương lắm. Cứ như tụi mình ở đây hô một tiếng là tụ lại được liền...

- Thế nên cỡ như chúng mình thì cứ ngồi đây mà mong các bạn chứ làm sao mà bay qua thăm mấy bạn được?

- Ui, biết đâu đấy, nhỡ mình.... trúng số thì sao?

- Ừ , tao mà trúng ....độc đắc sẽ cho cả bọn mình đi một chuyến gặp hết các bạn

- Để tao cầu ...Trời cho mày trúng nhé.

Đề tài có khi lại chuyển cả sang... tình hình hình thế giới hoặc lo lắng cho hiện trạng trong nước qua những chuyện xảy ra hằng ngày ...Nghĩa là đủ thứ chuyện trên trời dưới bể, nói hoài không hết.

Các câu chuyện chẳng đâu vào đâu, chẳng đầu , chẳng đuôi, hỏi chẳng cần nghe trả lời, lộn xộn, chuyện nọ xọ chuyện kia, mày mày, tao tao..Cơ mà vui lắm vì được gặp nhau, được nghe nhau nói, được nói nhau nghe, được nhìn nhau ...còn khỏe. Dẫu có bệnh đi nữa thì cứ ...ém lại mà... nói đã .

- Ngồi đây cũng lâu rồi , chúng mình xuống nhà chụp ảnh đi

Thế là cả bọn lục tục đứng dậy , kéo nhau xuống cái sảnh dưới nhà. Ở đó có cây thông Noel trang trí rất đẹp. Thế là xếp hàng chụp ảnh mặc cho khách lạ đứng nhìn, chẳng hiểu sao toàn bà già mà lại vui thế.

- Trò Kim Thoa , Bích Liên , Đoàn Liên đứng trước này.

- Để Chung đứng phía sau cho
- Thanh đứng bên này, Lê đứng đây

Sắp xếp một hồi , đâu vào đấy , ai cũng có mặt cả. Các phó nhòm có máy ảnh đua nhau bấm, rồi lại đổi chỗ cho nhau nữa ồn ào cả một góc nhà.

Chỉ còn mấy ngày nữa là đến Noel. Đường phố được trang hoàng thật đẹp với những cây thông mang đầy hộp quà cùng dây kim tuyến óng ánh, ông già Noel với cỗ xe tuần lộc quen thuộc. Con đường được giăng mắc với đèn hoa nhấp nháy.... Không khí mát lạnh khiến mọi người đều thấy dễ chịu, háo hức. Năm cũ cũng sắp qua rồi, tất cả những sui sẻo, giận hờn rồi cũng trôi qua luôn , chỉ còn đọng lại tình bạn thắm thiết. Ríu rít chúc nhau những lời tốt lành cho Noel và năm mới sắp đến . Đến lúc chia tay rồi mà còn vài bạn lưu luyến rủ nhau đi thêm vài quãng đường nữa để ngắm cảnh và để chụp hình thêm, hình như chẳng ai muốn chia tay...

BÍCH QUY.





Dec 26, 2013

BÀI THÁNH CA BUỒN

 Trong dư âm của Mùa Giáng Sinh vẫn còn vang đọng, mời các bạn đọc bài viết của Du Tử Lê .

                             NGUYỄN VŨ và một ca khúc trở thành kinh- nguyện- riêng


                                                         Nguyện cầu - Tranh Đinh Cường

Từ một ngày lễ trọng của những Ky-tô hữu, với thời gian, Giáng Sinh đã trở thành đại lễ chung của mọi người, không phân biệt tôn giáo, nhất là đối với tinh thần của người Việt Nam.
Tính phổ cập này, người ta thấy rõ, không chỉ là những biểu lộ hân hoan trên đường phố, trong gia đình mà, còn thể hiện qua văn học, nghệ thuật nữa.
Nhìn lại hai mươi năm VHNT miền Nam, chúng ta thấy, có rất nhiều sáng tác liên quan tới Giáng Sinh, của cả những “kẻ ngoại đạo,” đã trở thành những tác phẩm vượt qua được sự sàng lọc gay gắt của thời gian.

Hơn thế, cũng có những sáng tác, nhất là ở lãnh vực thi ca hay âm nhạc, còn trở thành chiếc bóng thứ hai, sau chiếc bóng hình hài. Nó là chiếc-bóng-tâm-cảm trải qua nhiều thế hệ. Ðiển hình cho trường hợp này, tôi trộm nghĩ, chúng ta có ca khúc “Bài Thánh Ca Buồn” của nhạc sĩ Nguyễn Vũ.

Ca khúc được mở đầu bằng câu hỏi “Bài thánh ca đó còn nhớ không em”? Trước khi được tác giả đưa dẫn tới những hồi tưởng kỷ niệm, những nguyện cầu trăm năm - Mà, kết cuộc là một chia ly bằn bặt, khi người con gái có đời khác, với biểu tượng ước lệ là “xe hoa và xác pháo”:

“...Noel năm nào chúng mình có nhau / Long lanh sao trời thêm đẹp môi mắt / Áo trắng em bay như cánh thiên thần / Giọt môi hôn dưới tháp chuông ngân / Cùng nhau quỳ dưới chân Chúa cao sang / Xin cho đôi mình suốt đời có nhau / Vang trong đêm lạnh bài ca Thiên Chúa / Khẽ hát theo câu đêm thánh vô cùng / Ôi giọng hát em mênh mang buồn.../ Rồi mùa giá buốt cũng qua mau / Lời hẹn đầu ai nhớ dài lâu / Rồi một chiều áo trắng phai màu / Em qua cầu xác pháo bay sau...” (1)

Sau phiên-khúc một và điệp-khúc, khi trở lại với ca khúc của mình, tức phiên-khúc hai, lần này, tác giả “Bài Thánh Ca Buồn” lại gửi một câu hỏi khác (không phải cho người yêu của ông) - Mà đó là một câu tự hỏi mình (Cũng có thể hiểu, như một câu hỏi cho Thiên Chúa): “Lời nguyện mình Chúa có nghe không”? Trước khi bước vào tán-thán hay giãi bày tâm sự, ở những Giáng Sinh kế tiếp, còn lại của đời ông:

“Sao bây giờ mình hoài xa vắng / Bao nhiêu đêm Chúa xuống dương gian / Bấy nhiêu lần anh nhớ người yêu.../ Rồi những đêm thánh đường đón Noel / Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu! / Tiếng thánh ca ngày xưa vang đêm tối / Nhớ quá đi thôi giọng hát ai buồn / Ðêm thánh vô cùng lạnh giá hồn tôi...!”

“Bài Thánh Ca Buồn” hiển nhiên là một câu chuyện được kể bằng âm nhạc với đầy đủ nhập đề, thân bài và kết luận - Nhưng tính tha thiết, chân thành của ca khúc từ giai điệu tới ca từ; vì thế, với thời gian, nó đã trở thành một chiếc bóng thứ hai, u uẩn, đeo dính tâm hồn nhiều người nghe, trải qua nhiều thế hệ. Tôi muốn gọi đó là chiếc-bóng-tâm-cảm hay, một thứ kinh-nguyện-riêng của những người yêu nhau, bất hạnh.

Trong một bài viết hiện có trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, ghi ngày 20 tháng 12 năm 2012, tác giả Ðức Bình của BBC ghi nhận nhau sau:
“...Ðã 40 năm trôi qua, giờ đây khi đặt câu hỏi, trong số các bài hát việt về Giáng Sinh, ca khúc nào phổ biến nhất, câu trả lời chắc chắn sẽ là 'Bài Thánh Ca Buồn' của nhạc sĩ Nguyễn Vũ, vẫn không ngừng ngân vang trong những đêm lạnh...”
Vẫn theo tác giả này thì nhạc phẩm “Bài Thánh Ca Buồn” một ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Vũ, sáng tác năm 1972, tức cách đây đúng 40 năm và được hãng đĩa Sơn Ca mua độc quyền; mà người hát đầu tiên là ca sĩ Thái Châu.

                                                                Nhạc sĩ Nguyễn Vũ

Tác giả Ðức Bình cho biết, nhạc sĩ Nguyễn Vũ tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh. Ông sinh năm 1944 tại Hà Nội. Nhưng trọn thời thơ ấu ông sống ở Ðà Lạt. Chính thành phố sương mù này đã tác động nhiều đến bước đường âm nhạc của Nguyễn Vũ.
Vẫn theo Ðức Bình thì:
“...Năm 12 tuổi (1956), cậu bé Tuấn Khanh từng đoạt giải nhất đơn ca thiếu nhi do đài phát thanh Ðà Lạt tổ chức. Năm 23 tuổi, Nguyễn Vũ có bản nhạc đầu tay 'Huyền Thoại Chiều Mưa'... Hiện tại, ông có 4 người con gái đều đã trưởng thành nhưng không có ai theo nghiệp âm nhạc của cha. Hiện ông đang mở lớp dạy đàn, dạy nhạc tại Sài Gòn.

“Mỗi ca khúc đều có một số phận, nhưng sau hơn 40 năm khi ca khúc ra đời, cha đẻ của Bài thánh ca buồn - nhạc sĩ Nguyễn Vũ - vẫn còn nguyên sự phấn khích: 'Tôi không nghĩ ca khúc này lại được nhiều khán giả yêu mến đến thế. Khi viết ca khúc ấy, đơn giản tôi đang hoài niệm quãng thời trai trẻ của mình. Cái thời mà tôi chỉ dám ngắm nhìn người tôi mến, không dám mở lời làm quen.’
“Ông kể rằng năm 14 tuổi, ông bị mê đắm bởi một cô gái người Công Giáo tại thành phố Ðà Lạt sương mù. Tình cảm ấy khiến ông cứ lẽo đẽo theo cô trên đường đến nhà thờ. Trong một lần tan lễ, trời mưa rất to, cả hai đành phải trú mưa chung dưới một hiên nhà. Lúc ấy cũng đúng ngày lễ Giáng Sinh. Cô gái và người nhạc sĩ đều im lặng. Khi nghe ca khúc Silent Night (Ðêm Thánh Vô Cùng) phát ra từ nhà bên cạnh, cô gái lẩm nhẩm hát theo, hình ảnh ấy cứ ám ảnh người nhạc sĩ cho đến nhiều năm sau đó, 'trái tim của một gã trai mới lớn thổn thức đến tội nghiệp nhưng lại không có can đảm để làm quen', vào năm 1972, Nguyễn Vũ đã viết lại cảm xúc của mình. Và ‘Bài Thánh Ca Buồn’ đã ra đời’ (...)
“Ở Việt Nam, dù không chính thức nhưng Giáng Sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung, thường được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25 tháng 12. Ngày nay, ngoài việc cộng đồng Công Giáo tổ chức lễ Noel theo những nghi lễ của tôn giáo nghiêm trang của mình, lễ Giáng Sinh còn là một dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhộn nhịp của nhiều tầng lớp dân chúng nói chung, và đối với họ, Noel là một ngày Hội hơn là một ngày Lễ.
“Ðã 40 năm kể từ khi ca khúc 'Bài Thánh Ca Buồn' ra đời, đến nay nó vẫn được nhiều người nghe, thích và tiếp tục hát, thậm chí đang có xu hướng trẻ hóa dần dần. ‘Bài Thánh Ca Buồn’ đã thực sự trở thành một trong những ca khúc pop-ballad được nhiều người Việt ưa chuộng vào mỗi dịp Giáng Sinh.”

Tôi không biết tương lai, để thích ứng với xu hướng âm nhạc mới, rồi đây, ca khúc “Bài Thánh Ca Buồn” của nhạc sĩ Nguyễn Vũ sẽ được hòa âm theo dạng thức nào? Nhưng, cách gì thì ca khúc này, cũng sẽ mãi là một thứ chiếc-bóng-tâm-cảm hay, một thứ kinh-nguyện-riêng của những người yêu nhau, bất hạnh. Trong số những người yêu nhau, bất hạnh, có anh C. của chúng tôi.

Du Tử Lê
(Garden Grove, Dec. 2013)

Chú thích:
(1) Theo Wikipedia - Tiếng Việt.
(2) Nđd.

Dec 24, 2013

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH




                                                                             

Khi bạn thấy sắc đỏ trạng nguyên phủ khắp những con đường, những ô cửa nhỏ của hàng quán bên đường, đó cũng là lúc không khí Giáng sinh tràn ngập đất trời. Những chậu hoa trạng nguyên rực đỏ không chỉ làm ấm cả khoảng trời đông xam xám mà còn được biết đến như là Hoa Noel và hoa yêu thương. Sắc đỏ tươi thắm của trạng nguyên báo hiệu điềm lành, sự may mắn và những lời chúc an vui cho một mùa lễ hội náo nhiệt và tràn màu sắc.

Trong không khí nhộn nhịp khắp mọi nơi đón chào Mùa Giáng Sinh và một Năm mới 2014 sắp đến, Đặc San TV 6370 xin thân mến gửi đến các bạn và gia quyến những lời chúc an lành và tốt đẹp nhất . 

                                                        MERRY CHRISTMAS 




Dec 22, 2013

ÔNG GIÀ NOEL

                                   

                                   ÔNG  GIÀ  NOEL

                             
                                    Bích Quy
                     Cỗ xe tuần lộc
                     Chở Ông đi đâu?
                     Đi suốt cả  năm
                     Lại về chốn cũ
                      Trông Ông vẫn thế
                      Râu trắng vẫn dài
                      Vẫn đội mũ đỏ
                      Vẫn mặc áo đỏ


                      Ông có biết chăng?
                      Thế giới đổi thay
                       Lên tới Hỏa tinh     
                       Xuống tận đáy biển...
                       Trẻ em còn đó
                       Người nghèo còn đó
                       Những người cùng khổ
                       Còn mãi không thôi ...
                       Ông đến đây rồi,
                       Mang lại niềm vui
                       Quà Ông Noel
                       Chẳng bao giờ hết ...

                       Noel 2013

Dec 21, 2013

Sinh hoạt Mùa Vọng (KĐ)





Nàng “Tuyết” đã đến thăm Sherbrooke từ giữa tháng 11, tuy còn hơi sớm nhưng nàng  thấy chung quanh đây đồi núi, sông hồ, phong cảnh khá nên thơ, vui quá nàng bèn “quyết định” ở lại luôn dù cho đến hôm nay 21-12 Canada mới chính thức sang Đông, cũng vì lý do đó mà sân nhà tôi lớp Tuyết cũng phải dầy hơn 30 cm gần đầu gối.

21-12-2013 (ngày đầu mùa đông)
  
Thời gian sao cứ qua vùn vụt, mới hôm 1-12 vừa vào Mùa Vọng tôi gởi “meo” chúc bạn bè vào Mùa này được nhiều niềm vui tràn đầy ơn lành mà nay chỉ còn có vài “do do” là sẽ đến ngày Chúa Hài Đồng giáng thế. Không khí Giáng Sinh hiện diện khắp nơi, vì vào mùa này nhất là về đêm, đèn được thắp sáng với  đủ sắc màu trên các cây thông, nhà nhà thiên hạ chịu khó giăng đèn trang hoàng, nào là vòng nguyệt quế, sao chổi, xe ông Santa Claus với đầy những gói quà to nhỏ gói cẩn thận trông thật đẹp mắt.


Từ mấy tuần nay, cuối tuần nào cũng có những sinh hoạt đặc biệt, chủ nhật cuối tháng 11, cô cháu ngoại được tham dự một vai trò trong phần Phúc Âm của  thánh lễ “Chúa Kitô Vua vũ trụ” nên chúng tôi đến họ đạo của các cháu để xem sự đóng góp  của cháu trong ngày lễ đặc biệt này, ca đoàn nơi này lựa những bài thánh ca rất hay, ngắn và sống động thích ứng cho lứa tuổi của các cháu, hợp với tinh thần thánh lễ cho Gia đình.




Hai thứ bảy sau đó cuối tuần nào cũng được mời dự đám cưới của các anh chị đồng hương, có anh chị  tuy không quen thân lắm nhưng trong tinh thần anh em trong đạo Công giáo, anh chị cũng không có người thân đến tham dự nên gia đình KĐ cùng một số các anh chị có đạo, các sơ ở Sherbrooke  đã nhận lời mời góp phần trong Thánh Lễ và luôn thể chụp hình kỷ niệm cho anh chị để ghi  dấu ngày được kết hợp trước mặt Chúa. Buổi lễ tuy đơn giản nhưng thật thân tình, Đoan Tuấn rất vui đã đóng góp được chút ít trong ngày vui của đôi tân hôn này, cầu chúc cho anh chị được trăm năm hạnh phúc.
Ngoài sinh hoạt nhà thờ, bận rộn lo tập hát chuẩn bị cho mini concert tối 24, party với ca đoàn, với bạn bè, nơi sở làm, việc ăn uống không còn được điều độ, ngủ nghê hơi thất thường, làm cho cơ thể chưa theo kịp với sự thay đổi, huyết áp bắt đầu lên xuống yo yo, chắc phải để ý kỹ lưỡng hơn những món lạ, không nên thử, phải  nghe ngóng, đọc câu trả lời của 'bao tử' nhiều hơn, để cho đừng bị 'surprise effect', KĐ mong được trở lại các sinh hoạt bình thường. Trên 60t rồi, thân thể bắt đầu rất nhạy cảm với những sinh hoạt thường nhật, chỉ cần hơi thay đổi một chút là nó báo động ngay.


Lúc này tuy khá bận bịu, lo sửa soạn tiếp đón các con cháu và đại gia đình vào dip Lễ Giáng Sinh, nhất là cậu lớn Anh Tú mới được dịp về thăm gia đình  sau 5 tháng làm việc bên Singapor. Tuy cũng hơi bị stress, nhưng KĐ thấy vui và mong cho Giáng Sinh  đến thật nhanh để  gia đình được đoàn tụ, có dịp hàn huyên chia sẻ với nhau về những vui buồn trong cuộc sống, các anh chị em và con cháu họp mặt cũng sẽ có cuộc chơi Bingo và giải nhất năm nay ai trúng sẽ được trở thành ``Triệu Phú” (tiền VN) , năm ngoái KĐ khá  hên nên trúng được Mini ipad.

Giáng Sinh cận kề, là mùa của họp mặt , của chia xẻ với các người đơn lẻ, nghèo    khó, xin thương chúc các bạn và gia đình những giây phút thật đầm ấm bên  nhau và được tràn ơn lành, sức khỏe, bình an, hạnh phúc.

KIM ĐOAN

Mùa Vọng Sherbrooke 21-12-2013


.

. .

Yến về Saigon hội ngộ Thảo UL





 
Còn vài ngày nữa là sang năm mới 2014 ,Yến đã về với Saigon sau 9 năm làm việc bên Thái Lan, đúng dịp Thảo UL về chơi Việt nam từ Tết Tây sang Tết ta!!!
   May mắn thay, cây mít nhà Thanh chừa đúng một trái duy nhất trên cây...chờ Thảo về mới chín!!! Xẻ nít ngay tại gốc cây mới thấy ngon làm sao, Thảo nhỉ?
   Tất cả các bạn :Thành Oanh, Tân Lê, Thanh , Thư, Liên Đoàn, Dung, Liên Kim Thoa, Chung ,Loan đã có mặt đầy đủ ở tòa nhà BITEXCO cao 63 tầng....chỉ có ba nhân vật chính là Yến, An Trinh, Thảo UL ...chưa đến! Thanh gọi đến nhà chị Yến bảo Yến đi rồi, hỏi nhà Thảo UL thì chị dâu Thảo nói Thảo đi nhưng để quên di động ở nhà!!! Lam Thanh một phen sốt vó, chạy đi chạy lại hai phía góc d9u7o7u7o72ng Hải Triều và Hồ Tùng Mâu, vì không biết ba bạn sẽ đi taxi đến phía đường nào!!! Gặp Trinh, Yến và chị An, bạn Yến đến mừng quá nói chuyện lung tung nên ..không biết Thảo đã đến lúc nào và lên lầu rồi...thế là cả bốn người cứ ở dưới đường chờ Thảo cho tới khi Đoàn Liên gọi di động mới biết là Thảo đã ở trên lầu ...chờ....
    Yến mới gặp Thảo lần đầu nhưng nói chuyện rất vui vẻ thân mật...ăn uống là phụ, nói chuyện vui cười, hỏi han mới là chính!!! Ai cũng công nhận chỗ này ăn sang trọng, lịch sự, nấu nướng rất vừa miệng, hợp vệ sinh...như ăn bên Singapor vậy!!! hihi....cứ tưởng tượng như thế đi, cho vui há!
     Ăn uống xong xuôi , một số bạn chia tay ra về còn lại Yến, An (bạn Yến), Chung,Thành Oanh,Thanh, Thư , Dung ,Liên tiếp tục đi dung dăng dung dẻ xem đèn Noel và Mừng Năm Mới trên đường Nguyễn Huệ....đi đến mỏi chân , mỏi miệng mới ra lấy xe, chia tay nhau về, hẹn ngày tái ngộ, tái nạm, tái gầu ...tái đi chơi...
   Các bạn chờ xem hình của Thành Oanh và Thảo UL chụp nhé! Nhiều lắm!!! Thanh chỉ chụp tượng trưng vài tấm thôi!!!

Kim Thanh

TRANG THƠ NHẠC CUỐI TUẦN





Trang thơ nhạc tuần nay thân mời các bạn thưởng thức một chương trình nhạc thật thú vị, thật đặc biệt qua những tiếng hát của những ca sĩ cũng thật đặc biệt.

Thân mời các bạn cùng thưởng thức  tiếng hát của các ca sĩ gà nhà TV 6370. qua những ca khúc thật dễ thương,  nhớ về kỷ niệm của những mùa Noel xa xưa.



Tiếng hát Thiên Nga qua ca khúc Mùa Đông nơi xa- Nhạc của NS Thanh Trang






Tiếng hát Minh Quang.qua ca khúc Một ngày mùa đông - Nhạc của NS Lê Uyên Phương





Tiếng hát Thiên Nga qua ca khúc Đêm Giáng Sinh nơi miền tuyết trắng của NS Thanh Trang.





Tiếng hát Chung Đào qua ca khúc Mắt Biếc của NS Ngô Thụy Miên





Dec 20, 2013

Tưởng Niệm Ca Nhạc Sĩ Việt Dũng


Việt Dũng

Phùng Năng Trần

Ca Nhac Si Viet Dzung

  1. 1

    Thề Không Phản Bội Quê Hương - trích trong Hùng Ca Sử Việt - ASIA 2011

    by vietvungvinh 64,175 views
    Trình bày: Phương Hồng Ngọc, Phương Hồng Quế, Ngọc Đan Thanh, Việt Dzũn…
  2. 2

    Một Chút Quà Cho Quê Hương _ Việt Dzũng - Trung Tâm Asia

    by Nathalie89618 22,521 views
    Tác Phẩm : Một Chút Quà Cho Quê Hương
    Ca Nhạc Sĩ : Việt Dzũng …
  3. 4

    Tinh Ca Cho Nguyen Thi Sai Gon - Viet Dzung- NNS (HD)

    by Phung Nang Tran 6,783 views
    PPS Link : http://www.box.com/s/18406327e4d9d1a807aa
    New Version : http://www.box.com/s/6f501721eac3e560be47
  4. 5

    Ngày đó - Việt Dzũng

    by Anh Tran 376 views
    Tuy khong phai la mot ca si chuyen nghiep nhung chang MC Viet Dzung voi chat giong ngot ngao truyen cam cua minh, anh da lam say dam nhieu thinh gia voi loi h…
  5. 8

    Chieu Vang - Viet Dzung

    by kirby672 10,198 views
    Chieu Vang
    Performer Viet Dzung
  6. 9

    Đường Chúng Ta Đi -Anh Việt Thu -Việt Dzũng & Nguyệt Ánh -NNS (Super HD)

    by Phung Nang Tran 2,293 views
    PLAYLIST LINK : http://www.youtube.com/playlist?list=PLfe9JTtbGcgVYUNEDONzKS­K665bX9c9ox…
  7. 10

    Hoa Hồng Việt Nam, nhạc Việt Dzũng thơ Nguyễn Thị Thanh Bình

    by viet dzung 2,387 views
    Bài hát viết tặng Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đang bị cầm tù vì chống Trung Quốc.
  8. 14

    Tinh Nhu Cay Ca Rem

    by tranthaolan 884 views
    tinh nhu cay ca rem
  9. 15

    Lời Kinh Đêm - Ý Lan

    by Van Hung Nguyen 964 views
    Lời kinh đêm ôi lời kinh đêm.
    Lời kinh buồn như tiếng mẹ thở dàị…
  10. 16

    Co nhung chuyen tinh khong la tram nam da nhat yen

    by Viet Bat-Man 469 views
    http://www.mpautopart.com/1998-2000-Volvo-S70-V70-Old-Style-­Bracket-Bumper-Right-Passenger-Side-Front-_p_4255.html http://www.mpautopart.com/-1998-2000
  11. 17

    Dap Loi Song Nui - Hung Ca Su Viet - Asia Golden 2

    by mythsandmasks 653 views
    Dap Loi Song Nui - Hung Ca Su Viet - Asia Golden 2 

    ************************************************************************* 


    Ca nhạc sĩ, MC, nhà tranh đấu Việt Dzũng đã “trở về cát bụi”

    Ông sinh năm 1958 tại Sài Gòn, một thời học Trường Trung học Lasan Taberd nơi ông bắt đầu biểu hiện khiếu âm nhạc. Năm 1975 ông vượt biên tỵ nạn sang đến Singapore rồi sau sang Mỹ định cư, đến năm 1976 gia đình mới sang cùng đoàn tụ
    Cali Today NewsTheo tin chính thức từ bệnh viện, ca nhạc sĩ Việt Dzũng đã qua đời vào lúc 10 giờ 35 phút sáng nay, ngày 20 tháng 12 năm 2013.

    Sáng nay Việt Dzũng ở nhà một mình, anh yêu cầu vợ anh đi làm trước và anh sẽ đến bệnh viện một mình vì chỉ hẹn với bác sĩ vào lúc 10 giờ sáng nay. Đến lúc 9 giờ 44 phút sáng, anh đã gọi cho bên cứu bệnh viện (emergency call). Khi xe cấp cứu đến nhà, Việt Dzũng đã gục ngã ngay tại cửa sau khi mở cửa. Nhà cấp cứu đã cố sức cứu chữa nhưng không kịp nữa, Việt Dzũng đã vĩnh viễn ra đi.

    Tin tức sáng nay về cái chết của ca nhạc sĩ đấu tranh Việt Dzũng truyền đi như một làn sóng mạnh. Nghê Lữ gọi cho biết. Nhạc sĩ Nam Lộc gọi cho biết. Cụ thân sinh của anh Thiện Thành cũng gọi cho biết... Trên email thì tràn ngập tin Việt Dzũng ra đi với bao thương tiếc. Mọi người đều tiếc nuối khi nghe một ca nhạc sĩ dòng nhạc đấu tranh một cách tài hoa là Việt Dzũng đã qua đời.

    Zoom in (real dimensions: 864 x 486)Image Nhạc sĩ Nam Lộc bên Việt Dzung giờ phút lâm chung. Photo: Calitoday

    Với Việt Dzũng, có lẽ không cần phải viết dài dòng về sự nghiệp, về âm nhạc, về đấu tranh. 39 năm qua, cả một cuộc đời, anh đã tận hiến cho cộng đồng và cho đất nước.

    Anh qua đời vì bệnh tim vào lúc 11:15 sáng nay tại Fountain Valley Medical Center, miền Nam California.
    Hệ thống truyền thông Cali Today xin chân thành chia buồn với gia đình.

    Image
    Photo Courtesy: lytuongnguoiviet


    Việt Dzũng qua Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    - Việt Dzũng: Tên khai sinh Nguyễn Ngọc Hùng Dũng
    - Sinh 1958 tại Sài Gòn
    - Mất 12/20/2013, Fountain Valley, California, Hoa Kỳ
    - Thể loại: nhạc hải ngoại
    - Ca khúc tiêu biểu: Một chút quà cho quê hương, Lời kinh đêm
    Việt Dzũng, tên thật là Nguyễn Ngọc Hùng Dũng (sinh 1958) là một nhạc sĩ và ca sĩ người Việt nổi tiếng với dòng nhạc Việt Nam hải ngoại hoạt động tại Mỹ.



    TIỂU SỬ & SỰ NGHIỆP

    Ông sinh năm 1958 tại Sài Gòn, một thời học Trường Trung học Lasan Taberd nơi ông bắt đầu biểu hiện khiếu âm nhạc. Năm 1975 ông vượt biên tỵ nạn sang đến Singapore rồi sau sang Mỹ định cư, đến năm 1976 gia đình mới sang cùng đoàn tụ.
    Ngay những năm đầu tiên tại Mỹ ông đã sáng tác và thắng giải Iowa Grand Ole Opry. Năm 1985 ông cho ra băng nhạc tiếng Anh Children of the Ocean qua sự hợp tác với một số nhạc sĩ Mỹ.
    Đối với tân nhạc Việt Nam ở hải ngoại, ông đã sáng tác một số bài nổi tiếng như "Một chút quà cho quê hương", "Lời kinh đêm", "Tình ca cho Nguyễn Thị Sài Gòn". Album Một bông hồng cho người ngã ngựa sau khi ra mắt được đón nhận rất thành công. Ông hợp tác với ca sĩ Nguyệt Ánh một thời gian, đi lưu diễn nhiều nơi ở Mỹ, Úc, Nhật Bản, Âu châu hát lên những bản nhạc tranh đấu, chống Cộng, mở đường cho phong trào Hưng ca ở hải ngoại.Cũng vì việc đấu tranh chính trị mà cả hai bị nhà cầm quyền tuyên án tử hình khiếm diện ở Việt Nam. Việt Dzũng với bài "Một chút quà cho quê hương" cùng với Nam Lộc (tác giả bài "Sài Gòn vĩnh biệt") được nêu danh là một trong những tên tuổi chính của dòng nhạc Việt Nam hải ngoại.

    Ngoài những bản nhạc gói ghém nỗi niềm ly hương và đấu tranh vốn là sở trường của Việt Dzũng, ông còn có những tác phẩm tình ca vui trẻ như "Tình như cây cà rem", "Có những cuộc tình không là trăm năm" hay uẩn ức như "Bên đời hiu quạnh". Tổng cộng ông đã viết hơn 450 bài, một số ra mắt trong hai tập nhạc Kinh Tỵ nạn và Lưu vong khúc. Năm 1990 Việt Dzũng lập hãng ra băng và đĩa nhạc mang tên Trung tâm Việt Productions
    Ngoài hoạt động âm nhạc, Việt Dzũng còn có chân trong văn học, chủ bút nguyệt san Nhân chứng ở California. Sau ông chuyển sang đóng góp cho đài phát thanh Little Saigon Radio, bắt đầu từ năm 1993 làm phóng viên và xướng ngôn viên cho đài phát thanh tiếng Việt toàn phần đầu tiên ở miền nam California. Đến năm 1997 thì ông lập đài phát thanh riêng là Radio Bolsa.

    Đối với các chương trình thâu hình thì Việt Dzũng cũng xuất hiện thường xuyên là MC của chương trình ca nhạc của Trung tâm Asia.

    Dù ở lĩnh vực nào ông từng xuất hiện trong những cuộc vận động chống Cộng. Ông luôn có mặt và hỗ trợ cho các công cuộc đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền cho dân tộc Việt Nam. Ông luôn sát cánh cùng các đoàn thể trẻ tại Nam California (Hoa Kỳ) như Thanh Sinh Phó Đức Chính, Thanh Niên Cờ Vàng. đấu tranh cho nhân quyền trong nước, và ông cũng luôn vận động cứu giúp thuyền nhân tỵ nạn. Năm 2010 ông được thượng nghị sĩ tiểu bang California Lou Correa trao giải "Community Heroes" vì 20 năm hoạt động đóng góp cho cộng đồng.

    TÁC PHẨM ÂM NHẠC TIÊU BIỂU:

    Bên đời hiu quạnh
    Bài tango cuối cùng
    Có những cuộc tình không là trăm năm
    Dấu chân của biển
    Giòng cuồng lưu
    Hát cho người dân oan
    Khóc ru đời trinh nữ
    Lời kinh đêm; ý thơ Mãn Thuận
    Một chút quà cho quê hương
    Mời em về
    Noel rồi! Đừng hờn anh nữa bé ơi
    Ngày con về
    Tình ca cho Nguyễn Thị Sài Gòn
    Tình như cây cà-Rem
    Thung lũng chim bay
    Và em hãy nói yêu anh
    Băng và đĩa nhạc
    Anh vẫn còn thương
    Bên bờ đại dương
    Bên em đang có ta
    Hát cho Tự do
    Hùng ca quật khởi
    Lên đường
    Mình ơi, đưa em về quê hương
    Quê hương và em


    NHẠC SĨ VIỆT DZŨNG VỪA QUA ĐỜI

    Theo tin từ thân hữu miền Nam California cho biết , và có sự phối kiểm của phóng viên Nghê Lữ, nhà báo Huỳng Lương Thiện thì ca nhạc sĩ, xướng ngôn viên Việt Dzũng vừa qua đời lúc 10:35 am sáng nay ngày 20 tháng 12, 2013 tại Fountain Valley Regional Hospital, Orange County, California.vì một cơn đau tim.

    Việt Dzũng tên thật Nguyễn Ngọc Hùng Dũng sinh năm 1958 tại Sài Gòn. Thân phụ là bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, di tản từ năm 1975, định cư tại California.

    Người ta biết đến Việt Dzũng như là MC cho các chương trình ca nhạc, Trung tâm Asia, là xướng ngôn viên và người thành lập đài phát thanh Radio Bolsa, là hưng ca viên của nhóm Hưng Ca Việt Nam tại Nam CA,
    là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng, một nhạc phẩm được hát và nghe nhiều nhất là “Chút Quà Cho Quê Hương” qua giọng ca Khánh Ly.

    Bên cạnh nghề nghiệp, Việt Dzũng là người tham dự rất nhiều trong các sinh hoạt cộng đồng, đấu tranh chống cộng, xuống đường tham dự các cuộc biểu tình đòi hỏi nhân quyền cho Việt Nam, cùng với ca sĩ Nguyệt Ánh xuất hiện trong các cuộc xuống đường như là một đôi song ca chống cộng.

    Trong đời sống thường nhật, Việt Dzũng có nhiều bạn, trong đấu tranh anh có nhiều kẻ chống phá. Sự ra đi đột ngột của ông là một mất mát lớn cho những phong trào đấu tranh của người Việt hải ngoại. Những đồng nghiệp của anh trong ngành truyền thông, báo chí tại Bắc California cho biết có dự định sẽ tổ chức một đêm văn nghệ dành riêng để tưởng nhớ Việt Dzũng vào một ngày rất gần.


    Tưởng cũng nên biết thêm, trong tháng 12 nầy giới yêu văn nghệ đã liên tiếp mất đi hai nhạc sĩ: Nhạc Sĩ Huỳnh Anh ( tác giả Mưa Rừng) vừa qua đời tại San Francisco vào ngày thứ Sáu 13/12/3013 nhạc sĩ Huỳnh Anh, tác giả của Mưa rừng, Kiếp cầm ca, Lạnh trọn đêm mưa, Thuở ấy có em, Mừng nắng xuân về, Tình chỉ Đẹp Khi Còn Dang Dở, Rừng lá thay chưa, Biết nói gì đây... vừa qua đời tại một bệnh viện thuộc thành phố San Francisco lúc 3:00pm ngày 13/12/2013.

    Nhạc sĩ Huỳnh Anh sinh năm 1932 tại Cần Thơ, là con của nghệ sĩ Sáu Tửng, một trong những người chơi đàn kìm nổi tiếng của cải lương miền Nam. Năm 1947, Huỳnh Anh chính thức bước vào con đường âm nhạc với vai trò một tay trống trong một ban nhạc tại thành phố Đà Lạt (Tuyên Đức). Từ đó cho tới năm 1957, ông là nhạc công cho các đoàn cải lương, phòng trà ca nhạc với các ban nhạc Philippines.

    Huỳnh Anh chơi được nhiều nhạc cụ như guitar, piano, tới kèn, percussion. Từ những năm 1950, Huỳnh Anh là một tay trống lừng lẫy của các vũ trường. Năm 1957 ông trở thành trưởng nhóm một ban nhạc và trình diễn ở nhiều phòng trà, vũ trường của Sài Gòn cho tới năm 1975, sau đó cùng gia đình sang Mỹ định cư sinh sống bằng nghề lái Taxi.

    Huỳnh Anh sáng tác khoảng 20 nhạc phẩm, nhưng nhạc phẩm nào cũng được đón nhận nồng nhiệt cho đến ngày hôm nay. Ông cũng sáng tác một vài ca khúc cho các phim điện ảnh: Loan Mắt Nhung cho bộ phim cùng tên với có sự tham gia diễn xuất của Thanh Nga, và Sa mạc tuổi trẻ trong phim Điệu ru nước mắt.

    Tại San Fransisco, và San Jose trong anh em, thân hữu gần gủi, ông là anh Ba hoặc là anh Ba Mưa Rừng. Những năm gần đây ông thường xuất hiện với bạn bè, thân hũu tại san Jose. Khi cùng bạn bè họp mặt, ông thích uống rượu Martell hoặc Hennessy.


    (Nguyễn Dương tổng hợp)