Feb 28, 2018

Huyền thoại “thiên tài không bằng cấp”

Họ là những nhà khoa học, nhà văn, nhà chính trị lỗi lạc trong lịch sử nhân loại. Dù không có điều kiện để theo học bất cứ chương trình đào tạo chính quy nào, nhưng bằng niềm đam mê, sự ham học, và ý chí nỗ lực không mệt mỏi của bản thân, họ đã vươn lên và toả sáng như những vì tinh tú trên bầu trời lịch sử của nhân loại...

Huyền thoại “thiên tài không bằng cấp”

1. Frederick Douglass

Frederick Douglass
Một trong những tấm gương tự học nổi tiếng trong lịch sử là Frederick Douglass. Ông sinh năm 1818 trong một gia đình nô lệ ở Maryland. Khi còn là một đứa trẻ ông đã tự mày mò học chữ khi gia đình ông đang sống ở Baltimore, kể từ đó ông luôn tự tìm cơ hội trau dồi thêm kiến thức bằng cách đọc thật nhiều.
Vào năm 20 tuổi, ông thoát khỏi chế độ nô lệ và định cư ở Massachusetts. Tại đây ông vẫn tiếp tục con đường tự học, tự đào tạo và sau đó ông trở thành một trong những nhà văn, một người theo chủ nghĩa bãi nô có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ.

2. Ando Tada

Ando Tada
Ando Tada là một kiến trúc sư nổi tiếng người Nhật dù ông chưa hề qua một trường lớp đào tạo về kiến trúc nào. Ông đã từng kiếm sống bằng nghề tài xế, làm một võ sĩ quyền Anh, và là một thợ mộc trước khi tự học để trở thành một kiến trúc sư. Ông đã từng một mình thực hiện một chuyến đi từ Đông sang Tây để tự quan sát và học hỏi về nghệ thuật kiến trúc bằng cách đến thăm những công trình nổi bật trên thế giới. Năm 1969, ông thành lập hãng kiến trúc Ando Tadao.
Công trình nhà lô ở Sumiyoshi (Azuma House), hoàn thành năm 1972 là công trình đầu tiên bộc lộ những đặc điểm kiến trúc của ông. Năm 1995, Ando được nhận giải thưởng Pritzker và 100.000 đô la Mỹ. Ông đã tặng số tiền đó cho những trẻ em mồ côi trong cuộc động đất Hanshin.

3. Janes Goodall

Janes Goodall
Tiến sĩ Janes Goodall, một trong những nhà hoạt động bảo vệ môi trường nổi tiếng thế giới, đồng thời là sứ giả hoà bình của Liên hiệp quốc, là một nhà nghiên cứu nổi tiếng người Anh trong lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã. Năm 1960, khi ngoài 20 tuổi, bà đã đến Kenya, châu Phi để nghiên cứu về tập tính và đời sống của loài tinh tinh. Bà đã có 40 năm sống và làm việc ở châu Phi và những nghiên cứu của bà được nhiều người đánh giá là "đã ảnh hưởng đến toàn thế giới nói chung và thế giới động vật nói riêng". Điều thú vị về bà là phần lớn những công trình nghiên cứu khoa học quan trọng của bà được thực hiện khi bà chưa qua một trường lớp đào tạo nào.
TS Janes Goodall đã được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý và giải thưởng về bảo tồn động vật hoang dã; Đại sứ hoà bình của Liên hợp quốc năm 2002; Huy chương Benjamin Franklin vì sự nghiệp khoa học năm 2003. Bà còn được biết đến với tên gọi "người phụ nữ của tinh tinh".

4. Michael Faraday

Michael Faraday
Michael Faraday là một nhà Hóa Học và Vật Lý người Anh đã có công đóng góp cho lĩnh vực Điện từ học và Điện hóa. Là con thứ ba trong một gia đình nghèo có bốn người con, cậu bé Faraday chỉ có được những kiến thức cơ bản nhất từ nhà trường, nhưng bù lại cậu là một đứa trẻ ham học và đã nổ lực tự học không mệt mỏi.
Năm 14 tuổi Faraday học việc ở một cửa hiệu sách, và trong suốt 7 năm học việc, ông đã đọc được rất nhiều sách, trong đó có sách của Isaac Watts, quyển mở mang trí tuệ, ông say mê tiến hành các nguyên lý và quan điểm trong quyển sách. Từ đó ông đã biểu lộ niềm đam mê khoa học, nhất là trong lĩnh vực điện năng.
Mặc dù Faraday được đào tạo ở trường rất ít và biết ít về toán cao cấp, nhưng ông là một trong những nhà khoa học có uy tín trong lịch sử khoa học. Ông là vị giáo sư hóa học đầu tiên và lỗi lạc nhất của Viện Hoàng Gia Anh Quốc, và đã giữ vị trí này trong suốt cuộc đời.

5. Hai anh em nhà Wright

Hai anh em nhà Wright, Orville  Wilbur Wright, là những người đầu tiên thử nghiệm thành công làm cho máy bay bay được. Chuyến bay đấu tiên trong lịch sử nhân loại được thực hiện vào ngày 17/12/1903 tại đồi Kill Devil, Kitty Hawk, bang Bắc Carolina, Mỹ. Mỗi anh em thực hiện hai chuyến bay vào ngày hôm đó. Lần bay đầu tiên, do Orville thực hiện kéo dài 12 giây và bay được khoảng 36.5mét (120 ft).
Lần bay cuối cùng, do Wilbur thực hiện kéo dài 59 giây và đi được 296 mét. Chiếc máy bay lúc đó được gọi là Flyer I. Nó có sải cánh khoảng 12 mét và nặng khoảng hơn 300kg, với động cơ xăng 12 mã lực. Hiện nay nó đang được đặt tại Viện bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Hoa Kỳ tại Washington, D. C..
Điều đặc biệt là cả hai người đều chưa từng học qua trường đào tạo kỹ sư hay nhận được bất cứ bằng cấp chuyên môn nào. Thành công của họ đến từ niềm đam mê khoa học kỹ thuật cộng với nỗ lực tìm tòi học hỏi không ngừng. Thiên tài của hai anh em nhà Wright đã biến giấc mơ từ ngàn xưa của loài người thành sự thật.

6. Srinivasa Ramanujan

Srinivasa Ramanujan là nhà toán học huyền thoại người Ấn Độ, nổi tiếng là người dù không được đào tạo bài bản về toán học lý thuyết nhưng đã có nhiều đóng góp quan trọng cho nhiều ngành toán học như giải tích, lý thuyết số, dãy vô hạn. Ông sinh ra và lớn lên tại Erode, Tamil Nadu, Ấn Độ và làm quen với toán học từ năm lên 10 tuổi.
Ông bộc lộ năng khiếu đặc biệt về toán khi được tặng một quyển sách lượng giác cao cấp của S L Loney. Năm 13 tuổi ông đã thành thục quyển sách này và bắt đầu tìm cách tự phát minh ra các định lý toán học. Năm 17 tuổi ông tự nghiên cứu về số Bernoulli và hằng số Euler-Mascheroni.
Trong quãng đời ngắn ngủi của mình (1887-1920), Ramanujan đã độc lập công bố gần 3.900 kết quả nghiên cứu phần lớn thuộc lĩnh vực phương trình và đồng nhất thức, mà ngày nay hầu hết đã được công nhận là chính xác. Tạp chí Ramanujan ra đời để công bố các nghiên cứu toán học có ảnh hưởng từ các công trình của ông.
7. Mark Twain
Mark Twain, một tên tuổi lớn trong nền văn học Mỹ, tên thật là Samuel Langhorne Clemens. Gia cảnh của ông khá chật vật và túng thiếu; năm 12 tuổi, sau khi cha qua đời vì căn bệnh viêm phổi, Mark Twain phải kiếm sống bằng nghề sắp chữ. Có thời gian ông phải bỏ học, theo nghề lái tàu để kiếm sống.
Sau đó, ông tiếp tục tự học ở các thư viện công cộng tại những thành phố mà ông sinh sống và bắt đầu dấn thân vào công việc của một nhà báo. Những cuộc hành trình lênh đênh trên miền sông nước trước đó đã trở thành cảm hứng thôi thúc ông viết nên những kiệt tác như Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer, Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, Cuộc sống trên sông Mississippi…

8. Steven Paul Jobs

Steven Paul Jobs
Steven Paul Jobs là một tỷ phú, là ông trùm kinh doanh và sáng chế người Mỹ. Ông là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng máy tính Apple; ông cũng từng là tổng giám đốc điều hành của xưởng phim hoạt hình Pixar (hãng sở hữu nhiều giải oscar cho phim hoạt hình hay nhất như Đi tìm Nemo, Gia đình siêu nhân, Chú chuột đầu bếp, WALL-E, Up và Câu chuyện đồ chơi 3; sau đó ông trở thành thành viên trong ban giám đốc của công ty Walt Disney sau khi Disney mua lại Pixar.
Jobs sinh ra tại thành phố San Francisco, bang California, là con nuôi của Paul và Clara Jobs. Ông theo học trường trung học Cupertino và Homestead tại thành phố Cupertino, bang California. Năm 1972, Jobs tốt nghiệp trung học và đăng kí vào học tại cao đẳng Reed College ở Portland, bang Oregon, nhưng bị đuổi chỉ sau 1 học kỳ.
Mặc dù vậy ông vẫn tiếp tục dự thính các lớp học tại Reed, trong đó có một lớp học viết chữ đẹp. Trong thời gian “học ké” đó, ông phải ngủ dưới sàn nhà của những người bạn, đổi lon nước ngọt để lấy tiền ăn và nhận các suất ăn miễn phí mỗi tuần tại đền Hare Krishna. Sau này Jobs bày tỏ rằng: "Nếu tôi chưa từng tham dự những khoá học lẻ đó tại trường, Mac sẽ không bao giờ có có nhiều kiểu chữ hay phông chữ cách nhau tỉ lệ cân xứng như vậy".

9. A braham Lincoln

Là vị Tổng thống thứ 16 trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, cha mẹ ông là những nông dân mù chữ. Ông không có điều kiện đi học chính thức. Thời gian theo học thực sự của ông có lẽ chỉ kéo dài 18 tháng do các giáo viên không chuyên nghiệp dạy. Kiến thức của ông chủ yếu có được từ việc tự học qua việc đọc mọi cuốn sách có thể mượn được, từ Kinh Thánh, đến các sách tiếu sử, và sách văn chương.
Ông thông thạo Kinh thánh, các tác phẩm của William Shakespeare, lịch sử Anh và lịch sử Mỹ, ngoài ra ông còn học được phong cách trình bày giản dị trước thính giả. Ông dành nhiều thời gian đọc sách đến nỗi những người hàng xóm cho rằng ông cố tình làm vậy để khỏi phải làm những công việc chân tay nặng nhọc.
Lincoln nổi tiếng nhất với vai trò gìn giữ Hợp chủng quốc và chấm dứt chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ với bản Tuyên ngôn Giải phóng và Sửa đổi thứ mười ba của Hiến pháp Hoa Kỳ về việc bác bỏ̉ chế độ nô lệ.

10. Henry Ford

Những thiên tài không bằng cấp
Nếu con bạn luôn tìm cách đối phó với việc học mà thay vào đó là ngồi lỳ lau chùi chiếc xe máy thì đừng vội buồn. Biết đâu bé sẽ có thể trở thành Henry Ford của Việt Nam.
Henry Ford ngày nhỏ cũng lười học và say mê sửa chữa đồ cũ, hỏng. Máy móc có sức quyến rũ với ông một cách kỳ dị. Năm ông mười hai tuổi, ông đã bắt chước chế tạo được một máy nhỏ chạy bằng hơi nước. Năm hai mươi tám tuổi, khi là một công nhân điện ông quyết tâm theo đuổi chinh phục phát minh máy nổ của người Đức.
Thành công đã tới với người kiên trì bền bỉ, 5 năm sau chiếc xe hơi đầu tiên của thế giới chào đời. Tuy nó cao lồng cồng, không mui, không thắng và chạy dật lùi được, tốc độ tối đa 30 km/giờ.
Vài năm sau ông thành lập Công ty xe hơi Detroit rồi Công ty xe hơi Cadillac. Tuy không được học hành bài bản nhưng Henrry có đầu óc lãnh đạo tuyệt vời. Bên cạnh việc những mẫu xe hơi liên tục được cải tiến nâng cao chất lượng và mẫu mã với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng, Henrry có chiến lược phát triển hoàn hảo.
Năm 1906 ông sản xuất được 8.400 chiếc xe; bốn năm sau, con số đó tăng lên 34.000; một năm sau nữa, nó tăng lên 78.000; và tới năm 1927 thì mỗi ngày ông sản xuất được 7.000 chiếc xe, tính ra cứ 7 giây đồng hồ, có một chiếc xe hơi ở trong xưởng ông từ từ chạy ra để được gửi đi khắp thế giới.

11. Soichiro Honda

Những thiên tài không bằng cấp
Năm 1980, Soichiro Honda đã được tạp chí uy tín “People” vinh danh là “người đặc biệt nhất của năm”, còn thế hệ nay coi ông như một “huyền thoại Henry Ford của Nhật Bản”.
Từ tuổi thơ khốn khó đến địa vị Chủ tịch tập đoàn Honda hùng mạnh, chuyện nghề, chuyện đời của Soichiro Honda đã trở thành huyền thoại “thiên tài không bằng cấp”.
Khi mới 2 tuổi, cậu bé Soichiro đã bị thu hút và thích mày mò chiếc cối xay gió. Lớn thêm chút nữa, cậu tự “chế tạo” chiếc máy bay đồ chơi bằng tre có gắn “động cơ” làm bằng dây cao su. Cậu suốt ngày lấm lem mặt mũi do hay giúp đỡ cha mình trong xưởng đến mức bạn bè đặt cho cậu biệt danh “chú chồn nhọ mũi”.
Chú chồn nhọ mũi” không ham thích học hành, chỉ quan tâm đến những môn kỹ thuật và bảng điểm của cậu dở tệ. Năm 15 tuổi, Soichiro Honda bỏ học để lên Tokyo học nghề tại xưởng cơ khí ôtô Shokai, thắp lửa niềm đam mê cùng tốc độ mãi cho tới sau này.
Bốn năm sau, Honda đã mở xưởng sản xuất của riêng mình. Chỉ sau một thời gian ngắn, xưởng sản xuất “doanh nghiệp một thành viên” cho ra đời xe đạp gắn động cơ. Ngay lập tức, Sản phẩm len lỏi khắp các ngõ ngách ở Nhật Bản.
Từ đây, Honda Technical Research Institute của ông đã thành công và không ngừng phát triển. Đến năm 1948, Công ty Honda Motor Co. Ltd được thành lập và trở thành một tập đoàn số 1 thế giới về sản xuất xe máy, top 10 sản xuất ô tô.

12. Bill Gates

Những thiên tài không bằng cấp
Tại khuôn viên trường Harvard mang tên "Harvard Crimson" có một tấm biển ghi“Bill Gates là người bỏ học thành công nhất của Harvard", trong khi phần còn lại của thế giới vẫn gọi ông là "người đàn ông giàu nhất thế giới" trong hơn một thập kỷ qua. Bây giờ, mặc dù không giữ vị trí dẫn đầu, ông vẫn còn trong danh sách những người giàu có của thế giới.
Gates nhập học tại Harvard vào mùa thu năm 1973. Hai năm sau, ông ta đã bỏ học để thành lập công ty Microsoft với người bạn Paul Allen. Sau khi thành danh, Bill Gate mới quay trở lại trường để tiếp tục sự nghiệp học hành. Và trong năm 2007, cuối cùng ông cũng nhận được học vị Tiến sĩ danh dự từ trường cũ của mình.
Khi được mời phát biểu tại buổi lễ phát bằng tốt nghiệp cho sinh viên Havard, Bill Gates nói: "Tôi là một ví dụ xấu. Đó là lý do tại sao tôi được mời tới đây để nói chuyện tốt nghiệp của bạn.. Nếu gặp tôi trước khi nhập học, có thể số lượng sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp có mặt ở đây sẽ ít hơn nhiều.”

13. Frank Lloyd Wright

Những thiên tài không bằng cấp
Theo kiến trúc sư nổi tiếng nhất của Mỹ, Wright đã dành nhiều thời gian hơn vào việc thiết kế các trường cao đẳng, đại học hơn là tham dự các lớp học trong đó. Sau khi dành một năm học tại Đại học Wisconsin-Madison, ông bỏ học để đến Chicago và trở thành một người học việc của Louis Sullivan, "cha đẻ của chủ nghĩa hiện đại".
Trong sự nghiệp thiết kế và sáng tạo không ngừng nghỉ của mình, Wright đã tạo ra hơn 500 công trình kiến trúc kỳ vĩ, nổi tiếng nhất trong số đó là Fallingwater và New York City của Solomon R. Guggenheim Museum.

14. Buckminster Fuller

Những thiên tài không bằng cấp
Bị trục xuất khỏi Harvard hai lần, kiến trúc sư đồng thời là nhà phát minh vĩ đại người Mỹ Buckminster Fuller đã phải trải qua rất nhiều thăng trầm, biến cố. Một số ý tưởng kinh doanh ban đầu thất bại và trải qua nỗi đau đớn của việc mất đi cô con gái đầu lòng, ông tưởng chừng như không thể gượng dậy.
Tuy nhiên, ở tuổi 32, cuộc sống của Fuller bắt đầu thay đổi. Những ý tưởng sáng tạo của ông như các thiết bị ghép năng động áp dụng cho nhà ở và cả xe ôtô nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ công chúng. Đặc biệt là kết cấu xây vòm hình tượng của ông đã đưa tên tuổi của ông lên tầm cao mới và được quốc tế công nhận.

15. Mark Zuckerberg

Những thiên tài không bằng cấp
Bỏ học ở Harvard, Mark Zuckerberg phát triển Facebook trong ký túc xá trường mình. Bây giờ Facebook đã trở thành một trong những trang web phổ biến nhất trên thế giới mạng xã hội. Theo sự bùng phát của Facebook, Zuckerberg đã bỏ học để di chuyển địa điểm công ty của anh đến California.
Mark Zuckerberg đã chứng minh rằng quyết định của anh là sáng suốt. Theo Forbes, Zuckerberg là tỷ phú trẻ nhất thế giới, với trị giá tài sản năm 2010 là 4 tỷ USD. Tuy nhiên, mới đây Ông chủ Facebook nhận bằng tốt nghiệp Harvard sau 12 năm bỏ học.

THỤC sưu tầm

Feb 27, 2018

NHÀ THƯƠNG - Bài khảo cứu của Giáo Sư Đoàn Văn Phi Long

Lời giới thiệu : Giáo Sư Đoàn văn Phi Long là giáo sư dạy Toán tại trường Trưng Vương trước 1975. Sau khi định cư tại Úc song song với việc dạy Toán cho nhiều thế hệ học sinh Việt tại gia, từ năm 1987 Thầy còn bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu về Nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Đây là một chương trong khoảng 30 chương của " Nguồn gốc dân tộc Việt Nam". 

Đặc san TV6370 xin cám ơn Thầy Đoàn văn Phi Long đã gửi bài cho, và xin trân trọng giới thiệu đến các bạn TV và độc giả khắp mọi nơi .

NHÀ THƯƠNG
(Shang 1766 TCN–1122 TCN)

Đoàn văn Phi Long

Nhà Thương tiếng Quang Thoại là Shang hay Shaang rõ ràng không phải nhà Châu, nhà Tần, Hán, cũng không phải nước của người Iu Mien vì Khuyển Nhung đánh nhau với nhà Châu đã được đề cập đến trong một số thư tịch cổ như trong Quốc ngữ “ Thời Chu Mục Vuong, thế lực của Khuyển Nhung dần dần tăng mạnh, vẫn thường xung đột với nhà Chu, Mục Vương dự tính việc chinh phạt Khuyển Nhung, được cận thần can gián "Không nên, Tiên vương chủ trương không động binh, giấu phu binh mà chờ thời cơ, tạo uy phong, quan sát chờ đợi, mà không làm chấn động". “Mục Vương không nghe, sau ra quân thảo phạt, giành được chiến thắng bất ngờ, bắt sống năm vua Khuyển Nhung” (TK1)

Khuyển Nhung âm BK là quản (hay kwản) róng tức là Chó nhung mà chó còn gọi là cẩu QT là gõu gần đồng âm với Iu mà người Trung Hoa gọi là Dao. Vậy Khuyển Nhung là Iu Mien mà Bình Nguyên Lộc cho là người Khmer.

Nhà Thương phải là một tộc lớn không thể xuất hiện rồi đột nhiên biến mất. Tộc Thái ở Trung Hoa đứng hàng thứ nhì về mặt dân số có mặt khắp Đông Á: Người Thái ở Ấn Độ, ở Miến Điện, ở Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Việt Nam, Thái Lan, Lào (từ Vân Nam tràn tới chiếm đất của người Khmer vào thế kỷ 13).

Ta hãy tìm một nhân nổi tiếng người Thái ở Trung Hoa, như Dương Quý Phi của Đường Huyền Tông chẳng hạn, để xem nhân vật này có ở khu vực gần nhà Thương hay không.

Tứ Đại mỹ nhân Trung Quốc gồm có Tây Thi với nét đẹp làm cá phải lặn (trầm ngư), Vương Chiêu Quân khiến chim nhạn mãi ngắm nhìn quên bay nên rơi rớt (lạc nhạn), Điêu Thuyền đẹp đến nỗi trăng cũng phải khép, núp vào mây (bế nguyệt, che mặt trăng), Dương Quý Phi mỗi khi ngắm hoa, hoa đều rũ héo vì hổ thẹn. Dương Quý Phi huy hiệu là Thái Chân tên là Dương Ngọc Hoàn thuộc tộc Thái sinh tại tỉnh Tứ Xuyên (719 TK- 756 TK, 37 tuổi) xuất thân trong gia đình quan lại sống ở Thiểm Tây.

Tứ Xuyên tỉnh lị là Thành Đô, thời nhà Thương đã xuất hiện hai nước Ba và Thục, sau thành Ba Thục thời Tam Quốc.(TK 2)

Như vậy người Thái đã có mặt tại Tứ Xuyên và Thiểm Tây, khu vực nhà Thương Chu, ít nhất thời nhà Đường và người Thương có thể là Thái. Bình Nguyên Lộc trong “Nguồn gốc Mã Lai của VN” không đúng khi cho nhà Thương là Việt.

Tên Shang, Shaang hay Shan tuy khác nhau một chút nhưng chỉ là một, do cách phát âm hay chữ viết biến đổi theo thời gian, không gian. Shan còn có thể biến thành Chan, Jang còn Thái trở thành Đại, Tai, Tay, Tầy. Trong chương “Ý nghĩa từ Việt” ta đã thấy Human chuyển thành Mon- Khmer, H’Mong- Iu Mien, Miao- Dao, Mường- Việt, Mọi- Mán, Nguồn (Người), Hokkien, Yuè, Duyệt, Việt.

Không thấy có bang nào tên Shang nhưng có rất nhiều bang Shan ở rải rác vùng Đông Á.

Trung Hoa: Vân Nam ngày xưa có nhiều nước hùng mạnh như nước Đại Lý của tộc Bạch trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung. Sau khi Đại Lý tàn lụi bang Shan người Thái xuất hiện, người Shan là hậu duệ của nhánh người Thái cổ xưa nhất, đó là người Tai Long hay Thai Yai (người Thái Lớn), nước Nam Chiếu tộc Bạch từng tấn công Giao chỉ thời nhà Đường, Nùng Trí Cao người Thái Nùng ở Cao Bằng xưng Nhân Huệ Hoàng đế đánh Lưỡng Quảng, hiện còn đền thờ Khâu Sầm ở Cao Bằng.

Miến Điện: Các chức vị trong hoàng tộc cũ của Shan hôm nay tạo thành tiểu bang lớn nhất tại Myanmar thành lập từ thế kỷ thứ 10 TK, nằm ở phía đông bắc của đất nước, dưới chân núi hùng vĩ đầu tiên của cao nguyên Shan, có thể đạt độ cao hơn 2.000 mét. Phong cảnh miền núi này rất đẹp, và khí hậu ôn hòa của bang này khiến những người Anh đô hộ rất thích. (TK 3)

Assiam ở Ấn Độ có nhiều sắc tộc cư ngụ trong đó có nhóm Ahom

Tai Lung (Thái lớn) / Ahom: Người Ahom là con cháu của dân tộc Thái, những người đã đi cùng với hoàng tử Thái Sukaphaa vào thung lũng Brahmaputra trong năm 1220 và cai trị khu vực này trong sáu thế kỷ. Sukaphaa và những người theo ông đã thành lập vương quốc Ahom 600 năm (1228-1826) và triều đại Ahom cai trị và mở rộng vương quốc.

Những người Ahom hiện đại mang văn hóa của họ là một sự pha trộn của gốc văn hóa Thái, bản địa Tạng-Miến và Ấn Độ giáo. Đa số những người theo Hoàng tử Sukaphaa là nam giới (lính) sau đó kết hôn với phụ nữ địa phương thuộc một số nhóm dân tộc, trong đó có người Tạng-Miến, những người nói tiếng Borahi sau đó đã hoàn toàn được gộp vào các cộng đồng Ahom. (TK4)

Xiăm: Có rất nhiều giải thích nguồn gốc từ này như “ngày xưa Thái Lan có tên là Xiăm trong tiếng Thái được cho là có nghĩa là tự do”, “Tỉnh Xiêm Rệp của Campuchia có nghĩa là Xiêm dẹp vì bị quân Xiêm tàn phá”. Theo Bình Nguyên Lộc trong cuốn "Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt" thì tên xưa của Thái Lan như sau

Việt Nam: Xiêm hay Xiêm La, Chàm: Syăm, Cao Miên: Syăm, Mã Lai: Syămbu

Xiăm phát xuất từ đâu ? Có hai dẫn chứng từ hai nguồn khác nhau

Dẫn chứng 1 do hội các người Thái VN (TK4 )

Tai Khamyangs, còn được gọi là Shyam, sống ở Assam. Dân khoảng 7000 tín đồ Phật Giáo Nguyên Thủy. Nhiều người Khamyang sử dụng Shyam cùng ý nghĩa với Siam ờ Thái Lan làm họ của mình.

Dẫn chứng 2 (TK 5)

Xin trở lại bang Assam, tiếp sau sự di cư của một nhánh Thái đến đông - bắc Ấn Độ vào đầu thế kỷ XIII, từ “siam” được gọi theo hai cách. Trước hết là tên gọi chỉ vùng đó, Assam (đất của người Siam), trong thư tịch Ấn Độ được viết thành sama. Rồi trên từ Asama, được chuyển thành Ahome tên gọi chỉ người Tay ở Assam.

Về phía đông của khu vực ngôn ngữ Thái, từ “Siam” trước hết dùng để chỉ bộ tộc tiền tiêu của người Thái tại khu vực này. Cách viết Sayam/syam và cách đọc sajam cho thấy từ này đi vào ngôn ngữ Thái dưới hình thức viết, ngược với trường hợp của người Shan và Ahom là chữ viết ghi theo cách phát âm của người ngoại tộc.

Vậy là từ Xiăm, Siam tên xưa cũ của Thái Lan có gốc từ chữ Assam từ thế kỷ XIII.

Ngoài ra còn có căn cứ xác đáng trong ghi chép của Chu Đạt Quan, một người Trung Quốc được triều đình nhà Nguyên phái đến Angkor từ 8/1296-7/1297. Khi mô tả xứ Campuchia, ông có nói đến một nước ở thời kỳ Sukhothai là Xiêm La (Xian Lúo) đó hẳn là tên gọi của Siam.

Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của người Thái, một trong số đó liên hệ người Thái tới sự di cư ào ạt sau sự sụp đổ của vương quốc Đại Lý ở vùng Vân Nam thế kỷ XIII đã bị chứng minh là không chính xác. Các nghiên cứu ngôn ngữ học chỉ ra rằng nguồn gốc của người Thái cổ nằm ở vùng ranh giới Quảng Tây-Quý Châu ngày nay, nơi người Tráng vẫn sinh sống. Khoảng thế kỷ thứ 8-thế kỷ 10, họ bắt đầu di cư xuống phía nam vào vùng ngày nay là bắc Lào, sau đó tỏa xuống đồng bằng, dần thay thế vai trò của đế quốc Khmer đang tàn lụi (vào thế kỷ 13-15). Giả thuyết này không giải thích được tên Siam của Thái Lan vì không thấy nước nào tên Siam ở Trung Quốc xưa và nay.

Lời bàn: Có vài chi tiết khá kỳ lạ như sau 

1. Theo sử sách Thái Lan, người Thái xuất xứ từ vùng núi Altai tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc từ 4500 năm trước sau đó di cư dần xuống vùng đất hiện nay là Thái Lan, tiếng Turk là Altay, trong đó Al là vàng, tay là núi, tức là núi vàng. Turk tiếng Trung Hoa là Đột Quyết gồm Turkey tức Thổ Nhĩ Kỳ, Uyghur, Tatar, Kazakstan…

Tại sao người Thái biết mình phát xuất từ vùng núi Altai, đông bắc Tứ Xuyên, sát nách Thiểm Tây, là vùng đất nhà Thương (1766 TCN-1122 TCN, gần 4000 năm) mà các học giả Tây, Ta, Tàu, và cả người Thái đều không biết nhà Thương là Thái. Thật vậy Trung Hoa cho người Thái từ Quý Châu di cư xuống Vân Nam.

2. Tên xưa Siam của Thái Lan sao lại có nguồn gốc từ Assam ở Ấn độ?

Chỉ còn một cách giải thích là mọi nhóm Thái đều có cổ sử hay ít nhất chuyện truyền kỳ ghi chép Thái có tên cổ là Siam, và sử Thái Lan ghi họ có gốc tích từ vùng núi Altai.

Tất cả các bang Shan hay Siam đều là Thái nên người Shang phải là Thái.

Người Thái năng động, chiến đấu giỏi và theo chính sách “Ngoại giao cây sậy” nghĩa là khi chiếm được một nước thì dùng chữ viết, tôn giáo, phong tục của dân bản xứ nên ít bị chống đối, bằng chứng cụ thể khi người Thái tràn xuống từ dãy núi Altai ở Tứ Xuyên chiếm Thái Lan của Mon Khmer thì họ hòa mình vào dân bản địa bằng cách dùng chữ viết, tôn giáo

phong tục của Mon Khmer. Chính sách này lại được xữ dụng khi Thái Lan đụng độ với thực dân Anh Pháp thà cam chịu mất 40% đất nhưng đã giữ được Vương quốc và sự độc lập.

Nhà Hạ
Trước nhà Thương là nhà Hạ (Xiạ) ở vào thời kỳ đồ đá, trong thời kỳ bộ lạc chưa lập thành nước, chưa có chữ viết, có rợ Đông di ở phía đông. Người Trung Quốc cũng không biết dân nhà Hạ là ai.

Vài đầu mối cho thấy dân nhà Hạ là dân H’Mong và Iu Mien vì sử cổ Trung Hoa ghi Tam Miêu như sau:

Trong Hán ngữ thời thượng cổ, Tam Miêu không phải là ba loại Miêu mà là H’Mong và Nam Man là Iu Mien. “Chiến quốc sách- Ngụy sách” chép rằng vị trí của Tam Miêu là ở phía đông hồ Động đình. Thời kỳ Nghiêu Thuấn, nước lụt tràn ngập, Miêu thừa cơ nổi loạn, cùng với Hoan Mâu, Cung Công và Cổn gọi chung là tứ tội. Thuấn phái Vũ di hàng phục dân Miêu song không được kết quả. Thuấn trong những năm cuối từng tự thân nam chinh, bị bệnh mất. Vũ kế nghiệp, cùng quân Miêu đại chiến kéo dài trong 70 ngày, bình định Tam Miêu” (TK 6)

Nhà Hạ không có chữ viết nên kém phát triển hơn Lạc Việt ở Quảng Tây, tuy ở cùng thời đồ đá nhưng đã có chữ viết trên đá do ở gần VN dùng chữ khoa đẩu của VN. Dân Hạ là dân Miao-Dao tức H’Mong-Iu Mien. Tên Nghiêu gần với Iu tức là Dao, Hoan Mâu gần với H’Mong.

Chữ nhà Thương

Đây là triều đại đầu tiên được công nhận về mặt lịch sử là một triều đại Trung Quốc. Khoảng năm 1300 trước Công Nguyên chữ viết đầu tiên được biết đã xuất hiện ở nền văn minh nhà Thương - họ đã phát triển chữ viết có hơn ba nghìn ký tự, một phần là tượng hình và một phần là tượng thanh. Suốt thời nhà Thương (1600 TCN -1050 TCN) không có sử viết để lại chứng minh là chữ Hán được phổ biến thời đó.

Các sử gia đều không biết dân nhà Thương là ai nên không biết nguồn gốc chữ nhà Thương và nhà Hạ không có chữ viết nên chữ nhà Thương cũng không có gốc từ nhà Hạ.

Bây giờ ta đã biết nhà Thương là Thái nên chữ nhà Thương là do người Thái mượn chữ Khoa đẩu của người Việt Nam. Đó là lý do tại sao chữ nhà Thương đã đạt đến giai đoạn “hội ý” mà không qua các giai đoạn căn bản thuần túy tượng hình và chỉ sự nào cả. Vậy chữ Hán không có nguồn gốc từ chữ Thương theo quan niệm thông thường của người Trung Hoa mà có gốc gác từ chữ Khoa Đẩu của Việt Nam. (TK 7)
Đoàn Văn Phi Long

Tham khảo

1. Khuyển Nhung vi.wikipedia.org/wiki/Khuyển_Nhung

2. Dương Quý Phi vi.wikipedia.org/wiki/Dương_Quý_Phi

3. Bang Shan ở Miến điện vi.wikipedia.org/wiki/Shan

4. Các nhóm Thái sinh sống tại Assam Đông Bắc Ấn, bài viết do người Thái VN sống ở hải ngoại.

vi-vn.facebook.com/TuHaoDanTocThai/posts/1037469766268981:0

5. Tên Siam vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Su-kien-Thanh-tuu-KH-CN/Ve-ten-goi-cua-nguoi-Xiem-19907.html

6. Nhà Hạ vi.wikipedia.org/wiki/Nhà_Hạ

7. Xin xem chương Chữ Khoa Đẩu

HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC CHO CỤ MẸ CỦA BẠN BÙI THỊ MỸ

Các bạn thân mến,

 Gia đình bạn Bùi Thị Mỹ đã chọn việc trợ giúp trẻ mồ côi để hồi hướng công đức cho Cụ Mẹ vừa qua đời. 

 Tâm đã thay mặt các bạn chuyển $200 về cho Trung Tâm Mái Ấm Vincente ở Quảng Trạch, Quảng Bình (Nghệ An) để các soeurs mua gạo nuôi 107 em bé mồ côi và khuyết tật ở đây. Tâm xin gửi biên nhận và lời cám ơn của soeur Lê Thị Mừng, đại diện Trung Tâm đến gia đình bạn Mỹ cũng như đến các bạn.

 Cầu xin cho hương linh Cụ Mẹ Diệu Đắc Bùi Thị Được an vui trên cõi phúc.

 Xin cám ơn tất cả các bạn.

 Minh Tâm 

Tb: Tâm gửi kèm hai tấm hình chụp mấy em bé mồ côi khuyết tật ở trung tâm này.







Feb 25, 2018

Chia buồn cùng GS Hiền và tang quyến

Được tin trễ, phu quân của GS Tăng thị Hiền






Thầy Thẩm Huy Khôi

nguyên Gs trường Trưng Vương

Pháp danh Phúc Nguyên

tạ thế vào ngày 28 tháng chạp năm Đinh Dậu

hưởng thọ 91 tuổi




TOÀN THỂ CỰU NỮ SINH TRƯNG VƯƠNG THUỘC NIÊN KHÓA 63-70 XIN CHIA BUỒN CÙNG CÔ VÀ TANG QUYẾN . XIN CẦU CHÚC ANH LINH THẦY ĐƯỢC YÊN NGHỈ NƠI MIỀN TỊNH ĐỘ..


ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

Giếng nước hồi hướng công đức cho Thầy Thẩm Huy Khôi





..

Feb 23, 2018

Bộ ảnh áo dài Người Việt Nam hoài niệm Sài Gòn Xưa 2018

"Tôi không gói gọn 1 chủ đề, tôi mang Cô Bông Sài Gòn gửi đến cho tết với những mẫu áo dài phong cách xưa, nhưng mang tính hiện đại. Bởi Sài Gòn nhộn nhịp nhưng sâu sắc. Sài Gòn rực rỡ ánh đèn nhưng tình người vẫn ấm áp. Và Sài Gòn tôi giờ với ngày xưa, vẫn nhộn nhịp sắc xuân với áo dài ."
Áo Dài Minh Châu






























































































































HỒNG PHÚC sưu tầm