Jun 29, 2018

SMILE- TUL






SMILE
TUL

Don’t cry ! ok
Don’t cry!!!


I love and cherish you
until the rest of my life.

Please don’t cry 


You’re sunshine in my North

You’re strongest winds to my South

You’re purity of  Eastern snows filling up my heart

You’re warmest touching of Western rains  on my shoulders

Please don’t cry

You’re my life
Please smile 




Xin mỉm cười

Đừng khóc !
Van em đừng khóc

Anh  yêu em 
và chăm chút tới cuối đời 
xin đừng khóc 
hãy mỉm cười 

em là sáng trời anh phương Bắc
em là gió cuồng anh tận phương Nam
em là trinh nguyên phương Đông tuyết tim anh
em là mưa phương Tây trên vai anh ấm áp

van em đừng khóc
 em là đời anh

xin hãy mỉm cười.


TUL 

June 2018
Em và Anh





Tháng Sáu Ngâm Ngùi- An Khanh Lưu Hảo Chi


        THÁNG SÁU NGẬM NGÙI
        AN KHANH - LƯU HẢO CHI


          Nước mắt tuôn trào dàn dụa không hiểu vì sao ngày đó 1975 khi nhìn thấy tổng thống Trần Văn Hương phát biểu gì đó trên TV mà không thấy hình lá cờ của VNCH bay là phía sau tổng thống ! Điều gì thế này ? Mất nước rồi chăng ? Và thế là mình cứ thế mà khóc ! Tự trong tâm can đau đớn xót xa không thể nói đực bằng lời ! Và lần thứ hai, đêm tháng sáu 2018 thăm thẳm, nghe toàn dân Việt Nam ùn ùn biểu tình chống luật bán nước . Tôi đã khóc như con nít khóc hờn . Khóc một lần mất nước vào tay Việt Cộng và lần này mất vào tay Tàu cộng ! Có nỗi đau nào xé tâm can hơn ?

         Ôi Việt Nam ! Nhớ lời bài hát Con Cháu Lạc Hồng : “ còn quê hương thì còn cơm ngon. Còn quê hương thì còn danh thơm , là còn yêu thương và còn tất cả những gì mình thiết tha !” Bạn ơi , nước mắt rơi không ngừng nếu bạn đã một lần đến bến Vân yĐồn Nha Trang Tuy Hoà hay Phú Quốc để thấy quê hương mình đẹp lắm ! Không thể giao cho bọn xâm lược ! Nước mắt ơi khóc làm gì ? ? Phải can đảm lên nghĩ ra cách cứu quốc cứu nguy dân tộc ! Cho dù phải ngàn năm nhưng một lòng đoàn kết diệt kẻ ngoại bang và bè lũ bán nước ! Lòng yêu nước còn đọng trong tôi qua bài học thuộc lòng được học từ lớp Ba trường tiểu học Bàn Cờ :
    
Ai quên cho được mái tranh nâu
Luống đất bờ ao với nhịp cầu
Mồ mà ông bà nằm giữa đất.
Lòng người lòng đất cảm Thông nhau
Quê hương là máu là xương thịt
Nước mắt mồ hôi của giống nòi
Còn sống ngày nào trên đất nước
Nếu ai xâm chiếm đến quê hương
Tình quê sẽ biến ra tình nước
Tình nước sẽ đúc thành súng với gươm !

Tháng sáu ngậm ngùi nỗi nhục mất nước .Nhưng Việt Nam ơi đàn con yêu thề sẽ quay về vinh quang giữ thơm quê mẹ .

An Khanh Lưu Hảo Chi

Kết quả xổ số 24-06-2018 tại Oanh Gia Trang






Mỹ Lan trúng giải nhất

An Trinh và Lan Trần







Hello các bạn,
 Mượn dịp sổ xố chúng em tình cờ có em An Trinh từ Việt Nam sang Mỹ để làm vú em, em Mai Xinh chu du Nam Cali, em Thúy Hải từ Oregon xuống thăm má, Mỹ Bùi từ Minesota, 2 em Mỹ Lan và Lệ Nga từ Bắc Cali đến, riêng em Oanh Nam từ Úc Châu qua Mỹ quốc để ra mắt gia đình chồng sau 30 mấy năm bắt con trai tơ nhà người ta, định mượn cớ để tụ họp với các em TV sau bao nhiêu năm xa cách nhưng Trời không chiều lòng người, tin giờ chót em Oanh Nam không đến được vì Bà Cô chồng của em đang "hấp hối" thế là em phải ở nhà không ăn chơi được để làm bổn phận dâu con....Sorry em Oanh Nam nhé.

  Mời các bạn xem hình chúng em tụ họp chiều thứ Bảy và ngày Chủ Nhật 06/24



*****************************


Các bạn ơi

Kết quả số số đây các bạn , Phương chỉ nhớ theo trí nhớ thôi có gì các bạn bổ túc thêm nhé , mở đầu là Mỹ Lan   sau đó là đến các bạn An Trinh , Ngọc Nga ,Thiên Nga , Kim Điệp ,Oanh Nam,  Ánhs Vân.  Như Mai .
Liên Hương tặng 10 giải thưởng cho ngày sổ số của năm nay  trong đó có Mỹ Lan và Kim Điệp được trúng 2 giải, còn các bạn khác, mỗi người được 1  giải ....... 

Chúc mừng các bạn trúng giải với những bức tranh của họa sĩ nhà Liên Hương . , và cám ơn Liên Hương  linh hồn của buổi sổ số, cám ơn thủ quỹ Thanh Huyền, cám ơn bầu sô Thúy Lan và cám ơn Chu Oanh tự đã đón tiếp chúng em rất nồng hậu. 
Yêu tất cả các bạn 

MP (24-06)

*****************************

26-06
Các bạn thân mến.

Sorry các bạn vì bầu số này hơi lò dò, chậm chạp trong việc báo cáo xổ số Nay xin tường trình như sau: 
 
Trước hết xin cám ơn họa sĩ Liên Hương đã vẽ tranh quá ư xuất sắc với 4 tranh sơn dầu và 6 tranh sumi làm giải thưởng cho xổ số năm 2018 . Cám ơn Chu Oanh Tự mở cửa chào đón bạn đến từ bốn phương trời và cám ơn tất cả các bạn đã nồng nhiệt hưởng ứng mua vé thật nhiều. Năm nay bán được 814 vé tất cả. Con số đẹp ghê nơi.... 
 Bắt đầu với lô độc đắc là:
Bức tranh sơn dầu Trường Xưa 1 với vé mang số 679636 về tay bạn MỹLan.
 Trường Xưa 1 (14xx18 inches)

      
 Kế tiếp là lô thứ nhất bức tranh sơn dầu Trường Xưa 2, vé mang số 373537 về tay Lưu Ngọc Nga.

 
        Trường Xưa 2 (11x14 inches)

Kế đến la lô thứ hai bức sơn dầu LiLy Pond 1, vé mang số 679598 về tay Oanh Nam. Oanh Nam ơi, Nam xui quá, tính về đây tham dự xổ số cùng gặp bạn bè sau khi đã thăm gia đình, nhưng gia đình lại có chuyện buồn, tuy nhiên cũng an ủi là Nam cũng được trúng giải rồi.
 Lily Pond 1  (16x20 inches)


       Lô thứ ba , bức sơn dầu LiLy Pond 2, vé mang số 373504 về tay Kim Diệp. 
Lily Pond 2  (11x14 inches)
       Lô thứ tư , bức sumi Trường Xưa 1, vé mang số 679986 về tay Kim Diệp. Kim Diệp thiêt là may, trúng liền 2 vé liên tiếp nha. Các bận có thắc mắc 2 vé của Kim Diêp khác xa nhau. Lan xin giải thích . Vì không tìm được cuốn vé 1000 số, nên phải mua 2 cuốn 500 số. Kim Diệp mua 30 vé, khi xe vé cho Kim Diệp thi 20 ve cuối cuốn 679979-679998 va 10 vé đầu cuốn 373501-373510.



      Lô thứ năm, bức sumi Trường Xưa 2 , vé mang số 373740 về tay Hoàng Hà.



      Lô thứ sáu , bức sumi Trường Xưa 3 , vé mang số 373705 về tay Thiện Nga.
      Lô thứ bảy, bức sumi Trường Xưa 4 , vé mang số 679681 về tay Ánh Vân.
      Lô thứ tám , bức sumi Hoa sen , vé mang số 679749 về tay Như Mai.

      Lô thứ chín, bức sumi  Trường Xưa 5 , vé mang số 679661 về tay Mỹ Lan.
 
      Lô thứ mười, bức sumi Mẹ Bồng Con, vé mang số 679746 về tay Như Mai.

Năm nay, 3 bạn Mỹ Lan , Kim Diệp và Như Mai quá may mắn, trúng giải tới 2 lần.

       Sau khi xổ số xong , chúng em ăn uống linh đình trong khi họa sĩ Liên Hương lại vẽ portrait cho các bạn nứa. Thương yêu mợ Liên Hương quá, luôn ân cần lo lắng chu toàn các việc dù sức khỏe bị yếu kém....Hương nhớ giữ gìn sức khỏe nhe.
     Vài hàng báo cáo các bạn. Chúc tất cả một tuần nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui.

Một lô thân,

T.Lan

**************************************** 

Cám ơn Thúy Lan đã report rất là đầy đủ chi tiết và rõ ràng.  

Hương cũng xin cám ơn các bạn Oanh, TLan, THuyền, MPhượng, ... và tất cả các bạn đã góp một tay làm cho buổi xổ số thật là vui nhộn thoải mái.  Thương các bạn lắm lắm!

PS:  Bún riêu của bác Oanh thật là "pro" và ngon tuyệt trần các mợ ạ!

Một lô thân,
LHương

Jun 24, 2018

GIẾNG HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC CHO THẦY KHANG CHỒNG CỦA CÔ LÂM THỊ PHÚC

                           

Các bạn thân mến
Giếng nhóm mình làm để hồi hướng công đức cho chồng cô Lâm thị Phúc vừa xong. Tâm xin gửi để các bạn rõ.
Mình cùng góp lời cầu nguyện cho hương linh Thầy Phạm Hi Khang được sớm an sinh tịnh độ.

Xin cám ơn tất cả các bạn.
Minh Tâm



Jun 19, 2018

Mỹ Điệp về Saigòn



  Sáu năm trước Mỹ Điệp đã về vui vầy với bạn bè ...Năm nay lại có dịp về gặp mặt ...Mừng ơi là mừng !!!
  Gần trưa thứ hai, Thanh mới nhận được điện thoại của Mỹ Điệp, thỏ thẻ muốn mời họp mặt ...chiều thứ ba !!!
Không hiểu sao các bạn mình về Việt Nam mà hẹn trước chỉ được có một ngày ???

    

Thanh hới hải gọi vội gọi vàng các bạn ... mà có mấy khi nào gọi được ngay đâu !!! Lúc thì máy bận, lúc không bắt máy, lúc đi đảu đi đâu ai mà biết được ... gọi đến Anh Thư , nàng trách ngay , sao không gọi cho mình "tối hôm qua ?"  Lạy Trời, Thư có biết là tồi hôm qua Thanh nào có nhận được điện thoại của Điệp đâu mà gọi ??? Mới nhận được trưa nay nè Má !!!

   
 Nhằm ngày Thanh dạy nên phải kiếm cớ trốn dạy học trò 15 phút để có thể đến đúng hẹn !!! hihi...
Dầu sao đến tuổi này mà gặp lại nhau là quý ơi là quý , phải không??? Nói lung tung mải, gọi từ từ từng món để có thì giờ nói chuyện chưa đủ, ăn xong lại được Điệp tặng quà ô mai của Tạ Thị Bích, khô bò do Mỹ Điệp làm ,món nào cũng ngon và lạ miệng, cả socola nữa chứ ! ....sau đó Điệp lại mời đi ăn kem để....nói chuyện tiếp !!!hihi   
   Đến tối mới về...Trời lấm tấm mưa ...." đưa nhau về dưới mưa...nói năng chi cũng thừa...nhưng vẫn nói như mua ...."

                                                                                                                                  KimThanh

Viếng đám tang phu quân của cô Dung Kennedy.



Các bạn ơi,

Hôm nay Oanh, Thuý Lan và Lan Trần đi viếng tang phu quân của cô Dung Kennedy. Gửi các bạn hình của cô chụp chung với tụi Oanh và mấy chị TV học năm khác tụi mình.
  Cô năm nay 89 tuổi nhưng vẫn còn đẹp quá, mặc dầu mấy hôm nay cô mệt phải thở oxygen.
    Một lô thân

Chu Oanh

Jun 6, 2018

Chia buồn cùng Phạm Nga

Được tin buồn chị của Phạm Nga vừa về với Chúa





Bà Cécilia PHẠM LỆ DUNG 

Vừa mới từ trần ở San Jose USA
hưởng thọ 74 tuổi




Toàn thể các bạn đồng niên TV63-70 xin chia xẻ nỗi mất mát người chị thân yêu với Phạm Nga. Nguyện xin hương linh chị được an nghỉ cõi vĩnh hằng. Xin thành thật chia buồn cùng tang quyến.

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

********************

Các bạn thân mến,

Trong tâm tình tri ân, toàn thể tang quyến Nga xin chân thành cảm tạ tất cả các bạn khắp nơi xa gần đã gưỉ điện thư, cầu nguyện, thăm viếng, chia buồn, hiệp dâng & hiệp thôngThánh Lễ tiễn đưa người thân yêu cuả chúng tôi là Cecilia Phạm T Lệ Dung .
Xin các bạn niệm tình bỏ qua những sơ sót trong lúc tang gia bối rối.
Xin ơn trên ban nhiều phúc lành đến gia đình các bạn.

Tang Gia Đồng Cảm T
.

Jun 2, 2018

NGUỒN GỐC TỪ XÍCH QUỶ - Bài khảo cứu của Giáo Sư Đoàn Văn Phi Long

Lời giới thiệu : Giáo Sư Đoàn văn Phi Long là giáo sư dạy Toán tại trường Trưng Vương trước 1975. Sau khi định cư tại Úc song song với việc dạy Toán cho nhiều thế hệ học sinh Việt tại gia, từ năm 1987 Thầy còn bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu về Nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Đây là một chương trong khoảng 30 chương của " Nguồn gốc dân tộc Việt Nam". 

Đặc san TV6370 xin cám ơn Thầy Đoàn văn Phi Long đã gửi bài cho, và xin trân trọng giới thiệu đến các bạn TV và độc giả khắp mọi nơi .


NGUỒN GỐC TỪ XÍCH QUỶ
GS Đoàn Văn Phi Long

Từ Văn Lang ít người bàn cải vì tài liệu rất hiếm nhưng các từ Xích Quỷ, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân có rất nhiều tài liệu để tra cứu như Di truyền học, Khảo cổ, Kinh Dịch, truyền thuyết, tiểu thuyết, Lý thuyết, địa danh, cổ sử. Do đó có rất nhiều học giả Tây, Ta , Tàu tham gia trong hơn trăm website, mỗi người một ý kiến khác nhau, tiến sĩ đấu với học giả, trò đấu với thầy, nhiều khi chỏi nhau kịch liệt bất thân thắng bại qua nhiều hiệp. Rốt cuộc vẫn chưa có bằng chứng vững chắc để mọi người công nhận.

Bài này phải chính xác từng chữ một nên xin nêu ra phần đầu của ĐVSKTT để làm tài liệu

Đại Việt sử ký toàn thư

Xét: Thời Hoàng Đế dựng muôn nước, lấy địa giới Giao Chỉ về phía Tây Nam, xa ngoài đất Bách Việt. Vua Nghiêu sai Hy thị đến ở Nam Giao để định đất Giao Chỉ ở phương Nam. Vua Vũ chia chín châu thì Bách Việt thuộc phần đất châu Dương, Giao Chỉ thuộc về đấy. Từ đời Thành Vương nhà Chu [1063-1026 TCN] mới gọi là Việt Thường thị, tên Việt bắt đầu có từ đấy.

1. Kinh Dương Vương (ĐVSKTT)

Tên húy là Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông. Nhâm Tuất, năm thứ Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra vua Kinh Dương Vương. Vua là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Vua cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh.
Đế Minh mới lập Đế Nghi là con nối ngôi, cai quản phương Bắc, phong cho vua làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ. Vua lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần Long sinh ra Lạc Long Quân (Xét: Đường kỷ chép: thời Kinh Dương có người đàn bà chăn dê, tự xưng là con gái út của Động Đình Quân, lấy con thứ của Kinh Xuyên, bị bỏ, viết thư nhờ Liễu Nghị tâu với Động Đình Quân. Thế thì Kinh Xuyên và Động Đình đời đời làm thông gia với nhau đã từ lâu rồi).

Lời bàn: Không có nói là tiểu thuyết nên đây là truyền thuyết dân gian

2. Lạc Long Quân (ĐVSKTT)

Tên húy là Sùng Lãm, con của Kinh Dương Vương. Vua lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm con trai (tục truyền sinh trăm trứng), là tổ của Bách Việt. Một hôm, vua bảo Âu Cơ rằng: "Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền Nam (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Khi trời đất mới mở mang, có thứ do khí hóa ra, đó là Bàn Cổ thị. Có khí hóa ra rồi sau có hình hóa, không thứ gì ngoài hai khí âm dương cả. Kinh Dịch nói: "Trời đất nung ủ, vạn vật thuần hóa, đực cái hợp tinh, vạn vật hóa sinh". Cho nên có vợ chồng rồi sau mới có cha con, có cha con rồi sau mới có vua tôi. Nhưng thánh hiền sinh ra, tất có khác thường, đó là do mệnh trời. Nuốt trứng chim huyền điểu mà sinh ra nhà Thương, giẫm vết chân người khổng lồ mà dấy nhà Chu, đều là ghi sự thực như thế.

Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao? Xét sách Thông Giám Ngoại kỷ nói: Đế Lai là con Đế Nghi; cứ theo sự ghi chép ấy thì Kinh Dương Vương là em ruột Đế Nghi, thế mà kết hôn với nhau, có lẽ vì đời ấy còn hoang sơ, lễ nhạc chưa đặt mà như thế chăng?

Lời bàn: Đây là truyền thuyết Bách Việt không phải của riêng VN. (TK1)

3. Truyền thuyết người Mường

Truyền tích bà Ngu Kơ của Mường được kể như sau:

Theo quyển sách đồ sộ nhất về người Mường của Jeanne Cuisinier, người Mường có rất nhiều truyện cổ tích và truyền thuyết. Hai truyền tích lớn người Việt đã vay mượn thẳng từ nguồn Mường chính là chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh và bà Âu Cơ, mà người Mường phát âm theo kiểu Quảng Đông: Ngu Kơ
"Ngày xửa ngày xưa, có một nàng công chúa xứ Mường tên là Ngu Kơ, mang tiền kiếp một con nai có đốm ngôi sao (cerf étoilé), cưới một ông hoàng tử con byua Yịt tên Lương Wong (Lạc Long Quân) gốc vốn loài cá. Ít lâu sau, Ngu Kơ sinh được 50 con gái và 50 con trai. Nhưng rồi cơm không lành canh chẳng ngọt. Từ ở chỗ con cái không đủ đồ ăn thức uống, Ngu Cơ và Lương Wong ưa cãi vã với nhau. Cuối cùng, Ngu Kơ và Lương Wong đành phải chia tay, đôi ngả đôi ta.

Ngu Kơ dẫn 50 người con lên miền rừng núi, và Lương Wong dẫn 50 người con kia xuôi về miền sông biển. Ngu Kơ và đám con tạo nên những dòng vua chúa mặc áo màu đen, và Lương Wong, các gia đình vua mặc áo màu vàng.”
Dân Mường thờ kính bà Ngu Kơ như mẫu tổ và thường làm cờ có hình con nai đốm sao, như một vật tổ để tưởng nhớ đến.(TK2)

Lời bàn: Trong huyền thoại Mường hai người ly dị nhưng trong truyện VN họ chỉ tạm chia tay đi lập nghiệp.

4. Kinh Dương Vương - ông là ai?

Tiến sĩ Trần Trọng Dương cho rằng Kinh Dương Vương không có thực chỉ là lâu đài xây trên cát. Các học giả đều thống nhất cho rằng, truyện Kinh Dương Vương có sự sao chép từ tiểu thuyết Liễu Nghị truyện (柳毅傳) do Lý Triều Uy sáng tác vào đời Đường. Truyện có thể tóm tắt như sau:

“Liễu Nghị là một nho sinh thi trượt, trên đường gặp một thiếu phụ chăn dê xinh đẹp nhưng dáng vẻ tiều tụy. Người phụ nữ ấy nói rằng mình là con gái của Long Vương ở hồ Động Đình, vốn lấy con trai thứ của Kinh Xuyên, nhưng bị bạc đãi, bắt đi chăn dê, nên muốn nhờ Liễu Nghị chuyển thư đến cho cha để báo tình cảnh của mình.
Liễu Nghị đem thư xuống Long cung. Em trai Long Vương là Tiền Đường giận quá nên giết con trai của Kinh Xuyên (Lời bàn: Kinh Xuyến là Kinh Duong Vương), cứu cháu về, rồi định gả cho Liễu Nghị. Nghị từ chối, xin về, được Long vương ban cho nhiều vàng bạc châu báu. Sau Liễu Nghị lấy vợ, lần nào lấy xong vợ cũng chết. Con gái Long Vương thấy vậy bèn nhớ lại duyên cũ, muốn báo đáp bèn hóa làm người con gái xinh đẹp mà lấy Liễu Nghị làm chồng. Sau hai vợ chồng đều thành tiên.”

Lời bàn:

-Theo trên, ĐVSKTT chỉ viết là Đường kỷ chép nhưng không nói là chép từ tiểu thuyết Liễu Nghị. Vậy có thể là chép từ huyền thoại. Huyền thoại cũng như lịch sử có phần đúng có phần sai nhưng tiểu thuyết thường là hư cấu.

-Nếu người Mường có truyền thuyết Ngu Cơ và Lạc Long Quân thì người VN, và cả Bách Việt bên Tàu, cũng phải có truyền thuyết tương tự.
Tại sao cứ cho rằng người VN hết mượn của Tàu rồi tới mượn của Mường? Huyền thoại và đền thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân là truyền thuyết VN không phải vay mượn từ tiểu thuyết Liễu Nghị.

-Một thí dụ khác là người Mường, người Thái có chữ Khoa Đẩu còn người VN không có dấu tích về chữ này. Ta không thể kết luận là VN không có chữ Khoa Đẩu, sở dĩ như thế là vì Sĩ Nhiếp đã tịch thu hết sách vở thay vào bằng chữ Hán. Ngay cả hiện tại người Bắc thích dùng từ Hán trái với miền Nam thích dùng tiếng Nôm, đúng hơn là phải dùng tiếng Nôm vì có bao giờ học chữ Hán đâu.

-Hơn thế nữa, Truyện Liễu Nghị không phải là tiểu thuyết mà là truyền thuyết

5. Truyện Liễu Nghị là truyền thuyết

Chuyện của Kinh Dương Vương, Kelley cho là được kiến tạo ở thời trung đại do chịu ảnh hưởng của truyện Liễu Nghị, tác giả truyện này là Lý Triều Uy, người thời Đường hư cấu. Truyện kể:

Liễu Nghị thi hỏng, đi thăm bạn ở Kinh Dương (trùng chữ với Kinh Dương Vương) gặp người con gái chăn dê bị chồng bạc đãi. Nàng là con gái út của Long Quân hồ Động Đình lấy con trai thứ của Kinh Xuyên (thần sông). Nàng nhờ Liễu Nghị mang thư cho Long Vương để vua cha đến cứu.
Liễu Nghị trao thư cho Long Quân, em trai Long Quân là thần rồng cai quản sông Tiền Đường nổi giận bay di giết con trai Kinh Xuyên đem cháu gái về định gả cho Liễu Nghị, Nghị từ chối, trở về nhân gian được Long Quân tặng nhiều báu vật trở nên giàu có, lấy hai lần vợ, cả hai đều chết yểu.
Con gái út Long Quân cám ơn tri ngộ hóa thành thiếu nữ làm vợ Liễu Nghị, hai vợ chồng sau thành tiên. Em họ Nghị là Liễu Hỗ đi trên Động Đình Hồ gặp Nghị, Nghị truyền cho phép tiên, Hỗ đem chuyện kể với người đời nhưng không ghi chép lại, Lý Triều Uy thấy hay nên viết truyện này. Vậy tại sao cứ khăng khăng cho rằng Liễu Nghị là truyện sáng tạo của Lý Triều Uy ?

6. Tên và địa danh cổ bên Tàu hầu hết là tiếng Việt

Chữ Hán Việt có nguồn gốc từ chữ Khoa Đẩu của VN ở đời nhà Thương nhưng đến đời nhà Chu thì được sửa đổi lại theo cú pháp ngược có tính từ đi trước. Thật vậy, nhà Thương là người Thái có tính từ đi sau như VN. Nhà Chu mượn chữ khoa đẩu của Bách Việt nhưng cho sửa lại theo cú pháp ngược của nhà Chu.
Trong thuyết Tam Hoàng (Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông) thì Phục Hi là Phù thị tên ngọn núi ở sông Mã Quảng trị, Phù thị là Puti hay Puthi tên thánh địa của Ấn giáo.

Ghi chú: “Tên sông Mã xuất phát từ tên tiếng Thái và Lào là nậm Ma với nậm hay nám nghĩa là sông, nước. Đây cũng là tên chính thức của đoạn sông bên Lào.

Theo quan niệm của người Kinh, sông có tên gọi "Mã" vì dòng nước chảy xiết như ngựa phi. Tuy nhiên, theo nghiên cứu về từ nguyên học thì Mã là âm một chữ Hán để ghi tên thật: "sông Mạ", trong đó "mạ" là một từ tiếng Việt cổ còn lưu lại trong phương ngữ miền Trung có nghĩa là "mẹ". Và tên gốc con sông có nghĩa là "sông lớn".
Thực vậy người Thái và Lào gọi sông MeKong là Me Nám, Me là mẹ còn Nám là nước, nghĩa là Sông Lớn.”

Nữ Oa là Naga rắn thần Ấn giáo, mình rắn và một đầu người hay đa đầu, Phục Hi có hình dạng như Nữ Oa.
Thần Nông theo cú pháp Việt nên là tiếng Việt, có nghĩa là Thần coi về nghề nông. Nếu theo cú pháp nghịch tiếng Tàu thì Nông Thần là nghề Nông của Thần có nghĩa trớt quớt.

Ngũ Đế gồm:

Hoàng Đế (黃帝) Đế Chuyên Húc (帝顓頊) Đế Khốc/Cốc (帝嚳) Đế Nghiêu (帝堯) Đế Thuấn (帝舜) thì Tam Hoàng là tổ của các bộ tộc Việt. Trong Ngũ Đế chỉ trừ Hoàng Đế được viết theo cấu trúc Hán, còn bốn vị kia đều được gọi theo cách thức Việt. Phải chăng người Việt đã chiếm đa số trong các nhân vật khai sinh Trung Quốc? Vậy trong thần thoại ai mượn ai ?

Khi nói Đế Minh đi tuần thú phương nam, tức là phải đi từ phương bắc, Thần Nông, Đế Minh, Đế Nghi là người Bách Việt, vậy thì để Đế Nghi làm vua phương Bắc không có nghĩa đất nước của Đế Nghi là đất nước của Trung Hoa, lúc đó chủng Hoa chưa có chỗ đứng trên vùng đất đó.

Ta nghĩ sao khi mà ngày nay tên của đa số các địa danh lớn ở Trung Quốc vẫn còn gọi theo cấu trúc Việt: Sơn Đông (Núi phía Đông, nếu theo cấu trúc Tàu thì là phía Đông của núi, mà núi nào?, nên không có nghĩa gì hết), Sơn Tây, Hà Nam, Hà Bắc, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Nam, Giang Bắc, Giang Đông, Giang Tây, Phúc Kiến (Hokkien tức Human), Hải Nam, Quảng Đông (Guang Tong, Guang là Human tương tự như Yuan tức Duồn trong Cáp Duồn), Quảng Tây v.v.

Huyền thoại Ngu Cơ, Kinh Dương Vương là truyền thuyết chung cho tộc Việt Mường và cả Tàu Bách Việt (không phải Tàu nhà Chu). Đền thờ Kinh Dương Vương thế kỷ 14 được xây dựng từ huyền thoại VN chớ không phải từ ĐVSKTT hay từ tiểu thuyết Liễu Nghị.

7. Nguồn gốc Kinh Dương Vương

Lộc Tục được phong làm vua hiệu là Kinh Dương Vương, lấy tên vùng đất được phong làm vương hiệu. Kinh viết với bộ thủy là tên con sông Kinh, tức Kinh Thủy một chi lưu của sông Vị.
Nếu lấy ngọn Bắc Trọng Sơn làm phân giới, thì phía Bắc núi là huyện Thuần Hóa, phía nam núi là huyện Kinh Dương.
Do Kinh Dương ở về phía nam Bắc Trọng Sơn và phía bắc sông Kinh Thủy nên lấy dương làm tên theo thông lệ: “Sơn nam vi dương, thủy bắc vi dương”. Đây là cách đặt tên chịu ảnh hưởng thuyết âm dương của Kinh Dịch (đây là Kinh của người Việt, theo LM Lương Kim Định), lấy núi làm mốc, vì vậy phía nam núi tức là phía bắc sông, tất cả đều nằm trong phạm vi của núi, nam thuộc dương nên vùng đó thường mang tên ghép là dương như Lạc Dương, Hán Dương, Nam dương.

Tên Kinh Dương đã có từ rất xưa, trong Kinh Thi, phần Tiểu Nhã, thơ Lục nguyệt đã có nhắc đến: “Xâm Hạo cập Phương/ Chí vu Kinh Dương” (Xâm phạm Hạo và Phương. Cho đến Kinh Dương)

Dân gian có thành ngữ “Kinh Vị phân minh”. Vị Thủy là chi lưu lớn của Hoàng Hà, phát nguyên từ Cam Túc đến Thiểm Tây nhập vào Hoàng Hà; Kinh Thủy cũng là một chi lưu của Vị Hà, phát nguyên từ Ninh Hạ, cả hai sông đến huyện Cao Lăng thành phố Tây An thì hợp lưu. Nước sông Kinh thì đục, nước sông Vị lại trong, hai dòng sông này khi gặp nhau hợp thành một lại không trộn lẫn với nhau mà chia làm hai phần trong đục rõ ràng. (Nguyễn Thiếu Dũng, TK3)

Như vậy Kinh Dương Vương (经阳王) không phải do châu Kinh (荊) và châu Dương (扬) gần hồ Động Đình khu vực nước Sở, ghép lại vì các chữ đó khác nhau, tuy âm giống nhau mà nghĩa khác nhau.

8. Đền thờ Kinh Dương Vương

Đến thế kỷ XVII, Kinh Dương Vương đã chính thức được văn hóa dân gian đưa vào thờ làm vị thủy tổ trong đền ở tỉnh Bắc Ninh (ngày nay).

Từ thành phố Bắc Ninh ( trước là thị xã Bắc Ninh) xuôi đường 38 đến Cầu Hồ (trước là phà Hồ) khoảng 12km, đến ngã tư Song Hồ khoảng 500m, rẽ phải dọc theo đê sông Đuống chừng 5km đến thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành nơi có lăng mộ Kinh Dương Vương và đền thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân – Âu Cơ được xây dựng từ lâu đời và được tu bổ lập bia năm Minh Mệnh thứ 21 (1840). (TK4)

9. Kinh Dương Vương, Xích Quỷ bên Tàu

Bác sĩ Trần Đại Sĩ, trưởng ban Nghiên cứu Phối hợp Đông Tây y tại Pháp, sau chuyến công tác y học ở nam Trung Hoa 1980, đã viết trên “Việt Nam đệ ngũ thiên niên kỷ” xuất bản tại Mỹ năm 1994 như sau: Hiện nay ở tả ngạn sông Tương Giang, trong dãy núi Quế Dương có một ngọn núi cao 179m mang tên là Thiên Đài Sơn, đỉnh tròn, sườn núi thoai thoải, có đường đi lên. Trên đỉnh có một ngôi miếu hoang phế, rêu phong, không người ở. Có một tấm bia cổ khắc chuyện vua Đế Minh phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương và đặt tên nước là Xích Quỷ tại đấy.

Ông cho biết, tại thư viện tỉnh Hồ Nam, ông được đọc một cuốn phổ viết từ thời nhà Đường, do Chu Minh Văn biên soạn, nói rõ chuyện vua Đế Minh truyền ngôi cho Lộc Tục làm vua nước Xích Quỷ trên Thiên Đài Sơn và chuyện các quan nhà Đường khi được sai sang cai trị Lĩnh Nam, đã chung tiền xây ngôi miếu hoặc xuất tiền tu bổ ngôi miếu này. Mỗi lần như thế, họ tổ chức cúng tế linh đình để cầu xin Miêu vương Đế Minh, phù hộ cho họ được bình an cai trị dân Miêu ở chín quận đô hộ. (TK5)

Lời bàn: Chuyện Lộc Tục làm Kinh Dương Vương vua nước Xích Quỷ có ở bên Tàu chứng tỏ chuyện này của VN là truyền thuyết chớ không phải lấy từ tiểu thuyết Liễu Nghị.

10. Nguồn gốc từ Xuy Vưu

Sách địa lý Tàu Tối tân Trung Quốc phân tỉnh đồ ngày nay, khẳng định rằng nước Quỹ Phương đích thị là tỉnh Quý Châu Guìzhōu 贵州, Quỷ biến ra Quý.
Cả ba tên Xích Quỹ ( Quỹ Đỏ) là Chì gủi, Xi Vưu là Chì You, Quý Châu là Guìzhōu đồng âm với nhau và có nguồn gốc từ Iu của Iu Mien như sau:

Human- Iu Mien- Iu- I You - Chi You
Mà Quỹ Phương (Gủi Phang) là Quý Châu nên cả 4 tên Xích Quỹ, Xi Vưu, Quý Châu và Quỹ Phương chỉ tên người Iu Mien. Vậy là nước Xích Quỹ chính là Quỹ Phương ở Quý Châu đã có giải đáp. Xích Quỹ là nước của Hùng Vương là có thực và là Iu Mien, tên người Việt và cả Bách Việt.

11. Nguồn gốc từ Xích Quỷ

Thiên tử : Khi sử gia nổi danh nhất Trung Hoa, Thái sử công Tư Mã Thiên (thuộc một dòng họ chuyên viết sử từ thời nhà Chu đến thời cực thịnh nhà Hán) tả lại cuộc chiến tranh Hoa–Miêu tại Trác Lộc năm 2704 tr.CN, ông gọi người lãnh đạo các bộ lạc du mục Hoa tộc là Cộng chủ trong khi đó ông gọi người lãnh đạo liên minh Xích Quỷ là Cổ Thiên tử Xi Vu. (TK6)

Theo tiểu mục 10, Xích Quỷ có gốc từ Iu Mien, tên của người Việt và Bách Việt.

12. Đền thờ Xuy Vưu

Đền được xây vào năm 1160 thời nhà Lý theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Bản Kỷ - Quyển IV trang 144 thời Lý Anh Tông, Canh Thìn, [Đại Định] năm thứ 21 [1160], (Tống Thiệu Hưng năm thứ 30). Mùa xuân, tháng giêng làm đền Hai Bà và đền Xuy Vưu ở phường Bố Cái.

Ghi chú: Đền thờ Xuy Vưu lập năm 1160, trước Việt Sử lược ở thế kỷ 14 nên nên không thể là do Việt Sử lược gợi ý được. Hơn nữa đền thờ này cũng không được thành lập dựa vào cổ sử Trung Hoa mà dựa vào truyền kỳ VN vì Xuy Vưu, Xi Vưu hay Xi You có gốc từ Iu Mien, tên người VN và Bách Việt thời cổ.

Theo truyền thuyết Trung Quốc Xuy Vưu là hậu duệ của Viêm Đế, làm vua nước Cửu Lê thời thượng cổ, thua trận ở Trác Lộc, bị Hoàng Đế bắt giết.

13. Xích Qui không phải là Xích Quỷ

Theo “Khang Hy Từ Điển” thì chữ phương là đòng đòng lúa nên Xích Qui phương là nước Xích Qui trồng lúa nước. Chính vì vậy, tổ tiên ta, người Việt cổ xưa đã lấy tên vùng đất (địa danh) để đặt tên nước thời cổ đại là XÍCH QUI để truyền lưu lại cho đời sau cái di sản thiêng liêng cao quí của Đế Tổ Thần Nông.

Chữ Xích gồm 2 chữ hoả (lửa) chồng lên nhau có nghĩa là đỏ nên Thần Nông còn gọi là Xích đế. Chữ Xích chỉ lửa (màu đỏ) hay quẻ Ly (phương Nam) chỉ nền văn minh tinh thần nên được gọi là Xích huyện Thần Châu. Do đó, nước Xích Qui là nước nông nghiệp ở vùng đất đỏ phương Nam (Xích Qui Phương) của con cháu Thần Nông mà cổ thư gọi là Cửa Việt, Giao Chỉ.

14. Người Việt Nam cổ nhất Á Châu theo DNA (Gen di truyền)

-Người Việt có sự đa dạng di truyền cao nhất trong các sắc dân châu Á nên người Việt cổ nhất, di chuyển lên Trung Hoa chớ không phải từ Trung Hoa đi xuống VN.

-Các nhà khoa học tại Đại học Fudan (tham gia Dự án bản đồ gien của Hội địa lý quốc gia Mỹ) thấy người hiện đại chỉ đến Vân Nam và Quảng Tây 30.000 năm trước mà thôi. Bạn đọc có thể truy cập mục từ Mongoloid trên Bách khoa thư mở Wikipedia trên mạng để thấy rằng, năm 1999, nhóm nghiên cứu của Peter Brown, Khoa nhân chủng học và cổ nhân chủng học, Đại học New England, đã nghiên cứu hai địa điểm tại Trung Quốc, trong đó có Quảng Tây, và một địa điểm tại Okinawa, Nhật Bản và nhận thấy các di cốt 10.175 và 33.200 năm trước không phải là di cốt của người Proto-Mongoloid (tức loại người sẽ trở thành người Mongoloid trong tương lai gần). Điều đó cũng phù hợp với giả thuyết người Mongoloid hoàn chỉnh chỉ xuất hiện trong vòng 10.000 năm nay.

-Dòng gien từ phía Nam hướng lên lưu vực Dương Tử và Hoa Bắc (khoảng 10.000 năm trước) chính là dòng thiên di của những người nông dân Mongoloid đầu tiên”:

-“Khoảng 30.000 năm trước, những người thiên di thuộc làn sóng thứ hai men theo rặng Himalaya để tới Bắc Việt Nam và nhiều nơi khác tại Đông Nam Á, cũng như Vân Nam và Quảng Tây (nơi xuất hiện người hiện đại đầu tiên tại Trung Quốc). Họ có phần đóng góp khoảng 80% trong vốn gien người Việt hiện nay. Qua quá trình tiến hóa lâu dài khoảng 35.000 - 20.000 năm, màu da và hình thái của họ dần biến đổi để trở thành người nguyên Mongoloid (Proto-Mongoloid)”. Proto là tiền, nguyên, sơ khai.

-Khám phá của HUGO 2009 về đa dạng di truyền tại châu Á rồi, theo đó sự đa dạng di truyền giảm dần từ Nam lên Bắc.

- Đại chủng Mongoloid hoàn chỉnh chỉ xuất hiện khoảng 10.000 năm trước tại cực nam Hoa Nam và Đông Nam Á”. (TK7)

Lời bàn:

-Di truyền học không cho biết người tên cổ người Việt là gì nhưng Ngôn ngữ tỷ hiệu đã chứng tỏ người Iu Mien từ ĐNÁ hay rõ hơn là từ VN đi lên Trung Hoa ít nhất trước thời nhà Hạ. (Ý nghĩa từ “Việt”, TK8)

-Dân VN cổ nhất Á Châu chứng tỏ thêm một lần nữa người Iu Mien từ Ấn Độ di chuyển sang Miến Điện, Thái Lan, Campuchia (thời này Khmer chưa có mặt ở đây), miền Bắc VN, Trung Hoa ở Hoa Nam và Hoa Bắc (người Tàu nhà Chu chưa có mặt ở đây), thành lập chủng Mongoloid hoàn chỉnh khoảng 10.000 năm trước.

-Aboriginal thuộc sắc tộc Mã Lay đã có mặt tại Úc Châu khoảng 60000.
Aboriginal people have been in Australia for at least 60,000 years (Torres Strait Islanders at least 2500 years).
Đoàn Văn Phi Long

Tham Khảo

1. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
2. Truyền thuyết Mường
     vi.wikipedia.org/wiki/Thảo_luận:Ngu_Cơ
3. Nguồn gốc Kinh Dương Vương, Nguyễn Thiếu Dũng
    vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/mot-it-su-that-ve-      kinh-duong-vuong
4. Đền thờ Kinh Dương Vương ở Bắc Ninh
5. Dr Trần Đại Sỹ, ĐƯỜNG TA ĐI, An Phong Nguyễn Văn Diễn, Minh Triết Việt              http://minhtrietviet.net/duong-ta-di-chuong-ii-a/
6. Sử ký Tư Mã Thiên
7. Đổ Kiên Cường phản biện Hà Văn Thùy http://vanhoanghean.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-         hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/tra-loi-ong-ha-van-thuy
8. Ý nghĩa từ “Việt”, Đoàn Văn Phi Long

Jun 1, 2018

MỪNG SINH NHẬT THÁNG 6

CHÚC MỪNG SINH NHẬT THÁNG 6


Tháng 6 mùa Xuân vẫn còn rực rỡ với muôn ngàn sắc hoa hàm tiếu xinh tươi.
ĐSTV 6370 thân mến gửi những đóa hoa hồng  ngọt ngào tươi thắm, như lời chúc mừng đến tất cả các bạn sinh trong tháng 6 một ngày sinh nhật vui vẻ,  nhiều hạnh phúc, sức khỏe và vạn sự may mắn, an lành.

Xin gửi lời chúc mừng một ngày sinh nhật thật tuyệt vời, hạnh phúc đến các bạn

THỤC
MỸ ĐIỆP
HẢO CHI
ĐOÀN LIÊN
HỒNG PHÚC 
MINH TRÂM
THẢO UYÊN LY
HOÀNG ANH THƯ
MAI THỊ MINH
MINH TÂM A2
Và tất cả các bạn sinh nhật tháng 6


Tháng 6 được tượng trưng bằng hoa hồng và hoa Tulip
Hoa Hồng là loại hoa tượng trưng cho những nhan sắc kiêu sa diễm lệ. Hoa Hồng có sắc màu đỏ thắm nói lên rằng bạn chính là người tâm hồn hiếu thắng, kèm theo đó là một tâm hồn thơ văn lãng mạn. Tính thích xã giao, bặt thiệp, thân thiện và có nhiều bạn bè chung quanh. Một đôi khi bạn cũng thích có một chút yên tĩnh riêng cho cá nhân mình. Sự yên tĩnh và lắng dịu sẽ làm cho bạn thêm sức sáng tạo bầm sinh nên bạn rất phù hợp với những việc làm liên quan đến ngành văn nghệ, sáng tác cho dù bạn không ở trong lãnh vực này. 


Image may contain: flower, plant and nature




Ngày xưa, hoa hồng chỉ toàn một màu trắng tinh. Những bông hoa hồng nói với nhau:
- Ước gì chúng ta có nhiều màu sắc như các loại hoa khác.
- Ừ nhỉ! Giá mà chúng ta có được màu đỏ rực rỡ của hoa thược dược, màu tím ngắt của hoa lưu ly, màu vàng tươi của hoa cúc.
- Nhưng chúng ta biết làm cách nào bây giờ?
Đúng lúc ấy, có một nàng tiên bay qua và nghe được câu chuyện của những bông hoa hồng. Nàng thầm nghĩ: “Mình sẽ giúp các bạn hoa hồng!”.
Nàng tiên bay đến gặp thần Mặt Trời và nói:
-  Xin thần hãy ban cho loài hoa hồng sắc đỏ rực cháy của thần!

Thần Mặt Trời vuốt râu cười khà khà, gật đầu đồng ý. Nàng tiên cảm ơn thần Mặt Trời rồi bay tới gặp nữ thần Mặt Trăng và nói:
- Xin nữ thần ban cho loài hoa hồng sắc vàng êm dịu của thần!
Nữ thần Mặt Trăng mỉm cười gật đầu. Sáng sớm hôm sau, khi nàng tiên trở lại vườn hồng thì cây lá tưng bừng chào đón. Bông hồng đỏ thắm thiết giữa các bông hồng mỉm cười chào nàng tiên. Nàng tiên nói:
- Từ nay, bạn có tên là Hồng Nhung. Các bạn hoa hồng có cánh màu vàng thì gọi là Hồng Vàng. Còn những bông hoa vẫn giữ mãi mãi màu trắng tinh thì gọi tên là Hồng Bạch


Hoa Hồng Nhung băn khoăn hỏi:
- Tiên nữ ơi, nàng bay khắp nơi đó đây, nàng có biết ai biến màu cho loài hoa hồng chúng tôi không?
Tiên nữ trả lời:

- Đó là thần Mặt Trời, Mặt Trăng, là hơi ấm, ngọt ngào của Đất mẹ, là nắng gió, là mưa và sương đêm, là bạn bè ở khắp nơi đây!
Những bông hồng cùng lên tiếng:
-Vậy thì chúng tôi phải làm gì để đáp lại lòng tốt của họ?
-Các bạn hãy mang hương sắc của mình làm đẹp cho cuộc sống. Đó là cách trả ơn đáng quý nhất.
Nói rồi, nàng tiên vui vẻ bay đi để khoe với tất cả mọi người rằng: Đã có một loài hoa hồng muôn sắc hương rực rỡ.

Bây giờ  mời tất cả các bạn cùng tham dự tiệc sinh nhật tháng 6 nhé.

MƠ SINH NHẬT
Bích Quy

Tôi đến nhà Chi vào một ngày tháng sáu. Trời quang mây tạnh nhưng vẫn còn se lạnh. Căn nhà xinh xắn ở cuối một con dốc, cạnh bờ ao. Trước cửa trồng đầy hoa, nhất là hoa cúc trắng. Khẽ gõ vào cánh cửa, Nhận ra tôi, Chi tròn mắt ngạc nhiên :
- Bà đấy à? Đến bao giờ thế? Sao không báo trước để tui đi đón?
- Tui muốn dành cho bà một sự ngạc nhiên để mừng sinh nhật bà mà. Hoa của bà đây.
Chi đón lấy bó hoa từ tay tôi, đưa lên mũi ngửi :
- Hoa thơm quá bà nhỉ
- Ừ, nhưng bà thấy có đẹp không?
- Đẹp quá chừng

                               
                                                     Hoa của Ngân tặng sinh nhật tháng 6
Tôi vào nhà, bày các thứ lên bàn
- Này , tui mua được rượu nếp của bà cụ chợ Vườn Chuối và cả Mì Quảng Đà lạt nữa đấy. Toàn là những thứ bà thích, đúng không?
- Hôm nay tui làm bánh cuốn cho bà ăn nhé.
- Thế thì thích quá. Ông xã đi làm rồi à? 
- Ừ, chỉ có mấy đứa mình thôi. Đang chờ Thảo UL, Phương Hà, Minh Hải, Thanh "Ông", Kim Đoan, Phương Thảo, Minh Tâm, Mỹ Điệp đến cho vui.
Một lúc sau, nhà ồn lên như cái chợ vỡ. Các mợ lăng xăng dọn bàn ra sân. Mỗi mợ một tay. Cái bánh sinh nhật hai tầng với kem hoa và trái tuyệt đẹp được các mợ mang đến để ở giữa bàn. Mỹ Điệp còn mang cả bánh xèo đến. Có mợ mang hộp kem to tướng, có mợ khệ nệ mang cả trái cây. Thức ăn được bầy ra đầy bàn.
- Đốt nến lên.
- Đốt thế nào? Mấy cây?
- Sáu cây thôi. 
- Tui hơn thế rồi.
-Hơn một tý có sao đâu, càng trẻ.
Các mợ vỗ tay ca bài Happy Birthday rồi Chi chúm môi thổi nến. Mợ nào cũng mặc rất đẹp. Lạ một điều mợ nào trông cũng hớn hở , trẻ trung như thưở ...mười sáu.
- Này , sao chia cho tui miếng nhỏ thế? Bà Chi được miếng to còn kèm thêm cái hoa hồng và quả sơ-ri nữa. 
- Thôi nhường cho bà đấy. Tui thích ăn Mì Quảng hơn.
- Chi làm bánh cuốn ngon ghê cơ. Nước mắm cay quá chừng.
- Bánh xèo cũng ngon nữa.
- Này, chỉ lo ăn không ước gì à?
- Tui ước tháng nào cũng có sinh nhật cho tụi mình tụ họp zui zẻ với nhau hoài
- Dễ thôi, ai có sinh nhật tháng bảy thì cứ cộng hết vào rồi chia ra , lấy một ngày làm chung được không?
- Hay quá, thế thì tháng nào chúng mình cũng được gặp nhau.
- Mau quá, mới vừa mười sáu mà nay đã sáu mươi rồi
- Thế cho nên chúng mình phải năng gặp nhau và thương nhau hơn.
- Nhưng nhiều lúc cũng tức lắm vì cứ hiểu lầm nhau.
- Thôi em xin các mợ, cứ lấy câu "dĩ hoà vi quý" cho em nhờ.
Các mợ chí chóe, vừa ăn, vừa nói, vừa hít hà vì ớt cay quá. 
- Điệp ơi, đi Tây về mà sao chẳng kể chuyện gì cho bà con nghe vậy ?
- Từ từ rồi kể, đang ăn mà.
- Hải ơi, bao giờ cưới con gái nhớ tụi này nhé.
- Quên sao được.
- Thảo UL ơi, Thanh không thích kết chuyện Người tình tuyệt vời của Thảo vì buồn quá. Cứ cho Ngạc sống đi rồi lại trốn mất tiêu có được không?
- Phải thế thì cô nàng mới "giã từ dĩ vãng " được.
- Ui, sắp đến giờ tui đi đón cháu rồi.
- Thế à? Điện thoại nhờ ông xã một bữa đi
- Ổng cũng đi vắng rồi.

-Ơ, sắp mưa rồi này. Mau mau dọn bàn đi. 
Mây đen kéo đến và một tiếng sấm nổ tung bầu trời. Tôi tỉnh dậy, hóa ra chỉ là mơ. Tiếc quá.