May 14, 2018

MƯA HỘI NGỘ- MINH HẢI




MƯA HỘI NGỘ
TRƯNG VƯƠNG 6370 
MINH HẢI
Saigon tháng 5 mưa như trút nước

Sấm sét đi đùng rợn tóc lạnh tai
Mưa mặc mưa, lội mưa ta đi
Vịt ta gặp mưa vẫn cười vẫn nói
Có đủ mặt 14 vịt 6370
Có bún chả Hà Nội
Có nem rán cua bể
Và tàu hũ lạnh mát cả người
Ôm chặt nhỏ bạn ngồi cạnh năm đệ thất
Nước mưa hay nước mắt rơi ướt tay
Dù Đông Tây cách trở
Dù đã 55 năm qua
Chúng ta vẫn còn gặp nhau
Những nhỏ bạn của một thời
Áo trắng học trò

Mh

8/5/2018


May 7, 2018

NGUỒN GỐC TỪ VĂN LANG - Bài khảo cứu của Giáo sư Đoàn Văn Phi Long


Lời giới thiệu : Giáo Sư Đoàn văn Phi Long là giáo sư dạy Toán tại trường Trưng Vương trước 1975. Sau khi định cư tại Úc song song với việc dạy Toán cho nhiều thế hệ học sinh Việt tại gia, từ năm 1987 Thầy còn bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu về Nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Đây là một chương trong khoảng 30 chương của " Nguồn gốc dân tộc Việt Nam". 

Đặc san TV6370 xin cám ơn Thầy Đoàn văn Phi Long đã gửi bài cho, và xin trân trọng giới thiệu đến các bạn TV và độc giả khắp mọi nơi .


VĂN LANG 

 GS Đoàn Văn Phi Long

Văn Lang là một bài viết khó nhất vì Văn Lang không có trong sử Trung Hoa còn sử VN thì
lại dựa vào truyền thuyết.
Thật vậy tuy chỉ trang bị võn vẹn có mươi cuốn tự điển loại bỏ túi vì ở nơi này sách vở rất
hiếm, thế mà chỉ trong vòng ba tháng là đã tìm được nguồn gốc và ý nghĩa hai từ Giao Chỉ
và Việt, trái lại phải mất ba năm mới tìm được nguồn gốc từ Văn Lang nhưng vẫn mù tịt
không hiểu nó muốn ám chỉ cái gì, và phải mất thêm hai năm nữa mới biết được ý nghĩa
thực sự của nó, nhờ vào dăm ba dẫn chứng. Khám phá thì dễ nhưng nếu muốn được tin
tưởng thì khó hơn nhiều. Do đó phải dùng nhiều phương cách khác nhau để phân tích, diễn
dịch, tổng hợp. Soạn lại sau 15 năm thì số dẫn chứng tăng lên hơn một tá tạm gọi là đầy đủ.

1. Văn lang không có trong cổ sử Tàu
Cổ sử Trung Hoa chép thì Lĩnh Nam có nhiều bộ tộc Việt lập quốc như Tây Âu, Lạc Việt…có nước Dạ Lang (nhưng không thấy chép Văn Lang).
Riêng phía VN, quan điểm về đặc tính của nhà nước Văn Lang rất đa dạng. Có nhiều quan
điểm khác nhau trong đó có quan điểm của GS Hà Văn Tấn cho rằng nhà nước Văn Lang
chỉ là một cái làng lớn (Hà Văn Tấn, Làng, liên làng và siêu làng (Mấy vấn đề về phương
pháp), Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 1, 1987, in lại trong Một số vấn đề
Lý luận Sử học, Nhà xuất bản ĐHQGHN, 2007); quan điểm của tác giả Nguyễn Minh
Tuấn cho rằng: Nhà nước Văn Lang thực chất là một "nhà nước siêu làng", thể hiện cả ở sự
liên kết giữa làng và nước, chứ không chỉ là sự liên kết giữa các làng với nhau. Theo tác
giả, tính chất "siêu làng" thể hiện ít nhất ở ba khía cạnh: Thứ nhất, về nội dung, nhà nước
mang dáng dấp của một cái làng lớn có tính liên kết mạnh, tính đại diện cao và tính giai cấp
yếu. Thứ hai, về phạm vi và tính chất liên kết, quan hệ làng nước mang tính hoà đồng,
lưỡng hợp, chưa có sự phân định rạch ròi về chức năng, thẩm quyền giữa làng và nước.
Thứ ba, về thời gian, nhà nước Văn Lang dần được hình thành trong một quá trình rất lâu
dài (Nguyễn Minh Tuấn, Nhà nước Văn Lang - nhà nước siêu làng, Tạp chí Khoa học, Đại
học Quốc gia Hà nội, chuyên san Kinh tế - Luật, Tập 23, Số 3, năm 2007). (TK1)
Các sử gia VN còn cho Văn Lang chưa thành lập nước mà chỉ là tổ hợp siêu làng, chả trách
kẻ xấu dựa vào đó để bôi bác rằng Văn Lang không có thật. Xin xem phần cuối.

2. Văn Lang là cau sọc
BNL cho Văn Lang là cau sọc. Trong tiệm thuốc bắc ở Biên Hòa ông thấy văn lang là cau
sọc. Hình ở trống Đông Sơn không phải là lông chim mà là tàu cau.
Nhưng ông nhận theo tự dạng hiện nay Văn Lang là con trai xâm mình chớ không phải là
cau sọc.
Người Tàu biết nhiều thứ, nhưng không thể biết hết. Sự vắng mặt của Văn Lang trong thư
tịch Trung Hoa không có nghĩa là Văn Lang không có. (TK2)
Lời bàn: Đúng vậy, cổ sử Tàu không biết được nhiều thứ như người Tàu không biết mình từ
đâu tới (từ ĐNÁ), tên là gì (Iu Mien), nhà Thương là dân nào (người Thái), nhà Hạ là dân
nào (Iu Mien), dân Dạ Lang thuộc tộc nào (Iu Mien), chữ Hán có nguồn gốc từ đâu (từ chữ
Khoa Đẩu của VN), có nước Văn Lang ở bên Tàu (Dạ Lang, Văn Lang, Việt Lang, cả ba là
từ Human. Xem tiểu mục 5,6). Tộc Văn Lang (Human) có mặt nhiều nơi ở Trung Hoa và Ấn
Độ (xem tiểu mục 10).

3. Văn Lang có trong sử VN xưa
Các nguồn tư liệu thư tịch cổ của Việt Nam hiện đang được lưu trữ tại thư viện quốc gia
như: Lĩnh Nam trích quái, Toàn thư, Cương Mục, Đại Nam nhất thống chí, Lịch triều hiến
chương loại chí, Việt sử lược đều có ghi chép đến thời đại Hùng Vương và kinh đô Văn 
Lang. Đặc biệt là cuốn Việt sử lược nói khá rõ về thời Hùng Vương: " Đến thời Trang Vương
nhà Chu ( năm 696- 682 TrCN) ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các
bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang, phong tục
thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút. Truyền được 18 đời, đều gọi là Hùng
Vương".
Ngoài ra còn có nguồn tư liệu khác rất phong phú đó là các Ngọc phả, Thần tích của các di
tích Đình, Đền, Miếu hiện còn trên địa bàn Việt Trì đều có ghi chép ít, nhiều về dấu vết kinh
đô Văn Lang thời Hùng Vương.
Các nguồn thư tịch không cổ lắm của Trung Quốc như: Thái bình hoàn vũ ký, Việt kiện thư
và Đại Thanh nhất thống chí cũng có ghi chép tư liệu về kinh đô Văn Lang thời Hùng Vương
trên địa bàn thành phố Việt Trì hôm nay.

4. Từ chỉ Người (Human)
Người Hoa Bắc gọi dân Hoa Nam là Man di (Mán dí), man có nghĩa là thô lỗ, ương ngạnh
còn di là rợ. Hoa Bắc ở đây là gồm cả dân Thần Nông, Nghiêu Thuấn, Hạ mà các tộc này
cũng là Việt nhưng phát triển theo một hướng khác với Bách Việt. Man di không phải do
thủy tổ người Tàu Zhou (Châu) hay Jìn (Tần Thỉ Hoàng) đặt ra.
Lúc đầu họ gọi là người Man hay người Human nhưng vì các sắc tộc này rất dữ tợn và
hùng mạnh nên họ rất sợ. Nhà Thương và Châu rất sợ người Khuyển Nhung (Iu Mien),
Khương Nhung (BN Lộc cho là Khmer). Từ chỗ sợ sệt đến ghét bỏ và bôi bác chỉ có một
bước và man di trở thành ương ngạnh, sau cùng là man ri mọi rợ, tương tự như danh xưng
Mọi của người Mường bị người Việt biến thành mọi bù nọn.
Để chỉ người, mọi sắc tộc hầu như chỉ dùng các biến thể của Người từ Man hoặc Human
như Khmer nói m'nu (phát âm rất gần người), người Mon nói manè, Quảng Trị có tộc Nguồn
(theo họ Nguồn là Người), Thái nói Manút, Miến Điện nói lu dà, Khả lá vàng nói R'hui, dân
Bà Na gọi là Bngoai, Sơ Đăng là Bngaai, Gia Rai là Ngaai, Khả Bolooen là P’Nui, Phi Luật
Tân là Mnui, Thái là Muang (âm gần man), tiếng Chàm là urang, tiếng Mã Lai là ôrang, tiếng
Ê Đê là arăng, Triều Châu và Hải Nàm nói náng, H'mong là túa ní, Dao là mien. Man biến
thành rén (nhân) và mín (dân) tiếng BK, dành (dân) và man (nung man là nông nhân) tiếng
QĐ (chứng tỏ dân QĐ còn nhuốm mùi Man tộc).

Có rất nhiều Văn Lang ở Đông Á xin liệt kê dưới đây
5. Dạ Lang là Việt Lang
Dạ Lang 夜郎 (yè láng, nước đen tối).
Trong “ Sử ký -Tây Nam Di Chí” của Tư Mã Thiên ghi lại rằng, trong các bộ tộc Tây Nam,
Dạ Lang có thế lực hùng mạnh nhất, có 100 nghìn lực lượng tinh nhuệ, tàu bè của người Dạ
Lang đi lại trên mặt sông, quanh cảnh hết sức tấp nập. Khi trò chuyện với đại diện ngoại
giao của Tây Hán , quốc vương Dạ Lang xin cho hỏi: “Đời Hán lớn hay là Nước Dạ Lang
lớn?” Lúc đó, Đời Hán thống trị phần lớn khu vực TQ, Dạ Lang nằm trong miền núi xa xôi
hẻo lánh, Nước Dạ Lang không biết thực lực của hai bên có sự chênh lệch rất lớn mà nêu
ra câu hỏi như vậy. Từ đó, “Dạ Lang tự đại ” đã trở thành câu thành ngữ với ngụ ý tự khoe
khoang mình và coi là một trò cười được lưu truyền đến nay, đồng thời cũng trở thành bằng 
 chứng nói lên nước cổ Dạ Lang từng tồn tại cách đây 2000 năm .
Hậu Hán Thư đã lưu ý rằng Dạ Lang đã mở rộng về phía đông đến tận Giao Chỉ (bắc Việt
Nam ngày nay), về phía tây đến Điền quốc (tập trung xung quanh hồ Điền Trì ở Vân Nam),
và về phía bắc đến Cung Đô (ngày nay là Tứ Xuyên). (TK 4)
Từ Yè của Yè Láng có nguồn gốc từ Iu Mien như sau:
Iu Mien – Yuman – Yuen – Yuè (Việt) – Yè (Dạ)
Dạ Lang âm Quan Thoại là Yè Láng đồng âm với Yùe Láng tức Việt Lang
Dạ Lang là tên sắc tộc Iu Mien được chọn làm tên nước và Văn Lang cũng cùng một cách
thức.

6. Nguồn gốc từ Văn Lang
Phải phân biệt hai phía Bắc Nam khi tìm nguồn gốc từ Văn Lang.
Tên người VN trong thời cổ được các sắc tộc miền Bắc gọi là người Keo còn sắc tộc phía
Nam gọi là Yuồn như Mã Lai gọi VN là Yuavan hay Yavana, Chàm gọi là Yuan, Bà Na là
Yuân, Rađê là Yoân, Gia Rai là Yuăn, Stiêng là Yuơn, Mạ là Yen, Mường là Yịt.
Tộc Juang ở bang Odisha đông bắc Ấn Độ, thuộc ngữ tộc Munda trong Nam Á, Juang gần
với tộc Kharia. Tên Juang phát âm tương tự như Yuồn. Xin coi lại “Giao chỉ, Yuồn, Keo”.
Văn Lang là U Rang
Trong thời cổ phát âm miền Bắc VN chưa có âm V, thay vào đó là âm U, W.
Miền Bắc xữ dụng âm Z,V nhiều nhất thế giới hơn cả ngữ tộc Ấn Âu.
Chữ Khoa Đẩu cho thấy tiếng Việt chưa bị ảnh hưởng tiếng Hán nên không có âm V, qu,
không phân biệt c và t, n và ng cuối từ, có các âm uơt quờn chỉ có ở miền Nam và
Campuchia nghĩa là giống phát âm miền Nam vốn không bị ảnh hưởng tiếng Hán.(TK5)
Thời Bắc thuộc âm Sh hay Zh tiếng Quan Thoại biến thành âm Z nặng hơn. Vì phải chạm
răng khi phát âm Z nên quen miệng không thể phát âm được các âm nhẹ W, Y, D mà phải
biến chúng thành nhiều âm khác như Yún Nan biến thành Vân Nam (Y thành V), Yoga
thành Zoga (Y thành Z), Hawaii thành Hạ oai di, Nu Wa thành Nữ Oa, Washinton thành Hoa
Thịnh Đốn, đồng Yen của Nhật thành đồng Iên.
Vì chưa có âm V nên Văn Lang nguyên gốc là U-ăn Láng hay Wăn Láng, tương tự
Woolworth người Bắc nói là Ul-u-ớt.
Đối với phía Nam phát âm U-ăn Láng gần với Urang tiếng Chàm (urang Chăm là người
Chàm, người Chiêm, dân Chiêm Thành, người Hời...), ôrang tiếng Mã Lai, Indonesia (Orang
utang tiếng dùng để chỉ con đười ươi, Orang là người và utang là già) và arăng tiếng Ê Đê
thuộc tộc Chàm.
Vậy Văn Lang là Urang có nghĩa là Người và là tên của người Iu Mien.
Lý giải theo âm Hán Việt
Ở đảo Kalimanta (Borneo) của Indonesia có thổ dân gọi chung là Dayak trong đó có người
Punan (Human) có nước da sáng hơn người Nam Dương, có thể phát xuất từ Đông Nam Á.
Hình dáng của họ không khác gì sắc tộc ở ĐNÁ, cả ngôn ngữ có nhiều điểm giống và phong
tục tập quán củng thế, như đàn bà căng tai thật rộng bằng các hoa tai đồng hay vàng giống
như mọi cà răng căng tai ở Tây nguyên. Họ cũng xâm mặt như dân Khatu hay thổ dân
Maori ở Tân Tây Lan. Palang (âm như Dạ Lang, Văn Lang) tiếng Nam Dương có nghĩa là
lớn, Palangkayara có nghĩa là nơi linh thiên và lớn. Miền Trung Kalimantan còn có thổ dân
Ngju, Ma'anyan có tên tương tự Khatu Khả lá vàng, Mạ ở VN. Punan chính là Human Văn
Lang.
Lý giải theo âm Quan Thoại
Theo âm Quan Thoại Văn Lang là Wén Láng. Wén biến chuyển như sau
 Iu Mien - Iu én - Wuén – Wén (Văn)
Vậy Văn Lang là Iu Mien.
Láng là chức quan, chàng, người. Việt Lang là người Việt, Bạch Lang là người Trắng, Văn
Lang là người rằn ri v.v.
Cả hai cách lý giải đều đưa đến kết luận Văn Lang là Iu Mien.
Người Trung Hoa có nguồn gốc từ ĐNÁ (Xin xem chương “Ý nghĩ từ Việt”) nên Văn Lang có
trước Dạ Lang.
Một Nhà ngôn ngữ hiện đại Việt Nam (modern Vietnamese linguist) đã nối liền Văn Lang,
tên của lãnh thổ vua Hùng, với tiếng gần giống của các sắc tộc thiểu số trong vùng giới hạn
bởi Dương Tử giang và Cửu Long, có nghĩa là “người” (Human), và tổng quát hơn, quốc
gia.

7. Tản Viên là Văn Lang
Trên Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên (còn gọi là Ngọc Tản, Tản Sơn,
hoặc Phượng Hoàng Sơn). Tản Viên có Đền Hùng: Chân núi này có đền Hạ, lưng chừng núi có
đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng.
Núi này cao 128m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc dù nên gọi là Tản (傘) còn
Viên là tròn, Tản Viên là hòn núi giống cái dù tròn. Trên thế giới làm gì có ngọn núi giống
cây dù, nếu có thì đã là một kỳ quan của thế giới rồi. Hình ảnh cho thấy Tản Viên là dãy núi
không có chóp nhọn. Người Mường cũng thờ Tản Viên mà người Mường không ở gần Tản
Viên và ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên tên gọi có thể là phiên âm của tiếng
Việt cổ. Thế nhưng Tản Viên có vẻ không liên quan gì đến Văn Lang, Giao Chỉ, Việt hay bất
kỳ một cái gì quan trọng. Đã nhiều lần nghiên cứu từ Tản Viên nhưng lần nào cũng bỏ qua,
có thể không tìm được điều gì mới mẻ là do dùng tiếng Hán Việt để lý giải.
Trong tiếng Quan Thoại, Tản Viên là Săn Yuán. Từ này phát âm tương tự như Wén Láng
(Văn Lang). Vậy Tản Viên, Văn Lang, Dạ Lang là tiếng Việt cổ có nguồn gốc từ tên Iu Mien.
(TK3)
Từ đây ta rút ra được nhiều chi tiết khá quan trọng: Trước hết sự nghi ngờ Văn Lang là do
đọc lầm Dạ Lang hay chỉ mới nói đến từ thời nhà Đường đã bị đánh tan vì Tản Viên bí mật
hơn Văn Lang, không thể do nhầm lẫn hay nhái theo địa danh bên Tàu. Kế đến Ba Vì và
nhất là Tản Viên là cái rốn của nước Văn Lang. Sau cùng nước Văn Lang đã có vua, đã
thành lập quốc gia, không còn ở trong tình thời kỳ bộ lạc bán khai.
Ba vì, Tam Đảo nằm trong tỉnh Vĩnh Phú, cách nhau chừng 50 cây số và cách Hà Nội cũng
cỡ đó. Ba Vì được giải thích là ba vị thần (có người cho có họ Nguyễn?), Tam Đảo là ba
hòn đảo, mà làm gì có đảo trên đất liền? Hai địa danh này xem ra không phải là tiếng Hán
mà là tiếng Việt cổ hay từ ngoại quốc. Có thể Ba Vì là Patri như quận Ba Tri ở Bến Tre có
ông già gân Ba Tri và Tam Đảo là Kâm Pâo Ar. Điều này chứng minh một bí mật mà các
học giả Tây Phương đã nghi ngờ, đó là trước khi bị đô hộ và chịu ảnh hưởng nặng nề của
văn hóa Tàu, người Việt đã theo văn hóa Ấn Độ cả ngàn năm trước, có chữ viết kiểu con
nòng nọc.

8. Văn Lang là tên có thật (R.A. Stein)
Học giả L.Aurousseau, H. Maspero và Nguyễn Phương bác bỏ rằng nước ta xưa tên là
nước Văn Lang. Bác bỏ chỉ vì sử Tàu xưa không có chép, mà chỉ truyền thuyết của ta xưa
là có kể . Nhưng người Tàu không biết hết mọi chuyện như đã nói ở trên.
Ông R.A. Stein đã công kích hai ông L.Aurousseau và H. Maspero về cái án lầm Văn Lang
thành Dạ Lang. Ông là Linh mục đã đọc hết mọi sách Ta, Tây, Tàu, Nhật, Đại Hàn, Ấn Độ,
La Mã, Hy Lạp, độc cả ngoại thư, sách thuốc, sách bói, thiên văn Trung Hoa và có tinh thần
khoa học nhưng vẫn không thiếu cái phần nhân bản trong việc tìm tòi suy luận nên giải thích
những điều bí hiểm trong cổ thư mà óc duy lý cho là nên vứt đi, vì sách nói chuyện huyền
hoặc.
Từ nhận xét của Stein về hiện tượng một loạt một loạt tên nước ở Hoa Nam có từ Lang:
Bách Lang (Bãi Láng) ở Từ Xuyên, Dạ Lang ở Quý Châu, Việt Lang (Yuè Láng) ở Quảng
Đông và Văn Lang (Wén Láng) ở Việt Nam. Hậu Hán Thư cũng có nói đến một nước Dạ
Lang ở biên giới Cửu Chân và Nhật Nam. Truyền thuyết VN cũng có nói đến một nước Dạ
Lang nhỏ ở bờ sông Mã. Rồi ông R.A. Stein chứng minh rằng trong thời kỳ đô hộ của nhà
Hán có sông Dạ Lang ở nước ta, đó là sông Hằng giang ở Quảng Trị ngày nay. (TK6)

Lời bàn: Tại sao thời cổ ta không biết chữ Hán mà lại viết Văn Lang?
Tên cổ này nguyên thủy được truyền trong dân chúng nhiều đời cho đến thời bị nhà Hán đô
hộ học chữ Hán thì ghi lại cái âm Văn Lang. Rồi trong Việt Sử Lược, cuốn sử đầu tiên ở VN
của một tác giả khuyết danh ghi nước Văn Lang.

9. Người Việt Mường ở bên Tàu
Nước Mi Mọi là Việt Mường
Khi nước Dạ Lang xuất hiện ở Quý Châu thì nước Mi Mọi cũng có mặt. Vì Mọi là Mường và
Mi là Mien trong Iu Mien nên nước Mi Mọi chính là nước Việt Mường và như thế thì người
Mường đã có mặt ở bên Tàu từ thời Bàng Cổ. Trong tiếng Tây Tạng, Mi là người và Mi hay
Mị cũng là họ của dân nước Sở.
Nước Việt Thường là Việt Mường
-Người Mường thời cổ tự xưng là Mwal và Mwai, về sau Mwal nói trại đi thành Mường và
Mwai thành Mọi. Theo Hoàng Văn Chí, người Mường ở Hoà Bình tự xưng là người Mon, ở
Thanh Hoá xưng là người Mọi. Người Mường ngày nay không thích bị gọi là Mường mà chỉ
muốn được gọi là H’mong.
-BNL cho Sở là Mường. Thực sự Sở là Iu Miên.
-Một câu trong sách cổ Tàu ”Ở bên Tàu cái thứ người Mường sống cạnh người Thái, tên là
người Mèo” làm Ông BNL thắc mắc là người Tàu không biết có người Mường mà sao sử
Tàu lại viết về người Mèo là Mường ở bên Tàu.
-Mà Mèo là H’mong nên Mường là H’mong. Mà H’mong chỉ mới tới VN chừng 300 năm còn
thì Mường ở VN vài ngàn năm. Vậy là có mâu thuẫn. Các bạn thấy nhức đầu chưa. Có thể
vì lịch sử rối nùi như thế nên nguồn gốc người Việt không ai tìm ra được. Khi một vài học
giả tin tưởng là tìm được chân lý thì bị lại chứng minh là sai. Và rất nhiều người bỏ cuộc
nữa chừng.
- Mường tiếng QT là Máng 芒,Thường QT là Cháng gần đồng âm với Máng. Vậy Việt
Thường là Việt Mường. Việt Thường sau trở thành Việt Chương (Yuè Zhang).
Đừng lấy làm lạ khi Mường biến thành cháng vì người Tàu không có âm “ương” nên họ
thường thay âm ương thành “ang”. Thí dụ đường thành táng: Đường ăn bắt nguồn từ Văn
Lang rồi truyền sang Lưỡng Quảng thành thoòng, tới Hoa Bắc thành táng, rồi trở lộn lại VN
thành đường táng, còn mè đường tiếng Triều Châu mè xửng. Dân ta không biết ất giáp gì
hết bèn cho là đường phát xuất từ bên Tàu và đường tán Tàu ngon hơn đường Ta!!
Việt Thường ở Nghệ An
Đến cuối đồi Đường một huyện ở Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tỉnh) mới được mang một tên
mới, là huyện Việt Thường. Chính Tư Mã Thiên cũng không biết tộc Việt Thường ở đâu nên
chi ông viết là dân ấy muốn về nước phải qua nước Phù Nam, rồi nước Lâm Ấp. (TK2, trang
225 BNL)
Cặp bài trùng Mon-Khmer, H’Mong-Iu Mien, Việt-Mường không phải là thủy tổ của nhau mà
là anh em, có tiếng nói gần giống, thường cư trú cùng một vùng với nhau, khi di cư thì cũng
di dân cùng một lúc nhưng không cưới hỏi nhau, sống chết hoạn nạn có nhau và đã cùng
thành lập nhiều nước rải rác khắp nơi ở bên Tàu thời tiền sử như nước Mi Mọi, Việt
Thường. Người Việt Thường củng có mặt ở Vân Nam. Thành phần người Văn Lang nồng
cốt là người Việt, phụ là người Mường.
Trong Đại Việt sử ký toàn thư ngoại kỷ Nhượng Tống đã chứng minh Lê Lợi là người
Mường. Lê Lợi ở làng Lam Sơn, huyện Thụy Nguyên, phủ Thiếu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Vậy
là người Mường có mặt ờ nước Cửu Chân. Mà đã có Mường thì làm sao vắng mặt người
anh em Việt?
Phần trên viết từ năm 2003, nay ta hãy kiểm chứng lại xem lập luận có đúng không?
Việt Thường là Việt Mường trong sử Tàu? (TK7)
Việt Thường còn gọi là Việt Thường thị là một quốc gia hoặc bộ lạc cổ đại được nhắc đến
trong một số thư tịch cổ của Trung Quốc và Việt Nam.
Thư tịch đầu tiên đề cập tới nước Việt Thường là sách “Thượng thư đại truyện”. Theo
"Thượng thư đại truyện", "Hậu Hán thư" và “Tự trị thông giám cương mục”) thì nước Việt
Thường nằm ở phía nam Giao chỉ. Theo sách Việt sử lược Việt Thường thị không phải là
một quốc gia mà là một bộ lạc ở Giao Chỉ.
Đào Duy Anh đoán rằng "Việt Thường" là phiên âm của tên gọi của nước Việt Thường trong
tiếng nước Việt Thường, vì là một cái tên phiên âm nên tên gọi Việt Thường có thể viết
bằng bất kỳ chữ Hán nào có âm đọc giống như vậy. Thời Tây Chu, vua nước Sở là Hùng
Cừ phong cho con trai út của mình là Chấp Ti đất Việt Chương. Theo Đào Duy Anh trong
tiếng Trung Quốc "Việt Chương" và "Việt Thường" đồng âm với nhau, hai cái tên này chỉ là
một, chỉ khác nhau về tự dạng, nước Việt Thường chính là nằm trên đất Việt Chương. Vậy
Đào Duy Anh dùng sử Tàu đã suy ra Việt Thường là Việt Chương nhưng ông không đoán được
Việt Thường là Việt Mường

Theo sách "Thượng thư đại truyện" và "Hậu Hán thư" thì vào năm thứ sáu kể từ khi Chu
Công nhiếp chính Chu Công nhiếp chính người nước Việt Thường đi bằng ba con voi đến
dâng chim trĩ trắng cho Chu Thành Vương Chu Thành vương. Hai bên đều không có ai biết
tiếng của nhau nên phải dùng cách phiên dịch gián tiếp qua ngôn ngữ khác để nói chuyện.
Ca dao Việt Nam có câu:
Tháng năm ngày tết Đoan Dương.
Là ngày giỗ mẹ Việt Thường Văn Lang

10. Văn Lang (Human) bên Tàu và Ấn Độ
Bảng tóm tắt sắc tộc Austroasiatic (Mon-Khmer) có tên gần với Human hay Văn Lang, Dạ
Lang
 Human ở bên Tàu
HU, U, Rumai (China): Humam
HUNG (Viet Nam)
KON KEU (China)
MAN MET (China): Man, Human
Pu, Pu Man: Bộc, Human
De’ang
Bielie (Bi lãng), Liang (Lang)
Bulang, Blung, Bulung, Man, Bei, BLANG, Palaung, Ta-Ang : Dạ Lang, Văn Lang
LAWA, EASTERN (Thailand): Mon Khmer
LAWA, WESTERN (China): Mon Khmer
Wa: Mon Khmer
PALYU (China)
BUGAN, BHUMIJ, BUXINHUA (China): Pu, Bộc Việt Human
KEMIEHUA (China): Cao Mien
 Human ở Ấn Độ
NICOBARESE, CAR (India): Mon- Khmer
CHAURA, Chowra-Teressa, Cheras (India): Dạ Lang, Văn Lang
PNAR (India): Bà Na
Munda: Man, Human
HO (India): Tho, Chou hay Tsu,Sở
Santali: Văn Lang
TURI (India): Tsu, Sở
JUANG (India): Duồn, Juang
K haria, Khasian, KHASI: Khả
Sora-Juray-Gorum: Tso, Sở
PARENGA (India): Paluang, Dạ Lang, Palang ở Indonesia
Chi nhánh Cheras theo người này thì tên có nghĩa là men. Cheras nghe như Dạ Lang, Văn
Lang nên Cheras chính lá Human.
Nước Sở
Sở tiếng BK là T'su và Tsu là do Hu của Human mà ra.
Tư Mã Thiên viết Dân Sở họ Mị, dân Âu Lạc họ Mị, dân Việt ở Cối Kê họ Tự.
Mị tức là Mi trong nước Mi Mọi tức là Iu Mien H’Mong có nghĩa là human. Điều này chứng tỏ
Sở và Việt cùng chủng tộc Iu Mien và rất gần vì dùng chung từ Hủng. (TK8)

11. Đại chủng tộc Human Văn Lang
Cứ cho là có nước Văn Lang nhỏ bé đi nhưng tại sao sử Trung Hoa lại ghi nước Văn Lang
rất lớn, trải rộng hàng triệu cây số vuông
Theo “Lĩnh Nam chích quái, quyển 1, Hồng Bàng thị truyện thì nước Văn Lang:
-đông giáp Nam Hải, tức biển Đông
-tây tới Ba Thục nằm trên gần nguồn sông Dương Tử tỉnh Vân Nam
-bắc tới hồ Động Đình hồ nằm trên một nhánh của sông Dương Tử thuộc tỉnh Hồ Nam
-nam tới nước Hồ Tôn về sau trở thành nước Chiêm Thành nay là Quảng Nam” ?
Thật ra không có sự lầm lẫn vì Văn Lang nói ở đây là đại chủng tộc Human Văn Lang. Văn
Lang có khi là tên nước như nước Dạ Lang và Văn Lang ta, có khi là tên bộ lạc nhỏ còn sót
lại chừng vài chục ngàn người, có khi là tên gọi chung tất cả chủng tộc Việt, kể cả Bách
Việt. Có nhiều loại Văn Lang như Tứ Xuyên được gọi là Bách Lang, Quãng Tây là Dạ Lang,
Quảng Đông và Việt Nam là Việt Lang. Vân Nam nơi chiếm cứ của tộc Thái cũng có tộc
Human Văn Lang. Cả Cửu Chân tuy là thuộc Phù Nam nhưng cũng có người Việt Mường .
Ngay cả Hoa Bắc cũng có Human.
Human là một từ cổ xưa hơn các từ Giao Chỉ và Việt, xưa cả chục ngàn năm vì Văn Lang
phát xuất từ tiếng Anh Human cho thấy từ này đã hiện hữu từ lúc người Văn Lang còn ở
phía Tây chưa đến được Đông Á.

12. Bắc Tiến
Nước Văn Lang của Hùng Vương rất nhỏ, rộng chừng vài chục ngàn cây số vuông, gồm
các vùng giữa sông Hồng và sông Đà, chạy từ Việt Trì tới Tam Đảo gồm các vùng Việt Trì,
Phú Thọ. Dân Văn Lang không phải do nước Sở, nước U Việt của Việt Vương Câu Tiển,
Mân Việt hay bất kỳ một chủng tộc Việt nào ở sông Dương Tử chạy “Việt dã” về lưu vực
sông Hồng rồi phối hợp với dân Indonesia địa phương trở thành người Việt. Họ là dân cư
trú lâu đời ờ Bắc Việt ít nhất mười ngàn năm, có thể lâu hơn nữa, trước cả dân Việt ở Hoa
Nam và Hoa Bắc. Nói như thế không có nghĩa là họ từ trên trời rơi xuống hay từ dưới đất nẻ
chun lên mà người Human Văn Lang đã di chuyển từ Phi Châu đến Ấn Độ, xuyên qua
Assiam (không lẽ lội biển Ấn Độ hay biết bay?) đến Miến Điện, Thái Lan, Lào,VN. Tại VN,
họ đến định cư ở khu Việt Trì, Phú Thọ, đã đánh đuổi hoặc đồng hóa các chủng tộc cổ khác.
Ở miền Trung họ thay thế người Mã Lai và các tộc Mã Lai cổ này bị dồn lên Trường sơn.
Đến thời kỳ chót của Thời đại băng giá lần cuối cách nay khoảng dưới mười ngàn năm khi
khí hậu trở nên ấm áp, họ lại di chuyển lên phía Bắc định cư ở Hoa Nam, dọc theo sông
Dương Từ sau này trở thành các tộc ờ Lưỡng Quảng, nước Mi Mọi, Dạ Lang, Giao Chỉ, Việt
Thường, Sở, Trịnh, Giang Tây, Ngô,U Việt. Họ còn tiến lên Hoa Bắc ở dọc theo Hoàng Hà
lập thành các nước Hạ (Xia), Đông Việt ở Sơn Tây.
Xin xem “Ý nghĩa từ Việt” của Đoàn Văn Phi Long

13. Tại sao thời đại Hùng vương quá dài?
Vì cho rằng 18 đời vua Hùng không thể cai trị tới hơn hai ngàn năm, 2879 TKN-258 TKN,
nên có học giả điều chỉnh lại, cho Văn Lang bắt đầu từ 500 BC tời 257 BC tức trong khoảng
thời kỳ Trống Đồng Đông Sơn. Đổi như thế tức là công nhận nước Việt chỉ mới thành lập
nước và có nền văn hóa rất non trẻ, khoảng hai ngàn năm trăm năm mà thôi.
Thiên niên sử của Miến Điện chứa nhiều điều lý thú và có giá trị, có nhiều huyền thoại và
chuyện truyền kỳ được các sử gia Tây phương nghiên cứu thật kỹ và so sánh với sử Trung
Hoa và Tây phương để tìm ra sự thật. Ta thấy có sự trùng hợp của thời Tam Hoàng Ngũ Đế
của Trung Hoa, sử Việt và sử người Mon ở Miến Điện. Xin dẫn chứng bằng đoạn dưới đây
rút gọn từ cuốn A History of SEA. (TK9)
Thiên niên sử Miến Điện
“Thiên niên kỷ của triều đại Tagaung ở Bắc Miến Điện ghi ngày tháng các vị vua tối thế kỷ
thứ chín trước Tây lịch. Sử cũng ghi vua đầu tiên của Tharekittara từ năm 443 BC tên
Dwattabaung có hai vợ là em ruột và công chúa naga (rắn). Điều này giải thích đươc tại sao
triều đại có tục lệ hoàng hậu chính phải là em ruột. Triều đại ở Arakanese ghi 54 vị vua của
Dinnyawaddy từ 2666TKN đến 825TKN, tiếp theo 53 vị vua từ đó cho tới 746 AD”
Truyền thuyết VN và Trung Hoa tương tự truyền thuyết người Mon nhất là Phục Hi (xem ở
dưới) giống một vị vua của Mon cũng có hai vợ mà một là em ruột và là rắn thần naga và
cũng bắt đầu từ gần năm ngàn năm trước, xin liệt kê dưới đây
Miến Điện :2666 BC- 825B C
Hồng Bàng: 2879-258 BC
Thần Nông Trung Hoa: (2889 BC- 2696 BC), Ngũ Đế (2697BC- 2200 BC) bắt đầu từ thời
Hoàng Đế. Sử-ký của Tư-mã Thiên coi Hoàng-đế là Quốc-tổ Trung-quốc, không chép về
thời đại Thần-Nông.
Cả ba thiên niên sử phải có cùng nguồn gốc nào đó, chẳng hạn từ Ấn Độ giáo.

14. Việt Sử Lược
Rồi tới Việt Sử lược (lối 1377) bộ sử sớm nhất của Việt Nam còn có tên là Đại Việt sử lược
viết bằng chữ Hán của một tác giả khuyết danh thời nhà Trần còn được lưu truyền cho đến
nay. Tiếp theo năm 1127-1140 sử thần nhà Lý là Đổ Thiên biên soạn lại, sau đó khoảng
năm 1223-1240 sử thần nhà Trần là Trần Phổ hiệu đính lại tác phẩm này thành hai quyển I
và II, đồng thời chép tiếp về nhà Lý làm thành quyển III trong khoảng năm 1377-1388 gọi
Việt sử lược, rồi được Trần Phổ bổ sung thêm đổi tên nó thành Đại Việt sử lược, cuối cùng
trải bao binh lửa thì bị thất truyền, mãi đến thời thế kỷ 18 sách mới được tìm thấy trong thư
khố nhà Thanh.
Trong Việt Sử lược thì hết Lạc vương mà chỉ còn Hùng vương và ý nghĩa chữ Hùng không
theo Nam Việt chí mà là 18 đời Hùng Vương, phỏng theo 50 đời Hùng vua nước Sở.
Nguyên do từ Hùng có trong tên vua Sở và trong tên Đền Hùng, và trong rất nhiều chuyện
truyền kỳ như Thánh Giống đời Hùng Vương 6 và Thục Phán đánh bại HV 18.

Bộ ĐVSKTT bắt đầu được Ngô Sĩ Liên biên soạn dựa vào Đại Việt sử ký của Lê văn Hưu và Phan Phu Tiên.

Như vậy Văn Lang và Hùng Vương đã được đem vào sử dựa vào truyền thuyết và di tích các đền đài lăng miếu. (TK10)

15. Có Âu Lạc nhưng không có Thục Phán

Mỗi giả thuyết nêu trên đều có những chỗ đáng ngờ và chỗ đáng ngờ chung là: Cho tới đầu công nguyên thời Hai Bà Trưng, người Bách Việt vẫn chưa có họ. Do đó họ Thục của An Dương Vương là một vấn đề nghi vấn, không rõ đây có phải tên họ do đời sau gán cho An Dương Vương hay không. Bộ sử lâu đời nhất và gần thời An Dương Vương nhất là Sử ký Tư Mã Thiên chỉ nhắc tới nước Âu Lạc mà không nhắc tới An Dương Vương hay họ Thục.(TK 11)

Thiền sư Lê Mạnh Thát

Ông khẳng định truyền thuyết An Dương Vương đánh bại vua Hùng Vương thứ 18 rồi lập nên một triều đại (dưới ngòi bút của Ngô Sỹ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư) là không có thật, nó chẳng qua chỉ là một phiên bản của câu chuyện Mahàbhàrata từ Ấn Độ truyền vào Việt Nam thời Hùng Vương mà thôi. Ông cũng tiếp tục đối chiếu sử sách và khẳng định không những không có chuyện Triệu Đà đánh An Dương Vương (vì làm gì có An Dương Vương mà đánh!) mà nước ta cũng không bao giờ bị Triệu Đà chiếm. Nước Nam Việt của Triệu Đà chưa bao giờ bao hàm nước ta trong đó cả. (TK12)

16. Bôi bác lịch sử

Hiện nay có nhiều người, hầu hết ở Hà Nội, cho người VN có nguồn gốc từ người Tàu, nước Văn Lang còn ở chế độ làng xã, không có luật nước chỉ dùng lệ làng, không biết cày cấy, chỉ biết săn bắn và đốt nương làm rẫy, không có chữ viết mà chỉ dùng thắt nút. Chỉ xin kể ba người làm thí dụ.

Tạ Đức

Cuốn sách “Nguồn gốc người Việt – người Mường” của tác giả Tạ Đức bị một nhà nghiên cứu “kiện”, đòi hủy buổi giới thiệu sách vì cho rằng có “những kết luận khoa học không đúng đắn như phủ nhận tính bản địa của người Việt và người Mường, coi họ đều từ Trung Quốc sang”.

“Nguồn gốc người Việt – người Mường” bị tạm hoãn, không diễn ra như kế hoạch ban đầu là do PGS, TS Bùi Xuân Đính – Trưởng phòng Phòng Nghiên cứu các dân tộc thuộc Ngôn ngữ Việt – Mường – Viện Dân tộc học Việt Nam – đã có đơn thư “khiếu nại” về cuốn sách.

Trong khoảng thời gian từ 9 – 12/5 (ngay sát ngày dự kiến tổ chức buổi giới thiệu cuốn sách trên), ông Đính đã gọi điện và viết thư đến Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội đề nghị hủy bỏ buổi giới thiệu sách “Nguồn gốc người Việt – người Mường”. Đến ngày 14/5, L’Espace đã quyết định tạm hoãn chương trình trên. (TK13)

Đỗ Ngọc Bích

Mấy hôm nay dư luận có vẻ xôn xao về một bài báo của một người có tên là Đổ Ngọc Bích viết về chủ nghĩa dân tộc Việt Nam mà cô dùng những từ tương đối trịch thượng và mỉa mai như “mù quáng”, “bài xích”, “rên rỉ”. Lập luận của cô ĐNB có thể gói gọn trong giả định quan trọng này: “Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha… từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn, v.v…”, rồi đi từ giả định đó, cô cho rằng những phản ứng của người Việt trước hành động xâm lấn và giết hại người Việt là cực đoan, là mù quáng, gây tác hại hơn là đem lại lợi ích. Có lẽ cái thông điệp ngầm mà cô muốn nói cho người Việt là nên buông tay, quay về với tổ tiên Trung Hoa, và trở thành một huyện hay gì đó của Trung Quốc. Tôi biết cô chưa viết ra điều này, nhưng cái thông điệp đó bàng bạc trong bài viết.

Ấy thế mà BBCVietnamese trịnh trọng giới thiệu cô Bích như sau: “tác giả […] là tiến sỹ về Quan hệ Quốc tế và Hoa Kỳ học, hiện đang giảng dạy Việt học và tham gia dịch thuật các công trình sử học cổ, trung đại của VN tại Đại học Yale, Hoa Kỳ.” Thật ra, ngay cả lời giới thiệu này hình như không đúng. Trong website của Đại học Yale không thấy tên cô Đỗ Ngọc Bích, chứ nói gì đến chuyện cô ấy “giảng dạy” ở đó. Một bạn đọc gửi email cho tôi chỉ ra rằng cô Bích hình như đang theo học PhD ở Hawaii. Website Đại học Hawaii cho biết cô là công dân Việt, từng học ở Hà Nội và đang theo học PhD ở Hawaii: (TK14) -Đố nghe, con gì không đầu không đít, có bụng bự mà rỗng, hể ngừng chạy thì chết, lúc nào cũng to mồm?
-Chịu thua
-Quả lắc đồng hồ

Nguyên Nguyên

Mạng Minh triết Việt (LM Kim Định) viết: Âm mưu xuyên tạc “Huyền sử Tiên Rồng”
Trước “hiện tượng” “Quốc Tổ Hai Giòng Máu”, tác giả chủ trương là KHÔNG có mối LIÊN HỆ nào cả giữa nước Văn Lang và nước Sở hoặc Việt-Câu Tiển.
Trái lại, sau “hiện tượng” nêu trên, thì theo tác giả, người Văn Lang chỉ là HẬU DUỆ của “đám Tàn Quân” của Sở Vương ???!!!

Tác giả viết: “ Bởi thật sự viết lại được ý nghĩa của truyền thuyết dựa trên hiểu biết về văn minh Hoa và Việt, cũng giống như việc thu lại được lợi nhuận sau bao nhiêu năm tốn tiền của và thì giờ, say mê xem truyện tàu, truyện chưởng Kim Dung, phim kiếm hiệp Hong Kong, và những sách vở từ Đông sang Tây đã đọc được và học được từ trước đến nay”. (TK15)

Lời bàn: Lợi nhuận từ đâu có? Nó đây nè:

Putin điện cho Donald Trump:
-Có hai tin một tốt một xấu, you muốn nghe tin nào trước?
-Tin xấu
-Trung Cộng đã chế được phi thuyền khổng lồ.
-Còn tin tốt?
-Họ sẽ chở hết người Tàu lên Hỏa tinh

Đoàn Văn Phi Long

Tham Khảo

1. Văn Lang
vi.wikipedia.org/wiki/ Văn_Lang
2. BNL Nguồn gốc Mã Lai của người VN trang 771-773
3. Tản Viên Ba Vì
Tan vien Bavi nuibavi.com/bavi/Ba-Vi-nui-Tan-Dat-thieng-Xu-Doai.html
4. Dạ Lang www.facebook.com/nclspage/posts/949796678417601
5. Chữ Khoa Đẩu của Đoàn văn Phi Long
6. R.A.Stein trang 773-777 Nguồn gốc Mã Lai của người VN của BN L
7. Việt Thường trong cổ sử Tàu
vi.wikipedia.org/wiki/Việt_Thường
8. Mon Khmer in China and India
9. Miến Điện: A History of SEA của DEG Hall trang 151
10. Việt Sử Lược vi.wikipedia.org/wiki/Đại_Việt_sử_lược
11.Không có họ Thục hay An Dương Vương
Nghi vấn vi.wikipedia.org/wiki/An_Dương_Vương
12.Thiền sư Lê Mạnh Thát
vi.wikipedia.org/wiki/Lê_Mạnh_Thát
13.Tạ Đức: Hủy bỏ ra mắt sách
Acvdvn.net/2016/10/20/mot-so-thong-tin-xung-quanh-cuon-sach-nguon-goc-nguoi-viet-nguoi- muong/
14.Tuấn blog về Đỗ Ngọc Bích
tuanvannguyen.blogspot.com.au/2010/04/to-tien-nguoi-viet-la-nguoi-trung-hoa.html
15.Minh Triết
Minhtrietviet.net/am-xuyen-tac-huyen-su-tien-rong/

ORGANIC- HANNAH NGUYEN

Add caption


ORGANIC

Hannah Nguyen



          Theo đinh nghia cua Viet Nam tự điển thì Organic là không có phân bón hoá học hay thuốc trừ sâu . Hiện nay người ta có khuynh hướng ăn uống hưởng thụ tất cả những gì thuần tuý của thiên nhiên , nghĩa là hoa lá cành ra sao thì cứ vậy mà ăn , đừng đòi hỏi trái phải to quá hay đỏ đậm vàng khè ...Ăn trái thì tuy nhỏ nhưng có mùi thơm và đặc biệt là ngon ngọt bổ dưỡng . Nếu bạn ăn một quả bưởi Năm Roi nó nhỏ nhưng ngọt lịm thơm mát , hơn là rước một quả bưởi to đùng , bóc ra cho vào miệng ,eo ơi chua hơn chanh ! Rồi cứ thế người ta phải trồng trọt chăn nuôi ra sao để có hoa thơm quả ngọt mà không dùng phân bón hoá học hay thuốc trừ sâu rầy ! Tức là organic


             Sữa cho con nít uống , bố ráng mua sữa bò organic . hũ thì ráng kiếm đậu làm từ đậu nành organic . Thịt bò kobe là loại thịt bò ăn cỏ organic .Gà đồi :là lũ gà thả rông chạy bộ trên đồi kiếm con sâu cái kiến nên thịt gà này chắc và ngon . Có một thứ mà loài người cũng luôn mong muốn là mong có được một thứ tình yêu organic . Cha mẹ yêu thương con cái chẳng cần một thứ xúc tác nào cả , cứ tự nhiên mở lòng ra ban cho không đòi hỏi điều gì . Ông bà yêu thương các cháu , ai có cháu thì biết ...Ừ sao trẻ con diệu kì đáng yêu đến thế ?


            Nó là những búp hoa non, là giọt nước trong vắt, là hạt mầm mới mọc . Tuổi già được vui vẻ sum vầy bên con cháu , thật là có được một thứ tình yêu organic ( tình cho không biếu không ) Ngày xưa bà tôi dạy tôi bài hát ru :


            Bà ơi cháu rất yêu bà
            Đi đâu bà cũng mua quà về cho 
            Hôm qua có chiếc bánh bò 
            Bà chia cho cháu phần to nhất nhà 
            Mỗi lần cháu chạy chơi xa. 
            Mẹ cháu có đánh thì bà lại can 
            Cháu không nói bậy nói càn 
            Bà xoa đầu cháu khen ngoan nhất đời !

 Ở các nước tiên tiến , tức là các nước đang tiến bộ vượt bực , tôi thấy tình yêu rất khó lòng kiếm được thứ tình yêu organic có nghĩa là thứ tình yêu không bị phân bón và thuốc trừ sâu ! Bà này lẩn thẩn - làm gì có phân bón và thuốc trừ sâu cho tình yêu ? - Tôi không lần thẩn đâu . Tôi cho rằng thuốc trừ sâu và phân bón chính là văn minh và tri thức đã làm các thứ tình trở nên vĩ đại và trống rỗng ! - Giàu đổi bạn, sang đổi vợ ! - Con cháu giàu có thành đạt trở nên lạnh lùng với ông bà cha mẹ nay đã già yếu lẩm cẩm ! -Tình gia tộc , đó chính là một thứ tình yêu hoàn toàn organic . Ước mong cõi người ta ai nấy đều rủ nhau kiếm tìm gìn giữ cho được thứ tình cảm đôn hậu này . 


             Mong lắm thay ! 

             Lưu Hảo Chi

May 1, 2018

MỪNG SINH NHẬT THÁNG 5

CHÚC MỪNG SINH NHẬT THÁNG 5



Tháng 5, mùa hoa Muguet đã trở lại. 
ĐSTV thân mến gửi đến tất cả các bạn sinh nhật tháng 5 những bông hoa Muguet trắng nhỏ xinh xắn  như một lời chúc mừng các bạn thêm một tuổi mới nhiều sức khỏe, hạnh phúc và một ngày sinh nhật thật ngọt ngào bên cạnh gia đình và những người thân yêu.


Thân mến chúc

MỸ TRANG
KRISTY THANH
OANH CHU
VÀ TẤT CẢ CÁC BẠN SINH NHẬT THÁNG 5

Một ngày sinh nhật thật vui vẻ.




Ước mong hạnh phúc sẽ chào đón các bạn mỗi buổi sáng, những nụ cười sẽ làm trái tim bạn hát vang và những niềm vui sẽ đến với bạn mỗi một ngày mới.

Hoa Muguet tiếng Việt là hoa Linh Lan thường mọc ở thung lũng sâu dưới thân những cây sồi hay ven những bờ suối mát. Mỗi cây chỉ có một cặp nhánh mà mỗi nhánh mang theo những chiếc lá thuôn dài với những chùm hoa nở rộ
Những đóa hoa nhỏ trắng, xinh xắn dễ thương và đẹp ngọt ngào này mang ý nghĩa sự trở về của hạnh phúc (the return of happiness - hạnh phúc tìm lại). 
Hoa Lan chuông nở rộ vào tháng 5, mang về những đợt thời tiết ấm áp nên nó tượng trưng cho niềm vui trở lại. 


Có lời một bài hát ngoại quốc về hoa Muguet thật dễ thương, PHà xin được tặng các bạn.

Mùa hoa muguet trở lại
Như người bạn xưa tìm về
Hoa trải dài bờ ke
Tới tận chiếc ghế băng bên hè,
nơi anh ngồi chờ em.
Và anh thấy nở sáng bừng
Trên khuôn mặt em vui tươi
Nụ cười đẹp hơn bao giờ hết.

Mùa muguet ngắn ngủi
Chẳng qua nổi tháng Năm
Những đóa hoa rồi sẽ úa tàn
Nhưng với hai ta, sẽ chẳng gì thay đổi 
Vẫn đẹp mãi khúc ca tình yêu
Ta đã hát trong ngày đầu tươi mới.

Đã hết rồi mùa hoa Muguet
Người bạn xưa đã ra đi mỏi mệt
Tìm lãng quên một năm dài biền biệt
Người để lại cho ta
Một chút mùa xuân xa
Một chút tuổi hai mươi yêu dấu
Để yêu nhau,
Để yêu nhau dài lâu.

HAPPY BIRTHDAY CÁC BẠN .