Dec 31, 2011

Một tài liệu hay khi cần tới....

Tra cứu-

Time and Date - Xem giờ, đổi giờ, lịch, thời tiết

Code:
www.timeanddate.com

- Tra cứu Âm - Dương lịch Việt Nam

Code:
www.petalia.org/amlich.htm

- Lịch Vạn Niên

Code:
www.thoigian.com.vn/?mPage=L1

- Mã vùng điện thoại các quốc gia & cách gọi


Code:

www.countrycallingcodes.com
- Khoảng cách các nơi trên thế giới
Code:
www.indo.com/distance
- Thông tin các quốc gia trên thế giới
Code:
https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/index.html

- Thông tin, tiểu sử các nhân vật nổi tiếng

Code:
www.biography.com

- Sách kỷ lục thế giới Guinness

Code:
www.guinnessworldrecords.com

- Thông tin về quốc kỳ các nước

Code:
http://www.fotw.net/flags/index.html

Tự điển
-

Tra tự điển Anh, Việt, Pháp, Nhật, Hàn, Trung, viết tắt


Code:

http://tratu.soha.vn/

- Từ điển Anh, Việt, Pháp, Trung, Nga, máy tính

Code:
www.vdict.com

- Từ điển thuật ngữ máy tính

Code:
www.webopedia.com

- Từ điển viết tắt

Code:
www.acronymfinder.com

- Từ điển Anh, Việt, Pháp, Trung, Nôm; dịch đoạn văn

Code:
www.1tudien.com

- Từ điển bằng tranh

Code:
www.pdictionary.com

- Bách khoa toàn thư Encylopedia

Code:
www.encyclopedia.com
- Bách khoa toàn thư Britannica
Code:
www.britannica.com
- Tra cứu mọi thứ
Code:
http://dictionary.reference.com/
- MSN Encarta
Code:
http://encarta.msn.com/










Cách làm khô bò ( không cần lò nướng )

Cúc Phương sưu tầm

by Le Lan


Cách làm rất dễ không cần lò nướng hay lò sấy gì cả. Chỉ dùng nồi :-D và phơi nắng độ 1 ngày là khô queo. Mình không có nhiều thời gian nên phải chia ra mỗi ngày 1 bước �

Nguyên liệu :

800g thịt bò ( lựa loại có sớ thịt dài không cần mua thịt loại đắt tiền đâu )
Gia vị 1 (ướp ban đầu ) : 2 muỗng canh bột ngũ vị hương
1 muỗng cà phê muối
1 muỗng canh bột nêm bò ( hay 1 viên nấu suop vị bò )
1 muỗng cà phê ớt bột ( hay thay bằng ớt tươi bằm )
1 muỗng canh đường
1 muỗng canh bột cà ry hay thay bằng bột nghệ cũng được
Gia vị 2 (ướp lúc sau ): 1 muỗng canh vung đường, 1 muỗng canh tương ớt, 1 muỗng canh ớt bằm, 1 muỗng canh nước mắm ngon.

Thưc hiện :
Bước 1 : Thịt bò nếu mua nguyên miếng thì cắt từng lát mỏng theo chiều dài của sớ thịt ướp với phần gia vị 1 trộn đều và đậy lại cất vào tủ lạnh ướp cho thấm khoảng vài giờ.

uop thit

Bước 2 : Kiểm tra thịt đã thấm gia vị, các bạn thấy thịt tiết ra chút nước. Thêm chút xíu nước và bắt lên bếp đậy nắp nấu khoảng 5 đến 10 phút thấy thịt săn lại và chín ( không mềm ). Tắt bếp và vớt thịt ra rổ cho ráo. Nếu các bạn không có thời gian làm ngay thì cất vào tủ lạnh vài giờ hay qua đêm thịt tự động khô ráo.

1 2

Bước 3 : Mang thịt ra dùng chảy giã mềm. Cho vào nồi và ướp cùng gia vị 2 trộn đều.

5

Cho vào nồi dùng đũa muỗng trộn đều
sau đó cho lên bếp xào sơ sơ thấy đáy nồi chuyển màu là tắt bếp chờ đó chút nguội thì cho ra vỉ ( sàn, nia ) dàn đều ra và phơi nắng.

DSC_8288

Khi phơi chú ý che đậy kẻo con này con kia nó bò vào. :roll:
Nhà mình không có nắng nên cho gần lò sưởi… và thời tiết bên này rất khô nên chỉ để ở ngoài cũng khô.
Từ từ thịt khô ráo

Kho bo kho

khi nào vừa ý, thì cho vào hộp/túi cất vào tủ lạnh ăn từ từ.

thoung thuc kho bo

Tết rồi các bạn làm nhâm nhi mùa tết nhé, ngon lắm đó.

PS : Mình đã làm nhiều lần và cách này mình thấy dễ và ngon lại không cần dùng lò nướng thích hợp cho nhiều gia đình. Phần ướp các bạn tùy thêm hay bớt sao cho vừa khẩu vị gia đình nhé.







__._,_.___

Dec 28, 2011

Ðến cuối đời, có gì để tiếc?



Trong cuộc sống thường hay có những điều làm mình nuối tiếc như khi nghĩ về những cuộc tình đã qua, những quyết định không chín chắn và để rồi....

Ðến cuối đời, có gì để tiếc?

Vũ Quí Hạo Nhiên

Một bài viết của một cô y tá người Úc dạy mình nhiều bài học về lẽ sống ở đời. Bài viết được truyền đi trên Internet, nhiều người bấm “like.”
Có một trang blog chỉ in lại bài này thôi mà cũng được tới 52,000 người bấm nút “like.”Bài viết mang tựa đề “5 nỗi hối hận của người sắp qua đời,”
cho thấy những điều người ta tiếc nuối khi biết mình sắp chết.
Tác giả Bronnie Ware là một nhạc sĩ sáng tác, từng là y tá chuyên điều trị người sắp chết. Ðây là những bệnh nhân biết mình không qua được, không muốn chữa trị nữa mà về nhà chờ ngày ra đi vĩnh viễn. Trong những ngày đó, cô Ware tới chăm sóc họ, cho họ uống thuốc, và họ trò chuyện với cô. Cô nói, “Họ trưởng thành rất nhiều khi họ phải đối mặt với cái chết của mình.” Khi cô hỏi họ có gì tiếc nuối không, một số câu trả lời cứ trở lại mãi. Dưới đây là 5 câu thường nghe nhất. Cô Ware hiện đã viết thêm thành một quyển sách mang tên “THE TOP FIVE REGRETS OF THE DYING,” nhà xuất bản Balboa Press, có bán trên Amazon.com.

1. “Tôi ước gì tôi có đủ can đảm để sống cho mình,
thay vì sống theo ước muốn của người khác.” Ðây là điều tiếc nuối lớn nhất, cô Ware nói. Khi sắp qua đời, nhìn lại, người ta mới thấy mình có những điều ước chưa bao giờ thực hiện. Hầu hết mọi người còn chưa thực hiện được một nửa điều mình muốn và phải nhắm mắt ra đi biết rằng đó là do chọn lựa của mình. Cô Ware nói: “Ðiều quan trọng là thỉnh thoảng phải thực hiện vài điều mình ước mơ. Ðến lúc mình bệnh thì trễ mất rồi. Sức khỏe là điều kiện để thực hiện nhiều thứ, mất rồi thì quá trễ.”

2. “Tôi ước gì tôi đừng đi làm nhiều quá như vậy.”
Cô Ware nói gần như bệnh nhân phái nam nào cũng nói vậy. Các ông ấy do quá quan tâm việc làm, đã lỡ mất thời em bé hay thiếu niên của các con, lỡ mất tình bạn với người bạn đường. Phụ nữ cũng nuối tiếc như vậy nhưng ở thế hệ các bệnh nhân của cô Ware, số phụ nữ đi làm thường không nhiều. Còn đàn ông, thì “tất cả nuối tiếc đã phí đi quá nhiều phần của cuộc đời cho cuộc chạy đường trường vì sự nghiệp.”

3. “Tôi ước gì tôi có can đảm bày tỏ cảm xúc.”
Nhiều người cố nén cảm xúc để không bị đụng chạm. Kết quả là cuộc đời của họ bị đè nén. Có người còn vì thế mà bị bệnh.

4. “Tôi ước gì tôi giữ liên lạc được với bạn bè.”
Nhiều người không thực sự biết giá trị của tình bạn cũ cho tới những tuần cuối đời và nhiều khi không còn kịp tìm lại bạn cũ nữa. Ðời sống bận bịu, ai cũng có lúc bỏ bê bè bạn. Nhưng khi người ta biết mình sắp chết, người ta trước tiên hết lo sắp xếp vấn đề tài sản đâu ra đấy, nhưng nhiều khi họ muốn sắp xếp để giúp đỡ những người họ quan tâm. Rồi họ lại quá yếu, quá mệt, không làm được việc này. Ðến cuối đời, cái còn lại chỉ là bạn bè và người thân là quan trọng.

5. “Tôi ước gì tôi cho phép mình được hạnh phúc hơn".
Ðiều đáng ngạc nhiên là rất nhiều người nói lên điều này. Nhiều người phải đến lúc gần ra đi mới thấy là hạnh phúc là một chọn lựa. Nhiều người cứ sống và làm theo thói quen, để quên đi mất mình có quyền thay đổi hết để tìm đến hạnh phúc. Ðến lúc nằm trên giường bệnh, nhiều người lúc đó mới thấy chuyện người khác nghĩ gì, chê bai gì, là chuyện không quan trọng gì hết. Họ chỉ muốn được vui, được cười, được hạnh phúc.

Nguồn Internet

Dec 27, 2011

Chúc Vui cuối năm


Sắp sửa sang năm mới, xin chúc các mợ và gia quyến lúc nào cũng

Vui vẻ đề huề,
Xum xuê tài lộc,
Cực nhọc tiêu tán,
Tràn lan ơn phúc,
Sung túc dư thừa,
Kẻ đưa người rước,
Hưởng phước dài dài,
Hạnh phúc thái lai,
Cười hoài không dứt...

Môt nô thân,
Hương hoe.

LH ơi, lời chúc năm mới của Liên Hương vui quá, Hà cũng xin gửi đến các mợ lời chúc mừng

Năm mới Tết đến
Rước hên vào nhà
Quà cáp bao la
Mọi nhà no đủ
Vàng bạc đầy hũ
Gia chủ phát tài
Già trẻ gái trai
Xum vầy hạnh phúc
Cầu tài chúc phúc
Lộc đến quanh năm
An khang thịnh vượng

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Lời chúc này Hà copy của Mỹ Điệp đấy

Thân Mến
P.Hà.

Dec 25, 2011

THĂM XỨ CHÙA THÁP.- Hannah Nguyên

THĂM XỨ CHÙA THÁP.

Angko Wat
nơi đã từng đươc chọn là một trong những kỳ quan độc đáo của thế giới
chúng ta người VN vẫn tự hào hơn người Campuchia về mọi mặt nhưng nhìn vào khu đền đài này ?
chúng ta nghĩ sao?
(chú thích của TUL)
Mặc dù là nước láng giềng ở ngay sát bên cạnh mà mãi tới lúc gần về hưu, tôi mới có dịp đi thăm Campuchia.Buổi sáng hôm đó, tôi đi Angko Thom thăm đền Bayon nổi tiếng với tượng Phật bốn mặt quay về bốn hướng, luôn nở nụ cười phúc hậu.Tất cả các nụ cười dù trên hình ,trong tranh hay trong các bức tượng, đều thiếu sinh khí nếu không có một cặp mắt tinh anh ngự trên khuôn mặt. " Con mắt là cưả sổ của linh hồn " quả là chính xác.
Các đền đài ở Campuchia, là một trong những kỳ quan của thế giới.Dưới chân tượng Phật, người dân chỉ cần đến đó thưa gởi, xin xỏ hoặc khấn nguyện khẩn cầu, moị việc đều có thể xuôi chảy. Một chuyến đi để lại trong tôi nhiều suy nghĩ và hồi tưởng.
Những ông Vua của xứ Chùa Tháp, thật là tình cảm đôn hậu. Nhà Vua ( tên gì không nhớ ) cho dựng một cái tháp trắng nhỏ thanh thanh để tro cốt của cô con gái, công chúa mới bốn tuổi đã qua đời. Chắc là cô xinh đẹp đáng yêu dễ thương lắm lắm, nên Vua cha mới để cô vào tháp tưởng nhớ của toàn dân Campuchia. Nơi đây không có hình, nhưng trong tâm khảm mỗi người khi đứng trước ngọn tháp, đều cảm động trước phụ tử tình thâm của Vua cha và công chúa. Điều làm tôi suy nghĩ miên man là ngôi tháp của hoàng hậu vợ Vua Yavaraman thứ VII thế kỷ XII . Ngôi tháp cao, và cẩn 400 viên ngọc quý.( Campuchia có mỏ đá quý lớn nhất nhì thế giới ).Thế kỷ XII, người ta chưa có đèn điện nên nhà Vua đã sai lắp đá quý vào ngôi tháp, để lúc nào nó cũng sáng lóng lánh . Dù nàng có chết đi, nhưng hào quang quanh nàng vẫn ngời ngời rực rỡ. Tôi không biết rõ tiểu sử của hoàng hậu Yavaraman, nhưng tôi biết chắc một điều là bà phải đẹp và nhân từ. Nằm trong tháp quý cẩn ngọc thạch kim cương, tôi tưởng tượng nàng đã nhỏ lệ khi biết được những chuyện nghèo đói chết chóc của dân tộc bà (thời chinh chiến ) Bà đã nhờ những chú Én, chú Sóc, gỡ từng viên ngọc quý cẩn trên tháp thiêng mà đem tặng cho nhân dân, hãy cứ làm đi, hầu xoa dịu nỗi đau khổ của dân tộc, dưới ách chiến tranh.Đến nay thì chẳng còn viên ngọc nào.Nhưng câu chuyện tưởng tượng của tôi, chắc hoàng hậu rất vui lòng.
Dân xứ nhiều chuà lắm tháp- Phật giáo gần như là Quốc giáo,Những trang công tử, trước khi thành nhân, (mười bảy tuổi ) đều bắt buộc phải tu ba năm, Hai năm học tu cho đấng sinh thành, ( Việt Nam gọi là trả hiếu ) Một năm học tu cho chính bản thân mình. Đạo Từ Bi Hỉ Xả được đặt vào nền tảng của luật pháp Campuchia. Cho nên tôi không hề ngạc nhiên trước tấm lòng độ lượng của đức vua Norodrom Shihanouk đã tha bổng cho Pon Pot cái tội diệt chủng. Đã giết chết hết phân nửa dân số Campuchia- Mà chỉ cần Y có một lời xám hối! Lấy Đức Báo Oán, Oán Ấy Tiêu Tan . 
Vua không báo oán, lấy gì thần dân phải báo thù ? và phải căm ghét kẻ đã giết hại gia đình mình ? Ngày nay, trên những con đường hiền hoà, khóm tre bụi chuối, ruộng thẳng cánh cò bay, bóng của thần chiến tranh tàn phá đã lùi xa. Những con người hiền lành mộc mạc, thản nhiên vui sống trên mảnh đất thanh bình của họ



Tác gỉa lái xe ôm
Biển trời lồng lộng, nhưng người thưa thớt hơn bất cứ nơi đâu, những ngôi nhà giản dị đến độ không thể tưởng tượng , những túp nhà tre lợp lá , có khi không cả cửa, không phên che,đứng rụt rè bên cạnh những khóm cau khẳng khiu, hoặc khiêm nhường bên cây Thốt Nốt đỏm dáng. Vì xe bị hư dọc đường, tụi tôi xúm vào ngôi nhà trước cửa để xin chụp hình và Rest. Nhà Sàn, mặc dù xây trên mặt đất, vẫn là nhà Sàn, có các cọc vuông chống đỡ. (tránh rắn leo lên ) Ở dưới nuôi bò , nuôi gà , nuôi heo, chó.... Nhà có nhiều bậc cầu thang đi lên, Và người đàn bà hiền lành ( chủ nhà ) Sẵn sàng đứng cạnh chú bò con giữ cho tôi chụp tấm hình " Đi chăn bò.. Bò không đi, cầm cái que thật to em nhịp đít bò... Bò em chạy... Bộ đôị đã vô đây !! " Bài hát đã bị đổi lời tên gì quên tiệt mất rồi . Chủ nhà hiền lành quá với nụ cười ngờ nghệch. Sau ba mươi năm thoát khỏi bàn tay diệt chủng Pôn Pốt. Đất nước và con người Campuchia đang gượng đứng dậy. Đàn ông và đặc biệt là những nhà trí thức, đã bị giết hơn phân nửa, còn lại phần lớn là phụ nữ và trẻ em, chân yếu tay mềm.Họ cần được săn sóc đặc biệt để được hồi sinh. Tôi đã thấy đất hồi sinh trên muôn ngàn ruộng lúa xanh rì, và tôi mong được thấy nhiều nụ cười hồi sinh trên khuôn mặt những thiếu phụ hiền lành, vui vẻ trên sàn nhà, váy Sarông nhảy muá trong tiếng cười với điệu Apsara ngộ nghĩnh. 
VIẾNG BIỂN HỒ TONLE SAP


Người đàn bà mỏng dẹp như lá lúa, quần áo xốc xếch. Đứa trẻ trên tay giống như một cục thịt có cái đầu không tóc, một mảnh áo che thân. Hai mẹ con nhếch nhác đen nhẻm.Con thuyền mỏng manh- Chiều trên biển hồ sóng bát ngát. Bốn mặt sóng nước chập chùng .Biển hồ Tonle Sap.

. Cuộc đời trên bến nước- Biết đâu là nhà ? Và đời cứ thế dập dềnh trôi... Tôi ngồi trên boong tàu, họ đang quay lại bến để trả khách về Khampong Cham.

Bỗng tôi nghe tiếng mọi người hốt hoảng :
- Ới ới... coi chừng coi chừng... hai cái thuyền sắp đụng vào nhau...Rồi tôi thấy người đàn bà bế đứa nhỏ đó rơi tỏm xuống hồ. ..Cái rơi tự do, hay là cái rơi của định mệnh nghiệt ngã ? Nhưng mà té bật ngửa thì thật là không có còn cái gì bám víu. Tôi thấy ở đó xuất hiện bàn tay của thần tuyệt vọng. Cánh tay khổng lồ kéo người đàn bà chới với xuống đáy hồ ! Đứa trẻ trong tay mẹ rơi xuống nước. Một người đàn ông nhảy vội theo, tóm được thằng bé lên kịp thời, nhanh như điện. Còn cái thân người mẹ lá lúa lá tre đó...lóp ngóp ngoi lên , lặng lẽ vuốt mặt, vuốt tóc, và chụp lấy đứa con ôm vội vào lòng. ..Đâu đó có tiếng người thản nhiên :
- Họ sống như vậy quen rồi, trẻ sinh ra hai tháng tuối đã thảy xuống nước tập bơi.
Đó là một cư dân trong khu người Việt sống trên Biển Hồ. Những giấc ngủ trên những con thuyền dập dềnh...Những đứa trẻ lên hai,lên bốn...Chỉ một mảnh áo, hoặc có khi trần truồng như nhộng, cưỡi trên sóng to gió lớn...Cái tô cơm đặt trong lòng nó, và nó khoan thai thỉnh thoảng múc một muỗng cơm mà ăn đủng đỉnh... Mặc cho bố nó, hay mẹ , anh chị nó cứ chèo thuyền ...Rược theo chiếc Tàu của " Khách Du Lịch " hòng ăn xin. " Có người rủ nhân loại đi xem điạ ngục " (thơ Kim Tuấn) Mà sao mọi người cũng đồng ý đi ? Lại thấy có tiếng đàn bà nói : Đa số họ không có giấy tờ tuỳ thân, nên rất ngại đụng chạm đến chính quyền. Một "Thủy Hử " Bến Nước mới toanh của thế kỷ 21 ! Ở đây không có những anh hùng Lương Sơn Bạc , nhưng chắc chắn có những anh tí hon, được huấn luyện hay mặc nhiên trở thành Cái Bang , ăn mày có tổ chức! Đau lòng thay đó lại là những mầm mống của người Việt đâm chồi. Biển Hồ. Việt Kiều Campuchia ...Trẻ con trèo lên tàu du khách, đấm bóp lấy lệ, xin tiền. Bán nước ngọt không ai mua, xin tiền. Phụ nữ Việt bồng con thơ, xin tiền . Một người đàn ông mù với cái bảng viết bằng tiếng Anh : Tôi bị mù, xin giúp tôi ! Khi nhận được tiền thì hiếng mắt lên xem tờ giấy bạc giá trị bao nhiêu ? Những kẻ đi bố thí nào biết bà cụ kia, ngồi đó nhận mì gói, được gói nào thì lại để ra sau lưng, cứ vậy mà chờ, lần lượt, hai ba, năm bảy lần lãnh mì. Được tiền thì thủ ngay vào ngực áo...Dĩ nhiên là lòng tham không đáy, nhưng có giải quyết vấn đề đến nơi đến chốn đâu ? Khi đoàn tham quan giống như đi xem Triển Lãm Trưng Bày Người Nghèo . Họ vẫn ở đó, sanh sôi nảy nở và tiếp tục sống ngoài vòng pháp luật. Tự hạ thấp chính mình xuống mà không còn thấy ngượng với lương tâm .Thôi đừng nhắc tới việc đi thăm Làng Việt kiều Campuchia. Nếu ai đó có tiền và có thiện chí, hãy đến đó mà xin mở đường xá, làm cầu cống, mở trường dạy học, mở xí nghiệp tuyển nhân công, giáo dục một đời sống lương thiện và tự trọng với chính mình. Ăn Mày Là Ai ? Ăn Mày Là Ta. Đói cơm Rách Áo Hoá ra Ăn Mày.
GẶP GỠ TÌNH CỜ

Buổi chiều, tôi đi thăm kỳ quan Angko Wat. Trong đoàn đi tham quan kỳ này, tôi chẳng giữ chức vụ gì quan trọng cả, ( lúc nào cũng chỉ là phó thường dân ). Ngồi trên xe thỉnh thoảng còn (bị ) quỳ lên ghế để quay lại đằng sau cho dễ tán phét với các cụ bạn... Của đáng tội, ngồi xe hết hai ngày, mỗi ngày năm sáu tiếng đồng hồ, không tán phét thì có mà chết. Hôm đó, vì ngồi bao thầu áp chót cái đuôi xe nên tụi tôi tha hồ mà kể chuyện. Ơ mà còn có một lão Bác Sĩ, bốn mươi năm tuổi Đảng , đi theo đoàn của cái hội Người Già. Cũng ngồi chót bẹt, Lão cũng thích nghe tụi này nói lếu và cười góp không mất tiền! Thấy lão ôm khư khư cái bọc có in hình Chữ Thập Đỏ đựng thuốc men lỉnh kỉnh, mà mặt lão thì xanh, môi thì thâm (vì hút nhiều thuốc lào thuốc lá ) màu sắc có hơi chỏi nhau. Một cụ bạn tôi ngây thơ hỏi :- Thế Bác Sĩ có phòng mạch riêng hả ?
- Ừ, anh có phòng khám riêng...
- Vậy bác sĩ chuyên về khoa gì ?
- Anh là phòng khám đa khoa, khoa gì anh cũng biết một chút !
- Mà tất cả đều dở phải không ?
Lão ấy lườm tôi một phát căm hận hơn Hận Đồ Bàn !
Ai lại moi cái tệ hại của người ta ra mà nói đúng thế ?
Anh bác sĩ dởm đó, thấy các cụ bạn của tôi vừa đẹp,vừa nói chuyện có duyên , ngọt ngào như kẹo mạch nha, mà còn có thêm hạt điều đậu phọng . Anh cứ tít mắt lên nghe ngóng và tán không biết nhọc!
Đến dền Angko wat, mới sắp sưả vào đền, thì bọn tôi bị chặn lại bởi Pu Lít Campuchia. Không những Pu Lít, mà lại còn có cả phái đoàn phóng viên báo chí, ...Ôi thôi máy hình máy quay phim lỉnh kỉnh... Chuyện gì vậy ?





Bà Ngoại Trưởng Mỹ đang phỏng vấn nhà văn lớn Lưu Hảo Chi của TV 6370
- À có phái đoàn của Bà Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Hillary Clinton đi thăm Angko Wat. ..Sung sướng thay,không hẹn mà cùng đến. Tôi hân hoan đứng chờ bà Ngoại ( Trưởng ). Bỗng có tiếng nói:
- Kià bả ra kià..
Người em mắt nâu, tóc vàng sơị nhỏ xuất hiện. Trời Campuchia buổi chiều mà rực rỡ.. Nàng mặc áo màu vàng, ..Đội cái nón nửa vầng trăng bạc, ôi sao trông giản dị và đẹp quá!
Tụi tôi vội vàng chạy theo săn ảnh.. Tôi đi nhanh có hạng, nên đã đến gần bên cạnh nàng. Đoàn tụi tôi gồm có : Tôi ký giả không chuyên nghiệp của Quán Bên Đường, kiêm Đặc San kỷ yếu 40 năm TV 6370 !
- Nhiếp ảnh gia vừa được phong chức tại chỗ, là em Ngọc.
- Nhà dàn dựng quay phim mà máy hình bị hết phim, là em Thư...
- Các em lạch bạch chạy theo...
Tôi bị lão vệ sĩ ( Body Guard ) của bà Ngoại ( trưởng ) chặn lại và nói:
- Xin Bà đừng làm tôi mang vạ đấy ( don't let me get in trouble, )
- Ơ mà tôi đâu có làm gì đâu ? ( I do not thing Sir )
- Tôi đã ở xát bên nàng nên đành hỏi :
- Thưa bà, đất nước và nhân dân Hoa kỳ, có đang trợ giúp cho dân tộc Campuchia không ạ?
- Dĩ nhiên, chúng ta đang viện trợ cho họ.
- Xin cám ơn bà. Chúc bà một cuộc hành trình tốt đẹp.
Tôi chỉ hỏi được có một câu, nên sau đó đành rút lui, kẻo bị lính bắt !
Phó thường dân, ký giả không chuyên nghiệp, phóng viên Quán Bên Đường kiêm Kỷ Yếu 6370, mà làm được một kỳ công như thế thì tại sao lại không thưởng đậu đỏ bánh lọt, gỏi đu đủ khô bò nhỉ ?
Và ai còn bán tín bán nghi về cuộc phỏng vấn, thì cứ hỏi ngay bà Ngoaị (Trưởng ) xem có đúng hay không ?

Dec 23, 2011

Như Mây Xa ... Thơ của Hà .


                  NHƯ MÂY XA
                  THƠ CỦA HÀ




             Mùa Đông ơi  mùa Đông 
             Tiếng Nhạc về trong gió lộng
             Tình đã xa như mộng
             Còn gì chờ mong ?
      
            Anh đã  ngoài chân mây 
            Em bên này khung cửa 
            Áo ngày  xưa   khuất nẻo 
            Tình  xưa lặng trên tay
  
           Những cỗ xe Tuần Lộc 
           Lao mãi vào hư không 
           Trên Tuyết mềm bôi xóa 
           Tình trốn theo mùa Đông 

          Bài thơ nào đã  viết 
          Như trái sầu ngàn năm 
          Gởi chút tình băng giá 
          Cho Người xao xuyến lòng ...


Nguồn gốc ra đời bài hát Silent Night




Silent night đã được dịch thành hàng trăm thứ tiếng và đã được cất lên hàng triệu triệu lần vào những dịp cuối năm, vang vọng từ những ngôi nhà thờ nhỏ bé ở Andes cho đến những thánh đường trang nghiêm ở Antwerp hay La Mã. Ít ai biết được “Silent Night” lôi cuốn bao người có một nguồn gốc kỳ lạ...

Câu chuyện bắt đầu từ 11-12-1792, tại Salzburg, Áo. Cậu bé Joseph Mohr sinh ra trong gia đình một thợ đan nghèo, cha bỏ đi. Đến ở với bà ngoại nghèo khổ túng thiếu, mỗi khi đói rét, Joseph thường lang thang đâu đó để quên đi. Chính những lần cuốc bộ đó đã làm thay đổi cuộc đời cậu và cả cách thức chào đón Noel trên thế giới.

Một lần, Joseph ghé vào một nhà thờ trong làng và gặp ông Johann Hiernle, người chỉ huy dàn hợp xướng. Joseph bắt đầu tham gia sinh hoạt cộng đồng. Nhận thấy tài năng thơ ca, âm nhạc của Joseph, khi cậu đủ tuổi, Hiernle cho cậu vào học tại một trường ngữ văn nổi tiếng tại Kremsmnster. Rồi Joseph tốt nghiệp trường dòng, được phong linh mục khi vừa 23 tuổi. Về một nhà thờ ở miền núi xinh đẹp, Joseph sáng tác rất nhiều bài thơ. Xúc cảm từ một mùa Noel tuyết trắng phủ không khí yên ắng của đất trời trong một buổi sáng nọ,
Joseph ngồi xuống chiếc bàn gỗ và viết một mạch bài thơ ngắn mang tên “Stille Nacht! Heilige Nacht!” (tiếng Anh có nghĩa là “Silent Night! Holy Night!”; tạm dịch “Đêm thinh không! Đêm linh thiêng!).

Rồi Joseph chuyển đến nhà thờ Thánh Nicholas. Đêm trước Noel 1818, cây đàn dương cầm bị hỏng. Không thể để ngày Noel thiếu lễ nhạc, cha Joseph nảy ra ý định cho ca đoàn hát cùng với tiếng đệm guitar. Thời gian cấp bách, ông nhớ lại bài thơ ngắn “Stille Nacht! Heilige Nacht!” và đề nghị Franz Gruber (người chơi đàn cho nhà thờ) lo phần nhạc, Joseph đệm guitar và hát giọng nam cao, Franz hát giọng trầm và cứ sau mỗi đoạn thì ca đoàn của nhà thờ sẽ hòa chung phần điệp khúc. Vào gần nửa đêm, giáo dân trong vùng tưởng như thường lệ người chơi đàn đại phong cầm tấu lên những bài ca mừng Noel hùng tráng... Nhưng không, chỉ nghe thánh thót luyến láy tiếng đàn guitar nhẹ nhàng nâng giai điệu Silent Night phảng phất âm hưởng dân ca vùng nông thôn nước Áo chầm chậm lan tỏa ra trong tĩnh lặng thinh không của một thời khắc thiêng liêng…. Một Noel thật đáng nhớ.

Sau đó Joseph Mohr được thuyên chuyển đến nơi khác và trong suốt 7 năm sau đó Silent Night đã chẳng bao giờ được cất lên.

Tình cờ một người thợ tên Karl Mauracher đến sửa đàn cho nhà thờ Thánh Nicholas. Sửa xong, Mauracher mời ông Gruber thử đàn. Khi Gruber lướt phím xướng cho đoạn nhạc mở đầu của Silent Night, Mauracher cảm ngay vẻ đẹp bài hát nên xin đem cả nhạc và lời của “Silent Night” về làng Kapfing. Hai gia đình ban nhạc nổi tiếng Rainers và Strassers được mời thưởng thức và liền bị cuốn hút, quyết định đưa bài hát mới vào các lễ hội âm nhạc mừng Noel. Sau đó nhà Strasser đã đưa Silent Night vòng quanh Bắc Âu. Đến năm 1834, họ biểu diễn cho Đức vua Frederick William đệ IV của nước Phổ, quá ấn tượng, vua truyền lệnh ca đoàn của cung đình phải xướng bài hát này vào mỗi dịp Noel.

Gia đình Rainers thì lại sang Mỹ vào năm 1839 và đã biểu diễn Silent Night bằng tiếng Đức ngay tại Đài tưởng niệm Alexander Hamilton ở bên ngoài khuôn viên nhà thờ Trinity của New York. Năm 1863, Silent Night được Jane Campbell và John Young dịch sang tiếng Anh…

Silent Night vẫn được cho là của các thiên tài âm nhạc như Haydn, Mozart, Beethoven. Mãi đến 1995, cuộc tranh luận mới chấm dứt khi người ta tìm lại được bản viết tay của Joseph Mohr. Ngay trên góc trên bên phải của bài nhạc, Joseph viết “Soạn nhạc: Fr. Xav. Gruber”.

(Nguồn: sưu tầm trên internet)


G I Á N G S I N H N Ă M X Ư A


Bích Quy

G I Á N G S I N H N Ă M X Ư A

Năm ấy Bi mới năm tuổi và em Bo mới ba tuổi. Cả hai cùng học trường mẫu giáo Bé Ngoan gần nhà. Vừa đi học về, hai đứa cùng hớn hở kể chuyện Giáng sinh ở trường. Thằng em liến láu:

- Trường con có cây thông Noel đẹp lắm mẹ ơi
- Đẹp như thế nào?
- Con thấy có nhiều quả bóng đủ màu mẹ à
- Có cả hộp quà nữa chứ. Thằng anh nhắc.
-Ư, có hộp quà với dây kim tuyến nữa.
- Nhưng hôm nay hai đứa có ngoan không? Cô giáo có thưởng bông hồng không?

Đến đây thì hai đứa nhìn nhau:


- Mẹ ơi con thấy em Bo khóc nhè lúc ra chơi
- Sao thế con?
-Thằng cu Tin đánh con
- Sao không mách cô?
- Cô phạt bạn ấy rồi
- Mẹ ơi, có phải ai ngoan thì ông già Noel cho quà phải không mẹ?
- Đúng rồi, các con ngoan thì thế nào ông già Noel cũng cho quà.Bây giờ các con tắm rửa,đi ăn cơm rồi chơi một tý xong nhớ xếp giầy cho ngay ngắn dưới giường thì ngày mai sẽ thấy quà của ông Noel đấy.

Đến giờ đi ngủ, thằng anh bảo em:


- Em ngủ trước đi, anh sẽ thức coi ông già Noel vào nhà mình thế nào?
- Em cũng thức
Bố bảo : - Hai đứa thế là không ngoan rồi. Đi ngủ sớm thì ông già Noel mới cho quà
- Sao lâu thế hả bố?
- Ui, ông còn phải ghé nhiều nhà, đứa nào đi ngủ sớm thì ông mới cho. Bây giờ hai đứa
xếp ngay ngắn đôi giầy để dưới gầm giường nhé. Ông già Noel sẽ để quà vào đó.
Hai đứa nhỏ chí chóe một hồi rồi cũng chìm vào giấc ngủ

Buổi chiều hôm ấy bà Thơ xin sở làm về sớm đi mua quà cho con. Thời bao cấp khó khăn, ăn còn phải độn sắn khoai thì lấy đâu ra nhiều đồ chơi. Bà thong thả đi trên lề đường nhìn ngắm những con búp bê nhựa từ đầu đến chân, những cái xe ô tô nhựa đủ màu, những mặt nạ, cây súng nhựa đen, những quả bóng nhựa đầy màu sắc nhẹ tênh v...v... Tất cả rất thô sơ , bày trên những tấm vải nylon trải ra ở lề đường nhưng vẫn hấp dẫn bọn trẻ. Mỗi lần đưa các con đi chơi là vợ chồng bà thường tìm cách đi đường vòng tránh xa vì chỉ cần đi ngang là bọn trẻ trì lại và không muốn đi chỗ khác nữa. Thế nào cũng phải mua cho chúng một món gì đó mới yên. Hôm nay mới lĩnh lương nên bà Thơ cũng muốn mua cho con món đồ chơi mà chúng thích, lại còn kèm thêm hộp chì màu và sách tô màu nữa. Bà muốn các con chơi nhưng vẫn phải "học". Rồi bà hì hụi gói thành hai hộp quà và điểm thêm cái nơ bên ngoài nữa. Xong xuôi bà cất kỹ vào tủ quần áo.Gia đình bà Thơ không theo đạo, nhà cũng chẳng trưng bày cây Noel nhưng bà vẫn muốn cho con trẻ hưởng niềm vui chung của ngày lễ mang đến nhiều niềm vui cho tất cả mọi người trên toàn thế giới này.

Tiếng nhạc rộn ràng trong TV điệu nhạc quen thuộc rộn rã mùa Giáng sinh hòa với tiếng chuông nhà thờ ngân nga báo hiệu đêm Giáng sinh đã đến.... Hai vợ chồng mỗi người ôm một hộp quà, rón rén đặt nhẹ nhàng hai gói quà lên hai đôi giầy của con, cùng nhìn con say ngủ mà cảm nhận được niềm hạnh phúc vô biên với hai thiên thần bé nhỏ của mình, chắc đang mơ những giấc mơ thần tiên tươi đẹp....

Hôm sau, cả hai đứa cùng dậy sớm thò chân xuống giường, thấy ngay hai hộp quà. Khỏi phải nói , hai đứa hớn hở mừng vui thế nào. Chúng ríu rít khoe bố mẹ:
- Mẹ ơi, xem này, ông già Noel cho con nhiều quà này
- Sao ông biết con thích thứ này mà cho ? Cu Bo thắc mắc
- Ông là ông tiên mà con. Ông biết hết đấy, thế nên con phải ngoan nhé. Năm sau ông lại cho quà nữa...
- Ông Noel cho anh cái áo cũng vừa nữa nè, có cả bóng để đá nữa nha. Cu Bi khoe em...

Thấm thoát thế mà đã mấy mươi mùa Giáng sinh trôi qua. Hai đứa trẻ đã trưởng thành, đã đi làm và có những niềm vui riêng cùng bạn bè, chắc chúng cũng chẳng còn nhớ đến những kỷ niệm thời thơ ấu ngây thơ. Chồng bà cũng đã về miền an lạc, chỉ còn bà mỗi khi nghe tiếng nhạc rộn rã báo hiệu mùa Giáng sinh đã về lại thấy bâng khuâng nhớ những ngày xưa cũ. Nhớ cảm giác hồi hộp khi để quà vào giầy cho con mà chỉ sợ chúng bất chợt thức giấc. Nhớ đôi mắt xoe tròn, ngây thơ của con tin rằng trên đời có ông già Noel áo đỏ phúc hậu ban phát quà cho trẻ ngoan.... Nhớ những tháng ngày vất vả mà êm đềm biết bao.....

Petit Papa Noël

Dec 22, 2011

Thành kính phân ưu

NHẬN ĐƯỢC TIN BUỒN


Phu quân của bạn NGUYỄN THỊ THUẬN , TV 63-70 A2

Ông TÔ VĂN YÊN
pháp danh MINH HÒA

đã tạ thế ngày 20 tháng 12 năm 2011 tại VN

Hưởng thọ 74 tuổi

Xin chân thành chia buồn cùng bạn
NGUYỄN THỊ THUẬNvà tang quyến

Nguyện cầu hương linh anh sớm về cõi NIẾT BÀN

Các bạn TV63-70 Đồng thành kính phân ưu



Dec 20, 2011

Thơ của Hoa kỳ Dung



Niềm Hạnh Phúc Nhỏ Nhoi


" Gió từ sông lại ,mưa từ biển
Không biết người yêu nay ở đâu ?"


Chàng là cánh én hay là mây ?
Phương trời nào xa em hòai vọng
Góc phố buồn bằn bặt dấu chân xưa

Chàng là trăng xanh hay nắng lụa ?
Giá rét chiều Đông em mỏi mắt
Biền biệt muôn trùng nỗi nhớ mong

Chàng chỉ là giấc mơ đầu đời dễ vỡ
Viên kẹo hồng đã nhạt mầu môi
Còn dư vị dấu yêu ngày thơ ngây cũ

Chàng chỉ là bóng hình trong mộng
Làm bằng thơ và trăm ngàn kỷ niệm
Những kỷ niệm đời xin mãi còn xanh

Chàng chỉ là nỗi khát khao mọc mầm trong hồn cô độc
Là cội nguồn của những ước vọng phù du
Niềm hạnh phúc nhỏ nhoi em mang theo bên đời xuôi ngược .


Hoa Kỳ Dung


Dec 19, 2011

Lịch Sử Lễ Giáng Sinh


Lịch Sử Lễ Giáng Sinh

Chữ Giáng sinh nguồn gốc từ chữ natalis, nghĩa là ngày sinh ra đời. Đặc biệt là hồi mới có Thiên chúa giáo, không có Noël. Thật vậy, Thánh kinh không nói rõ ngày Giáng sinh. Có vài Giáo hoàng định ngày sinh của Chúa Jésus khoảng tháng 3 hay tháng 4.

Noël được phát minh năm 354 khi Giáo hoàng Liberus muốn biến đổi cách tôn thờ Thần Mithras mà người ta sùng bái mỗi lần Ðông chí dưới dạng một bé sơ sinh, được thay thế bởi sự sinh ra đời của Chúa Jésus. Ðể tránh nhầm lẫn, ông đã lấy ngày 25 tháng 12 cho lễ này.


*
Lễ Thiên Chúa Giáng Sinh

Theo lịch sử, vào thời kỳ Kitô giáo sơ khai (khoảng 2 đến 3 thế kỷ đầu công nguyên), lễ này được mừng chung với Lễ Hiển Linh. Ngay từ năm 200, thánh Clementê thành Alexandria (150-215) đã đề cập đến lễ hết sức đặc biệt này được cử hành vào ngày 20 tháng 5. Nhưng Giáo hội Latin thì mừng lễ này vào ngày 25 tháng 12.
Lễ Giáng Sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noël, Christmas hay Xmas là một ngày lễ kỷ niệm ngày Chúa Jésus thành Nazareth sinh ra đời của phần lớn người Kitô hữu. Họ tin là Jésus được sinh tại Bethlehem (Bêlem) thuộc tỉnh Judea (Giuđêa) của nước Do Thái (nước Israel ngày nay), lúc bấy giờ đang dưới quyền thống trị của Đế quốc La Mã giữa năm 6 TCN và năm 6. Theo một nguồn khác thì các Kitô hữu sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật, vì họ cho rằng ăn mừng sinh nhật là làm theo thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Bởi lẽ đó họ không ăn mừng lễ giáng sinh của Chúa Jésus trong suốt ba thế kỷ đầu. Đến thế kỷ thứ 4, người Ki-tô hữu mới bắt đầu muốn ăn mừng lễ giáng sinh của Chúa Jésus mỗi năm một lần, nhưng lại sợ bị chính quyền Đế quốc La Mã khám phá và bắt bớ, bởi vì thời điểm đó Ki-tô giáo vẫn chưa được công nhận là một tôn giáo hợp pháp.
Những người La Mã hàng năm ăn mừng "Thần Mặt trời" (Feast of The SolInvictus) đem ánh sáng đến cho trần gian vào ngày 25 tháng 12. Các Ki-tô hữu đã nhân cơ hội này để tổ chức ăn mừng ngày Chúa Jésus giáng sinh, đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại (Gioan 8:12) trùng một ngày với ngày lễ "Thần Mặt trời" của người La Mã. Vì vậy, chính quyền La Mã đã không phát hiện rằng thực sự là các Kitô hữu tổ chức ăn mừng lễ giáng sinh của Chúa Jésus. Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine I đã bỏ đa thần giáo và theo Kitô giáo. Ông đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng "Thần Mặt trời" và thay vào đó là ngày ăn mừng sinh nhật Chúa Jésus. Đến năm 354, Giáo hoàng Libêrô công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Chúa Jésus.
Trong nhiều thế kỷ, những sử gia Kitô giáo chấp nhận ngày lễ Giáng sinh là ngày Chúa Jésus được sinh ra. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 18, các học giả bắt đầu đề xuất một cách giải thích khác. Isaac Newton cho rằng ngày Giáng sinh đã được lựa chọn để tương ứng với ngày đông chí ở bắc bán cầu, từng được đánh dấu là ngày 25 tháng 12. Năm 1743, Paul Ernst Jablonski người Đức lập luận ngày Giáng sinh được xác định ngày 25 tháng 12 để khớp với ngày Sol Invictus trong tôn giáo La Mã cổ. Ngoài ra trước Ki-tô giáo, nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác cũng ăn mừng ngày lễ của họ vào cuối tháng 12.
Một số nước ăn mừng ngày này vào 25 tháng 12, một số nước lại vào tối ngày 24 tháng 12 bởi theo lịch Do Thái, một ngày bắt đầu từ lúc hoàng hôn. Theo Công giáo Rôma, lễ chính thức là ngày 25 tháng 12 còn gọi là "lễ chính ngày", còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là "lễ vọng". Dù vậy, lễ đêm 24 tháng 12 thường thu hút tin đồ tham dự nhiều hơn. Những người theo Chính Thống giáo Đông phương vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên họ tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory.


Tên Ngày Lễ Giáng sinh:
- Pháp Noël:

Theo danh từ tiếng Pháp Noël, là viết tắt từ gốc Emmanuel, nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta".
- Anh Christmas:

Theo tiếng Anh gồm có chữ Christ và Mas. Chữ Christ (phiên âm Việt là "Ki-tô" - nghĩa là Đấng được xức dầu) chính là tước vị của Giê-su. Chữ Mas là chữ viết tắt của Mass (thánh lễ). Chữ Christ và Mas viết liền thành ra chữ Christmas. Christmas có nghĩa là "Ngày lễ của Chúa Kitô", tức là ngày lễ Giáng sinh của Chúa Giê-su.

- Hy Lạp Χριστούγεννα:

Chữ Christmas và Xmas đều có cùng một ý nghĩa như nhau. Vì chữ Hy Lạp viết chữ Christ là Christos (Χριστς). Người ta dùng phụ âm X để tượng trưng cho chữ Chi (tiếng Anh đọc là Kai /ˈkaɪ/, nguyên gốc tiếng Hy Lạp đọc là Khi /χi/) trong chữ Χριστς, rồi thêm chữ Mas kế cận để thành chữ Xmas. Như vậy Xmas cũng có nghĩa là ngày lễ của đấng Ki-tô.

Biểu tượng Giáng sinh và ý nghĩa:

-
Vòng lá mùa vọng :
Vòng lá mùa vọngVòng lá mùa vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy, trong 4 tuần Mùa Vọng. Cây xanh thường được trang hoàng trong các bữa tiệc của dịp Đông chí (Soltice d’hiver), dấu hiệu của mùa đông sắp kết thúc. Trên vòng lá đặt 4 cây nến. Tục lệ này khởi xướng bởi các tín hữu Pháo Lutheran ở Đức vào thế kỷ 16 để nói lên sự giao tranh giữa ánh sáng và bóng tối.
Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hy vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. 4 cây nến bao gồm ba cây màu tím - màu của Mùa Vọng, cây thứ 4 là màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday).

-
Máng cỏ:
Hang đá và máng cỏ, thường là vào mùa Giáng sinh, một máng cỏ được đặt trong hang đá (hay gỗ) được dựng lên trong nhà hay ngoài trời, với các hình tượng Chúa Jésus, Mẹ Maria, Giuse (Joseph) vá các thiên thần, để kể lại sự tích Chúa ra đời trong máng cỏ.
- Cây thông Giáng sinh:
Theo lịch sử và nguồn gốc cây Noel thì vào giữa năm 2000 và 1200 trước Công nguyên, người ta đã nói về một loại cây thông épicéa vào ngày 24 tháng 12, bởi vì người ta xem như ngày này là ngày tái sinh của Mặt trời. Dân tộc Celte dùng lịch theo chu kỳ Mặt trăng. Mỗi tháng của năm đều liên kết với một loại cây. Cây Epicea liên kết với ngày 24 tháng 12. Để làm lễ cho ngày Đông chí, một cây xanh tượng trưng cho sự sống được trang trí bởi hoa, quả và lúa mì.
Năm 354, nhà Thờ làm lễ Giáng sinh đầu tiên cho Chúa Jésus, lấy ngày 25 tháng 12 để cạnh tranh với lễ đa thần trên. Nếu Noel được phát minh vào ngày 25/12/354, thì Cây Noël được phát minh rất trễ về sau này.
Người ta kể rằng vào thế kỷ thứ VII có một nhà tu người Đức, Thánh Boniface (sinh năm 680), muốn thuyết phục các tu sĩ Đức tại vùng Geismar rằng cây sồi không phải là một loài cây thiêng liêng. Ông đốn một cây sồi và khi cây ngã, nó đè tan nát hết tất cả mọi vật, trừ một cây thông non. Từ huyện thoại này, chuyện kể thêm rằng Thánh Boniface đã cho rằng sự ngẫu nhiên trong sáng đó là một phép lạ và tuyên bố “kể từ nay, ta gọi tên cây này là cây Chúa Hài đồng Jésus. Từ đó người ta trồng cây thông con để làm lễ Giáng sinh.

Thiệp Giáng sinh:
Bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole, một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ Horsley, một họa sĩ ở Luân Đôn, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản. Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kỳ người dân nào gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó (1876).

- Quà Giáng sinh:
Những món quà biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bè bạn. Đối với một số người, những món quà Giáng Sinh còn có một ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Đó là lễ kỷ niệm ngày sinh của Chúa Jésus, món quà mà Thiên chúa đã ban tặng cho con người.
Khi Chúa Jésus cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba vị vua phương Đông đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình. Họ mang đến ba món quà quý giá, đó là vàng, trầm hương và mộc dược. Vàng tượng trưng Chúa Giê-su là vua (tức con Chúa Cha - Vua Nước Trời), trầm hương tượng trưng Giê-su là Thiên Chúa và mộc dược biểu hiện hình ảnh Jésus bị đóng đinh trên cây thánh giá hay nói rõ hơn là sự chịu chết của Chúa Jésus để cứu chuộc nhân loại.
Ba vị vua rất giàu có nhưng những người dân nghèo hầu như chẳng có tài sản cũng mang đến bất cứ những gì họ có thể để tỏ lòng thành kính với Chúa Hài đồng. Những người chăn cừu tặng Jésus hoa quả và những món đồ chơi nhỏ do chính họ tạo ra.

- Ông già Noel:
Nguồn gốc của Ông Già Noël là một hình ảnh được tưởng tượng từ những lễ Ðông chí (ngày 21 tháng 12). Ông già Noël thường được tiêu biểu một ông lão râu tóc bạc trắng, dáng người mập mạp có thừa cưỡi xe tuần lộc trên trời, đến nhà có cây thông giáng sinh và leo qua ống khói để đem đến những món quà cho các em nhỏ đang ngủ và thường để quà trong những chiếc bít-tất. ông ban cho những cái chụp của ống khói kia chứa đầy quà cáp - ban đầu là trái cây, tượng trưng cho sự đổi mới (renouveau) của Thiên nhiên.
Ông Già Noël không có biên giới: Père Noël ở Pháp, Father Christmas Anh, Babbo Natale Ý, Weihnachtsmann Đức, Santa Claus Mỹ … Khi những người Hà Lan định cư bên Mỹ, tên Thánh Nicolas tiếng Hà Lan là Sinter Klass, trở thành Santa Claus. Theo truyền thuyết thì ông Già Noël có nguồn gốc từ vị Thánh nhân từc tên là Nicolas vớ râu dài, áo choàng đó ngồi trên lưng những con tuần lộc.
Tên của “Ông Già Noël” có thể do biệt danh của Thánh Nicolas như đã nói ở trên, ông là thánh bổn mạng cho trẻ con, luôn luôn làm lễ ngày 6 tháng 12 ở miền Ðông Âu Châu, như Ðức.. Thánh Nicolas mang đến bánh, kẹo. Ông Già Noël cho những quà chắc chắc hơn. Có lúc người ta thử bỏ truyền thống này, nhưng không thành công.

Thánh Nicolas trong đêm 5 rạng ngày 6 tháng 12:

Vào thế kỷ thứ IV, truyền thuyết cho rằng thánh Nicolas là linh mục rất nhân từ. Ông ban nhiều phép lạ. Có một bài hát kể lại chuyện thiện mà ông cứu ba đứa trẻ ban đêm đi lạc vào nhà một kẻ gian ác và bị tên này giết 3 em xong rồi chặt khúc ra đem ướp muối. Bảy năm sau Saint Nicolas đi ngang qua và cứu chúng sống lại. Bởi vậy Thánh Nicolas là vị thánh bảo hộ cho trẻ con, thương mến trẻ em. Theo thời gian, Ông Già Noël có hình dáng một ông già mập bụng tròn, tóc râu bạc trắng, cưỡi xe trượt tuyết do bầy hươu ( tuần lộc) bay trên không kéo.
- Chợ Giáng sinh:
Chợ Giáng sinh (tiếng Đức: Weihnachtsmarkt; tiếng Pháp: Marché de Noël) là một chợ đường phố kiểu truyền thống được tổ chức vào dịp Giáng sinh (thường bắt đầu khoảng 1 tháng trước Lễ Giáng sinh) có nguồn gốc tại vùng đất ngày nay là nước Đức và Đông Bắc nước Pháp. Bắt đầu xuất hiện từ cuối thời Thời kỳ Trung Cổ (khoảng thế kỷ 14), cho đến nay chợ Giáng sinh vẫn là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Đức, Áo và Đông Bắc Pháp trong dịp Giáng sinh cũng như được phổ biến đến nhiều quốc gia khác trên thế giới.
* Giáng Sinh ở các nước:

Giáng sinh tại Việt Nam :

Việt Nam, từ bao lâu nay dù không chính thức là quốc lễ, nhưng Giáng sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung cho mọi người, thường được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25 tháng 12. Trong những ngày này, cây thông Noël được trang trí ở nhiều nơi bằng cây thật (thường là thông ba lá hoặc thông mã vĩ) hay thông nhân tạo làm bằng nhựa, không phải cây thông như ở các nước phương tây thường là họ Bách tán. Trên cây, người ta thường treo các đồ trang trí nhiều loại nhưng thường có những cặp chuông, dây giả tuyết, những chiếc ủng, các gói quà tượng trưng và đèn trang trí giống như các nước Âu Tây...

Giáng sinh tại Nga:

Đối với những người theo Chính thống giáo Nga, nhiều nước Đông Âu và ở đất thánh Jerusalem, Giáng sinh rơi vào ngày 7/1 bởi họ dùng lịch cũ chứ không dùng lịch mới Gregorian có từ thế kỷ 16. Ông già Tuyết trong dịp lễ Giáng sinh theo Chính thống giáo Nga có vẻ ngoài tương tự như ở phương Tây, nhưng lại mặc áo màu xanh và dắt theo một công chúa tuyết. Công chúa là người trao quà cho trẻ em. Với nhiều người Nga, lý do chính để ăn mừng Giáng sinh không phải bản thân ngày lễ này, mà đây là dịp để nghỉ ngơi. Người lao động có tới 10 ngày nghỉ, và với rất nhiều trong số họ thì đây là 10 ngày uống say sưa.

Giáng sinh tại Hoà Lan:

Cũng như các quốc gia Tây Âu khác, lễ hội bắt đầu ở Hoà Lan vào ngày 25 tháng 12 - đêm thánh Nicolas. Món quà của thánh Nicolas tặng cho ba chị em nghèo khổ qua chiếc ống khói và phong tục treo tất ở ống khói có thể được bắt nguồn từ câu chuyện này. Mỗi năm thánh bổn mạng ở Amsterdam đi thuyền tới thành phố với người cộng sự của mình là Black Peter ăn mặc như một người Moor. Họ được đón chào nồng nhiệt. Mọi người trao đổi quà với nhau và họ náo nức chuẩn bị cho mùa Giáng sinh.

Giáng sinh tại Nhật Bản:

Nhật Bản không có lễ Giáng Sinh chính thức. Giáng Sinh ở Nhật không mang màu sắc tôn giáo. Từ đầu tháng 12 phố xá đã bắt đầu treo đèn trang trí. Các trung tâm lớn ở Tokyo như ga Tokyo , Ikebukuro, Shinjuku, Shibuya, Roppongi, Ginza v.v. đều treo đèn gọi là illumination rất đẹp. Đặc biệt nổi tiếng có lẽ là hành lang đèn có tên “Tokyo Millenario" do đạo diễn mỹ thuật người Ý tên là Valerio Festi thiết kế chạy dài 800 m tại Marunouchi gần ga Tokyo.
Gần đến ngày Giáng Sinh tại các quảng trường đều có đặt cây thông. Các siêu thị bán nhiều đồ của lễ Giáng Sinh như giầy ủng đỏ đựng đầy bánh kẹo bên trong, các vòng lá thông gắn băng lụa đỏ và chuông mạ vàng, có cả bánh ngọt mùa Giáng Sinh của châu Âu như panettone có xuất xứ từ Ý đại lợi. Một số nhân viên bán hàng hóa trang thành ông già Noel khi phục vụ khách hàng. Các cửa hàng bách hóa lớn (department stores) mở cửa đến 11 giờ đêm, làm việc cả 31 tháng 12 và 1 tháng 1. Trai gái thường lấy mùa Giáng Sinh để tỏ tình, tặng quà nhau mang ý nghĩa đặc biệt. Vào đêm Giáng Sinh các gia đình Nhật thường ăn bánh ngọt mùa Giáng Sinh do họ tự làm hoặc mua ở hiệu.

Roast turkey và bûche de Noël


Chung qui, lễ Giáng sinh trên thế giới này nay rất phổ thông, nó là một dịp cho các dịp sinh hoạt tôn giáo hay văn hóa cộng đồng nhộn nhịp vui chơi, những đôi tình nhân âu yếm trao tặng quà cho nhau, các trẻ em háo hức chờ sự xuất hiện của ông già Noël hay Santa Claus, gia đình bè bạn rủ nhau họp mặt hội hè, tiệc tùng, văn nghệ ca hát,... Dịp lễ cuối năm nồi liền với ngày nghỉ lễ vào năm mới, dịp lễ nghỉ ngơi thảnh thơi sau một năm dài làm việc, để mọi người hướng về đón mừng năm mới, với ước vọng muôn điều hanh thông, thịnh vượng, và khá hơn.

Nguồn Datanet