Sep 17, 2012

Vài hàng thô thiển bình thơ cuả Hồ xuân Hương


Vài hàng thô thiển bình thơ cuả Hồ xuân Hương, mong các bạn góp ý thêm

Thơ Hồ Xuân Hương rất hay, vì lời rất thanh và rất tượng hình, nhưng ý rất tục. Bà mô tả những cảnh vật rất tượng hình và những cảnh thực tế đời thường, mà ít ai dám đề cập đến, vì nó "tabu", rất là sex trong thơ văn cuả Hồ Xuân Hương.

Đó là một cuộc cách mạng lớn trong thi văn VN ở thế kỷ 18, khi mà thân phận người phụ nữ được quan niệm trong gia đình,  cũng như ngoài xã hội,  bị xem như rất là nhỏ bé và hèn kém so với nam giới, như một "công dân thứ hai trong xã hội"  thì Hồ xuân Hương với cái nhìn cuả bà,  đàn ông đã trở nên tầm thường và cũng rất trần tục như mọi người.

Bà làm thơ trêu chọc và châm biếm những người thường được mọi   người và xã hội trọng vọng như sư, vua, quan lại, thầy đồ dậy học v.v.. v.v...Nếu chúng ta hiểu VN dưới chế độ phong kiến và chịu ảnh hưởng triết lý cuả đạo Khổng đề cao tam tòng, và tam cương mà người phụ nử phải theo và luôn luôn thờ phượng, thì Hồ xuân Hương với thơ văn cuả bà , với đả phá tất cả những quy luật đã ràng buộc và trói chặt thân phận người phụ nữ là hèn mọn, và thấp kém hơn nam giới, vì nam giới cũng chỉ là những người rất tầm thường và thậm chí còn ở dưới  thân phận ngưòi phụ nữ.

Điều này được phảng phất trong tất cả các bài thơ của bà, nhưng rõ nét nhất là trong bài thơ Vịnh cái quạt, Đèo Ba Dội, Thiếu nữ ngủ ngày, Dệt vải, Kiếp tu hành v.v...

Ngoài ra, xin sưả lại cho đúng bài thơ Kiếp tu hành, câu thứ ba là:
Thuyền từ cương muốn về Tây Trúc( thay vì Thuyền cừ )
Trái gió cho nên phải lộn lèo (
thay vì lộn leo.)vì thơ văn của Hồ xuân Hương không những hay vì lời thanh ý tục, mà còn hay, vì thơ cuả bà có thể "nói lái", chẳng hạn trong bài thơ Tát nước

Đang cơn nắng cực chửa mưa t
è....

Lời cuối thay đoạn kết:
Thật là tuyệt , tuyệt vời  thơ văn cuả Hồ Xuân Hương đối với tôi, 

vì bà đã dám nói những gì người khác không dám nói, dù đó là sự thực, vì đó là một cuộc cách mạng về thơ văn, chuyên ca tụng những cái gì đẹp đẽ và trau chuốt, thì bà bằng những lời thơ giản dị và tượng hình, đã mô tả những cái gì thực tế trong đời thường,  rất trần truồng và tầm thường như bản chất của sự vật,  và là một cuộc cách mạng lớn đối với thân phận gười phụ nữ ở thế kỷ 18.

Thân mến
Hiền


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Hiền và các bạn thân mến

KĐ cũng đồng ý với Hiền nhưng việc bình thơ HXHương  là một đề tài rất rộng, riêng với KĐ thì bài bình thơ đã có dịp đọc qua của SAO THỤY rất đúng và thể hiện một cách tổng quát về những tác phẩm của nữ sĩ HXH chứ không riêng về khía cạnh tục thanh "
rất là sex trong thơ văn của Hồ Xuân Hương". 


 BÌNH THƠ
Hồ Xuân Hương – một tiếng nói cảm thông với người phụ nữ
Đã là người Việt Nam sẽ không còn ai xa lạ với Hồ Xuân Hương – người được Xuân Diệu mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”.
Tiếng thơ Xuân Hương là tiếng thơ của một người phụ nữ tài hoa, cá tính nhưng phải chịu sự gò bó của lễ giáo phong kiến khắt khe, kìm kẹp cuộc sống. Bao khao khát, bao nguồn sống mãnh liệt không được bộc lộ trong cuộc sống được bà gởi gắm cả vào trong thơ. Thơ Xuân Hương là những nỗi niềm không chỉ của riêng tác giả mà của tất cả những phụ nữ bất hạnh trong xã hội phong kiến thế kỉ XIV.
Có thể nói, thơ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ. Không phải là những “cung tần” như trong “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều hay những người chinh phụ trong “chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn mà là những người phụ nữ bình dân, lam lũ; những số phận bất hạnh. Ngoài văn học dân gian, Hồ Xuân Hương là nhà thơ đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc đã đem đến cho thơ văn tiếng nói của những người phụ nữ ấy. Đó không chỉ là những tiếng than:
“Năm thì mười họa chăng hay chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công”
(Lấy chồng chung)
mà còn là những tiếng thét căm hờn:
“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”
(Cảnh chồng chung)
Ai cũng biết, cuộc đời cũ, đau khổ chẳng phải là phần riêng dành cho ai, nhưng những người chịu đựng nhiều hơn cả vẫn là phụ nữ và nỗi đau của họ bao giờ cũng có khía cạnh chua xót, tái tê riêng. Hồ Xuân Hương là nhà thơ của phụ nữ, bà thấu hiểu tất cả những nỗi đau đó bằng kinh nghiệm của cuộc đời chung và cuộc đời riêng chẳng ra gì của mình; và bằng tiếng thơ, muốn nói lên những tiếng nói chia sẻ với họ. Vì vậy, thơ Xuân Hương luôn là tiếng kêu xé lòng của những người con gái nhẹ dạ:
“Cả nể cho nên hoá dở dang
Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng”
(Dở dang)
Của những thân phận lỡ dở:
“Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ
Sau giận vì duyên để mõm mòm”
(Tự tình 1)
Và của những số kiếp nổi nênh:
“Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh”
(Chiếc bách)
Đặc điểm của thơ Xuân Hương là không bao giờ dửng dưng, lạnh nhạt. Nhà thơ luôn có một trái tim cháy bỏng yêu thương. Trái tim ấy cùng chung nhịp đập với những thân phận phụ nữ bất hạnh, thay họ nói lên những tiếng nói phản kháng, thách thức, tuyên chiến với lễ giáo phong kiến:
“Không có, nhưng mà có, mới ngoan”
(Dở dang)
Trong xã hội cũ, có ai dám như Xuân Hương đứng ra bênh vực cho những người con gái dở dang ấy, có ai dám ngang nhiên thừa nhận những quy tắc đi ngược lại khuôn mẫu của lễ giáo phong kiến như bà. Những điều đó chỉ có ở bản lĩnh, một trái tim tha thiết, nồng ấm sự cảm thông của một tâm hồn nghệ sĩ.
Từ những tiếng nói cảm thông ấy, Xuân Hương còn lên tiếng đề cao ca ngợi họ, tìm thấy vẻ đẹp thực sự chân chính ở họ. Trong một loạt hình tượng nói về số phận bấp bênh, hẩm hiu của người phụ nữ như “chiếc bánh trôi” “bảy nổi ba chìm”; hay quả mít “vỏ nó xù xì”; con ốc nhồi “đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi”... nhà thơ luôn chú trọng nêu bật cái đẹp bên trong, cái đẹp tâm hồn của họ. Quả mít tuy “vỏ nó xù xì” nhưng “múi nó dày”, còn chiếc bánh trôi:
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.
(Bánh trôi nước)
Nhà thơ ca ngợi tuổi trẻ trắng trong, ngồn ngộn sức sống của những cô gái đang xoan trong “đề tranh tố nữ”:
“Chị cũng xinh mà em cũng xinh
Đôi lứa như in tờ giấy trắng
Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh”
(Đề tranh tố nữ)
 
Trong lịch sử văn học dân tộc, có lẽ Xuân Hương là người đầu tiên dám cất lên tiếng nói khẳng định tài năng trí tuệ của người phụ nữ, nói lên ước vọng được khẳng định mình:
“Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”
(Đề đền Sầm Nghi Đống)
Cái ước vọng ấy là của một người luôn ý thức được giá trị của mình, luôn có những cái vỗ ngực tự xưng đầy thách thức:
“Quả cau nho nho miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi”
(Mời trầu)
“Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già tom”
(Tự tình 1)
Có thể nói, tuy chưa phản ánh được những mâu thuẫn lớn của thời đại, chưa có tầm nhìn xa để thấy hết những đau khổ và khát vọng của con người, song Hồ Xuân Hương cũng đã đóng góp cho nền thơ ca dân tộc một tiếng thơ hết sức độc đáo. Thơ bà là thứ thơ giải phóng cá tính, dám khẳng định cá tính và bản lĩnh riêng. Bà là nhà thơ đầu tiên dám đưa cá tính vào trong thơ. Chính cá tính ấy đã giúp cho tiếng thơ của bà khi nói về người phụ nữ có một sắc thái riêng, hoàn toàn khác với những nhà thơ viết về phụ nữ trước đó và cả sau này. Nếu như Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm nói về người phụ nữ bằng sự xót thương, với những giọt nước mắt cảm thông, và người phụ nữ trong thơ họ hiện lên hết sức đáng thương thì hình tượng người phụ nữ trong thơ Xuân Hương lại khác hẳn: luôn ngẩng cao ở tư thế hiên ngang, đầy bản lĩnh và bà không chìm vào khóc thương cho số phận của họ. Bởi Xuân Hương hiểu rằng, cuộc đời cũ nước mắt đã đọng thành sông thành bể, khóc thêm vài giọt nữa phỏng có ích gì. Xuân Hương không muốn khóc. Bà muốn nói lên tiếng nói đầy mạnh mẽ để người phụ nữ có thêm nghị lực để sống và để chống chọi với cuộc sống.
Chính điều đó đã làm nên một Hồ Xuân Hương độc đáo trong lịch sử thơ ca Việt Nam.
Ngày nay, cuộc sống đã đổi thay nhiều, xã hội đã công bằng hơn với người phụ nữ. Nhưng có những nỗi đau khổ đã trở thành hằng số muôn đời của người phụ nữ và đâu đó xung quanh ta vẫn còn nhiều mảnh đời chị em bất hạnh. Vì vậy, mà thơ Xuân Hương vẫn còn vẹn nguyên giá trị và sức sống. Đọc thơ Xuân Hương, không chỉ là để đồng cảm, để sẻ chia mà còn là chiêm nghiệm, suy ngẫm.


Sao Thụy 
Thân chào

2 comments:

  1. BM cung dong y nhu tat ca nhung doc gia. HXH tuyet voi trong Tho , yeu chuong nghe thuat tai cua Ba da dung ngon ngu VN rat kheo, .

    Bai binh luan cua Hien, KimDoan ,
    SaoThuy hay bat ky ai .... tat tat deu men & phuc tai
    dien^ ta* xuat sac cua Ba .

    BM rat thich nhung dien dan nhu the nay .., help my brain :) !!

    Hien Co' doc bai Nguyen Nhuoc Phap ' ?
    Nguoi viet dung chu viet rat^ Bac Ky cu~ . hay lam.
    Tinh cam trong bai rat de^ thuong .

    Bravo DSTV soan ra loat bai rat hay ve tho van
    & kem am nhac

    Bis Bis

    than men

    BM

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cám ơn BMai, BM luôn có những lời khích lệ để DSTV ngày càng có những để tài đáp ứng theo nhu cầu của đọc giả và làm cho DSTV phong phú hơn .

      Đó cũng là nhờ sự đóng góp của các mợ với ban biên tập của DS.

      Một lô thân

      Delete