Jul 13, 2012

CÁI TÊN


CÁI TÊN;
 Bích Quy




 Vợ chồng sắp sinh con đầu lòng, điều mà họ hăm
 hở nghĩ đến khi con sắp ra đời là đặt tên. Ông bà nội ngoại
 cũng thích tham gia đặt tên cho " con đầu cháu sớm" khiến cha
 mẹ bé chẳng biết chọn bên nào. Lấy tên của bên nội đặt thì
 lại sợ bên ngoại giận và ngược lại. Thôi thì để mình tự
chọn tên cho bé cưng của mình rồi "tham khảo" thêm ý kiến
 của nội ngoại vậy.
;
Thời buổi khoa học tiến bộ nên có thể siêu âm mà biết;
trước sẽ sinh con trai hay gái nên việc mua sắm quần áo hay
;đặt tên cho con chỉ gói gọn một bề. Nếu là con gái thì các
 loài hoa được đem ra chọn lọc. Nào là Hồng Nhung, Ngọc Lan,
 Hoàng Điệp, Bạch Mai, Thu Cúc, Anh Đào..hay các loài chim cũng
 được đặt tên như Hoàng Oanh, Ngọc Yến, Sơn Ca ....Các loại
 đá quý cũng được tham khảo : Ngọc Bích, Kim Cương, Cầm Thạch,
 Kim Sa......Các tài tử , giai nhân trên màn ảnh cũng được
 nghĩ đến với mong ước con mình sẽ đẹp đẽ và nổi tiếng như
 vậy : Kiều Chinh, Thúy Hằng, Thanh Lan, ...Nếu là con trai thì
 các vị vua chúa , anh hùng được mang ra để chọn lọc như :
 Quang Trung, Lê Lợi, Quốc Tuấn....Hoặc những tên có tính cách
 mạnh mẽ con trai như Quốc Cường, Anh Dũng, Minh Hùng.....Cũng
 có khi lấy họ của cha và mẹ ghép vào đặt tên cho "gắn bó"
 như : Trần Lê Minh Dũng , Phan Hoàng Thu Trâm....Có bạn còn
 được đặt tên ngay địa danh mình sinh ra hoặc là nơi kỷ niệm
 cha mẹ gặp nhau như : Nguyễn thị Hải Dương, Phan thị Nha
 Trang, Trần Lê Cần Thơ ..... Còn nhớ trong lớp tám , có
 một cô bé người Bắc có tên Nguyễn thị Hà Nội, khiến chúng
 bạn cứ " Bà Nội" mà kêu làm cô bé cũng mắc cở vì bỗng
 dưng thấy mình già quá xá. Thế nhưng cô bé cũng thuộc loại
 đáo để mà đốp chát ngay :" Kêu bà nội làm gì vậy cháu?"
 khiến cho em kia ngọng luôn. Trong lớp lại hay đặt biệt hiệu
 cho nhau căn cứ vào...hình thể như Tâm béo, Ân lùn, Thanh
 già....hay căn cứ vào...tính nết như : Hùng quạu , Dũng
 tếu....hoặc đặt theo Họ : Trần trung Tư biến thành Trần trùng
 Trục , Bùi như Lan thành Bùi như Lạc....Những người nhiều
 chữ thì thích những tên đầy ý nghĩa như : Khuê Tú, Minh
 Tâm...Đôi khi cũng chẳng cần có ý nghĩa gì , miễn sao gọi
 cho dễ nhớ là được : Bé Bơ, Cu Cồ, Út Tiêu
 Khi chọn được tên rồi, thì lại phải xem
 có trùng với các cụ bên nội hay bên ngoại không để còn tìm
 tên khác mà làm.giấy khai sinh cho bé. Nhưng khi bé còn nhỏ
 quá thì lại có những cái tên gọi ở nhà rất dễ thương, ngộ
 nghĩnh như : Bi, Bo, Tin, Mimi, Ty, Tèo, Si, Siu, Mimi , Bống,
 Bim ...Khổ nỗi khi bé ba tuổi cho đi mẫu giáo , cô kêu :"bé
 Lan vỗ tay đi chứ" mà bé cứ tưởng như cô gọi ai, không phải
 tên mình vì ở nhà mẹ hay gọi tên bé là Bống. Mẹ phải thầm
 thì với cô cứ gọi tên Bống cho bé quen mà chịu đi học. Chẳng
 là bé chỉ thích ở nhà và hay nhè mỗi sáng phải dậy
 sớm đi học. Cho đến khi vào lớp một, bé vẫn được gọi tên ở
 nhà. Rồi đến khi mẹ đón bé ở cổng trường , thấy con ra cùng
 với bạn liền gọi : " Bống ơi, mẹ đứng đây nè.." Rõ ràng
 là con bé nhìn thấy mẹ mà sao nó lại lơ đi như không nghe
 thấy. Mẹ chợt hiểu ra và cất tiếng : "Lan ơi, mẹ đây mà.."
 Chỉ đợi có thế, con bé chạy ngay lại mẹ phụng phịu : "Lần
sau mẹ đừng gọi Bống ở trường nhé, con là Lan mà" . À ra
 thế. Con đã "lớn" rồi . Biết vậy nhưng mẹ cứ quen miệng
 và cứ thấy cái tên ấy nhỏ bé, dễ thương, gần gũi với
 mình biết bao. Chỉ đến khi con lấy chồng rồi mẹ mới hết gọi
 cái tên ấy. Chẳng là có lần bạn trai đến chơi, mẹ quay vào
 nhà liền gọi: "Bống ơi, con ra có bạn đến chơi này"...Bạn con
 đã nhắc mẹ :" Thưa bác, cháu hỏi bạn Lan cơ..." Sau lần
 ấy mẹ mới dứt được gọi con là Bống. Con đã lớn thật rồi,
 sắp xa mẹ thật rồi. Một chút luyến tiếc, một chút bâng
 khuâng nhưng rồi mẹ cũng phải thay đổi thói quen thôi.


 Có nhà sinh toàn con gái bèn đặt chung nhau một tên và
 chỉ khác nhau chữ lót. . Thí dụ : Ánh Vân, Kim Vân, Tuyết Vân
  Hồng Vân , Thu Vân,,...Trong nhà thì cứ chữ lót mà gọi để
 dễ phân biệt nhưng đến khi lớn đi học, đi làm mới thấy bao
 điều phiền toái. Bạn đến nhà chơi gọi "Vân ơi" ,lập tức cả
 năm cái đầu cùng ló ra xem thử bạn của đứa nào. Chưa kể mỗi
 lần có điện thoại thì người nghe cứ phải hỏi gọi cho Vân
 nào? Khiến cho người gọi có khi quên chữ lót đâm ra bối
 rối...


 Trong lớp học có đến hai cặp tên giống nhau : Nguyễn thị
 Tuyết Mai, Nguyễn thị Thanh khiến cho ̣đầu năm cô giáo gọi trả
 bài thì cả hai Mai cùng vác tập đi lên bảng khiến cho cô
 giáo phải thêm chữ A hay B vào sau để dễ phân biệt. Thành ra; sau này khi gặp lại nhau cứ vẫn là Mai A, Mai B hay Thanh A ,
 Thanh B mà gọi.
 Ngày xưa các cụ đặt tên cho con thì hễ con trai là phải
 lót chữ Văn, con gái nhất định phải có chữ Thị. Ḷại còn
 phải chọn cái tên thật xấu xí cho "ma" khỏi bắt hoặc khó
 nuôi, kiểu như Trần văn Phèo hay Nguyễn thị Nở v...v..Thời
 tiểu học nhớ có bạn tên Nguyễn thị Hận, bạn ấy luôn mặc
 cảm vì cái tên của mình, đâm ra rụt rè, tự ti . Chẳng là ba
 bạn đã bỏ má bạn khi biết bà mang thai nên bà đã đặt tên cho
 con như thế để nhớ mãi mối hận lòng.


 Lại còn có người ghét người hàng xóm thì lấy ngay tên
 ấy đặt cho con để lâu lâu "réo" tên con ra chửi mà hàng xóm
 chẳng làm gì được , chỉ tội cho đứa bé phải bị mắng oan,
 Trái hẳn với người ngoại quốc, khi yêu mến ai người ta mới
 lấy tên ấy mà đặt cho con .


 Có cặp vợ chồng sanh đến 6 con rồi , bèn đặt đứa sanh
 chót là Út. Ý như là để chấm dứt . Ấy vậy lại "lỡ" nên
 có Út Thêm. Rồi vì "quên" nên lại có Út Thôi . Sau cùng là
"tới luôn" thế là có Út Nữa....


 Vừa rồi người ta khám phá ra có một cái làng người dân
 tộc do thích xem phim Hàn quốc mà lấy toàn tên tài tử Hàn
 quốc đặt cho con , nào là Kim Shou Jong hay Dong Hae , Min Shou,
 Chan Si.....Khiến cho chính quyền phải lên tiếng nhắc nhở dù
 biết đặt tên là toàn quyền của các bậc cha mẹ.
 Thông thường tên thường có ba chữ: Đầu tiên là Họ đến
 chữ Lót rồi mới đến Tên, thí dụ : Nguyễn thị Hoa, Lê văn
; Tốt....Nhớ hồi đi học, có cô bạn người Huế có cái tên thật
 là dài : Công Tằng Tôn Nữ Thị Huyền Trang. Khiến cho mỗi lần
 ghi tên vào miếng giấy có trang trí mà người ta bán sẵn để
 dán ở đầu bìa mỗi quyển tập là bạn ấy phải ghi thành hai
 dòng mà ở đó người ta chỉ chừa đúng một dòng mỗi hàng
 ghi tên Trường, Lớp, Tên, Niên khóa.....Dĩ nhiên, tên bạn ấy sẽ
 nhảy xuống hàng Niên khóa thì mới ghi đủ.


 Các cụ cũng hay lấy năm sinh con mà đặt tên cho dễ nhớ
 : Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, Tý, Ngọ , Mẹo, Dậu....Kẻo đông
 con quá, đến lúc đi làm giấy khai sinh lại chẳng nhớ được
 con sinh năm nào.
 Các cháu được sinh ra hoặc sống ở nước ngoài còn phải có
 thêm tên Tây để cho dễ gọi hoặc sẽ ghép vào, nửa Tây nửa Ta
 như Johny Nguyễn, Robert Hải hay Julie Xuân, Mary Vân....Ở nước
 ngoài khi lấy chồng thì phụ nữ còn phải bỏ cái họ của
 mình mà lấy họ của chồng. Cả nhà tôi rất ngạc nhiên khi
 nhận được cái thư của cô em : Tên thì đúng nhưng cái họ thì
 thay đổi theo họ chồng. Ở VN thì đỡ hơn tên ai nấy giữ, chỉ
 có điều người ta hay gọi tên người vợ theo tên của chồng. Thí
 dụ bà A lấy ông Bê thì sẽ được gọi là bà Bê. Chỉ để gọi
 thôi nhé, còn giấy tờ thì không được thay đổi .


 Có người còn "ăn theo" tên của những người nổi tiếng như
 Lam Trường, Đan Trường thì cũng có Xuân Trường, Minh Trường...
 hoặc những nhãn hàng đã có uy tín để lập lờ khiến cho
 khách hàng chẳng biết đâu là chính gốc , vì thế mới có
 cửa hàng bán thịt chó Ông Già, bên cạnh cũng bán thịt chó
 nhưng lại là Ông già Chính gốc, Ông già Chính hiệu, hoặc phở
Hà nội chính gốc, phở Hà Nội duy nhất., Cà phê Trung Nguyên,
 Nam nguyên v....v......Khiến cho khách hàng chẳng biết đâu mà
 lần.


 Ngày nay các bậc cha mẹ đều có ý thức khi đặt tên cho
 con, những cái tên thật đẹp , thật mỹ miều những mong lớn lên
 bé sẽ được hưởng những điều tốt đẹp từ cái tên ấy. Họ
 chọn những tính tốt mà đặt cho con như : Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí
  Tín...hay Công, Dung, Ngôn, Hạnh....Cái tên cũng nói lên tính
 cách vì thế cha mẹ cũng không nên tùy tiện khi đặt tên cho con
 . Cha mẹ thường hay mơ ước, đặt kỳ vọng vào con mà đặt cho
 con những cái tên thật kêu như Tuấn Kiệt, Khôi Ngô, Hùng
 Dũng..nhưng đôi khi mong ước của cha mẹ lại mang một kết quả
 ngược lại. Chẳng hạn tên là Bạch Tuyết mà khi lớn lên em
 lại đen thui hay tên Đoan Trang, Hiền Thục mà lại dữ như Bà
 Chằn hoặc đặt tên Lê văn Giỏi nhưng lớn lên lại chẳng học
 được , chỉ giỏi ăn chơi... Cũng có khi cái tên lại đúng với
 người. Còn nhớ cô bạn thuở nhỏ có tên Mỹ Hạnh. Bạn ấy lúc
 nào cũng xinh đẹp mà lại hiền hậu nữa. Còn bạn Lệ Thủy
 thì hay khóc nhè, chuyện gì cũng "mít ướt" được. Thật là
chẳng biết đâu mà nói trước .
 Lại có nhà khi ông nội mất đi, lúc làm giấy khai tử thì
; bà nội già quá đã ch̉ẳng nhớ được tên bố mẹ chồng là gì.
 Hỏi đến con cháu thì cũng chẳng đứa nào biết tên các cụ .
 Trách ai bây giờ khi các bậc bề trên chỉ dám gọi nhau là cụ
 Tham, cụ Thượng theo chức vụ hoặc bác Ba, bác Năm, mà không
 kêu tên vì sợ phạm húy....Cũng chẳng ai nhắc nhở cho con cháu
 mình tên của bố mẹ mình bảo sao chúng không biết hoặc không
 nhớ.
 Tôi rất yêu cái tên cha mẹ đặt cho mình đã ghi trong
 giấy khai sinh cẩn thận. Hẳn là các cụ cũng "rối bời" khi
 chọn tên cho con gái đầu lòng. Rồi một hôm "ý tứ" dạt dào
 bỗng nẩy ra, bèn làm thơ thẩn, viết văn vớ vẩn . Đang yên tâm
 vì cái tên mình chẳng trùng với ai, bỗng một ngày đẹp trời
 lạc vào Kho tàng sách Viet Book, phát hiện ra một nhà văn
 có tên y chang như mình chẳng xót một chữ, chẳng sai một dấu
 . Mà nhà văn này lại có tác phẩm lớn là nhiều truyện dài
 tình cảm như Ảo Mộng Tình Yêu , Biển hẹn dấu yêu , Như cơn
 gíó vô tình rồi thì Giấc mộng Hoa vàng hay Nụ Hôn Nồng
 Cháy v...v... nên tôi cũng "hãi" quá mà lật đật đổi ngay sang
 một cái tên khác, kẻo lại bị mang tiếng "núp bóng người
 tài" . Cái tên này tôi cũng lấy từ cái tên mà hồi nhỏ được
 gọi, do một bà bạn thân mẹ tôi cứ mỗi lần đến chơi là thấy
 con bé cầm mẩu bánh bích quy "măm măm" , nên bác gọi tên luôn
 là "Bích quy", nghe cũng dòn dòn, ngọt ngọt như...bánh vậy.


 Thật ra Tên chỉ là Tên, chỉ để phân biệt giữa người này
 với người kia thôi, con người mang cái tên ấy sống ra sao mới
 là đáng kể . Chúng ta đã chẳng nhớ mãi Lê Lợi, Trần Hưng
 Đạo, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Du , Trịnh Công Sơn,
> Nguyễn hiến Lê....đó sao. Những cái tên chỉ cần nhắc đến
 thì đã không lẫn vào đâu được.




Anh Thu

1 comment:

  1. Mời các bạn ghé thăm ĐSTV có bài mới của Bích Quy bàn về sự phân vân khi chọn tên cho con sắp chào đời . Hơn thế nữa cái tên còn nói lên những tính cách , những hoàì vọng , những mo ước , những kỷ niệm ...hoặc đôi khi chỉ là tùy tiện , ngẫu nhiên .... Cái tên theo suốt cuộc đời nhưng cũng chẳng ý nghĩa gì có khi còn bị quên lãng , bị trêu chọc , bị sửa đổi hoặc châm biếm . Cái tên chỉ là cái tên để gọi mà thôi ;nhưng cái tên sẽ không lẫn vào đâu , sẽ làm nên chuyện lớn , sẽ đặc biệt phong phú , sẽ vĩnh cửu khi đó là tên gọi của những vĩ nhân , những tác gỉa lớn , những nhạc sĩ bất hủ , cái tên giờ đây sẽ không lẫn vào đâu được nó dồng nghĩa với một thế hệ, một dân tộc hay lớn hơn nữa là cả nhân loại . Đó lại là chuyện khác phải không? , không chỉ đơn thuần là một cái tên để gọi mà thôi .

    ReplyDelete