Sep 5, 2013

NHẬT KÝ KHÁNH THÀNH CẦU và GIẾNG CÀ MAU





Nhật ký
 
KHÁNH THÀNH CU & GING CÀ MAU

1/ Ngày 31 tháng 8,


Tại phòng khách nhà thờ Cái Rắn, chúng tôi chuẩn bị quà đem theo phát cho người dân khi khánh thành 9 cái giếng nước. Quà vẫn như mọi khi là một thùng mì gói và một cái mùng lớn. Ngoài anh tài công, nhóm chúng tôi gồm cha Hoàng Hôn, sơ Ba của nhà thờ, anh Đương - chuyên viên đào giếng, Hoa và Oanh. Ngoài 2 cái giếng dành tặng nhà Kim Đoan số 258, 259 và 2 cái giếng tặng nhà Phương Hà số 253, 260 trong đó có một cái giếng nước đặc biệt dành tưởng nhớ cố nhân của một vịt trong nhóm chúng mình, tên là Vương Kim Thanh. Bạn nào đoán được trúng phóc love story thì nhớ gửi e-mail về Minh Tâm nghe, hỏng biết có khi có quà tặng thì sao, vì M Tâm biết love story của vịt này. 



Giếng Cụ Trương Công Châu do các bạn TV63-70 tặng

Giếng Cụ Phạm thị Sen  do các bạn TV63-70 tặng
 


Chúng tôi đến giếng nước đầu tiên số 262, chủ nhà còn trẻ lắm, có 2 con trai, người chồng bị tai nạn giao thông thủy từ trần đến nay gần giáp năm. Đứa lớn năm nay lên lớp 6, đứa nhỏ lớp 2. Bà mẹ cùng con trai lớn kiếm tiền ở vuông tôm gần đó chừng 700.000 ngàn đồng một tháng, chỉ đủ đắp đổi qua ngày. Đầu năm học, đứa lớn sẽ ở nhà phụ mẹ không đi học, và vì chị cũng không thể có tiền đóng học phí cho con mình, 800.000 đ / ( cỡ 40 usd/ 1 năm học.) Ngay khi biết hoàn cảnh cực khổ của mấy mẹ con và lý do hai anh em phải nghỉ học, chúng tôi đã quyết định trợ cấp học bổng và xe đạp (em lớn sắp lên học cấp 2 , trường ở rất xa , không đi bộ nổi ), đồng thời  nhờ các sơ chăm sóc cho gia đình mấy mẹ con để hai anh em mới mồ côi cha, có người mẹ trẻ làm việc ở xưởng tôm có thể tiếp tục đi học . Tôi ân cần an ủi cô ấy rằng sau lưng nhà thờ có nhiều nhà tài trợ, không bỏ rơi con cô ấy đâu. Cô ấy phải hứa với chúng tôi là sẽ để con mình tiếp tục đi học.

Mang ơn suốt đời

Khi chúng tôi đi tới giếng số 261, chủ nhà là một thiếu phụ trẻ, 29 tuổi nói một câu thật ấn tượng đối với tôi: “Cháu mang ơn suốt đời các cô chú đã giúp nhà cháu có cái giếng nước như vậy”. Mang ơn suốt đời, người thiếu phụ trẻ cứ chảy nước mắt khóc hoài và nhắc lại như vậy khi tủi thân nói đến số phận nghèo của mình, không hiểu vì sao số của mình khổ quá. Một cái giếng nước giá chừng gần 200 usd, cùng số tiền đó, có những người quen của tôi họ vung tay cá độ đá banh mỗi khi mùa World Cup đến  hoặc một chầu nhậu thì cũng gấp bao lần số tiền này. Tôi mủi lòng chảy nước mắt theo mỗi lần cô gái trẻ khóc. Mình giúp người ta một số tiền nhỏ thôi mà người ta mang ơn suốt đời, sao mà tình nghĩa đến vậy trong khi có những con người bội bạc, mình giúp mà còn bị họ phản bội nữa.

Các bạn ơi đừng nhìn thấy thì thôi, chứ đã thấy người dân mình cơ cực như vậy chúng ta ai cũng sẽ khóc theo người khóc đó bạn.      

Trong buổi sáng chúng tôi đi thăm 7 cái giếng, buổi chiều chúng tôi đi thăm 2 giếng.


2/ Ngày 1 tháng 9, 

sau khi dự thánh lễ ngày Chúa Nhật, người lớn được mời ra ngoài hết, chỉ còn lại đám trẻ ngồi lại trong nhà thờ. Hoa và tôi chia ra đứng 2 cánh cửa bên của nhà thờ. Các thùng bánh Trung Thu được phân phát cứ mỗi đứa một cái, nhận bánh xong thì ra khỏi nhà thờ luôn.

Sau đó chúng tôi kéo qua phòng khách của nhà thờ, tại đây một số em nhận cặp, tập, bút.

Bên V.N. mọi người đang tẩy chay bánh Trung Thu, nhưng bánh TT đây là bánh đặt ở hiệu Thiên Hương như năm ngoái, của gia đình anh chị kết nghĩa của Tâm, Oanh Chu và Dung Kều. Họ làm cẩn thận và sạch sẽ lắm vì tôi đã vào tận xưởng của họ làm.  M Tâm đặt bánh thập cẩm và bánh đậu xanh có trứng cho các em mừng. Quà bánh, mùng, mì, cặp táp đều được chọn mua kỹ lưỡng, toàn thứ tốt chứ không mua thứ xấu, nhóm TV6370 của tụi mình có trách nhiệm lắm, không làm cho lấy có. 


Những em nhận học bổng thì ký tên vào sổ lãnh tiền, số tiền học bổng được phát dần từ tháng, không phát hết một lần.  Học bổng được phát từ từ vì lý do nếu mình phát hết một lượt, các em sẽ nhận tiền rồi nghỉ học, không đến trường nữa. Chúng tôi nhờ cha và các soeurs theo chăm sóc các em. Các em có bổn phận phải chịu khó học, thành tích biểu (từ ngữ bây giờ là Sổ liên lạc hoặc Học bạ) phải có sự tiến bộ. Nếu em nào nghỉ học, học bổng ấy sẽ bị cắt để được dành cho em khác . 


Sau đó là phát xe đạp, tất cả 10 xe  đều một màu trắng (bên Rau Dừa là 20 xe). Các em được trợ cấp xe đạp là những em nhà nghèo, ở xa trường, mỗi ngày phải đi bộ trên dưới 10 cây số hay xa hơn để đến trường . Lần về cũng thế, mà đường làng phần lớn là đường đất, vaò mùa mưa bão, các em phải lội xình lầy, rất vất vả khi đi học.  Thường các em hay cho nhau "quá giang",  vì thế 30 em nhận được xe có nghĩa la` 60 em sẽ được đỡ cực khổ trong việc đi về.

Nhìn khuôn mặt rạng rỡ vui tươi của mấy đứa nhỏ, tôi cũng cảm thấy mình “trẻ lại” và vui như bọn chúng. Tụi nhỏ cưỡi xe chạy vòng vòng quanh nhà thờ, có đứa trông có vẻ nhỏ thó hơn chiếc xe, vậy mà nó nhảy lên xe và đạp cũng thiện nghệ lắm.


Trưa 11 giờ, chúng tôi qua Rau Dừa (cách nhà thờ Cái Rắn cỡ 20 km) để phát quà tiếp. Nơi đây có trường mẫu giáo, hiện các soeur đang chăm sóc cho hơn 100 em, 20 chục chiếc xe bên Rau Dừa xếp thành hàng ngay ngắn. Chúng tôi phát cặp, tập, bút, xe đạp cho mấy đứa, sau đó là ăn cơm trưa với các soeur. Trong đám con nít này tôi thấy có đứa học lớp 1 mà sao nó nhỏ quá, nhìn cái cặp muốn đè nó luôn.

Buổi chiều sau thánh lễ ở nhà thờ Cái Rắn là phát bánh Trung Thu cho đám thiếu nhi bên Rau Dừa qua dự lễ. Từ nay mấy đứa nhỏ bên Rau Dừa đã có xe đạp vừa đi học, vừa đi lễ (có khi còn lấy xe đi chơi nữa không biết chừng).  


3/ Ngày 2 tháng 9,

buổi sáng ban Bác ái xã hội của nhà thờ phụ chúng tôi tải quà xuống ghe để đi khánh thành cầu Diệu Trang, ấp Cái Ngang, xã Định Bình. Đây là phần quan trọng nhất của chuyến đi. Tôi và Hoa ngồi trên ghe với một đống quà: mì gói, mùng, cặp, tập, bút, tôi bỗng nhớ đến bài hát “Tôi đưa em sang sông” bằng xe hoa hay con thuyền….Ở vùng sông nước như vầy, cứ bước ra là di chuyển bằng ghe, thay vì xe hoa thì vùng Cà Mau sẽ gọi là “ghe hoa”. Nghe cũng hơi lạ lạ.

Đến địa điểm khánh thành cầu Diệu Trang, sau khi đọc diễn văn, cắt băng khánh thành xong, chúng tôi phát quà cho thiếu nhi nơi đó. Đến màn phát kẹo chúp chúp (kẹo mút) thật là vui nhộn. Mấy “a dành” - anh già đứng gần đó cũng nèo nẹo xin kẹo về để “cua mấy bà góa”, hoặc “để cảm thấy trẻ lại”…. 


Cái “phà” của vùng sông nước xa xôi

Các bạn có xem hình để ý thấy cây cầu màu trắng, khoảng giữa là màu đen ( không phải cầu Diệu Trang à ) thì khoảng màu đen đó là để khi chiếc xáng chạy qua nó sẽ dỡ đoạn màu đen này lên, mới đi qua được. Còn đống đất to chần dần nằm trên đường là đất, cát do chiếc xáng móc lên ở đáy sông. Sau này ông nhà nước sẽ dùng đống đất đó làm đường lộ dọc theo bờ sông. Tôi hỏi người dân ở đó, trước khi có cầu Diệu Trang thì người dân đi bằng gì để qua bên kia sông? Họ nói đi bằng “phà”. Tôi hụt hẫng với từ này vì cứ tưởng “phà” lớn lắm , xe cộ có thể đậu trên đó. “Phà” chỉ là mấy miếng móp ( styrofoam) ghép lại cho thật chắc, rồi lấy lưới bao bên ngoài. Hai bên bờ sông, họ cột sợi dây căng qua theo một cái ròng rọc. Đứng trên “phà” đó, họ sẽ kéo sợi dây để di chuyển qua bờ bên kia (các bạn xem hình thì dễ hiểu hơn). Nói thì nghe dễ, nhưng lúc bước xuống “phà” nó nhẹ nên chòng chành dễ té sông lắm. Tôi nhớ một tờ báo ngoại quốc đã xếp loại những cây cầu nguy hiểm nhất thế giới, trong đó có cầu khỉ và cái “phà” của Việt Nam. 
 


Mỗi chuyến đi, tôi biết thêm một số điều mới lạ, tôi nghe và thấy được nỗi lòng của người nghèo tận nơi xa xôi. Tôi chỉ ước gì những người bạn quen giàu có của tôi, họ mở cửa trái tim của họ rộng hơn để biết mủi lòng, thương xót những con người kém may mắn hơn mình. Họ biết dùng đồng tiền dư dả để cứu khổ, ban vui hơn là bài bạc, rượu chè. Mỗi lần đi công tác ở nơi xa là thêm một niềm thương cảm đọng lại trong tim tôi./.

  

Sàigòn, ngày 4 tháng 9 năm 2013

Ngô Oanh

310813 khanh thanh cau gieng CaMau
Aug 31, 2013
by ngo oanh
310813 khanh thanh cau gieng CaMau


7 comments:

  1. Cám ơn Ngô Oanh đã cung cấp bài viết và những hình ảnh thật sống động và cảm động về những cảnh đời cơ cực nơi quê nhà. ... những cái phà tự làm để qua sông, mới thấy dân mình sao chịu thương, chịu khó và nhất là chịu đựng... giỏi đến như thế, để mà thương cảm cho họ và cám ơn tất cả các bạn đã giàu lòng nhân ái biết bao, đã góp phần chia sẻ phần nào những mảnh đời bất hạnh của họ, để thấy rằng sự gíúp đỡ của mình, dù là với cả hết sức mình vẫn thấy là vô cùng nhỏ bé, so với sự khốn cùng của họ.
    Cám ơn Minh Tâm với tất cả thiện tâm luôn làm những điều tốt cho người khác, và là 1 tấm gương sáng cho các bạn của mình, nhất là với tôi, phải suy nghĩ và trăn trở rất nhiều ...

    ReplyDelete
  2. Đọc Nhật ký này thấy có chút vui vui dí dỏm nhưng cũng thấy bùi ngùi mủi lòng thương cảm cho cuộc sống cơ cực của người dân nghèo VN mình.

    PH có fw hình ảnh giếng nước về cho anh chị em của anh xã Hà xem, gia đình rất cảm động và xin gửi lời cảm ơn đến các bạn TV nhóm mình.

    ReplyDelete
  3. Cám ơn Minh Tâm cùng các bạn đóng góp từ thiện. Cám ơn Kim Hoa và Thành Oanh rất nhiều!!! Các bạn đã đem lại niềm vui cho những cuộc đời khốn khó!!! Cầu mong các bạn được Ơn Trến phò hộ!!! Bái viết và hình ảnh của Oanh rất hay và đẹp!!!

    ReplyDelete
  4. Cám ơn Minh Tâm và các bạn đóng góp từ thiện. Cám ơn Kim Hoa và Thành oanh! Các bạn đã đem lại niềm vui cho những mảnh đời ba62t hạnh! Cầu mong O&n Tr6en phò hộ cho các bạn! Bài viết và hình ảnh của Oanh rất hay và đẹp!

    ReplyDelete
  5. Bravo về tinh thần làm việc thiện của M.Tâm , K.Hoa, T.Oanh cùng sự đóng góp của các bạn TV6370 về việc đào giếng hồi hướng công đức cho các cụ đã khuất.Ngô Oanh đã ghi lại những hình ảnh sống động về việc khánh thành cầu và các giếng mà các bạn đã đóng góp để xây ở Cà Mau hầu hồi hướng công đức cho mẹ chồng P.Hà cụ Sen và bố chồng KĐ cụ Công Châu. lòng tương thân tương ái của các bạn làm cho KĐ rất cảm kích.
    Nhiều cảnh đời nghèo khổ làm cho chúng mình thêm nhiều niềm thương cảm.

    ReplyDelete
  6. Bai tuong thuat cua chi Ngo Oanh va va hinh anh cho em thay sinh hoat ngheo kho cua ba con vung Ca Mau that thuong xot qua! Em rat cam kich viec lam thien nguyen cua cac chi. Nhung chiec "pha" chay tren dong nuoc bun den, nhung cai gieng don so ben canh tup lieu tranh ngheo va hinh anh nhung nguoi dan que huong hien hoa, moc mac, rat dang thuong.
    Em cung kham phuc cha Hoang Hon va phai doan den tan noi de trao tang pham.. cam dong that..

    Em Hoang

    ReplyDelete
  7. Bravo Minh Tam, Thành Oanh , Kim Hoa và nhóm vit 6370 đã thực hiện thêm được 1 thành quả công đức .

    2 em vit TOanh & KHoa đi Cà mau lần này có bi muỗi tấn công ? hay là đã quen mùi 2 em rồi , nên tha cho? Có đi đến viếng nhà thờ của Cha Francisco Trương Bửu Diệp ? Nhìn thấy cái PHÀ Cà Mau , tưởng tượng ngồi lên chòng cành muốn té xuống sông quá.

    Bài viết của Oanh cảm động và trung thực. Đọc thích lắm. Đi xa thì có em Phóng Viên TOanh ,tại Sè Gòn thì có phóng viên KThanh. 2 em đáng được tặng giải Academy Pulitzer.

    Thương ban
    Bach Mai

    ReplyDelete