Oct 27, 2012

"Người con gái sông Hương” đoạt giải nhất International Book Award 2012

Dương Như Nguyn và bà Hoàng Đc Nhã năm đot gii Văn Chương Ph N ca Tng Thng ngày L Hai Bà Trưng




Hoàng Lan Chi -Dương Như Nguyn (Virginia 2006)

“Người con gái sông Hương” đoạt giải nhất International Book Award 2012 

 LGT: Sách của W. Nicole Dương (Dương Như Nguyện), nữ thẩm phán Hoa Kỳ đầu tiên gốc Việt, vừa đoạt luôn giải nhất và giải nhì của cuộc giải thưởng sách quốc tế 2012 (International Book Awards 2012), dạng tiểu thuyết đa văn hóa (category: multicultural fiction), được tổ chức bởi JPX Media Group của Los Angeles, tiểu bang California, Hoa Kỳ. 
Chào đời tại Hội An, Quảng Nam và đến Hoa Kỳ năm 1975, Nicole tốt nghiệp Cử Nhân Báo Chí tại ĐH Southern Illinois, sau đó Tiến Sĩ Luật của DH Houston và LLM của Harvard. Tuổi 24, cô đã làm Tổng Giám Đốc Vụ Bồi Thường Rủi Ro cho Quận Học Chánh Houston, rồi tốt nghiệp luật sư năm 1984. Hành nghề luật được 18 năm thì cô trở thành giáo sư luật thực thụ ở đại học Denver . Cô viết văn từ khi còn ở Việt Nam và là người cuối cùng đoạt giải danh dự cuộc thi Văn Chương Phụ Nữ Toàn Quốc Lễ Hai Bà Trưng của Việt Nam Cộng Hòa. Cuốn “Con gái của sông Hương” xuất bản năm 2005 gây nhiều tiếng vang. 

Trích phần kết của bài phỏng vấn này: 

HLC: xin cảm ơn cô Dương Như Nguyện (DNN). Ông Nguyễn Ngọc Anh, Cựu Chủ Tịch cộng đồng NVQG Arizona đã viết cho tôi như sau trong những trao đổi cá nhân qua mail :“Cô ấy (DNN) là viên ngọc quý, cần được khám phá (hay đúng hơn, cần tạo cơ hội cho người khác khám phá.) Tư cách. Thâm thuý. Có tình tự dân tộc. Có chiều sâu triết học. Anh không dùng chữ 'khôn khéo' vì nó thường đồng nghĩa với không chân thật, nhưng cô ấy là người biết cách trả lời để lôi kéo độc giả về với suy nghĩ của mình.” Tôi nghĩ, tôi đã phần nào hoàn thành nhiệm vụ. Bài tâm tình này là cơ hội tôi gửi DNN đến với mọi người. Trước tôi đã có Lưu Nguyễn Đạt, [1] Nguyễn Xuân Hoàng,[2] Việt Bằng nhưng cái cách một phụ nữ đến với một phụ nữ như tôi đến với cô, có lẽ tôi là người đầu tiên? Con đường thiên lý có ngắn hơn chăng khi có người khám phá? Xin tạm biệt và hẹn một tâm tình khác. (Ngưng trích) Hoàng Lan Chi -Dương Như Nguyện (Virginia 2006) 

1-HLC: Xin chào Cô Dương Như Nguyện. Chúc mừng cô đã đoạt cùng lúc hai giải nhất và nhì của “International Book Awards” năm 2012. Được biết Amazon gửi 2 tác phẩm này dự thi trong khi cô vắng mặt tại Hoa Kỳ. Như vậy ai là người đầu tiên báo tin vui này và cảm tưởng của cô? DNN: Cám ơn chị Lan Chỉ đã cho tôi nói chuyện với đồng hương.
 Amazon đưa sách dự thi và báo tin, nhưng tôi không nhận được vì không có mặt ở Mỹ. Lúc đó, tôi đang phục vụ chương trình Fulbright của Hoa Kỳ ở ngoại quốc. Mới đây, khi về Mỹ tôi mới biết, qua nhà xuất bản Amazon.
2-HLC: Giả dụ bây giờ cho cô hồi tưởng về quá khứ thì tâm lý của cô qua hai lần đoạt giải: năm 1975 giải văn học của Việt Nam Cộng Hòa và giải International Book Awards năm 2012 có những điểm gì giống nhau và khác nhau?
DNN: Năm 1975, đang học 12 C Trưng Vương, tôi được giải Danh Dự Văn Chương Phụ Nữ Toàn Quốc vào Lễ Hai Bà Trưng. Trước khi dự thi, bà Hiệu Trưởng, Giám Học và Tổng Giám Thị đã mang tôi đi thắp hương, quỳ lạy trước bàn thờ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn. Giải thưởng trao ở Vườn Tao Đàn cùng với nhiều phụ nữ xuất sắc khác. Ngoài khánh vàng còn được quyền chọn học bổng du học trong 6 quốc gia. Lần này tôi không vui mấy và không thể so sánh một cách tương xứng được, vì giải thưởng bây giờ không có tầm vóc quốc gia như năm 1975. Tuy nhiên, có một niềm an ủi: những gì tôi viết bằng tiếng Anh đã được đọc và công nhận giá trị. Có một điểm tương đồng: Giải Văn Chương Lễ Hai Bà Trung là kết quả của cuộc thi “nặc danh”, hội đồng giám khảo không được biết tên các thí sinh. 40 năm sau ở Mỹ cũng thế. Ban tổ chức International Book Awards hoàn toàn không biết tôi là ai, và tôi không hề biết họ. Điểm khác biệt: Giải ở Việt Nam dựa trên sáng tác viết cho cuộc thi, chưa bao giờ xuất bản. Giải ở Mỹ bây giờ dựa trên tác phẩm đã được xuất bản, do nhà xuất bản của tôi đem di dự thi. Dương Như Nguyện và bà Hoàng Đức Nhã năm đoạt giải Văn Chương Phụ Nữ của Tổng Thống ngày Lễ Hai Bà Trưng Dương Như Nguyện (bên phải) ngày học Trưng Vương
3-HLC: Chúng ta đi vào 2 tác phẩm đoạt giải nhé. Cuốn “Mimi and Her Mirror” và cuốn “Postcards From Nam” khởi sự lúc nào và viết trong bao lâu? Nội dung là gì? 
DNN: Nội dung: “Mimi and her Mirror” là một trong 3 cuốn của bộ trường thiên tiểu thuyết nói về việc sụp đổ của Saigon và lớp người Việt di dân đầu tiên: giới trung lưu của xã hội Việt Nam Cộng Hoà (VNCH). Đây là một tiểu thuyết văn chương hiện đại đúng nghĩa (modern literary fiction), đi vào nội tâm của nhân vật chính, không phải tiểu thuyết thương mại (genre fiction). Cuốn thứ nhất (“Sông Hương”) nói về thời Pháp Thuộc và cuộc di tản 1975, nhân vật chính là con gái đầu lòng của một nhà giáo. Cuốn thứ hai (“Mimi”) nói về người em gái. Cuốn thứ ba (“Postcards”) , lẽ ra viết về người em trai út nhưng tôi lại viết về người hàng xóm, một thuyền nhân. Hình như độc giả Việt Nam chưa ai nhận ra rằng bộ ba tiểu thuyết nầy dựa trên một gia đình trung lưu của VNCH 2 gái, 1 trai: "Vương Quan là chữ, nối dòng Nho gia. Đầu lòng 2 ả Tố Nga…”

 Chu ...
Thanh Bình chuyển

 

No comments:

Post a Comment