Dec 3, 2017

Ý NGHĨA TỪ "VIỆT" - Bài nghiên cứu của Giáo Sư Đoàn Văn Phi Long

Lời giới thiệu : Giáo Sư Đoàn văn Phi Long là giáo sư dạy Toán tại trường Trưng Vương trước 1975. Sau khi định cư tại Úc song song với việc dạy Toán cho nhiều thế hệ học sinh Việt tại gia, từ năm 1987 Thầy còn bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu về Nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Đây là một chương trong khoảng 30 chương của " Nguồn gốc dân tộc Việt Nam". 
Đặc san TV6370 xin cám ơn Thầy Đoàn văn Phi Long đã gửi bài cho, và xin trân trọng giới thiệu đến các bạn TV và độc giả khắp mọi nơi .

Ý NGHĨA TỪ“VIỆT”

 Đoàn Văn Phi Long 

Trống đồng Đông Sơn 

Trong số hằng trăm sắc tộc ở Đông Á rất hiếm sắc tộc tên Việt hay tương tự, điều này không
hợp lý khi Việt là một đại tộc trong thời cổ đã cư ngụ khắp nước Trung Hoa, không thể nào
hoàn toàn bị Hán hóa hay tiêu diệt hết được. Công việc tìm kiếm ý nghĩa cũng như nguồn gốc
người Việt đã được nhiều học giả và các nhà di truyền học trên thế giới bỏ công nghiên cứu
nhưng kết quả không mấy khả quan.

Ba Tàu Chệt
Người Việt chẳng những ở phía Nam Dương tử mà còn ở cả phía Bắc Hoàng Hà như Đông
Việt và Tây Bắc có Khuyển Nhung (Iu Mien), Khương Nhung (Khmer) trong thời nhà Chu.
Trong thời nhà Thương một bộ lạc đã từ Trung Á di cư đến Cam Túc, Thiểm Tây nhưng không
thể ở đây được vì dân Mon-Khmer quá dữ tợn, phải di chuyển sang Hà Bắc, được nhà Thương
cho làm chư hầu, đó là bộ lạc bán khai Zhou (Chu), thủy tổ của người Tàu,Tàu là do Zhou biến
thành, người H’Mong gọi là Sẩu.
Tên Chine tiếng Pháp, China, Chệt, Jink (tiếng lóng Mỹ), Jin (Ấn Độ, Thái, Khmer), Kệt (Dao) là
do Jín hay Qín, tên nước Tần của Qín Shĩ Húang (Tần Thỉ Hoàn), hoàng đế đầu tiên thống nhất
được Trung Hoa, là hậu duệ của Tần Mục Công, một người Tàu khác, được vua Châu Thành
Vương phong cho để chống chọi với người Iu Mien ở Thiểm Tây và Khmer ở Tây Khương.
Người Zhou còn tự xưng là Pa có nghĩa là Hoa=Bông và tự cho là Trung Hoa= Trung tâm Hoa,
tiếng QĐ là Pha, tiếng Mã Lai là Ba Ba. Zhou còn có nghĩa là thuyền, một vệ tinh của Trung
Quốc có tên Shen Zhou tức Thần Thuyền hay Thần Tàu. Vậy Ba Tàu là Pa Zhou chớ không
phải là 30 chiếc tàu do Dương Ngạn Địch nhà Minh chạy trốn nhà Thanh được nhà Nguyễn cho
vào cư trú tại Biên Hòa (TK 15).
Mạnh Tử nói sách Chu thư toàn là tuyên truyền, trích một đoạn “ thoạt mới trông đoàn quân của
vua Vũ đến, binh lính của vua Trụ trở giáo giết lẫn nhau, khiến máu chảy thành suối, làm lăn cả
chày giả gạo” (TK 7).
Thực sự quân Vũ đã tàn sát binh lính của vua Trụ, khiến máu chảy thành suối, làm lăn cả chày
giả gạo. Dân chúng nhà Ân Thương còn bị bắt làm nô lệ, bị cướp ruộng vườn, gia súc nên phải
bỏ đi, lang thang buôn bán như người Do Thái và được gọi là thương nhân.
Nếu thủy tổ Chinese là nhà Chu và Tần thì hiển nhiên các chủng tộc khác như Bách Việt, nhà
Thương và kể cả nhà Hạ, dân Sơn Đông, Mon, Khmer ở bên Tàu đều không phải là Chinese.
Như vậy người Việt bên Tàu chiếm 80% dân số từ thời nhà Hạ cách nay khoảng 6000 năm (xin
xem chương Thần Nông Phục Hi Hoàng Đế), còn lại là người Ba Tàu tức Pa Zhou và các tộc
thiểu số khác.
U Việt và Ô Việt
Khi bắt đầu đi tìm nguồn gốc người Việt vào năm 1987 thì các tên Bách Việt, Bộc Việt, Nam
Việt không khêu gợi một manh mối nào quan trọng, nhưng tên nước của Việt Vương Câu Tiễn,
do con thứ 6 của vua Hùng di cư thành lập trước Câu Tiển hơn 4 thế kỷ, lại được đặc biệt chú
ý, vì tên Vu Việt (You Yue) có nghĩa “Việt cầu mưa” hay U Việt (Yú Yue) có nghĩa “Việt u buồn”.
Thực ra ghi chép sớm nhất trong sử sách là Vu Việt 于越, tiền thân của nước Việt 越 国 thời
Chiến quốc
Tương tự tên cũ của Nam Việt Quảng Đông là Ô Việt (Wu Yuè) cũng có nghĩa “Việt Đen” và
nước Sở=Tsu hay Chou.
You, U, Tsu, Chou có thể là biến thể của Hu trong Human.
Mân Việt (Hokkien): Tỉnh duy nhất ở Trung Hoa mà trong thời cổ cư dân được ghi lại một cách
thật chắc chắn và rõ ràng, đó là Mân Việt.
Thực vậy, trong Thủy King Chú (trang 704 BNL, TK3) có ghi “ Dao gốc Mân Việt” mà Dao là Iu
Mien.
Mân Việt âm BK là Mĩn Yuè= Mán Yuè, mà Mán là Man có nghĩa là man di, barbaric. Đây là
giải thích của người Tàu trong website (TK 20).
Phúc kiến là Fújiàn mà trước đó được viết dùng mẫu tự Latin là Foken, Fouken, Fukien,
Hokkien. Từ Hokkien người Trung Quốc không biết là gì nên giải thích là “Happy
Establishment” tức là Kiến tạo hạnh Phúc.
Thực sự Hokkien không phải là tiếng Hán nên không thể cắt nghĩa theo tiếng Hán được.
Hokkien là biến thể của Iu Mien theo diễn tiến như sau:
Human-->Iu Mien -->Hu kien-->Hokkien
Hakka có cùng nguồn gốc với Hokkien. Dân Phúc Kiến gồm có Phúc Kiến, Triều Châu, Hakka
(Hẹ hay Khách gia), còn ở cả dân Đài Loan.
Sắc tộc thiểu số ở Đài Loan chiếm 2% được cho là thuộc ngữ tộc Austronesians và không có
Austroasiatics. Nhưng xét theo phương diện phân bố dân số Đông Á trong thời cổ thì người
Austroasiatics phải có mặt trên đảo. Người Kukai và Puyama ở Đài Loan được cho là thuộc
Austronesian nhưng lại có tên rất gần dân Rumai và Púman ở Vân Nam thuộc Astroasiatics.
Kết quả kiểm nghiệm DNA của các nhà di truyền học Đài Loan cho thấy người Phúc Kiến và
Hakka rất gần người Việt, Thái và Austroasiatics.
Thủ Tướng của Đài Loan là Trần Thủ Biển đòi độc lập với lập luận là người Đài Loan đa số
không phải là Hán mà là Việt, chưa kể 2% thổ dân là người Astronesian và Austroasiatics. Ông
bị người Tàu Chợ lớn phản đối, dĩ nhiên có người thuộc bang hội Phúc Kiến.
Mân Việt còn có thể liên quan đến người VN vì có học giả Tây phương cho người Mân Việt
nhân mùa gió mùa dùng thuyền di chuyển xuống Bắc Việt định cư thành lập nước Văn Lang.
Tự điển Đào Duy Anh cũng viết như thế.
Tiếng Phúc Kiến có một số từ giống tiếng Việt.
Xin kể vài thí dụ cho thấy tiếng Phúc Kiến, Hakka, Triều Châu giống tiếng Hán Việt
HV- Triều Châu: long đong-lông tông,yêu quái-yeu kuại, Á châu-Á chịu, u ám-ô àm.
Thổ ngữ của dân Da đỏ Novaho Mỹ châu rất giống tiếng Việt và tiếng Hải Nàm, Mân Việt. Xin
ghi ra vài thí dụ:
Việt= Da đỏ: đi=điya, bánh=bánh, ai=hai, ma=má,đá=taiiđa, sao= so, ấy=ấy, này=này (TK 7)
Trong sách Thủy Kinh Chú Sớ của Lịch Đạo Nguyên còn ghi một dữ kiện khá quan trọng: Mã
Văn Uyên đã cho dựng một cái cột đồng để làm giới hạn cuối cùng của đất phía Nam Trung
Quốc ngày nay.
Tương tự, sách Đại Việt sử lược (khuyết Danh) vào thế kỷ 14 (1377-1388), là quyển sử xưa
nhất Việt Nam, cũng viết rằng Mã Viện dựng trụ đồng ghi dòng chữ “Đồng trụ chiết Giao Chỉ
diệt” làm ranh giới cuối cùng. Như vậy cột đồng Mã Viện đúng là có thực.
Ý nghĩa và nguồn gốc tên “Việt”
Vì đã biết dân Mân Việt là Iu mien= Human nên công việc tìm nguồn gốc từ “Việt” trở nên dễ dàng hơn.
Việt có phát âm BK là Yuè, là biến hóa của Human như sau:
Human--->Yumen--->Yuen-Yuè và tiếng Quảng Đông là Yuet.
Việt là Human nên người Việt phải thuộc Mon Khmer. Ở Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan,
Campuchia thời cổ là Mon Khmer nhưng sau đó Miến Điện bị người Miến Điện từ Tàu xâm
chiếm ở thế kỹ 13 AD còn Thái Lan bị người Thái từ Tàu chiếm ở thế kỹ 13 nên Mon Khmer ở
các nước này là H’mong Iu Mien, ở VN là Mường Mán, ở bên Tàu là Miao Dao. Nhưng người
Miao bên Tàu và Mường ở VN đều tự xưng mình là H’mong. Như vậy Mán ở VN và Dao bên
Tàu chính là Iu Mien và người VN phải là Iu Mien. Ta đích thực là Việt chớ không phải xập xí
xập ngầu nhận bừa.
Điều đó cho thấy Việt không phải là dân phát minh ra cái búa, dân làm ruộng nước, dân vượt lễ
giáo Tàu, dân vượt ngoài vòng cương tỏa người Hán, dân chạy lánh nạn phương Nam (Chữ
Việt bộ vượt), là chó chạy hay chạy như Chó (chữ Việt bộ cẩu chỉ người VN), hoặc là dân đi
như lính cầm cái qua (chữ Việt bộ xà mâu) như người Hán đã ghi chép.
Việt là Human giải thích được tại sao các các tộc ở Hoa Nam mang rất nhiều tên như Văn
Lang, Lạc, Lang, người Man, Việt, Bộc Việt, Bố Việt v.v... Thiển nghĩ ngoài Human ra chúng ta
khó có thể tìm ra được một từ nào khác có thể là nguồn gốc tên của nhiều sắc tộc Đông Á.
Mường là H’mong
H’mong ở Trung Hoa được gọi là “Miao” (Mèo), mà Miao được người Trung Hoa cho là biến
hóa của man. Người H’mong còn mang nhiều tên khác như Mong, A Mao, A Maot, Mo, Mor,
Mu, Meng, Guoxiong, Youmiao (rõ ràng là Human), Tam Miêu, Miaomin (Mèo Mien). Trong thời
cổ người H’mong và Yao ở Trường Sa, Hồ Nam được gọi là Wulíng (Ô lĩnh) có nghĩa “Núi đen”
nên cũng là từ phiên âm của Human.
Tóm lại “Miao là Man và H’mong là Human”
Theo Hoàng Văn Chí, người Mường ở Hoà Bình tự xưng là người Mon, ở Thanh Hoá xưng là
người Mọi. Theo Bình Nguyên Lộc người Mường xưng là Mwai, Mon, Mường, Mwai đều có
nghĩa là người. Ở trên ta thấy tên người H’mong còn có tên Mo, Mor gần với Mọi.
Người Mường hiện nay họ tự nhận mình là H’Mong, do đó người VN đích thị là Iu Mien.
Man di
Trong thư tịch người Hán, trong khi người Hán ở lưu vực Hoàng hà thì ở miền Nam trong
khoảng lưu vực sông Dương tử, sông Hán và sông Hoài, hiện nay là tỉnh Hồ Nam, có Động
đình hồ, và núi Nam Lĩnh, có Trường Sa, có giống người văn hoá khác hẳn được người Hán
gọi là Man di. Họ xâm mình, cắt tóc ngắn. Đến đời Nghiêu Thuấn, nhóm Man di đó đã tiến lên
văn minh, giao thiệp với người Hán và được gọi người Giao chỉ.
Từ man di xuất hiện lần đầu tiên trong thư tịch Trung Hoa: Vào năm 672 BC vua Sở thành
vương lên ngôi và vua nhà Chu lại xuống chiếu phủ dụ “khanh hãy chế phục và bình định rợ
Nam Man để cho lũ Man di Việt đừng có xâm phạm Trung Nguyên”.
Người Hán dùng Man di để chỉ dân barbaric ở phương nam nhưng nguyên thủy không có nghĩa
xấu này mà là tên riêng của một tộc, xin đưa ra một vài dẫn chứng như sau
-Vua Hùng nước Sở Vưong Hùng Cừ đã nói: ‘’Ta là man di, không cùng hiệu thụy với Trung
Quốc (Tư Mã Thiên, Sử Ký, trang 40, Sở thế gia). Triệu Đà cũng tự xưng là “man đại trưởng
lão”. Vào thời này man là một tên không có gì xấu xa.
-Giống như người Man bị bôi bẩn thành man di, người Mon ở Thiểm Tây cũng bị người Tàu
chính tông nhà Châu gọi một cách xách mé là Khuyển Nhung (Quãn Rống tức chó Mon), về
sau từ rông được dùng cho mọi sắc tộc barbaric phía Tây mà đa số là dân da trắng Trung Á.
Người Mường tự xưng là Mwai cũng bị người Việt nói trại thành Mọi.
Manmet, sắc tộc ở Vân Nam, cũng là Man. Người Pú ở Vân Nam được người Lahu gọi là Man.
Không giống các dân khác, đại tộc Human không đổi tên trong vài ngàn năm.
Ngày nay, nhờ vào các cuộc khảo cứu mới về ngôn ngữ và di truyền học của các học giả Trung
Quốc và Đài Loan, địa vị của người Mèo Yao đã được nâng cao trong lịch sử Trung Hoa, là nền
tảng ngôn ngữ một số tộc trong Bách Việt. Theo họ, Mèo Yao là một sắc tộc rất cổ đã cư ngụ
trong nước Tàu ít nhất 5500 năm, chiếm cư trên địa bàn rộng nhất từ Hoa Bắc đến Hoa Nam.
Austroasiatics
Khi nghiên cứu và phân loại các sắc tộc ở Đông Á chúng ta cần áp dụng quy tắc sau đây
“Sắc tộc nào Đông Á, dù ở bên Tàu hay Ấn Độ, nếu có tên gần giống Human và có nghĩa là
người thì chắc chắn phải là thuộc ngữ tộc Austroasiatic” .
Xin nhấn mạnh là các ngữ tộc Aryan, Sino-Tiberto, Austronesian, Thái-Kadai, Nhật, Korea,
không có tộc nào mang tên là Man, Human hay tên có nghĩa là người.
Ấn Độ cũng có Man, đó là dân Cheras thuộc gia đình Austroasiatic Munda, tên Cheras có nghĩa
là người. Một số sắc tộc thuộc Munda ở Ấn có tên trùng với dân ở Đông Á như dân Bumij lại
trùng tên với Pumi ở Vân Nam (được xếp vào Sino-Tiberto?), Kharia trùng tên với tộc Khả ở
Lào và VN, Juang trùng tên với người Zhuàng ở Quảng Tây, Parenga có tên gần giống
Paluang ở Miến, Thái, Vân Nam và Kalamantan Nam Dương, Dạ Lang.
Một nhận xét khác cũng không kém quan trọng là
 “Chủng tộc có tên gần giống nhau và gần với Human thì có xác suất cao là cùng một gốc” 
Một số không nhỏ sắc tộc được học giả Trung Hoa xếp vào ngữ tộc Sino-Tiberto cũng phải
được kiểm chứng lại vì họ tuy bị ảnh hưởng tiếng Hán nhưng thuộc ngữ tộc khác.
Bộc Việt
Có hai từ chỉ đủ thứ Việt là Bộc Việt và Bách Việt nhưng Bách Việt được nói nhiều hơn tuy rằng
Bộc Việt cổ hơn. Bình Nguyên Lộc trong cuốn Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc VN trang 789 viết
về Bộc như sau:
Sông Bộc bắt nguồn từ cao nguyên Sơn Đông rồi chảy qua Hà Bắc, Hà Nam, và tại Hà Nam,
đổ vào sông Hoàng Hà và như thế là một phụ lưu của sông Hoàng Hà.
Theo tự điển Từ Hải thì sách Bách Bộc Điều cho biết rằng Bách Bộc là tên chủng tộc. Sách Nhỉ
Nhả thì định nghĩa rợ Lạc định cư từ sông Bộc ra đến biển Đông và lên đến cực Bắc Trung
Hoa. Như thế thì thời thượng cổ đã có Bách rồi, mà Bách Bộc chớ không phải Bách Việt và
Bách Bộc cũng là Việt.
Bộc tiếng BK là Pú, nhiều khi viết không bỏ dấu là Pu, có nghĩa là đầy tớ hay tiếng tự xưng của
đàn ông. Pú có phải là Hu trong Human không?
Human trong thời gian kéo dài vài ngàn năm đã biến hóa như sau:
Human-->Puman-->Pu-en-->Pú Yuen-->Pú Yuè-->Bộc Việt
Kiểm chứng:
“Poeple of South East Asia” của Travelogues, trích phần mô tả người Mon Khmer ở Vân Nam
và Thái Lan
“Bulang: Người Bulang nếu cư trú ở Vân Nam thì được gọi là Bulang, ở Thái Lan là Palaung.
Người Hnis gọi là Bei. Tiếng Bulang thuộc nhánh Wa-De’ang của nhóm Mon-Khmer thuộc gia
đình Austro-Asiatic. Người Bulang tự xưng là “Blung”. Người Đại và Lahus gọi là Man có nghĩa
người sơn cước. Người Hán gọi là Pú Man. Tại Miến Điện được gọi là Palaung.
De’ang: Được gọi là Benlong, ngụ tại phía tây Vân Nam, có tiếng nói thuộc nhánh Mon-Khmer
trong gia đình Nam Á. Chia ra làm ba nhánh, De’ang Đỏ, Đen và Bông. Mỗi nhánh có tiếng nói
riêng, được gọi là Bielie, Liang (Lang?) và Rumai. Cả ba nhánh tự gọi là ‘ang’ được giải thích là
động núi.
“Một vài nhà chuyên môn Trung Hoa cho người Bulang cùng với người Wa và De’ang là hậu
duệ của người cổ Pú (Bộc) đã di cư từ nam sông Dương Tử 2000 km phía Bắc ở đó ngữ tộc
Nam Trung (Sino-Asitic) chiếm đa số nhưng không giải thích tại sao họ lại thu nhận ngữ tộc
Nam Á Mon Khmer (Austro-Asiatic) ở mãi 2000 km về phía nam”
Câu trả lời hợp lý là người Pú, thuộc gia đình Mon-Khmer, đã ở rải rác khắp Hoa Bắc và Hoa
Nam chớ không phải họ di cư từ nam sông Dương Tử chạy nạn người Hán để rồi khi đến Vân
Nam thì bị người Mon Khmer đồng hóa. Vì Pú là Bộc Việt nên các dân Bộc Việt, Sở, Đông di,
nhà Hạ, U Việt, Bách Việt, đều thuộc gia đình Mon-Khmer, phù hợp với người VN được cho là
Bộc Việt và thuộc gia đình Mon-Khmer.
Vân Nam sản xuất trống Đông sơn ?
Xin trích một đoạn từ bài The Present Echoes of the Ancient Bronze Drum: Tiếng vang hiện nay
của trống đồng cổ: chủ nghĩa dân tộc và khảo cổ trong nước Việt Nam và Trung Quốc ngày nay
bởi Han Xiaorong. Han Xiaorong là người dự trình Tiến sĩ tại Viện sử học tại Đaị học Hawaii ở
Manoa
“Trong khi đó, người khảo cổ Trung Quốc tuyên bố người thực sự phát minh trống đồng là
người Pú, một nhóm sắc tộc cổ cư ngụ phía Nam Trung Quốc. Học giả Trung Quốc biện minh
là người Pú chế tạo trống đồng đầu tiên ở miền Trung Vân Nam trong miền Tây Nam Trung
Quốc, và kỷ thuật này được thâu nhận bởi các sắc tộc khác sống trong vùng chung quanh, kể
cả người Lạc Việt trong châu thổ sông Hồng.
Họ không chối cải mối liên hệ giữa Đông Sơn và Lạc Việt, nhưng họ tin rằng cùng một loại
trống đã được các nhóm sắc tộc cổ khác sử dụng như Dian (Điền), the Laojin , the Mimo (Mi
Mọi), the Yelang (Dạ Lang) and the Juding (Câu Đing).
Liệt kê cả sự tìm kiếm được trong lịch sử và khảo cổ, học giả Trung Quốc cố gắng chứng minh
là trống đồng sớm nhất được sáng chế bởi nhóm Pú-Liao (Bộc-Lào) kể luôn người Điền ở vùng
Hồ Điền của Vân Nam, người Yeyu (Dạ U) và Migei ở Chuxiong và Erhai ở Vân Nam, người
Yelang (Dạ lang) và Juding (Câu Đing) ở phía Tây Quí Châu, và Qiongdu ở Tây Nam Tứ
Xuyên. Học giả cho rằng trống đồng được sáng tạo đầu tiên bởi người Pu-Liao ở vùng phía
đông Vân Nam và truyền bá ra các vùng chung quanh. Họ cũng cho rằng người Lạc Việt cũng
thuộc vào nhóm Pu-Liao và kê ra sự giống nhau của văn hóa Điền ở Vân Nam và văn hóa
Đông Sơn của VN làm bằng chứng”
Trống Đồng Đông Sơn không phát xuất từ Vân Nam
Nơi khảo cổ trống đồng Đông Sơn ở Thanh Hóa, trãi phía tả sông Mã, chừng 1 km, và ở phía
bắc cầu Hàm Rồng. Trống Đồng có niên đại từ thế kỹ 9 BC tới 2 AD.
Người Trung Hoa có hơi đuối lý trong việc tranh dành phần sáng tạo trống đồng từ tay dân
Đông Sơn, vì họ thay đổi lập luận theo khám phá mới. Lúc đầu họ khẳng định trống đồng do
nhà Shang sáng chế, về sau thấy không ổn nên nói lại là của người nước Điền và bây giờ thì
chuyển dần xuống phía nam sang người Pú-Lào.
Tìm được 160 ở Vân Nam và 118 ở Đông Sơn nên Trung Hoa có vẻ thắng thế.
Trống Đồng không phát xuất từ Vân Nam Trung Hoa dựa vào các lập luận (arguments) có logic
như dưới đây
1. Dùng phản chứng: Nếu Vân Nam là nơi sản xuất trống đồng ĐS thì trống này phải được tìm
thấy khắp Hoa Lục, Đài Loan, Nhật Bản. Trên thực tế điều này không hề xảy ra.
2. Vân Nam không có dân Mã Lai nên trống đồng không thể nào được vận chuyển đến cùng
khắp quần đảo Indonesia.
3. Đông Sơn có nhiều điều kiện thuận lợi hơn nhiều:
Đông Sơn ở Thanh Hóa mà Thanh Hóa thời cổ là Cửu Chân, quê hương của Bình Định Vương
Lê Lợi vốn là người Mường. Cửu Chân là Jỉu dân tức dân H’Mong nhưng người Hán biến
thành Jỉu Chân= chín cái chân để nhạo báng (TK 14).
Cửu Chân nằm kế bên Nhật Nam mà Nhật Nam = dzhì nan (BK) giống Nghệ An =yì an (BK)
nên Nhật Nam là Nghệ An. Hai từ này lại có nguồn gốc từ tiếng Chàm Chenan hay Jenan. Thái
thú Chu Diên chiếm Jenan của Lâm Ấp ( khoảng Hà Tỉnh) thuộc Phù Nam năm 192 AD (trang
28 TK2). Chàm là Mã Lai nên trống đồng Đông Sơn được phân bố đi khắp Indonesia nhờ vào
dân Nghệ An và Lâm Ấp.
4. Hình Thằng Mọi quì bên dưới (trang 16 và 20, TK20) có y phục và hình dáng (mắt to hai mí,
lông mày rậm) không giống người Vân Nam nhưng giống dân Phù Nam, Nam Đảo hay
Campuchia, và giống Thằng Mọi quì của Campuchia được trưng bày ở Bảo tàng viện nằm
trong Sở thú Sài gòn (trang 91 Sai gòn năm xưa VHS,TK 14).
5. Trống đồng Đông Sơn cũng không phát xuất từ Indonesia vì trống đồng đảo Sangeang ở
Indonesia có hình voi mà voi lại không có ở nơi này.
Tóm lại chỉ có Đông Sơn là nơi duy nhất sản suất ra trống đồng Đông sơn








Đi xuống hay đi lên ?
Sử sách Tàu và Tây Phương đều cho là người Tàu di chuyển xuống phía Nam.
Dùng phương pháp phản chứng (contradiction): Nếu người Tàu di chuyển xuống phía Nam và
khi đến Miến Điện, Thái Lan trong thời cổ thì các nước này phải có phát âm Sh và Z nhưng họ
không có hai âm này mà lại có âm R, TR, Dr không có trong tiếng Trung Hoa. Vậy người ĐNÁ
di chuyển lên Trung Hoa.
Bài Nguồn Gốc người Việt được viết từ năm 1987, mãi đến năm 1998 mới có kết luận tương tự
bằng DNA như sau:
Theo kết quả khảo cứu của Giáo sư J.Y.Chu gốc Chinese, ở USA, được công bố vào năm
1998, bằng cách so sánh DNA của dân Trung Hoa, Đài Loan, Đông Á, ĐNÁ, Nam Đảo thì dân
Hoa nam và cả một phần Hoa Bắc, kể cả con người ở Đông Á khác, và cả nền Văn Hóa Trung
Hoa, là do di dân đến từ Đông Nam Á, sau đó lên Bắc Á và qua eo biển Bearing đến Mỹ Châu
thành dân Da đỏ.
Bài này đã làm việc này không cần đến DNA mà còn chính xác hơn là biết cả tên chủng tộc ở
ĐNÁ và Trung Hoa.
Ngôn ngữ tỷ hiệu
Phương pháp DNA tuy chính xác nhưng không cho biết sắc tộc ĐNÁ là ai.
Phương pháp “Ngôn ngữ tỷ hiệu” được xữ dụng một cách thật thận trọng, khoa học và logic
như sau
1. Không dùng từ Hán Việt mà chuyển từ Hán Việt sang phát âm Bắc Kinh (BK), đòi hỏi một tự
điển đặc biệt, ở VN chỉ có duy nhất một tự điển loại này là Từ Điển Hán Việt Hiện Đại (TK 23), và
phải mất nhiều thời gian tra cứu vì mỗi âm BK có rất nhiều nghĩa, thí dụ từ bộc=pú BK có 10
nghĩa, chữ yi có hàng trăm nghĩa. Có từ mất mươi phút nhưng có từ mất nửa tiếng, có từ
không có trong tự điển như Hokkien, Hakka. Chắc hiếm có ai làm công việc này.
 Không chiết tự chữ Hán phân ra bộ này bộ nọ.
2. So sánh với tiếng các sắc tộc, nhất là Mon Khmer
3. Kiểm chứng lại bằng phân bố các sắc tộc
4. Kiểm chứng bằng sử, sách, wikipedia (thường rất chính xác).
5. Dùng phương pháp toán học như mâu thuẩn (contradiction), nghịch đảo (contrapositive), liệt
mọi trường hợp (exhaustion), diễn dịch (deduction), paradox (nghịch lý), xác suất, thống kê…
Riêng phương pháp diễn dịch phải tìm ít nhất 5 bằng chứng có nguồn gốc khác nhau như tiếng
nói, nhà cửa, y phục, thờ cúng, khuông mặt giống nhau thì xác suất ngẫu nhiên đúng sẽ xuống
thấp: ½^5 =.03125, khoảng 3%.
Nếu không cẩn thận sẽ giống như trường hợp một số tác giả Ta,Tây,Tàu đoán sai người Việt
có gốc Mã Lai, Tây Tạng, Trung Hoa, Thái vì chỉ căn cứ vào vài chi tiết giống nhau.
Mon Khmer từ đâu đến?
Có thuyết cho người Mon Khmer là từ Tàu qua Ấn Độ.
Sắc tộc Munda ở bắc và đông Ấn Độ hiện còn khoảng bảy triệu thuộc họ Austruasiatic (Nam Á),
được học giả Tây phương cho là người rất cổ từng chiếm toàn thể bán đảo Ấn Độ, về sau bị
sắc tộc Dravilian thay thế, sau cùng chính tộc này lại bị tộc Aryan Á Rập da trắng thay thế.
Tiếng Munda tuy cũng là Austroasiatic nhưng có cấu trúc “chủ từ + túc từ + động từ”, khác với
cấu trúc “chủ từ + động từ + túc từ “ của Mon-Khmer, có nhiều từ đa âm tiết do bị ảnh hưởng
của tiếng Aryan và chứa khá nhiều tiếng Anh.
Làm sao truy ra nguồn gốc các tộc Giao Chỉ, Việt Thường và Dạ Lang, ngày nay đã biến mất
bằng cách so sánh DNA?
Nếu chỉ dựa vào DNA thì có thể ta phải đợi thêm vài chục hay vài trăm năm nữa may mới tìm
ra được nguồn gốc người Việt. Còn nếu chỉ nhờ vào sử sách Ta Tây Tàu thì sẽ không bao giờ
có kết quả vì đã có hằng trăm học giả bỏ ra hằng chục năm tìm tòi nghiên cứu nhưng kết quả là
càng tra cứu càng rối rắm như mớ bòng bong.
Bài nầy là một chương trong khoảng 30 chương của "Nguồn gốc dân tộc Việt Nam".

Đoàn văn Phi Long.


Tài liệu tham khảo
1. Sử Ký Tư Mã Thiên, Phạm Ngọc dịch, NXB Văn Học
2. A History of South East Asia by D.G.E Hall
3. Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc VN của Bình Nguyên Lộc
4. Nguồn gốc dân tộc VN của Nguyễn Khắc Ngữ
5. Đại Việt sử ký toàn thư
6. Phạm văn Sơn, Từ thượng cổ đến hiện đại
7. Duy văn sử quan của Hoàng văn Chí
8. Đại Việt sử lược, khuyết danh
9. Việt sử Tiêu Án của Ngô thì Sỹ
10. An Nam chí lược của Lê Tắc
11. Khâm định Việt sử thông giám cương mục lục
12. Lịch sử Việt Nam (1956) của Đào Duy Anh
13. Việt Nam văn học toàn thư của Hoàng trọng Miên
14. Sài Gòn năm xưa của Vương Hồng Sển
15. Gia Định thành thông chí của Vương Hồng Sển
16. VN di tích và thắng cảnh, Nguyễn Đình Hùng biên tập
17. Hội hè đình đám của Toan Ánh
18 nghiencuulichsu.com/2016/12/14/nuoc-viet-cua-viet-vuong-cau-tien-va-man-ngu/
19. https://en vi.wikipedia.org/wiki/Mân_Việt

No comments:

Post a Comment