Nov 29, 2011

Cầu Khỉ-Ý nghĩ trong ngày 11/29//2011-TUL

DSC02769


CẦU KHỈ
Ý NGHĨ TRONG NGÀY-TUL
NOV 29-2011


DSC05770

img078

Thư Minh Tâm viết cho Liên Hương

VMT


Vấn đề là mình có muốn thử thời vận bằng cách đợi đến sang năm mới " bị gậy đi ăn mày" hay không ? Đó là lý do hôm nọ Tâm nói với Hương là Tâm có thể nhơ` con gái Thoa xin giùm , nhưng chỉ được one for one matching thôi . Khi Thoa còn , lần nào Tâm nói chuyện với Thoa ,Tâm và Thoa cũng bàn về chuyện này . Đáng lẽ Tâm đã cùng Thoa lo xong việc này trong tháng 10 vừa qua , nhưng một phần Tâm bận đi Âu Châu , một phần thâý Thoa lâm bệnh nặng hơn , Tâm không muốn đem chuyện âý ra nói, nhất là con gái Thoa dạo đó cũng tối tăm mặt mày vì vừa phải đi làm, vừa lo cho con bé chưa đầy một tuổi, lại lo mẹ đau nặng sắp chết, cho dù Thoa cứ nhắc đi nhắc lại là" Thoa đã dặn cháu giúp Tâm , mình phải làm ngay tháng 10 náy cho khỏi muộn ... " . Tâm đã ậm ừ và nói mạnh cho Thoa yên chí, nhưng trong lòng Tâm tan nát vi` biết bạn mình đang nói những lời trối trăn ...
Nói tóm lại Tâm phải lo việc này ngay vì mình không còn thì giờ nữa Hương ạ , nhất là kỳ vừa qua khi con Thoa xin matching giùm Tâm và Việt Ly hồi tháng 11, mãi tháng 5 năm nay mới có tiền matching .
Hương xuy nghĩ rồi quyết định giùm Tâm việc này nhé .
Tâm gửi kèm mâý cái hình cầu khỉ .
Hình cuôí chụp ảnh ... " tài tử Hồng Kông bên hông Chợ Lớn " cạnh cầu khỉ hôm đầu tháng giêng năm nay , sau khi làm lễ khởi công , đang " động đât´ " để chuẩn bị xây cầu 'MƠ ƯƠC´ . Ảnh cuôí là cầu `Mơ Ươc´ hôm khánh thành .


Hương sẽ dùng mấy tấm ảnh cầu khỉ Tâm gửi để kiếm xem có bạn nào có thể giúp mình được không ?. Em sẽ bắt tay vào việc ngay không chậm trễ.


Liên Hương



P5310766
TUL
Những chiếc cầu khỉ bắc ngang những dòng sông nhỏ , kênh rạch chằng chịt ở miền nam VN vẫn còn đó như một trò chơi cố tình. Nhìn từ xa và từ trên cao không khác gì một sợi chỉ . Những chiếc cầu vắt vẻo qua dòng nước hình ảnh vô cùng tạm bợ nhưng đã tồn tại hàng trăm năm , từ khi con người bắt đầu về đây sinh sống . Chúng đã dược "xây dựng" vì nhu cầu đi lại , rồi xóm làng mở mang , trẻ con ra đời từng thế hệ , lớn lên đi học ngày hai buổi đến trường . Cầu khỉ giúp người lớn giao thông qua lại thôn xóm , đi làm , họp chợ vv. Hình ảnh đơn sơ của những chiếc cầu khỉ đã là sinh hoạt thường ngày ở miền quê đồng bằng Nam bộ. . Những người dân sinh sống ở đây , phương tiện giao thông chủ yếu là ghe xuồng vì hệ thống kênh rạch chằng chịt ở miền nam VN. Những chiếc cầu khỉ đơn sơ ...chỉ là chuyện nhỏ và không ai quan tâm đến .
Nhớ lại thời vượt biên, TUL đã từng gần như bỏ cuộc khi phải vượt qua một cái cầu khỉ để xuống ghe , may trong đòan có người thấy đã vòng lại dắt TUL từng bước qua cầu , thật gian nan và trơn trợt , chân phải bám vào cây gỗ , bước phải dứt khoát thật nhanh ,lòng bàn chân khum khum , bước tới nhưng...hình nhưđi ngang, tay đánh thế thăng bằng không được ngập ngừng chới với .... ...đó là nghệ thuật của khỉ!!!) người thành phố khó mà vượt qua loại cầu này , có loại cầu khỉ còn không có chỗ vịn, chỉ một cây gỗ bắc ngang , chênh vênh, vậy mà người dân ở đây họ vượt cầu như bay , như lượn . Dòng nước lững lờ soi bóng họ thoăn thoắt nhịp nhàng . Chẳng có vấn đề gì chính vì thế chiếc cầu khỉ vẫn tồn tại và vắt vẻo trong lịch sử VN, không ai buồn dể ý.
Đó cũng là văn hoá và nghệ thuật Nam Bộ!!!!. Trong thời chiến tranh và đô hộ, chiếc cầu khỉ là hình ảnh nối ..những bờ kháng chiến và người cộng sản đâu có lạ gì với những khó khăn này!!! . Giờ đất nước đã về tay những người đã từng gian khổ" đấu tranh cho dân nghèo" , những má ba Củ Chi , Bến Tre Đồng Tháp , những em gái giao liên , những gia đình nuôi giấu cán bộ nằm vùng , những du kích ban đêm không ngủ vượt cầu khỉ ra lộ đặt mìn vv nhưng ngày nay mọi người đã quên những khó khăn đó hay người ta vẫn muốn duy trì hình ảnh của nó trong lịch sử? Có lẽ cũng đúng phần nào khi chính quyền còn lo việc lớn như đường hầm Thủ Thiêm thì mấy cái cầu khỉ cứ dể đó có sao đâu ? có chết người dân nghèo nào đâu? trẻ em cũng thoăn thoắt theo người lớn vượt cầu khỉ nối những ..bờ vui trên quê hương là " chùm khế ngọt". Mùa hè chúng còn nhảy xuống tắm sông , đu trên cầu khỉ trong khi ở Mỹ người ta phải vào water park mới có được những cái thú đó.
Chúng ta TV6370 đứng đầu là Minh Tâm với sự góp sức của các bạn đang nỗ lực xóa đi hình ảnh của những chiếc "cầu khỉ thơ mộng " đó trên quê hương và dường như công việc dã được sự hưởng ứng nồng nhiệt từ những người dân cũng như chính quyền điạ phương . Chứng tỏ rằng nhu cầu căn bản của người dân nghèo vẫn là được bứớc đi trên những chiếc cầu vững chắc .. ..Chứng tỏ rằng những chiếc cầu khỉ chẳng đặng đừng vẫn là những sợi tóc nhức nhối từ trong ký ức cho tới hiện tại . Nhỏ nhưng không kém phần quan trọng trong đời sống dân nghèo.
Vậy thì sao chẳng ai lên tiếng? phải chăng nỗi đau của người nghèo , nỗi thiếu thốn, sự chịu đựng của họ từ trăm năm đã thành thói quen , nhìn dần thấy đặng. Hình ảnh của họ gắn liền với "những cầu khỉ mái tranh vách lá" là những ắt có và đủ? là đương nhiên cho cuộc đời của họ, nên không cần cũng như không phải là ưu tiên số một của chính phủ của người nghèo?
Vậy thì nữ sinh TV6370 , các bạn đã nhìn xa và nhìn thấu trái tim người dân nghèo hơn ai hết .
Xin chúc mừng những tâm hồn đẹp
Những tình yêu VN .

3 comments:

  1. mời các bạn cùng TUL luận về cầu Khỉ trong đơì sống dân nghèo Nông thôn VN . Bị bỏ quên hay đó là hình ảnh đương nhiên không thể thiếu? Sự gần lại với những số mệnh nghèo khổ và đó cũng là mơ ước chung của TV6370.

    ReplyDelete
  2. Những việc làm thiết thực này của Minh Tâm, Liên Hương và các TV 6370 sẽ xoa diu bớt một phần những khó khăn trong cuộc sống của các đồng bào nghèo. Tinh thần làm việc xã hội của Minh Tâm, Liên Hương, Chu Oanh rất đáng được đề cao.

    ReplyDelete
  3. TUL ơi, lối diễn tả sống động của TUL khi đi trên chiếc cầu khỉ rất đượm nét thân thương, mong rằng đó là phương tiện giúp cho giao thông thuận lợi chứ đừng là nguồn rủi ro của các em bé phải đi ngang những cầu khỉ thiếu an toàn này.

    ReplyDelete