Feb 18, 2013

Thuật bó chân của phụ nữ Trung Quốc


Thuật bó chân phụ nữ TQ


Đó là đôi giày gắn liền với tập tục 'bó chân' trong văn hóa Trung Hoa.
Giày sen là loại giày mà phụ nữ ở Trung Quốc thưở xưa hay đi bằng cách “buộc” chân trông giống như một nụ hoa sen. Những đôi giày này được thiết kế rất tinh tế, làm từ bông hoặc tơ tằm, và rất nhỏ xinh, có thể để vừa trong lòng bàn tay.
Rùng mình tr°Ûc ôi giày sen Trung QuÑc
 
 Đôi giày sen nhỏ xíu có thể để trong lòng bàn tay
Rùng mình tr°Ûc ôi giày sen Trung QuÑc
Để có thể thiết kế những đôi giày nhỏ như này, phụ nữ Trung Quốc cổ xưa phải thực hiện quy trình “bó chân”.
Nguồn gốc ra đời đôi giày sen

Tập quán đi “giày bó chân” của các cô gái Trung Quốc đã bắt đầu cách đây hơn 1000 năm, vào giữa thế kỷ 10.
Có nhiều giả thuyết về xuất xứ của tục bó chân. Đó là có 1 con cáo ngụy trang thành hoàng hậu, muốn trở thành người nên con cáo này đã ngụy trang, giấu đôi chân của mình bằng cách bó chặt chân và đi giày.
Tuy nhiên, giả thuyết được nhắc đến nhiều nhất là câu chuyện về 1 cung phi Triệu Phi Yến của Hán Thành Đế. Nàng đã quấn những dải lụa quanh bàn chân và nhảy múa. Hán Thành Đế vì rất  mê với dáng điệu của Triệu Phi Yến khi nhảy múa trên đôi chân bó gọn nên gọi nó là "Kim Liên Tam Thốn" (Gót Sen Ba Tấc) và ra lệnh cho những cung phi khác cũng bắt chước theo.
Một câu chuyện tương tự cũng được nhắc đến trong các tài liệu không chính thức, nhân vật chính lại là nàng Giáng Phi sống ở thời Nam Bắc Triều. Tuy rất khác nhau về tên nhân vật nhưng các câu chuyện trên cho thấy một điểm chung, tục bó chân bắt nguồn trong giới thượng lưu. Việc bó chân sau đó đã trở nên thịnh hành trong giới nữ thuộc mọi tầng lớp của xã hội Trung Quốc và dần trở thành một tập tục.
Ý nghĩa của tập tục bó chân

Việc bó chân được xem là một giải pháp để kiểm soát và củng cố đức hạnh của nữ giới. Người ta tin rằng những người đàn bà với đôi bàn chân bé tí xíu sẽ không thể rời khỏi nhà dễ dàng, từ đó không thể có cơ hội quan hệ tình dục với người nào khác.
"Cô gái có đôi bàn chân bé khoảng 7cm, thậm chí thật gớm ghiếc, sẽ có nhiều cơ may lấy chồng hơn một thiếu nữ có đôi bàn chân bình thường". Vì thế, 90% bé gái Trung Hoa ngày xưa, khoảng 5 hay 6 tuổi, đều phải đau khổ vì tục bó chân này. Sự tăng trưởng của đôi bàn chân đã phải ngưng lại để cho kích thước của chúng không vượt quá kích thước lý tưởng 7,5cm. Đó được xem là kích thước của một đôi gót sen vàng.
Rùng mình tr°Ûc ôi giày sen Trung QuÑc
Bàn chân phụ nữ bình thường và bàn chân bị bó (Ảnh chụp tại Quảng Đông, Trung Quốc).
 
 
 
 
 
 
 
Rùng mình tr°Ûc ôi giày sen Trung QuÑc
Hình ảnh đôi chân "dị dạng" thường thấy của những phụ nữ Trung Quốc thời xưa.
 
Người mẹ hoặc người bà trong gia đình sẽ bắt đầu bó chân con gái hoặc cháu gái họ khi đứa trẻ từ 4 đến 7 tuổi.
Rùng mình tr°Ûc ôi giày sen Trung QuÑc
Các bé gái thực hiện nghi lễ bó chân từ rất sớm
Đầu tiên, từng chân sẽ được ngâm trong nước lá dược thảo và máu động vật ấm. Sau đó tất cả móng chân sẽ bị cắt càng sâu càng tốt để ngăn chặn sự phát triển của chân và sự nhiễm trùng sau đó.
Tiếp sau đó, bàn chân sẽ được xoa bóp nhẹ nhàng, những dải băng bằng lụa hoặc cotton dài khoảng 3m và rộng 5 cm sau khi được ngâm vào hỗn hợp dược thảo và máu động vật tương tự. Từng bàn chân sau đó sẽ bị bẻ gẫy và cuốn gọn vào trong những dải băng ướt này, nén thật chặt đến kiệt nước,kéo giật mạnh về phía gót chân. Đôi khi người ta còn tạo ra những vết cắt sâu ở lòng bàn chân để công việc này được dễ dàng.
Trình tự này sẽ được lặp lại 2 ngày một lần, với một lần bó chân mới. Mỗi lần bó lại, dải băng lại được thắt chặt hơn nữa làm cho quá trình bó chân càng ngày càng đau đớn.
Rùng mình tr°Ûc ôi giày sen Trung QuÑc
Tục bó chân ở giới thượng lưu phổ biến hơn, đối với tầng lớp nông dân, phải đi cày ruộng nên tục này xuất hiện muộn hơn.
Tuy nhiên, tục bó chân vẫn tồn tại ở Trung Quốc cho đến tận thế kỉ 20. Mãi đến năm 1928, tập tục này mới được bãi bỏ hoàn toàn và được đông đảo dân chúng tách ra khỏi giá trị thẩm mỹ và đạo đức. Ngày nay, người ta chỉ còn thấy những chứng tích ít ỏi của tập tục này trên bàn chân của một số bà cụ già.
 
Những đôi giày "gót sen vàng" rất phong phú. Thông thường giày sen của Trung Quốc có 5 màu cơ bản: màu đỏ, vàng, xanh da trời, màu đen và trắng.
Chất liệu chủ yếu được làm từ lụa, kiểu dáng thường là "chúc phía trước", nhọn hoặc hơi tròn 1 chút với hoa văn thêu trên giày khá tinh tế.
Đôi giày của phụ nữ khi lấy chồng thường là làm bằng lụa đỏ, màu của ngày hôn lễ và bên trong giày thường được trang trí cảnh ái ân mà người vợ trẻ sẽ đón nhận trên chiếc giường trong đêm tân hôn. Từ trước đó, cô dâu phải thêu những đôi giày bông sen vàng cho mẹ chồng.
Về mặt cá nhân, cô dâu phải có ít nhất 4 đôi giày như thế. Con số lý tưởng là 16 đôi, tức mỗi mùa dùng 4 đôi. Cũng theo quy định, trong thời gian tang lễ kéo dài 5 giai đoạn trong 27 tháng, lụa và màu đỏ được thay bằng vải trắng và các màu sậm.
 
Rùng mình tr°Ûc ôi giày sen Trung QuÑc
Đôi giày sen màu đỏ mũi nhọn sâu được làm bằng lụa trang trí văn hoa. Đây là loại giày cuối thế kỷ 19, chiều dài  5 ½ inch (bên trái). Và đôi giày của người phụ nữ Mãn Châu thế kỷ 19 Trung Quốc. Giày này của phụ nữ quý tộc để đi bộ (bên phải)
Rùng mình tr°Ûc ôi giày sen Trung QuÑc
Đôi giày sen đầu thế kỷ 20 có gót tròn với kích thước 4 ½ inch (ảnh 1),  đôi giày sen nhọn màu hồng với lá xanh thêu nhạt đầu thế kỷ 20, có kích thước 6 inches (ảnh 2) và đôi giày sen đi ngủ chất liệu satin màu hồng đậm kích thước 5inch (ảnh 3)

Rùng mình tr°Ûc ôi giày sen Trung QuÑc
Đôi giày nhỏ xíu với những nét văn hoa tinh tế
 
 
 
 
 
 
Rùng mình tr°Ûc ôi giày sen Trung QuÑc
Đôi giày sen mũi tròn với kích thước bé xíu, rất xinh xắn

Rùng mình tr°Ûc ôi giày sen Trung QuÑc
 
 
 
 
Rùng mình tr°Ûc ôi giày sen Trung QuÑc
 
 
 
 
Rùng mình tr°Ûc ôi giày sen Trung QuÑc
 
 
 
 
Rùng mình tr°Ûc ôi giày sen Trung QuÑc
 
Rùng mình tr°Ûc ôi giày sen Trung QuÑc
Ngày nay, người ta chỉ còn thấy những chứng tích ít ỏi của tập tục này trên bàn chân của một số bà cụ già.
 
 
Rùng mình tr°Ûc ôi giày sen Trung QuÑc
 
 
 
 
 
 
 
Rùng mình tr°Ûc ôi giày sen Trung QuÑc
Bàn chân bị biến dạng khi cụ bỏ giày
 

Cận cảnh chân gót sen của phụ nữ Trung Quốc xưa
Họ phải chịu nhiều đau đớn khi bó chân trong đôi giày vải có kích
 thước gần 8cm để có được 'gót sen vàng'

.
"Kim liên tam thốn" hay gót sen ba tấc là một tiêu chuẩn lạ kỳ về vẻ đẹp của phụ nữ Trung Quốc xưa.
Để có được đôi chân với hình dáng lạ lùng này, người phụ nữ phải trải qua quá trình bó chân cực đau đớn. Theo nhiều quan điểm, tục bó chân bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Tống và tồn tại tới tận đời Thanh. Thông thường, phụ nữ Trung Quốc bó chân từ khi mới lên 4-7 tuổi để khi trưởng thành sẽ có kích thước bàn chân từ 7-10 cm.
Đối với phụ nữ Trung Quốc thời đó, đôi chân nhỏ được coi là một nét đẹp của nữ giới. Bàn chân nhỏ xíu, dị dạng tiềm tàng một sức mạnh vô hình, nó biểu thị cho đức hạnh của người con gái, biểu thị ước nguyện về một cuộc sống bằng phẳng, bình an của phận liễu yếu đào tơ trong xã hội phong kiến xưa.
Phụ nữ Trung Quốc thời kỳ đó thường dùng một dải vải dài sau đó bọc quanh hai bàn chân từ khi còn bé nhằm hạn chế sự phát triển của khung xương bàn chân.
Do xương bàn chân của họ bị bó chặt lại nên chúng trở nên biến dạng và khiến những người phụ nữ rất đau đớn về mặt thể xác. Đặc biệt, việc bó chân quá chặt khiến thịt ở các ngón chân của họ bị thối rữa do móng chân mọc sâu vào trong thịt.
Đôi chân của những cô gái trẻ Trung Quốc sẽ được ngâm trong nước với sự kết hợp giữa các loại lá thảo dược và máu động vật. Sau đó, họ sẽ cắt tất cả móng chân sâu tận bên trong thịt nhằm hạn chế sự phát triển của chúng.
Những người phụ nữ này sẽ xoa bóp nhẹ nhàng cho đôi chân rồi bó chặt lại bằng những tấm vải.
Cuối cùng, họ bẻ gẫy đôi bàn chân và cuốn gọn chúng vào trong những mảnh vải ướt rồi nén thật chặt đến kiệt nước. Sau đó, họ kéo mảnh vải đó và giật mạnh về phía gót chân. Thỉnh thoảng, những người phụ nữ còn dùng dao tạo ra những vết cắt sâu ở lòng bàn chân để công đoạn này diễn ra suôn sẻ hơn. Quy trình bó chân khắc nghiệt trên sẽ được lặp đi lặp lại hai ngày/lần. Phụ nữ Trung Quốc thời xưa thích sở hữu đôi chân nhỏ xinh hơn là đôi chân to và cũng cho rằng nó sẽ giúp họ dễ dàng kiếm được một tấm chồng như ý.
Do bó chân để có được "Kim liên tam thốn" nên những cô gái Trung Quốc buộc phải đi giày sen có kích thước siêu nhỏ, dưới 10 cm để phù hợp với tạo hình dị thường của đôi chân.
Những đôi giày sen được thêu họa tiết tinh tế và sinh động trên chất liệu vải lụa này làm tôn thêm vẻ đẹp kỳ bí, e ấp của phụ nữ Trung Quốc xưa.
Đôi giày sen màu đỏ thường được phụ nữ Trung Quốc đi vào ngày cưới.
Theo Kiến thức

3 comments:

  1. Ôi may quá,mình đã không bị sinh ra ở Trung quốc vào thời kỳ quái quỷ đó,đẹp đâu chưa thấy ,trước tiên đã thấy bị hành xác rồi.Mình nhớ ngày xưa xem phim " Cuốn theo chiều gió ",có đoạn Scarlett đi dự hội, bị bà vú người da đen khi cho Scarlett mặc áo dạ hội,bà đã bó thật chặt cái eo của Scarlett lai còn tí xíu,nhìn đến không thở được (eo càng nhỏ càng tỏ ra tiểu thư quý tộc ?).Còn mình nhớ lại ngày khi vừa mới lớn được mời đi ăn cưới thì vui lắm nhưng bà ngoại cứ bắt phải ăn cơm ờ nhà trước rồi mới được đi ăn cưới,chắc sợ cháu đi ăn cưới mà cứ ăn hùng hục làm mất giá con gái hay sao ấy,nhưng bao giờ mình cũng dấu chén cơm đi mà nói ăn rồi..để đi ăn cho thoải mái chứ...Không biết có phải vậy không mà đến bây giờ sắp xuống lỗ rồi mà vẫn phòng không chiếc bóng...Rút kinh nghiệm ông bà xưa bao giờ cũng đúng ?

    ReplyDelete
  2. Dung ơi , tớ mấy mình hở Dung? chả sao hết!!! I never thought I had someone who loved me like a regular lover hi hi.

    ReplyDelete