Feb 27, 2018

NHÀ THƯƠNG - Bài khảo cứu của Giáo Sư Đoàn Văn Phi Long

Lời giới thiệu : Giáo Sư Đoàn văn Phi Long là giáo sư dạy Toán tại trường Trưng Vương trước 1975. Sau khi định cư tại Úc song song với việc dạy Toán cho nhiều thế hệ học sinh Việt tại gia, từ năm 1987 Thầy còn bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu về Nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Đây là một chương trong khoảng 30 chương của " Nguồn gốc dân tộc Việt Nam". 

Đặc san TV6370 xin cám ơn Thầy Đoàn văn Phi Long đã gửi bài cho, và xin trân trọng giới thiệu đến các bạn TV và độc giả khắp mọi nơi .

NHÀ THƯƠNG
(Shang 1766 TCN–1122 TCN)

Đoàn văn Phi Long

Nhà Thương tiếng Quang Thoại là Shang hay Shaang rõ ràng không phải nhà Châu, nhà Tần, Hán, cũng không phải nước của người Iu Mien vì Khuyển Nhung đánh nhau với nhà Châu đã được đề cập đến trong một số thư tịch cổ như trong Quốc ngữ “ Thời Chu Mục Vuong, thế lực của Khuyển Nhung dần dần tăng mạnh, vẫn thường xung đột với nhà Chu, Mục Vương dự tính việc chinh phạt Khuyển Nhung, được cận thần can gián "Không nên, Tiên vương chủ trương không động binh, giấu phu binh mà chờ thời cơ, tạo uy phong, quan sát chờ đợi, mà không làm chấn động". “Mục Vương không nghe, sau ra quân thảo phạt, giành được chiến thắng bất ngờ, bắt sống năm vua Khuyển Nhung” (TK1)

Khuyển Nhung âm BK là quản (hay kwản) róng tức là Chó nhung mà chó còn gọi là cẩu QT là gõu gần đồng âm với Iu mà người Trung Hoa gọi là Dao. Vậy Khuyển Nhung là Iu Mien mà Bình Nguyên Lộc cho là người Khmer.

Nhà Thương phải là một tộc lớn không thể xuất hiện rồi đột nhiên biến mất. Tộc Thái ở Trung Hoa đứng hàng thứ nhì về mặt dân số có mặt khắp Đông Á: Người Thái ở Ấn Độ, ở Miến Điện, ở Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Việt Nam, Thái Lan, Lào (từ Vân Nam tràn tới chiếm đất của người Khmer vào thế kỷ 13).

Ta hãy tìm một nhân nổi tiếng người Thái ở Trung Hoa, như Dương Quý Phi của Đường Huyền Tông chẳng hạn, để xem nhân vật này có ở khu vực gần nhà Thương hay không.

Tứ Đại mỹ nhân Trung Quốc gồm có Tây Thi với nét đẹp làm cá phải lặn (trầm ngư), Vương Chiêu Quân khiến chim nhạn mãi ngắm nhìn quên bay nên rơi rớt (lạc nhạn), Điêu Thuyền đẹp đến nỗi trăng cũng phải khép, núp vào mây (bế nguyệt, che mặt trăng), Dương Quý Phi mỗi khi ngắm hoa, hoa đều rũ héo vì hổ thẹn. Dương Quý Phi huy hiệu là Thái Chân tên là Dương Ngọc Hoàn thuộc tộc Thái sinh tại tỉnh Tứ Xuyên (719 TK- 756 TK, 37 tuổi) xuất thân trong gia đình quan lại sống ở Thiểm Tây.

Tứ Xuyên tỉnh lị là Thành Đô, thời nhà Thương đã xuất hiện hai nước Ba và Thục, sau thành Ba Thục thời Tam Quốc.(TK 2)

Như vậy người Thái đã có mặt tại Tứ Xuyên và Thiểm Tây, khu vực nhà Thương Chu, ít nhất thời nhà Đường và người Thương có thể là Thái. Bình Nguyên Lộc trong “Nguồn gốc Mã Lai của VN” không đúng khi cho nhà Thương là Việt.

Tên Shang, Shaang hay Shan tuy khác nhau một chút nhưng chỉ là một, do cách phát âm hay chữ viết biến đổi theo thời gian, không gian. Shan còn có thể biến thành Chan, Jang còn Thái trở thành Đại, Tai, Tay, Tầy. Trong chương “Ý nghĩa từ Việt” ta đã thấy Human chuyển thành Mon- Khmer, H’Mong- Iu Mien, Miao- Dao, Mường- Việt, Mọi- Mán, Nguồn (Người), Hokkien, Yuè, Duyệt, Việt.

Không thấy có bang nào tên Shang nhưng có rất nhiều bang Shan ở rải rác vùng Đông Á.

Trung Hoa: Vân Nam ngày xưa có nhiều nước hùng mạnh như nước Đại Lý của tộc Bạch trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung. Sau khi Đại Lý tàn lụi bang Shan người Thái xuất hiện, người Shan là hậu duệ của nhánh người Thái cổ xưa nhất, đó là người Tai Long hay Thai Yai (người Thái Lớn), nước Nam Chiếu tộc Bạch từng tấn công Giao chỉ thời nhà Đường, Nùng Trí Cao người Thái Nùng ở Cao Bằng xưng Nhân Huệ Hoàng đế đánh Lưỡng Quảng, hiện còn đền thờ Khâu Sầm ở Cao Bằng.

Miến Điện: Các chức vị trong hoàng tộc cũ của Shan hôm nay tạo thành tiểu bang lớn nhất tại Myanmar thành lập từ thế kỷ thứ 10 TK, nằm ở phía đông bắc của đất nước, dưới chân núi hùng vĩ đầu tiên của cao nguyên Shan, có thể đạt độ cao hơn 2.000 mét. Phong cảnh miền núi này rất đẹp, và khí hậu ôn hòa của bang này khiến những người Anh đô hộ rất thích. (TK 3)

Assiam ở Ấn Độ có nhiều sắc tộc cư ngụ trong đó có nhóm Ahom

Tai Lung (Thái lớn) / Ahom: Người Ahom là con cháu của dân tộc Thái, những người đã đi cùng với hoàng tử Thái Sukaphaa vào thung lũng Brahmaputra trong năm 1220 và cai trị khu vực này trong sáu thế kỷ. Sukaphaa và những người theo ông đã thành lập vương quốc Ahom 600 năm (1228-1826) và triều đại Ahom cai trị và mở rộng vương quốc.

Những người Ahom hiện đại mang văn hóa của họ là một sự pha trộn của gốc văn hóa Thái, bản địa Tạng-Miến và Ấn Độ giáo. Đa số những người theo Hoàng tử Sukaphaa là nam giới (lính) sau đó kết hôn với phụ nữ địa phương thuộc một số nhóm dân tộc, trong đó có người Tạng-Miến, những người nói tiếng Borahi sau đó đã hoàn toàn được gộp vào các cộng đồng Ahom. (TK4)

Xiăm: Có rất nhiều giải thích nguồn gốc từ này như “ngày xưa Thái Lan có tên là Xiăm trong tiếng Thái được cho là có nghĩa là tự do”, “Tỉnh Xiêm Rệp của Campuchia có nghĩa là Xiêm dẹp vì bị quân Xiêm tàn phá”. Theo Bình Nguyên Lộc trong cuốn "Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt" thì tên xưa của Thái Lan như sau

Việt Nam: Xiêm hay Xiêm La, Chàm: Syăm, Cao Miên: Syăm, Mã Lai: Syămbu

Xiăm phát xuất từ đâu ? Có hai dẫn chứng từ hai nguồn khác nhau

Dẫn chứng 1 do hội các người Thái VN (TK4 )

Tai Khamyangs, còn được gọi là Shyam, sống ở Assam. Dân khoảng 7000 tín đồ Phật Giáo Nguyên Thủy. Nhiều người Khamyang sử dụng Shyam cùng ý nghĩa với Siam ờ Thái Lan làm họ của mình.

Dẫn chứng 2 (TK 5)

Xin trở lại bang Assam, tiếp sau sự di cư của một nhánh Thái đến đông - bắc Ấn Độ vào đầu thế kỷ XIII, từ “siam” được gọi theo hai cách. Trước hết là tên gọi chỉ vùng đó, Assam (đất của người Siam), trong thư tịch Ấn Độ được viết thành sama. Rồi trên từ Asama, được chuyển thành Ahome tên gọi chỉ người Tay ở Assam.

Về phía đông của khu vực ngôn ngữ Thái, từ “Siam” trước hết dùng để chỉ bộ tộc tiền tiêu của người Thái tại khu vực này. Cách viết Sayam/syam và cách đọc sajam cho thấy từ này đi vào ngôn ngữ Thái dưới hình thức viết, ngược với trường hợp của người Shan và Ahom là chữ viết ghi theo cách phát âm của người ngoại tộc.

Vậy là từ Xiăm, Siam tên xưa cũ của Thái Lan có gốc từ chữ Assam từ thế kỷ XIII.

Ngoài ra còn có căn cứ xác đáng trong ghi chép của Chu Đạt Quan, một người Trung Quốc được triều đình nhà Nguyên phái đến Angkor từ 8/1296-7/1297. Khi mô tả xứ Campuchia, ông có nói đến một nước ở thời kỳ Sukhothai là Xiêm La (Xian Lúo) đó hẳn là tên gọi của Siam.

Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của người Thái, một trong số đó liên hệ người Thái tới sự di cư ào ạt sau sự sụp đổ của vương quốc Đại Lý ở vùng Vân Nam thế kỷ XIII đã bị chứng minh là không chính xác. Các nghiên cứu ngôn ngữ học chỉ ra rằng nguồn gốc của người Thái cổ nằm ở vùng ranh giới Quảng Tây-Quý Châu ngày nay, nơi người Tráng vẫn sinh sống. Khoảng thế kỷ thứ 8-thế kỷ 10, họ bắt đầu di cư xuống phía nam vào vùng ngày nay là bắc Lào, sau đó tỏa xuống đồng bằng, dần thay thế vai trò của đế quốc Khmer đang tàn lụi (vào thế kỷ 13-15). Giả thuyết này không giải thích được tên Siam của Thái Lan vì không thấy nước nào tên Siam ở Trung Quốc xưa và nay.

Lời bàn: Có vài chi tiết khá kỳ lạ như sau 

1. Theo sử sách Thái Lan, người Thái xuất xứ từ vùng núi Altai tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc từ 4500 năm trước sau đó di cư dần xuống vùng đất hiện nay là Thái Lan, tiếng Turk là Altay, trong đó Al là vàng, tay là núi, tức là núi vàng. Turk tiếng Trung Hoa là Đột Quyết gồm Turkey tức Thổ Nhĩ Kỳ, Uyghur, Tatar, Kazakstan…

Tại sao người Thái biết mình phát xuất từ vùng núi Altai, đông bắc Tứ Xuyên, sát nách Thiểm Tây, là vùng đất nhà Thương (1766 TCN-1122 TCN, gần 4000 năm) mà các học giả Tây, Ta, Tàu, và cả người Thái đều không biết nhà Thương là Thái. Thật vậy Trung Hoa cho người Thái từ Quý Châu di cư xuống Vân Nam.

2. Tên xưa Siam của Thái Lan sao lại có nguồn gốc từ Assam ở Ấn độ?

Chỉ còn một cách giải thích là mọi nhóm Thái đều có cổ sử hay ít nhất chuyện truyền kỳ ghi chép Thái có tên cổ là Siam, và sử Thái Lan ghi họ có gốc tích từ vùng núi Altai.

Tất cả các bang Shan hay Siam đều là Thái nên người Shang phải là Thái.

Người Thái năng động, chiến đấu giỏi và theo chính sách “Ngoại giao cây sậy” nghĩa là khi chiếm được một nước thì dùng chữ viết, tôn giáo, phong tục của dân bản xứ nên ít bị chống đối, bằng chứng cụ thể khi người Thái tràn xuống từ dãy núi Altai ở Tứ Xuyên chiếm Thái Lan của Mon Khmer thì họ hòa mình vào dân bản địa bằng cách dùng chữ viết, tôn giáo

phong tục của Mon Khmer. Chính sách này lại được xữ dụng khi Thái Lan đụng độ với thực dân Anh Pháp thà cam chịu mất 40% đất nhưng đã giữ được Vương quốc và sự độc lập.

Nhà Hạ
Trước nhà Thương là nhà Hạ (Xiạ) ở vào thời kỳ đồ đá, trong thời kỳ bộ lạc chưa lập thành nước, chưa có chữ viết, có rợ Đông di ở phía đông. Người Trung Quốc cũng không biết dân nhà Hạ là ai.

Vài đầu mối cho thấy dân nhà Hạ là dân H’Mong và Iu Mien vì sử cổ Trung Hoa ghi Tam Miêu như sau:

Trong Hán ngữ thời thượng cổ, Tam Miêu không phải là ba loại Miêu mà là H’Mong và Nam Man là Iu Mien. “Chiến quốc sách- Ngụy sách” chép rằng vị trí của Tam Miêu là ở phía đông hồ Động đình. Thời kỳ Nghiêu Thuấn, nước lụt tràn ngập, Miêu thừa cơ nổi loạn, cùng với Hoan Mâu, Cung Công và Cổn gọi chung là tứ tội. Thuấn phái Vũ di hàng phục dân Miêu song không được kết quả. Thuấn trong những năm cuối từng tự thân nam chinh, bị bệnh mất. Vũ kế nghiệp, cùng quân Miêu đại chiến kéo dài trong 70 ngày, bình định Tam Miêu” (TK 6)

Nhà Hạ không có chữ viết nên kém phát triển hơn Lạc Việt ở Quảng Tây, tuy ở cùng thời đồ đá nhưng đã có chữ viết trên đá do ở gần VN dùng chữ khoa đẩu của VN. Dân Hạ là dân Miao-Dao tức H’Mong-Iu Mien. Tên Nghiêu gần với Iu tức là Dao, Hoan Mâu gần với H’Mong.

Chữ nhà Thương

Đây là triều đại đầu tiên được công nhận về mặt lịch sử là một triều đại Trung Quốc. Khoảng năm 1300 trước Công Nguyên chữ viết đầu tiên được biết đã xuất hiện ở nền văn minh nhà Thương - họ đã phát triển chữ viết có hơn ba nghìn ký tự, một phần là tượng hình và một phần là tượng thanh. Suốt thời nhà Thương (1600 TCN -1050 TCN) không có sử viết để lại chứng minh là chữ Hán được phổ biến thời đó.

Các sử gia đều không biết dân nhà Thương là ai nên không biết nguồn gốc chữ nhà Thương và nhà Hạ không có chữ viết nên chữ nhà Thương cũng không có gốc từ nhà Hạ.

Bây giờ ta đã biết nhà Thương là Thái nên chữ nhà Thương là do người Thái mượn chữ Khoa đẩu của người Việt Nam. Đó là lý do tại sao chữ nhà Thương đã đạt đến giai đoạn “hội ý” mà không qua các giai đoạn căn bản thuần túy tượng hình và chỉ sự nào cả. Vậy chữ Hán không có nguồn gốc từ chữ Thương theo quan niệm thông thường của người Trung Hoa mà có gốc gác từ chữ Khoa Đẩu của Việt Nam. (TK 7)
Đoàn Văn Phi Long

Tham khảo

1. Khuyển Nhung vi.wikipedia.org/wiki/Khuyển_Nhung

2. Dương Quý Phi vi.wikipedia.org/wiki/Dương_Quý_Phi

3. Bang Shan ở Miến điện vi.wikipedia.org/wiki/Shan

4. Các nhóm Thái sinh sống tại Assam Đông Bắc Ấn, bài viết do người Thái VN sống ở hải ngoại.

vi-vn.facebook.com/TuHaoDanTocThai/posts/1037469766268981:0

5. Tên Siam vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Su-kien-Thanh-tuu-KH-CN/Ve-ten-goi-cua-nguoi-Xiem-19907.html

6. Nhà Hạ vi.wikipedia.org/wiki/Nhà_Hạ

7. Xin xem chương Chữ Khoa Đẩu

No comments:

Post a Comment