Apr 1, 2019

CÁCH ĐẾM CỦA NGƯỜI VIỆT - BÀI VIẾT CỦA GS. ĐOÀN VĂN PHI LONG

CÁCH ĐẾM CỦA NGƯỜI VIỆT

GS Đoàn Văn Phi Long

Nghiên cứu cách đếm cũng là một trong các phương pháp hữu hiệu, ngắn gọn để đi tìm nguồn gốc tiếng Việt và người Việt, vì cách đếm và kỹ thuật dùng để đếm thay đổi rất ít theo thời gian. Cách đếm cũng ít bị ảnh hưởng của văn hoá của các nước khác, lý do là cách đếm được xữ dụng hằng ngày từ thành thị đến thôn quê, từ người có học đến dân thất học; ngay từ thuở mới chào đời, nên tuy ngôn ngữ một nước có thể bị ảnh hưởng nặng nề một nước khác nhưng cách đếm vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Đó là trường hợp tiếng Việt: cách đếm tiếng Việt vẫn y hệt như xưa mặc dầu bị tiếng Hán đè bẹp về từ ngữ, cú pháp lẫn cách phát âm. :

Người Việt thường được cho là giỏi toán nhưng tính tiền theo kiểu dưới đây thì hơi nhức răng

Tuấn bị nhức răng, anh ta quyết định đi nha sĩ.

"Nhổ một cái răng ông tính bao nhiêu tiền?"

"Năm mươi đô"

"Năm mươi đô cho năm phút nhổ răng? Nghe đồn có nơi chỉ có năm đô"

"Được, nếu anh muốn tôi có thể nhổ cái răng chậm chậm trong khoảng năm mươi phút"

Hình như chỉ có người Khmer là đếm với cơ số 5, có lẽ do người Khmer ăn bốc bằng tay phải còn tay trái để làm việc vệ sinh nên họ chỉ đếm được đến số 5 rồi quay trở lại. Năm số đếm đầu tiên tiếng Việt giống tiếng Khmer. Đếm đến năm coi vậy nhiều khi khó lắm, càng đếm càng trật:

-Tôi đố anh nghe, có 5 con quạ, anh bắn một con thì còn lại mấy con?

-Bốn con.

-Sai rồi, không còn con nào hết.

-Sao lạ vậy?

-Nghe tiếng súng chúng đã bay hết. Bây giờ đố nữa nghe, nhớ nghe cho kỹ:

Có 5 con nhái ngồi trên một khúc cây giữa một cái ao, bốn con đồng ý nhảy xuống ao, vậy còn lại mấy con?

-Một con.

-Trật lất, năm con.

-Cắt nghĩa nghe thử coi.

-Có gì đâu, giống ở miền Bắc hiện nay; biểu quyết và thi hành là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.

Bây giờ đố anh lần cuối. Anh có 5 đồng, xài hết ba đồng thì còn lại mấy đồng?

-Anh đố mẹo nữa chớ gì. Biết trả lời sao? Thôi chịu thua

-Hai đồng.

Người Pháp đếm tới 16, người Anh thì đếm 12 (twelve) nhưng cũng như mọi người chỉ có mười ngón mà thôi. Chúng ta dùng cơ số 10 để đếm rất thuận tiện vì có sẵn 10 ngón tay để làm bàn toán, không kể một số em bé trai thọc tay vô quần đếm thành 11. Hình như không nước nào dùng cả bàn chân và bàn tay để đếm, nếu không chắc có nước dùng cơ số hai mươi.

Không ai dùng cơ số hai để đếm vì quá chậm và dài loòng thoòng ngoại trừ computer vì có tốc độ nhanh như điện chớp dài cũng chẳng nhằm nhò gì. Chúng ta đã biết làm tính nhân từ xưa, có thể từ người Ấn Độ khoảng 3000 năm trước vì nhân giống tiếng Thái là kân, tiếng Khmer là

gân. Học sinh VN ở đâu cũng có tiếng là giỏi toán, ngoại trừ cô Ký Điệu có cách nhân hơi mánh mung

“Xin Cô cho biết bao nhiêu tuổi?”, người ghi thống kê hỏi

“Ờ, để tôi tính xem. Khi tôi 18 tuổi tôi lấy chồng, lúc đó nhà tôi được 30 tuổi. Bây giờ nhà tôi được 60, tức là gấp đôi ngày xưa. Như vậy hiện nay tôi mới có 36 tuổi”, cô Ký Điệu trả lời.

Dưới đây là bảng liệt kê số đếm của vài nước để so sánh:


Ghi chú

Ở Việt Nam thì một ức là một trăm ngàn, tức mười vạn ở Trung Quốc thì một ức là một trăm triệu

Ức Là dùng để dịch chử ak; tiếng Phạn là Koti, của số Ấn Độ 1 ak= 1 Koti = 10,000,000 = 10 Triệu

Có nơi nói 1 ức = 10 vạn có nơi lại nói 1 ức = 100 triệu Trong quyển Niệm Phật Thập Yếu có viết: "Số ức của Ấn Độ thời xưa có ba bậc, mà mức trung bình là một triệu bây giờ".

Bảng liệt kê trên cho ta các nhận xét sau đây, có thể dùng để hỗ trợ cho công việc đi tìm nguồn gốc tiếng Việt:

-Số không hoàn toàn là tiếng Nôm không phải ta bắt chước tiếng Trung Hoa. Không là một từ cơ bản cho hằng mấy chục nước. Thực vậy, khi có hành động nghịch lại, BK nói bú, MĐ nói bù, Mon nói hù, QĐ nói mụ, tiếng VN là không, tiếng Khmer là gom (gom jôl là không vô), Pháp nói non, ne pas, Anh nói not, don't, no. Nếu cho ta mượn tiếng Tàu từ không thì chẳng lẽ Tây cũng vay mượn tiếng Tàu? Kông, tiếng BK có nghĩa trống rỗng (emty), tiếng Thái là wang tức vắng, tiếng Mã Lai là kosong. Kông còn có nghĩa là lổ (hole, hollow), tiếng Mã Lai là lombang (lõm).

Còn số không thì BK là líng, Khmer là sôn, Thái là sũn, Ấn là shuna, Mã Lai là nol. Từ đó ta có thể cho rằng “không phải tiếng Nôm nào hơi giống tiếng Tàu đều từ tiếng Tàu mà ra” như một số học giả đã khẳng định.

Xin kể chuyện về con số "không"

Lá thư từ Wa Thịnh Đốn

Thưa ba,

Con $ợ không đủ. Ba gởi ngay một $ố bằng $ở bưu điện $aigòn.

Con $ẳn $àng chờ tin.

Paul

Trả lời:

Paul con,

Con nhớ bảng nhạc “KHÔNG, KHÔNG anh không còn yêu em nữa” không? Hôm qua ba có coi phim Điệp viên Không Không Bảy với cảnh trí NON nước đẹp KHÔNG tả được. Ba độ rày ăn uống KHÔNG NO.

Ba

-Tiếng Việt đếm theo hệ thống thập phân rõ ràng hơn cả tiếng BK, QĐ, Ấn độ, Pháp, Anh. Thí dụ một triệu tiếng QĐ là bát man tức trăm vạn, một trăm ngàn (ngày xưa ta nói ức) thì tiếng BK là mười vạn. Người Việt đã biết dùng hệ thống thập phân trước cả Tây phương, và dĩ nhiên hơn cả Mỹ hiện nay vẫn còn theo hệ thống rất là rắc rối, nào là galong, feet, inch, Fahrenheit, pound chẳng giống ai. Người Việt đếm nhiều khi quá kỹ nên dư thừa như khi nói “hai vợ chồng” không phải nói đến bốn người, “hai cặp vợ chồng” không phải nói đến tám người và “xin mời hai cặp vợ chồng anh chị đến dùng bửa” không phải mời 16 người, mà vỏn vẹn chỉ đề cặp tới hai người mà thôi.

-Cách đếm của VN giống y chang tiếng Khmer từ một tới năm, nhưng từ 6 tới 9 thì khác hẳn; riêng số 10 giống dop (tức chục); tiếng Khmer. Cách đếm tiếng Việt gần tiếng Mon nhất (chỉ khác bảy và mười), vài số đếm giống H'mong và Dao.

Các nhận xét trên cho thấy người Việt; tuy thuộc ngữ tộc Mon Khmer, nhưng không phải là Khmer mà thuộc chi nhánh Mường Việt. Người Mường hiện nay tự cho mình là H’Mong, mà bên Tàu H’Mong và Iu Mien là cặp bài trùng. Nếu vậy người Việt là Iu Miên, mà người Trung Hoa gọi là Yao tức Giao hay Dao. Giao chỉ là biến thể của Yao di.

-Tiếng Mán chịu ảnh hưởng khá nặng tiếng Hán giống như tiếng Việt miền Bắc, nhất là về phương diện văn chương kỹ thuật nhiều khi vay mượn đến 90%. Tuy nhiên nhiều số đếm lại chẳng giống Hán mà lại giống Việt.

-Tiếng Thái đếm giống tiếng QĐ, BK và Ấn Độ nhưng không giống tiếng Việt nên tiếng Thái khó có thể là nguồn gốc tiếng Việt mặc dầu tiếng Việt bị ảnh hưởng khá nặng của tiếng Thái về ngôn ngữ, thanh sắc và cú pháp.

-Tiếng Mã Lai đếm khác xa tiếng Việt; ngoại trừ số 2 là đua, từ này có thể phát sinh ra đôi đủa. Tiếng Việt có nhiều từ cặp đôi thường được gán cho là từ láy hay đệm. Có thể nào người Việt có nguồn gốc Mã Lai mà cách đếm lại hoàn toàn khác hẳn Mã Lai?

-Cách đếm tiếng Việt hoàn toàn khác cách đếm người Tàu thì làm sao người Việt là người Tàu và tiếng Việt là tiếng Tàu được như sử gia Nguyễn Phương đã khẳng định? Làm sao người Việt có nguồn gốc từ sông Dương Tử mà cách đếm lại hoàn toàn khác hẳn người Tàu? Thành ra giả thuyết người Việt là người Tàu phải nên suy xét lại mặc dầu có khá nhiều dữ kiện chứng tỏ người Việt có dây mơ rễ má với người Tàu. Dẫu cho người Việt là người Tàu thì phải chỉ rõ

người Tàu nào, Tàu Bách Việt, Tàu Thái hay Tàu nhà Châu thuộc giống Mông Cổ lai tộc Nhục Chi?.

-Số đếm tiếng BK, Thái và trùng trong nhiều trường hợp và một số trùng với tiếng Anh Pháp Ấn.

-Số 6 giống rau tiếng Mèo (H'mong) và chowk tiếng Miến Điện.

-Số 9 chung cho nhiều thứ tiếng là nine tiếng Anh, neuf tiếng Pháp và các nước Thái, QĐ, BK, Ấn Độ, Miến Điện (kô), H'mong, Iu Miên.

-Số ba giống tới bốn nước là Mon, Khmer, Mèo, Mán.

Xin kể thêm một chuyện về cách đếm. Trời thì đẹp, nắng thì ấm nhưng cá không cắn câu. Một chàng trai địa phương hỏi một dân câu cả ngày không được một con nào

"Câu được bao nhiêu cá vậy?"

"Không con nào. Tôi đã ngồi lì ở đây ba giờ"

"À, cũng không tệ lắm. Có một ông câu ở đây ba tuần mà số cá không nhiều hơn anh câu đâu"

-Muôn là tiếng Nôm đã bị vạn tiếng HV áp đảo. Muôn và ức không còn được dùng để đếm ở miền Bắc.

-Riêng số bảy thì không nước nào đếm như tiếng Việt. Các nước khác đều đếm số bảy như nhau là jet (Thái), chát (QĐ), qí (BK), sát (Ấn), xya (H'mong), siec (Iu Mien), sept (Pháp), seven (Anh). Cách đếm tiếng Việt không giống tiếng Thái, Tàu, Ấn Độ, hơi giống tiếng Khmer nhưng rất gần tiếng Mon. Sau chót xin kể hai cách đếm hơi lạ đời ít thấy ai áp dụng.

Một bé gái đem đồ ăn trưa cho cha đang câu ở bờ sông.

"Câu được nhiều không cha?"

"Ơ, nếu bây giờ cha câu được con cá này, rồi thêm hai con nữa, thì cha được ba con"

Một ông khác đếm chỉ còn có phân nữa:

Một người coi rất thảm não, tới phòng mạch bác sĩ nói:

”Bác sĩ, tôi bị nửa điếc”

Bác sĩ bảo ông ta rằng không thể được:”Hoặc là anh bị điếc hoặc là không”

Người này cố khẩn nài: ”Không, tôi bị nửa điếc”

“OK, anh đi tới cuối phòng. Bây giờ lập lại theo tôi:’Tám mươi tám”

"Bốn mươi bốn”

Cách đếm là một trong nhiều đầu mối quan trọng, có thể hướng dẫn chúng ta trong công cuộc đi tìm nguồn gốc người Việt.

GS.Đoàn Văn Phi Long

3 comments:

  1. Các chị Trưng Vương 63-70 kính mến , nhân đọc bài viết trên đây của thầy Đoàn văn Phi Long , em và các bạn thật vui mừng vì biết tin người thầy dạy Toán hai năm cuối tại trường . Rất mong các chị cho chúng em xin số phone , địa chỉ email hoặc địa chỉ nhà của Thầy , để chúng em mau chóng liên lạc và đến thăm thầy . Xin thành thật cám ơn và kính chúc các chị thật nhiều sưc khoẻ và niềm vui.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Em Hồng Điệp thân mến.
      Chị rất vui vì qua trang blog TV6370 này, các em đã biết tin của thầy Phi Long. Thầy hiện giờ đang sống ở Úc,và thầy còn khỏe mạnh và vẫn đang viết rất nhiều bài khảo cứu có giá trị về Nguồn gốc dân tộc Việt. Chị có thể cho em email của Thầy để các em có thể liên lạc thăm hỏi Thầy nhé.
      Van Phi Long Doan
      pldoan17@hotmail.com
      Thân mến.
      Phương Hà. TV 6370.

      Delete
  2. Ôi, mừng quá , các chị trả lời thật nhanh chóng, em xin cám ơn rất nhiều

    ReplyDelete