May 5, 2015

RA SAO NGÀY SAU - Tác giả BÌNH MINH

RA SAO NGÀY SAU…

Bình Minh


Hè vừa rồi, hai mẹ con bà Tư lại về Vn thăm ông bà ngoại. Cũng lâu lắm rồi cô con gái Mimi mới theo mẹ về. Hồi trước, lúc Mimi về,  ngoại còn hay đi ch làm cơm, các bác còn đi làm, ông ngoại thì hay đi siêu thị mua lặt vặt quà bánh sữa chua, và mấy quyển truyện tranh cho chị Bi anh Bo. Bây giờ ông bà ngoại năm nay đã lớn tuổi lắm, trên dưới chín mươi tuổi rồi, Mimi cũng đã lên trung học, con  "người lớn" hơn nên sự thay đổi của ông bà, từ gương mặt đến cử chỉ, nhất nhất  Mimi đều rất để ý.
Ông bà ngoại đều có làn da rất nhăn nheo, thỉnh thoảng lại điểm vài tảng nâu nâu mà mẹ bảo là đi mồi. Mẹ thì hài lòng, vì bảo có đồi mồi như vậy thọ lâu, nhưng Mimi thì không thích vì nó làm gương mặt của ông bà ngoại thêm nhem nhuốc. Lại nữa, đến bữa cơm Mimi thấy bác Hai lấy hàm răng của bà ra cho vào chén nước lúc bà ăn xong để chà ba cho sạch, làm gương mặt bà vốn đã nhăn nheo lại thêm phần móm mém, làm Mimi nhìn càng thấy sợ, phải quay chỗ khác. Nhưng hình ảnh hàm răng lượn lờ trong bát nước như cười với Mimi lại lởn vởn trong đầu. Cuối cùng thì đến bữa cơm, con bé ăn thật nhanh, rồi chạy tót lên lầu để không phải nhìn hàm răng trong bát cười với mình nữa.
Chỉ lần này về thăm ông bà, Mimi mới thấy những khó khăn của người già, từ ăn uống, ngồi nằm, hay di chuyển, đều khó khăn, chậm chạp nên chưa bao giờ Mimi thấy mình « người lớn » như lần này. Con bé phụ mẹ giúp cho bà ngoại ăn, mỗi lần bà ăn, bà hay ngủ gật trên ghế, Mimi lại gọi, lay bà, nhắc bà nhai. Mà bà lại có bịnh quên, nên nhiều khi Mimi không biết bà có nhầm Mimi với chị Bi không nữa, vì Mimi cũng cao sấp xỉ như chị rồiCòn ông ngoại, cũng không còn hay đi siêu thị mua bánh Tây, mua kem cho chị Bi, anh Bo và Mimi như hồi Mimi còn bé, ông cũng không còn hay mua vé số cho mấy người bán tận nhà, mua mà không cần biết ngày xổ số, cũng không cần dò, như một thói quen mà không làm, ông không chịu nổi. Bây giờ, ông hay ngồi như bất động ngoài sô pha, mắt nhìn xa xăm, nhiều khi Mimi thấy mẹ gọi và hỏi chuyện, Mimi chỉ nghe tiếng ông ậm ừ những gì không rõ. Ông thích ăn bánh Tây, thích ngậm kẹo, mỗi lần Mimi ăn bánh, cô bé đều xuống nhà, ngồi cạnh rủ ông ăn cùng, nhưng chẳng lần nào Mimi nói chuyện được với ông, không hiểu ông có nghe rõ không, nhưng chẳng lần nào ông trả lời những gợi chuyện của cô cháu gái, chỉ cười gật đầu rồi cầm miếng bánh Mimi định đút cho ông ăn. Mimi cũng hơi sờ sợ khi ngồi cạnh ông mặc dù con cũng rất thương ông ngoại, không phải sợ ông không muốn nói chuyện với mình, hay sợ không đủ sức để ông bám vào đứng lên, nhưng Mimi sợ sự run rẩy, sợ nhìn những cố gắng chậm chạp của ông khi di chuyến, nhún nhẩy mãi mới di di được một bước. Mỗi lần đi cạnh, kéo nhẹ cái khung xe giúp ông một chút, Mimi thấy mình « quan trọng » hẳn ra.
Cô bé nghĩ đến mẹ và bố sau này.Vừa ông ngoại và bà ngoại mà có các bác, tất cả các bác đều đã về hưu, vừa bác C, vừa bác Hai, lại có bác Ba, bác Thoa, tuần nào cũng xuống đỡ đần chăm nom ông bà, rồi mai mốt một mình Mimi làm sao giúp vừa bố vừa mẹ khi về già đây ?
Chỉ có vậy thôi, mà khi về đến Paris, bà Tư thấy tự nhiên cô con gái hay « ngó ngàng » đến chuyện ăn uống của bố của mẹ. Này nhé cứ sáng sáng hay sau mỗi bữa cơm, cô bé lấy sẵn sữa chua hay một cóng phó mát tươi cho bố mẹ, gọi là « ăn để có chất can xi ,không thôi loãng xương còng lưng,  về già khổ lắm ». Mở mắt ng dy là con bé lải nhải "mẹ nhớ tập thể dục nhe". Ngày nào nó cũng nhc bà Tư phải đi chợ mua cho nó hôm thì sữchua , hôm thì nước uống, để bà  ngày nào cũng phải đi bộ ra siêu th.
Đi ra đường để đi chợ, trước đến giờ có bao giờ bà Tư ngó ngàng đến cái gương, bà cứ với lấy cái lược chải đầu là xong, ra chợ có tiếng đồng hồ, hơi đâu mà điệu đàng.Vậy mà con bé không chịu, sáng ra lúc nó sửa soạn đi học, cũng là lúc con lại nhắc đi nhắc lại « mẹ bôi kem làm ẩm da,không thôi da mẹ mai mốt về già khổ lắm, lại nhăn nheo như ông bà ngoại đó. »
Cứ vài lần báo cho mẹ « về già khổ lắm » là bà Tư đã hiểu ra cái lo lắng của con từ chuyến đi vừa rồi. Bà Tư vừa thấy ấm áp được con gái nhỏ đã biết chăm cho mẹvừa thấy cảm động thương cho con gái đã quá lo xa. Ngày xưa, bà Tư không hề biết đến ông bà nội, ngoại, vì chỉ có bố mẹ bà đã vào Nam theo công việc khi chia cắt đất nước. Bà rất vui khi thấy Mimi hồi còn bé được ngồi lòng ông bà ngoạiđược làm nũng với ông bà, những hình ảnh mà hồi nhỏ bà chỉ tìm đọc được trong sách vở. Nhưng bà quên mất, thời gian trôi mau, con đã lớn hơn, đã biết chú ý đến  ông bà cũng lm khọm hơn xưa, con đã biết nghĩ đến cha mẹ sau nầy, những suy tư mà ở tuổi của con, bà không hề nghĩ tới.
Bà Tư thấy từ khi có Mimi, cuộc đời bà dường như chỉ toàn một màu hồng. Bà chỉ thấy khi chăm sóc cho con gáinhìn thấy con ăn, con ngủ, cho đến lúc con chập chững biết đi, con bập bẹ tập nói, hay những vui buồn con kể khi đi học, hết thảy đều như mang thêm sức sống, mang lại niềm vui chbà Tư, ông Tư. Cũng có thể vì hai ông bà chỉ có một mụn con chứ không như thời bố mẹ của hai ông bà, thật đông con, và thật vất vả chăm lo cho đàn con. Chính vì vậy Bà Tư càng cảm thấy mình chịu ơn con gái đã đem lại hạnh phúc to tát cho cuộc sống của hai ông bà, được nhìn con khôn lớn đối với bà Tư đã là một sự đền bù to lớn cho những chăm lo dạy dỗ mà ông bà Tư dành cho cô con gái. 
Bà Tư nhất định sẽ nói cho con điều nầy, bà sẽ cảm ơn con gái yêu, bà sẽ siêng năng tập thể dục, ăn uống cẩn thận, để con đừng lo nghĩ đếbổn phận chăm nom bố mẹ khi về già.   sẽ nói «  có nhớ bố mẹ thì đến nhà già là bố mẹ thấy vui », mặc dù thực sự trong thâm tâm, bà Tư cũng không mừơng tượnđưc sẽ ra sao ngày sau

BÌNH MINH.

6 comments:

  1. Đúng là ai biết được "sẽ ra sao ngày sau"! Bài Bình Minh viết hay và dễ thương quá! Hai chị em Anh Thư đều viết văn rất hay và cảm động! Chúng mình bây giờ đang bước chân vào tuổi già....già mà khỏe mạnh, có thể đi lại vui chơi cùng các cháu ..thì vui thật ...còn nếu mắt kém ,chân không vững thì... có vui được không , bạn nhỉ? Thì cũng ...cố mà vui thôi há???

    KimThanh

    ReplyDelete
  2. Bài viết của BMinh hay, xác thực và thật dễ thương. Tuổi già đang đến rồi, sẽ ra sao khó mà đoán trước được chỉ biết gìn giũ súc khỏe, và mỗi ngày chọn cho mình một niềm vui.

    ReplyDelete
  3. Đọc chuyện của Bình Minh thấy được tình yêu thương đậm đà của tình mẹ con. Cô con gái nhỏ biết lo lắng và nhắc nhở mẹ dù chỉ bằng lời nói cũng bộc lộ được tình thương yêu của cô với mẹ và mẹ với cảm nghĩ thấy mình chịu ơn con gái vì con đã đem lại hạnh phúc cho cuộc sống của mình cũng thật đặc biệt và đó chính là tình yêu bao la của lòng mẹ .

    Cám ơn BM và mong sẽ được đọc thêm những câu chuyện của em nữa nhé.

    PH.

    ReplyDelete
  4. Đáng yêu , hổn nhiên .....là những dấu yêu tuổi thơ in đậm trong ký ức , khắc họa những hình ảnh không bao giờ phai mờ. Câu chuyện của cô bé thơ ngây nhưng lại có cái nhìn rất nghiêm trang vào thế giới của người lớn.

    Hoài bão trẻ thơ cũng là chuyên lớn, ....nghệ thuật bắt nguổn từ cái nhìn tha thiết , vĩnh cửu của một tâm hồn trẻ thơ , gìn giữ cái đẹp , tập luyện thói quen tốt . Hoài bão đó trước tiên thông qua thế giới bận bịu của người lớn , khựng lại trước những méo mó của tuổi già. Một chút hoảng sợ mơ hổ về gánh nặng tuổi tác , một chút hoang mang nhưng vẫn không vì thế mà lẩn trốn.

    Tình yêu chắp đôi cánh non nớt trong trái tim bé thơ, ân cẩn như thể người lớn mới là những kẻ cần được nhắc nhở......và bảo vệ.

    ReplyDelete
  5. Cảm ơn các chị thật nhiều về những commentaires qui báu đầy tính văn học, mà còn có tính "y học" mà chắc các chị không ngờ tới : em đọc xong cái mũi bị allergie của em đang nghẹt cứng, tự nhiên thông hẳn, dễ thở quá."Ông Tư" thì bảo là do em "phổng mũi" quá độ.
    Em có hơi chậm chạp, và viết còn nhiều lỗi chấm phẩy và xử dụng chưa rành lắm về máy,nên nhờ chị Thư chuyển cho chắc, các chị thông cảm nhé.
    Hẹn các chị lần sau,
    Bình minh

    ReplyDelete
  6. Bai viet that nhe nhang tuoi mat trong loi tam su cua mot co thieu nu nhieu tinh cam... Hay qua! Cam on Binh Minh.

    ReplyDelete