Để biết tài hội họa của Thạch xin hãy nhìn vào nét mặt của từng nhân vật , bạn có thấy Thạch vẽ được "tình cảm và ý tưởng"
Alex
Thầy giáo R
Thạch là cậu ấm của nhà văn Lưu Hảo Chi TV63-70, tốt nghiệp đại học UCLA về Nghệ Thuật. Vài nét về họa sĩ Thạch tài hoa.Tháng Tư có một tuần Spring Break! Công tử miệt vườn là cậu ấm Thạch được nghỉ học về nhà. Tôi hỏi cậu dịch cho mẹ chữ Spring Break. Cậu ngần ngừ rôì bảo: Là giờ ra chơi đó mẹ.
À thế mà đúng đấy chứ! Muà Xuân- giờ ra chơi.
Chơi xuân kẻo uổng xuân đi
Cái già xồng xộc nó thì đến nơi
Mà cái già đang ngự trị rồi thì chơi xuân là thưởng ngọan cảnh xuân. Nhìn kìa, cây Hồng, cây Lựu đang trổ lá non, chồi ngọn vươn cao và những chiếc lá xanh đều đặn, lộc đời đang bừng dậy sức sống, sau những ngày mưa đông não nùng. Rồi tiếng chim hót, có con Vàng Anh, con Kim Tước, hay con Chìa Vôi nhảy nhót trong tàn cây ríu rít. Có hoa Diên Vỹ- Irish loài hoa tím vàng quý phái sang cả và sầu muộn. Ôi nụ cười mong manh của hoa Diên Vỹ sao mà lung linh quá. Trong khu vườn tĩnh lặng một ngày tháng Tư trời êm ả quá, chùm hoa Pupy rực rỡ như muôn vàn bàn tay vẫy gọi chào đón.
Nói về cậu ấm Thạch, đến Mỹ vào tuổi lên năm, và được hưởng nền giáo dục hoàn toàn Mỹ của xứ Cờ Huê. Tuy nhiên cậu sinh ra tại Việt Nam và trưởng thành trong một gia đình người Việt. Người Mỹ gốc Việt vẫn thích ăn những món ăn đặc Việt Nam. Cậu thích ăn bún bò Huế, bún riêu bún ốc cậu xơi như điên, cậu thích canh chua cá chiên, bánh mì chả luạ. Cậu nghe nhạc họ Trịnh. Thích bản "Tình Hoài Hương " của Phạm Duy. Cậu nói tiếng Việt thông thạo, nhưng không biết đọc biết viết ! Quả thật cha mẹ làm thầy giáo, mà con mù chữ ! (xấu hổ vô cùng !) nhưng cũng đỡ tủi, vì cậu bảo:
-Mẹ đừng có lo, con biết đánh vần mà!!
Đôi lúc cậu nói tiếng Việt thì tôi cứ phải cười lén, kẻo cậu giận không thèm nói tiếng Việt với mình nữa thì nguy. ( Mà cậu cũng cười như khi nghe tôi nói tiếng mẽo vậy đó). Có bữa đi chơi với cậu. Tôi diện váy đầm xoè diêm dúa , thì cậu nhăn nhó và bảo:
- Mẹ đừng có mặc cái áo này!
-Sao vậy ? Đẹp mà!
-Nhưng mà nhìn nó bận rộn lắm mẹ ạ!
Thế có khổ không? " Lại còn có " Váy đầm bận rộn " nữa cơ chứ !
Một lần đến nhà ông chú, mà không nhớ điạ chỉ, cậu gọi hỏi:
- Ông Minh ơi, mình quên tiệt rồi ! nhà ông số mấy ? đường gì ?
Ông Minh cũng phải cười hé hé, vì cậu nói tiếng Việt hay quá ! Trẻ con Mỹ gốc Việt chúng nó dùng đại từ xưng hô ngộ lắm. " Mình " có nghĩa là Tôi ( I Me and My ) hoặc là xưng tên. Ví dụ tôi hỏi:
-Có ăn trái táo đem đi học không con?
- Thạch đã ăn cái táo rồi!
Thạch phải dùng thì quá khứ "Đã ăn" và Táo là gống cái theo tiếng Việt : Cái Táo, cái Nho, cái nhà ,cái cửa, cái khăn , cái bàn....
Cái rừng, cái lá cái cây
Cái hoa , cái bướm, cái mây trên trời
Cái ta đứng giữa cái người
Cái da màu nắng ngậm lời cái đau.
Quên mất tên tác giả, hình như của Đinh Trầm Ca.
Vậy là " Cái Đau " cũng là giống cái !!
Có lần tôi hỏi cậu ấm:
-Có bao giờ Thạch bị bạn bè nói xấu về Thạch, mà Thạch khó chịu và buồn giận không con?
-Mẹ- con chẳng bao giờ giận ai qua đến ngày hôm sau ! Đời nó ngắn ngủi lắm mà mẹ, giận làm gì!?
-Nói thì dễ, chứ làm thì khó lắm con ơi!
- Mẹ thấy con có ghét ai đâu? Mà có ai ghét con thì đó là lỗi tại họ chứ không phải tại con!
-Rõ là triết lý con ruồi!
Vậy Thạch ra trường rồi sẽ kiếm việc làm ở đâu? Thạch có nhờ các cô chú tìm việc dùm cho con ở Việt Nam không?
-Cô chú đâu có biết gì về hội họa đâu mà kiếm việc dùm con! Con không muốn làm gì khác hơn là Vẽ! Con đã chọn Art thì con sẽ theo đuổi nghề này mẹ ơi.
Tôi hơi thất vọng và sợ cậu sẽ " Cạp đất mà ăn " ở cái thời buổi kinh tế khó khăn này. Nhưng cậu trấn an tôi:
À thế mà đúng đấy chứ! Muà Xuân- giờ ra chơi.
Chơi xuân kẻo uổng xuân đi
Cái già xồng xộc nó thì đến nơi
Mà cái già đang ngự trị rồi thì chơi xuân là thưởng ngọan cảnh xuân. Nhìn kìa, cây Hồng, cây Lựu đang trổ lá non, chồi ngọn vươn cao và những chiếc lá xanh đều đặn, lộc đời đang bừng dậy sức sống, sau những ngày mưa đông não nùng. Rồi tiếng chim hót, có con Vàng Anh, con Kim Tước, hay con Chìa Vôi nhảy nhót trong tàn cây ríu rít. Có hoa Diên Vỹ- Irish loài hoa tím vàng quý phái sang cả và sầu muộn. Ôi nụ cười mong manh của hoa Diên Vỹ sao mà lung linh quá. Trong khu vườn tĩnh lặng một ngày tháng Tư trời êm ả quá, chùm hoa Pupy rực rỡ như muôn vàn bàn tay vẫy gọi chào đón.
Nói về cậu ấm Thạch, đến Mỹ vào tuổi lên năm, và được hưởng nền giáo dục hoàn toàn Mỹ của xứ Cờ Huê. Tuy nhiên cậu sinh ra tại Việt Nam và trưởng thành trong một gia đình người Việt. Người Mỹ gốc Việt vẫn thích ăn những món ăn đặc Việt Nam. Cậu thích ăn bún bò Huế, bún riêu bún ốc cậu xơi như điên, cậu thích canh chua cá chiên, bánh mì chả luạ. Cậu nghe nhạc họ Trịnh. Thích bản "Tình Hoài Hương " của Phạm Duy. Cậu nói tiếng Việt thông thạo, nhưng không biết đọc biết viết ! Quả thật cha mẹ làm thầy giáo, mà con mù chữ ! (xấu hổ vô cùng !) nhưng cũng đỡ tủi, vì cậu bảo:
-Mẹ đừng có lo, con biết đánh vần mà!!
Đôi lúc cậu nói tiếng Việt thì tôi cứ phải cười lén, kẻo cậu giận không thèm nói tiếng Việt với mình nữa thì nguy. ( Mà cậu cũng cười như khi nghe tôi nói tiếng mẽo vậy đó). Có bữa đi chơi với cậu. Tôi diện váy đầm xoè diêm dúa , thì cậu nhăn nhó và bảo:
- Mẹ đừng có mặc cái áo này!
-Sao vậy ? Đẹp mà!
-Nhưng mà nhìn nó bận rộn lắm mẹ ạ!
Thế có khổ không? " Lại còn có " Váy đầm bận rộn " nữa cơ chứ !
Một lần đến nhà ông chú, mà không nhớ điạ chỉ, cậu gọi hỏi:
- Ông Minh ơi, mình quên tiệt rồi ! nhà ông số mấy ? đường gì ?
Ông Minh cũng phải cười hé hé, vì cậu nói tiếng Việt hay quá ! Trẻ con Mỹ gốc Việt chúng nó dùng đại từ xưng hô ngộ lắm. " Mình " có nghĩa là Tôi ( I Me and My ) hoặc là xưng tên. Ví dụ tôi hỏi:
-Có ăn trái táo đem đi học không con?
- Thạch đã ăn cái táo rồi!
Thạch phải dùng thì quá khứ "Đã ăn" và Táo là gống cái theo tiếng Việt : Cái Táo, cái Nho, cái nhà ,cái cửa, cái khăn , cái bàn....
Cái rừng, cái lá cái cây
Cái hoa , cái bướm, cái mây trên trời
Cái ta đứng giữa cái người
Cái da màu nắng ngậm lời cái đau.
Quên mất tên tác giả, hình như của Đinh Trầm Ca.
Vậy là " Cái Đau " cũng là giống cái !!
Có lần tôi hỏi cậu ấm:
-Có bao giờ Thạch bị bạn bè nói xấu về Thạch, mà Thạch khó chịu và buồn giận không con?
-Mẹ- con chẳng bao giờ giận ai qua đến ngày hôm sau ! Đời nó ngắn ngủi lắm mà mẹ, giận làm gì!?
-Nói thì dễ, chứ làm thì khó lắm con ơi!
- Mẹ thấy con có ghét ai đâu? Mà có ai ghét con thì đó là lỗi tại họ chứ không phải tại con!
-Rõ là triết lý con ruồi!
Vậy Thạch ra trường rồi sẽ kiếm việc làm ở đâu? Thạch có nhờ các cô chú tìm việc dùm cho con ở Việt Nam không?
-Cô chú đâu có biết gì về hội họa đâu mà kiếm việc dùm con! Con không muốn làm gì khác hơn là Vẽ! Con đã chọn Art thì con sẽ theo đuổi nghề này mẹ ơi.
Tôi hơi thất vọng và sợ cậu sẽ " Cạp đất mà ăn " ở cái thời buổi kinh tế khó khăn này. Nhưng cậu trấn an tôi:
- Con là người Mỹ gốc Việt. Con sẽ về Việt Nam để tìm hiểu Người Việt bị ảnh hưởng Mỹ đến như thế nào? Văn hóa Mỹ qua lối sống. Chiến tranh Mỹ Việt, còn lại những gì trên những người Việt Nam. Từ trẻ em,đến người già, phụ nữ, cựu chiến binh của cả hai miền. Con sẽ vẽ để nói lên những dị biệt và những tương đồng của hai nền văn hoá đó. Tranh của con sẽ triền lãm và bán ở bên Mỹ. Cậu ấm Thạch có tham vọng vẽ những bức tranh rắc rối và tuyệt đẹp bằng hằng hà sa số những cái vô nghĩa trong đời.
Phần hai
Những năm Thạch còn học ở trung học, hình như năm lớp mười hay mười một gì đó, Thạch được học ông thày dạy Lý Hóa rất giỏi và thương Thạch. Lúc đó tôi nghĩ cậu ấmsẽ theo đuổi ngành Y như điều tôi mong muốn (giống như nhiều bậc cha mẹ Việt Nam ). Mà cũng tại cậu thích học Lý Hóa, vì ông thầy dạy giỏi, biết cách giảng bài dễ hiểu và lôi cuốn học sinh. Thạch lại còn được chọn vào thực tập ở phòng Lab Buck Institute tại quận Marin, le lói vô cùng, vì cậu được theo dõi những biến chuyển của loài giun, các con worm đó ăn cái thứ gì mà "trẻ mãi không già ? " Đây là điều mong muốn nhất của nhân loại.!
Phần hai
Những năm Thạch còn học ở trung học, hình như năm lớp mười hay mười một gì đó, Thạch được học ông thày dạy Lý Hóa rất giỏi và thương Thạch. Lúc đó tôi nghĩ cậu ấmsẽ theo đuổi ngành Y như điều tôi mong muốn (giống như nhiều bậc cha mẹ Việt Nam ). Mà cũng tại cậu thích học Lý Hóa, vì ông thầy dạy giỏi, biết cách giảng bài dễ hiểu và lôi cuốn học sinh. Thạch lại còn được chọn vào thực tập ở phòng Lab Buck Institute tại quận Marin, le lói vô cùng, vì cậu được theo dõi những biến chuyển của loài giun, các con worm đó ăn cái thứ gì mà "trẻ mãi không già ? " Đây là điều mong muốn nhất của nhân loại.!
Cậu ấm Thạch học lão thày có tên rất hay : Mr Love Lady . Dịch sang tiếng Việt là Tôi Yêu Phụ Nữ. Còn gọi tắt là ông Pýp Phờ Nờ ( TYPN ) coppy tên nhân vật trong truyện Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng . Ông Týp Phờ Nờ dạy hay đến nỗi ngày đó cậu ấm nhất định sẽ chọn ngành Vi Trùng Học, để làm Mad Scientist. Tôi khấp khởi mừng, vì nếu cậu nghe lời tôi mà nghiên cứu ( trong các phòng thí nghiệm ) tìm ra được cái con siêu vi trùng Lười- rồi lại tìm được thuốc mà bỏ vào mồm cái con vi trùng cho nó chết tiệt đi, thì cậu sẽ là ân nhân của nhân lọai, không chừng con lãnh giải Nobel về ngành vi trùng học ! Khốn nỗi mới học được nửa năm ở EO Ê ( UCLA ) thì cậu thoái thác ngành học này . Cậu đổi ngành học thì tôi lại cũng mừng, vì nếu cậu tiếp tục sự nghiệp khảo cứu vi trùng mà tìm ra vi trùng bệnh lười thì nguy cho tôi lắm, tôi sẽ bị chữa khỏi bệnh Đại Lãn thì còn gì là tôi ?
Các đấng phụ mẫu Việt rất ư là mong muốn con cái phải học các ngành sỹ như bác sỹ , dược sỹ, nha sỹ, hoặc là kỹ sư, Luật sư...thì mới hãnh diện. Tôi mộng bình thường, mong các cô chiêu cậu ấm ở nhà, tốt nghiệp đại học xong rồi đi kiếm cơm đi cho biết mùi đời !
Thạch học vẽ cũng rất ư là nửa mùa ! Tôi phát hiện cậu có chút khiếu từ lúc cậu học lớp Ba. Hôm đó đứng trên cầu thang nhìn xuống chỗ để bàn học cho Thạch. (Thành Hồ gọi là góc học tập ! ) Cậu đang pha màu để vẽ con kéc. Trời ! -Ai dậy đâu mà sao cái bàn tay nhỏ bé ấy đang trau chuốt trộn mầu, sao mà nó đầy chất đam mê và hứng khởi ? Có lẽ trong người Thạch đã có một thứ mầm hội họa nảy sinh ? Tôi ghi nhớ điều đó và sẽ tìm cơ hội cho Thạch học vẽ . Mãi đến năm học lớp mười, cậu mới được thực sự đi học một lớp hội họa ở SF. Đâu có sáu tuần, mà chỉ vào sáng thứ bảy, tổng cộng có mười mấy tiếng ! Vậy mà cái học đó đã giúp Thạch rất nhiều ( kiếm tiền tiêu vặt ). Tôi nghĩ, hội họa hay âm nhạc, hoặc làm một cái gì đó về nghệ thuật thì phải có đam mê và trời cho một chút năng khiếu. Nói theo kiểu ông Võ Phiến là Trời cấp cho cái Laisân ( license ) hay đó cũng là một Hobby.
Ai đó hỏi tôi tại sao lại gọi Thạch là cậu ấm ? Phải tại cưng chiều Thạch quá lắm không ? Thưa đâu dám . Chẳng qua thấy cậu quá tình cảm, mà tình cảm với cả cỏ cây muông thú, nên tôi đành cảm nhận rằng Thạch chính là cậu ấm của gia đình .
Có lần đi làm về đến cổng,Thạch chạy ra đón mẹ, mồm mếu máo... Tôi hốt hoảng :
-Ủa, bộ bà ngoại Thạch chết rồi hả ?
-Không phải, nhưng mà con cá của Thạch nó chết rồi ! hu hu hích hích...
- Giời ạ, tưởng bà ngoại làm sao ?
-Thạch chôn nó ở dưới cái cây này đây !
-Thế hả. Tội nghiệp nhỉ, thương Thạch hết sức.
Thạch làm tôi ngạc nhiên sững sờ hết biết, vì năm lớp mười một, cậu làm một thí nghiệm thành công, và còn được lấy tên của Thạch đặt cho tên thí nghiệm đó ( tại trường Reed wood highschool ) Đó là thí nghiệm : Nhóm Lá
Để chứng tỏ thực vật cũng cảm nhận được yêu thương và cần tình yêu mà sinh tồn như tất cả mọi loài,( species ) trên trái đất. Ấm Thạch làm một thí nghiệm đơn giản như sau :
Lấy ba (3) lá cây, ví dụ ba lá cam hoặc chanh, ở cùng một cây, ba lá này phải cùng cỡ và tươi như nhau , hái cùng một lúc. Bỏ mỗi lá vào một túi ( ziplock ) được đánh số, 1, 2, 3. Để ba túi này vào cùng một nơi. Thạch phải dùng Tape recorder thâu vào một đoạn những lời yêu thương khen ngợi. Một đoạn những lời đay nghiến rủa xả. Mỗi ngày, vào đúng giờ nhất định, Thạch đến chỗ để ba túi lá,
- Túi thứ nhất , để nguyên không đụng đến.
-Túi thứ hai, bật tape recorder nói những lời yêu thương khen ngợi
-Túi thứ ba, mở tape recorder có những lời chửi mắng rủa xả.
Thạch làm như vậy liền trong hai tuần. và dùng cân tiểu ly ( dùng trong phòng thí nghiệm ) để cân trọng lượng nhóm lá. Sau hai tuần lễ. Kết quả thí nghiệm của Thạch :
-Lá héo khô mất trọng lượng nhiều nhất và đổi màu vàng úa, là " Chiếc lá cuối cùng " thứ ba. Rồi đến lá thứ nhất, cũng chết héo, vì bị bỏ mặc .
-Và chiếc lá tươi màu còn xanh biếc là lá thứ hai ! được nghe những lời yêu thương an ủi vỗ về .
Tôi hỏi : Thạch mắng mỏ nó ra làm sao ?
-Thạch bảo " Nó chẳng ra trò trống gì !, Sống để mà ăn hại. Làm ăn đổ bể , buông tung bỏ vãi... Đồ hèn . Cà Chớn Chống Xâm Lăng ! "...Giống như mẹ hay... nhiếc vậy đó !! Cậu cười cười dòm tôi...
Tranh của cậu ấm Thạch cái đẹp ở bức tranh này? người thanh niên khỏe mạnh lực lưỡng" get killed softly "in love ( chú thích của TUL) |
-Mẹ nhiếc ai bao giờđâu ? Mẹ nói thật đấy chứ !?
Thì ra mình có nhiếc " chúng sinh " như thế thật ấy hả ? Khổ chưa ?
Truyen rat vui va rat song dong lam H cung phai "fall in love" voi cau am Thach. Tranh ve cua cau am Thach dien ta duoc tinh cam nhe nhang lang dang cua tung nhan vat rat hay.
ReplyDeleteCám ơn Bác H. Thạch có đi dự buổi triển lãm tranh của bác và cũng rất thích nét vẽ về phụ nữ VN qua tranh. Thạch mong được gặp bác để nói chuyện hội họa . Thạch muốn biết thêm nhiều về hội họa của Việt Nam. Thank You. Thạch.
ReplyDelete