Jan 3, 2019

NGUỒN GỐC ÂM V TRONG TIẾNG VIỆT - Bài viết của Giáo sư Đoàn Văn Phi Long

Nguồn gốc âm V trong tiếng Việt

GS Đoàn Văn Phi Long

Rất ít học giả nghiên cứu nguồn gốc âm V trong tiếng Việt; đếm được chỉ có hai người, nguyên do vì có ít tài liệu để nghiên cứu, dẫn chứng. Cả hai cho V xuất hiện vào thời Pháp thuộc, vì lầm tưởng chỉ có chữ Quốc Ngữ mới viết được V.

Tất cả ngôn ngữ các nước Ðông Á như Nhật, Tây Tạng, Mông Cổ, Ðại Hàn, Miến Ðiện, Malay và mọi thứ tiếng Tàu đều không có âm V nhưng có âm W; ngay cả các nước Á Rập cũng chỉ có W. Tiếng Mon, Khmer, Thái có W nhưng không có V, trừ các từ ngữ vay mượn của tiếng Sangscrit; Ấn Ðộ là nước duy nhất có V. Vì không có V nên mỗi nước gọi người Việt một cách khác nhau, đôi khi rất lạ đời như người Nhật gọi là Beto amu; người Ðại Hàn, Be tu namô; người Thái, Wiat nam; Người Miên, Kôn Yuôn; người Mường, Yịt; người QÐ, Yuệt Làm; Quan Thoại, Yuè Nan. Phát âm miền Bắc mang nhiều sắc thái đặc biệt không giống một nước nào ở Ðông Á, và cả trên thế giới. Một trong những cái đặc biệt là có quá nhiều âm răng môi Z, Zh, V; nhưng hoàn toàn không có âm tròn môi W, Y, D, Gi, Qu.

Thời đầu Văn Lang ta không có V nhưng có W và nhiều âm khác mà nay đã biến mất dưới ảnh hưởng nặng nề của tiếng Bắc Kinh. Vòng tròn thời đó còn nói là wòng gòn, tương tự wong glom như tiếng Thái, wuông mun tiếng Khmer, gol tiếng Ấn. Từ "và" ngày xưa là do "la" tiếng Thái, cả hai có cùng nguồn gốc với aur, tiếng Ấn Ðộ; dan, Mã Lai; and tiếng Anh. Người miền Nam nói wa cầu gió bay lại là phát âm đúng giọng Giao Chỉ thời cổ. Thực vậy thời cổ ta nói wa y như wa tiếng Khmer, cũng có nghĩa là vuợt qua hay wafat tiếng Mã Lai có nghĩa là qua đời. Trong thời Bắc thuộc, wa bị từ guó tiếng Quan thoại thay thế vì người Bắc nói là kwa, biến thể của guó.

1. Nguyên Nguyên

“Theo thiển ý, lối phát âm V là V như trong tiếng Tây tiếng Anh chỉ bắt đầu thịnh hành ở đàng Ngoài sau khi các giáo sĩ Tây Phương đến Việt Nam và ghi âm tiếng Việt để tạo ra chữ quốc ngữ từ thế kỷ 16-17.

Âm V từ các ngôn ngữ Tây Phương do đó đã được các giáo sĩ Âu Châu dùng để phiên âm một lượt hai âm thuần Việt là Y (như trong Anh Ngữ YES) hay Bd (kiểu Nam) như trong Yân Nam (tức Vân Nam hay Yun Nan theo quan thoại) hoặc Yũ (tức Vũ, lông chim) và âm gần giống W như trong Wăn Wõ (tức Văn Võ hay Wen Wu theo quan thoại) hoặc Wương (tức Vương hay Wang theo quan thoại). Tiêu biểu cho sự sai trật so với tiếng Việt cổ giữa người Nam Bộ ở miệt tỉnh và người Bắc Hà nói chung có thể nằm trọn trong tên tài tử Vương Vũ.

Cũng theo thiển ý, sở dĩ có sự sai trật này (so với tiếng “Yiệt” cổ) là vì trong các chữ cái alphabet của ngôn ngữ các giáo sĩ “Tây” quen thuộc ở Nam Âu Châu (thường gọi Romance languages) dùng để phiên âm tiếng nói của người Việt cổ hoàn toàn không có âm của chữ cái W như trong Anh ngữ. Chỉ có âm chữ gần giống với W là V như trong tiếng Pháp. Thành ra tiếng Việt mất hẳn âm chủ yếu W để phiên âm gần đúng hơn V cho một số từ như Vương trong tên Vương Trùng Dương, Văn, Võ, v.v.

Tiếng Nhật có âm W theo alphabet như Watashi (Tôi) hay tên phổ thông Watanabe. Tiếng In-Đô cũng có âm W như trong tên rất phổ thông Widjaja, mà mấy ông Tây đã phiên âm một vị thần của nước Chăm là Vijaja (lại dùng V thay cho W!).

Chỉ có tiếng Việt Nam cổ bởi được các giáo sĩ - đa số người Pháp - phiên âm để tạo ra chữ Quốc Ngữ mà không dùng một mẫu tự W nằm ngoài tiếng Pháp và các tiếng miền Nam Âu Châu, nên hoàn toàn vắng bóng W khả dĩ có thể phiên âm gần sát với âm của những từ như: Vương (quan thoại Wang), Văn (Wen), Vũ (như Vũ khí, quan thoại Wu), Vô (Vô thừa nhận,

Wu), Vật (động vật, Wu), Vãng (vãng lai, Wang), Vạn (10 ngàn, quan thoại Wan), vân vân. Đa số những từ bắt đầu bằng V đáng lẽ được ký âm bằng W thường là tiếng Hán Việt, chứ không phải tiếng Nôm”

Lời bàn:

-Xin tóm tắt lại ý kiến của tác giả: Tiếng Pháp và Nam Âu chỉ có V, không có W; trừ các từ mượn của Anh. Do đó các giáo sĩ “Tây” thay các từ có W bằng V như Wang, tiếng QT; thành vương tiếng Hán Việt; Wen thành Văn trong thời Pháp thuộc.

-Thực sự W đổi thành V không phải do người Pháp, mà có động cơ khác, xin xem ở dưới

-Mường không có âm V chỉ có W, Y, Yịt (Việt).

2. Nguyên Nguyên cho Ấn Độ không có V?

Lời bàn: Nguyên Nguyên cho Ấn không có V mà chỉ có W hay U là không đúng, trái lại Ấn có V nhưng không có W , xin dẫn chứng

-Các từ mượn của Anh có W người Ấn đều tống hết thành V như Voltage thành volteij, Washington thành Vaashingaton, Hawaii thành havaee

-Xin xem English – Hindi dictionary online free và ấn hình cái loa sẽ nghe phát âm có chữ V tiếng Ấn giống tiếng Anh, như vo= he, she; voltej= voltage; vAn=van; vagon=wagon

-Sách bỏ túi Hindi and Urdi A Rough Guide phrasebook cũng cho V trong tiếng Ấn giống như V trong tiếng Anh

-Các nước Á Châu đều không có V trừ Ấn Độ. Tôn giáo xưa nhất của VN, Tàu và Chàm là Hindu nên sự hiện hữu của âm V phải chịu ít nhiều từ Ấn Độ. Thí dụ sau đây cho thấy có rất nhiều V trong các nước chịu ảnh hưởng của Hindu:

“Thành phố thủ đô của Phù Nam (Funan) trong một thời gian đã là Vyadhapura, thành phố của thợ săn, nằm gần đồi Bar Phnom và làng Banam ở tỉnh Pre Veng hiện tại của Campuchia, page 45 of A History of South-East Asia, D.G.E. Hall”

Nhưng vì VN dùng chữ Hán để viết nên âm V của Hindu lại biến mất trong từ Hán Việt, do đó ít gây ảnh hưởng trong sự hình thành âm V.

“Tại sao đàn bà thường sống lâu hơn đàn ông?” “Tại vì họ không có vợ.Và đây là hình người vợ sắp cưới của tôi” “Chà. Giàu dữ nghen” Một số từ Ấn có V biến thành tiếng Việt khác: vah (great, terrific) biến thành quá, vo biến thành đó tiếng Việt và lớ tiếng Quản Ðông. Do ảnh hưởng Ấn, Khmer cũng có V:

1623 Xin vua Chân Lạp cho lập một sở thuế ở Preikor (Sài Gòn) để thu thuế dân khai hoang. 1674 (Nguyễn Phúc Tần) vua sai tướng đánh phá Sài Côn, Gò Bích (Lovek) và Nam Vang. Sách viết bằng chữ Hán nên chữ V trong Lovek phải ghi bàng âm B. Ðiều đó chứng tỏ hai điều: thứ nhất tiếng Khmer có âm V, thứ hai người Việt khi di dân vào Nam đã có sẵn âm V rồi. Âm V còn xuất hiện xa hơn ta tưởng nhiều, thời Tàn Ðường

3. Ấn Ðộ có V và W
Theo trên, Nguyên Nguyên cho rằng tiếng Ấn Ðộ không có âm V, âm V của họ phát âm như W. Nếu chỉ dựa vào một vài người Ấn thì e rằng không đúng vì Ấn độ có tới 300 tiếng nói khác nhau, tiếng Nam Ấn thuộc loại cổ Dravilian nên có thể không có V nhưng Bắc Ấn thuộc chủng tộc Aryan da trắng từ Trung Á tràn đến, mang theo tôn giáo Bà La Môn với chữ Sanscrit nên có V. Tra một số tự điển do các học giả Tây phương soạn cho tiếng Ấn và tiếng Sanscrit thì ta thấy cả hai có rất nhiều V, cũng có W nhưng rất hiếm, tương tự như các nước Nam Âu. Thí dụ trong tiếng Sanscrit, sawa là lúa hoang trong khi sava là màu xám. Cũng có từ gồm cả hai âm như vishwa vidyalaya là đại học. Họ nghiên về V hơn W nên hầu hết các từ âm W đều trở thành V trong tiếng Ấn như whisky thành visky, wine thành vaine. Tiếng Sanscrit thuộc ngữ tộc Ấn Âu nên chứa rất nhiều tiếng Anh như ava là away. Dài dòng như thế để cho thấy tiếng Ấn có thể là nguồn gốc phát sinh âm V trong tiếng Việt. Có rất ít từ âm V tiếng Ấn còn lưu lại trong tiếng Việt. Thí dụ từ vật không phải chỉ là tiếng Hán mà còn là tiếng thuần Việt. Vật rất khác xa từ wù tiếng BK, tuy gần với từ mat tiếng Quảng Ðông nhưng mat biến thành vật thì hơi khó khăn một chút. Truy cứu sâu xa một chút ta thấy vật rất gần với janvar tiếng Ấn Ðộ. Xin nói rõ thêm, để chỉ vật tiếng Thái là sat, tiếng Khmer là sất, tiếng Mã Lai là haiwan. Vật có thể là do matter tiếng Anh hoặc bête tiếng Pháp mà ra. Trong animal, ani là động và mal là vật do matter. Matter tiếng Ấn là baat cũng gần với vật. Qua các dẫn chứng trên ta thấy vật phải là tiếng thuần Việt mới hợp lý vì đây là từ thông dụng hằng ngày không thể thiếu được. Chẳng lẽ nước nào cũng vay mượn tiếng Tàu hay sao? Thêm một điều quan trọng là vật phát âm với chữ V chứng tỏ V đã xuất hiện khá lâu, trước cả thời Bắc thuộc. Từ vợ thì không biết phát xuất từ đâu vì không có tiếng nước nào phát âm gần giống vợ cả. Chỉ có một từ duy nhất gần với vợ là từ vo tiếng Ấn độ nhưng từ này có nghĩa là tổng quát là nó (she, he, it). Sau đây là chuyện về vợ "Tại sao đàn bà thường sống lâu hơn đàn ông?" "Tại vì họ không có vợ. Và đây là hình người vợ sắp cưới của tôi, đẹp không ?" "Chà. Giàu dữ nghe" Một số từ Ấn có V biến thành tiếng Việt khác âm như vah (great, terrific) biến thành quá, vo biến thành đó tiếng Việt và lớ tiếng Quản Ðông. Tuy thời xưa văn hóa Việt bị ảnh hưởng của văn hóa Ấn Ðộ nhưng ảnh hưởng này bị xóa gần sạch trong thời kỳ Bắc thuộc. Các từ Việt mang âm V phát xuất từ tiếng Ấn Ðộ hầu như biến mất hết mặc dầu tiếng Ấn khác vẫn còn hiện hữu khá nhiều trong tiếng Việt. Khi ta nói cây sai trái, sai là do tiếng Phạn có nghĩa là sai và nhiều, kém là do kam (less), cẳng là do taang (leg), khá là do khaas (major), bé là do betaa (son) hay béti (daughter), kia là do kyaa (what), nhỏ là do chota, khui là khula, trong từ ăn khao thì khao là tiếng Ấn có nghĩa là ăn (eat). Kể cả nụ hôn cũng là từ vay mượn tiếng Ấn, nhưng honth tiếng Ấn Ðộ có nghĩa là cái môi. Xem như thế tuy tiếng Ấn có ảnh hưởng đến sự thành hình của âm V trong tiếng Việt nhưng không phải là yếu tố quyết định vì nhiều nước hiện thời tuy vẫn còn bị ảnh hưởng nặng tiếng Ấn nhưng vẫn không có âm V như Miến Ðiện, Thái Lan, Khmer, Lào. Phải có một yếu tố khác quan trọng hơn. Có nhiều nguyên do để tiếng Việt có nhiều tiếng Ấn Ðộ: Tiếng Việt thuộc ngữ tộc Mon Khmer, ngữ tộc này cùng với tiếng Munda ở Ấn, đảo Nicobas và nhiều tiếng khác tạo thành ngữ tộc Nam Á Austro-Asiatic. Mà tiếng Ấn cổ xưa Sanscrit lại chứa hằng trăm tiếng Munda nên tiếng Việt có tiếng Ấn là việc đương nhiên. Người Việt bị ảnh hưởng của văn hóa Ấn Ðộ như quì một gối trong khi Tàu quì hai gối, ăn trầu, quấn khăn mỏ quạ và cả ngôn ngữ. Nhưng ảnh hưởng này rất khó nhìn thấy vì bị văn hóa Trung Hoa lấn áp, kể cả chữ viết cổ người Việt theo kiểu chữ người Shang, Iran, Irak hình con nòng nọc. Tuy thời xưa văn hóa Việt bị ảnh hưởng của văn hóa Ấn Ðộ nhưng ảnh hưởng này bị xóa gần sạch trong thời kỳ Bắc thuộc. Các từ Việt mang âm V phát xuất từ tiếng Ấn Ðộ hầu như biến mất hết mặc dầu tiếng Ấn khác vẫn còn hiện hữu khá nhiều trong tiếng Việt. Khi ta nói cây sai trái, sai là do tiếng Phạn có nghĩa là sai và nhiều, kém là do kam (less), cẳng là do taang (leg), khá là do khaas (major), bé là do betaa (son) hay béti (daughter), kia là do kyaa (what), nhỏ là do chota, khui là khula, trong từ ăn khao thì khao là tiếng Ấn có nghĩa là ăn (eat). Kể cả “nụ hôn” cũng là từ vay mượn tiếng Ấn; honth tiếng Ấn Ðộ có nghĩa là cái môi. Xem như thế tuy tiếng Ấn có ảnh hưởng đến sự thành hình của âm V trong tiếng Việt nhưng không phải là yếu tố quyết định vì nhiều nước hiện thời tuy vẫn còn bị ảnh hưởng nặng tiếng Ấn, nhưng vẫn không có âm V như Miến Ðiện, Thái Lan, Khmer, Lào. Có nhiều nguyên do để tiếng Việt có nhiều tiếng Ấn Ðộ: Tỉ lệ âm V trong tiếng Việt nhiều hơn trong tiếng Ấn Ðộ, Anh và bằng tiếng Pháp theo thống kê như sau: Ấn độ: 64 / 2520 = 2,5 % Anh : 20 / 1127 = 1,8 % Pháp: 12 / 371 = 3,2 % Việt : 47 / 1476 = 3.2 % BK (âm W): 34 / 1437 = 2,4 %

Lời bàn: Vì mỗi từ tiếng Việt chỉ có một âm tiết hay song âm tiết (Hán Việt) trong khi tiếng Tây Phương đa âm tiết nên tiếng Việt có âm V nhiều gấp 5 lần tiếng Tây Phương nếu thống kê theo mặt chữ. Âm V trong tiếng Việt có thể coi như dẫn đầu thế giới, hơn cả bậc thầy Ấn Ðộ; phải có một yếu tố bất khả kháng nào đó. Xin coi mục 10. Âm răng môi là nguồn gốc của V

Hơn cả V, người Bắc dùng các âm z và Zh nhiều gấp chục lần ngôn ngữ thế giới, ngoại trừ; dĩ nhiên tiếng Tàu.

Tại sao Chế Linh, Quan Lê và ca sĩ miền Trung phát âm R, Tr rất rõ mà ca sĩ miền Nam lại bắt chước người Bắc hát “Zân za zhiến zhường” thay vì “Dân ra chiến trường”?

Hiện nay một số người Bắc, nhất là ở Sài Gòn; nói âm có R và Tr khá rõ, có khi hơn cả một số người miền Nam.

4. Thời nhà Ðường dân Giao Chỉ có thể đã có âm V?
Trong Ðại Việt sử ký toàn thư, trang 190 có ghi "Năm Ðinh Mùi (767 AD) đời Ðường Huyền Tông, người Côn Lôn Chà Bà đến cướp, đánh lấy châu thành. Binh tiếp viện đánh tan quân Chà Bà ở Châu Diên". Côn Lôn là do tiếng Mã Lai poulau có nghĩa là cù lao. Nguyên do tại sao người Chà Bà; cư dân đảo, Java đi thuyền hơn hai ngàn cây số đến đánh chiếm Giao Chỉ thì mấy sử gia không để ý, không thắc mắc, coi như chuyện phải xãy ra. Ðôi khi một chi tiết nhỏ nhặt cũng đủ để ta khám phá một vấn đề quan trọng. Thời kỳ này dân Giao Chỉ đã có âm V nên sách tàu mới ghi là Chà Bà. Họ ghi khá đúng, đúng hơn cả hiện tại vì tỉnh Jarai ở cao nguyên bị Hà Nội sửa thành Gia lai, lý do là người Bắc không nói được âm hở môi; không một địa danh nào ở miền Bắc và Bắc Thanh Hóa có âm R, Tr. Người Gia Rai hay Jrai, là một dân tộc cư trú ở cao nguyên Tây nguyên và một ít ở Campuchia. Người Gia Rai còn có các tên gọi khác là người Jrai, có các nhóm phương ngữ Jrai Chor, Jrai Mơthur, Jrai Hơdrung (Hơbâo), Jrai Tơbuan, Jrai Arap.

Người Gia Rai nói tiếng Gia Rai, một ngôn ngữ thuộc phân nhóm ngôn ngữ Chăm của ngữ tộc Malay- Polynesia trong ngữ hệ Nam Đảo. Người Gia Rai thuộc nhóm chủng tộc Austronesia.

Ngoài ra còn có Giá Rai là một thị xã ở phía Tây tỉnh Bạc Liêu. Hộ Phòng là một phường của thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Hộ Phòng nằm trên ngã ba kênh. Ngày xưa, khoảng 1947 theo cha đi tàu lữa qua Giá Rai, Hổ Phòng nên vẫn còn nhớ tên. Bây giờ bị sửa thành Hộ Phòng theo giọng người Bắc nói dấu hỏi thành họi.

Chà và Ma Ní tí te, Cái bụng thè lè con mắt ốc bu Nếu không có âm V thì Java sẽ trở thành Gia oa như Naga tiếng Ấn độ chỉ rắn trở thành Nữ wa tiếng BK và Nữ Oa tiếng HV. Cũng có thể Java trở thành Gia hoa như Chung Wa trở thành Trung Hoa. Người Nam Dương, Mã Lai, Chàm không có V nhưng địa danh mang âm V vì người Ấn Ðộ thời xưa đã chiếm và cai trị đảo Java. Ngươì Java lặn lội đường biển xa diệu vợi chỉ để đòi lại đất ở Giao Chỉ, điều này thì sử sách không có ghi.

5. Tự điển Bồ La của Alexander de Rhode xứ Avignon xuất bản năm 1621, trong đó có 8.000 từ tiếng Việt dịch ra tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Latinh; có thể coi như là tự điển đầu tiên của chữ Quốc ngữ. Tự điển dùng B để viết những âm V: vốn được ghi là bốn, chót vót là chót bót, vú là bú, blời là trời, bua là vua, plăn là lăn.

Hơn một thế kỷ sau, chữ B được thay thế bởi chữ V ít nhất từ năm 1772 vì trong tác phẩm Thánh giáo yếu lý Quốc ngữ của Bá Ða Lộc viết "Ấy vậy thì lễ....." và tự điển An Nam La Tinh phát hành năm 1868 cũng của giáo sĩ Bá Ða Lộc đã thay B thành V bỏ hết các phụ âm kép đầu từ ML, TL, BV. Vì thế có người cho là tiếng Việt đã bước từ thời Trung cổ sang hiện đại nhờ vào chữ Quốc ngữ và do ảnh hưởng của tiếng Pháp. Ðiều này cần được phân tích kỹ càng vì đây là quan niệm được đa số chấp nhận nhưng chứa rất nhiều điểm sai lầm. Năm 1772 ghi âm V trong sách Bá Ða Lộc lại là năm Tây Sơn bắt đầu vững mạnh và tình thế nhà Nguyễn rất nguy ngập, vì thế chữ Quốc ngữ chưa được phổ biến rộng rãi ngay cả đàng trong, đừng nói chi đến đàng còn ở dưới sự cai trị của vua Lê chúa Trịnh và về sau chịu ảnh hưởng của nhà Mãn Thanh. Chữ Quốc ngữ chỉ có thể truyền bá rộng rãi và nhanh chóng trong dân gian dưới thời Pháp thuộc mà thôi, tức là sau năm 1859. Sau đây là vài cái móc lịch sửû để dẫn chứng: 1859: Pháp chiếm Gia Ðịnh, 1860: Pháp chiếm Sàigòn 1865: Gia Ðịnh báo- Tờ báo tiếng Việt đầu tiên ra đời 1874: Hoà ước Giáp Tuất: nhường cho Pháp 6 tĩnh Nam Kỳ Năm 1772 dân chúng chưa biết chữ Quốc ngữ thì làm sao chữ La tin lại là nguồn gốc phát sinh ra âm V ở miền Bắc cho được? Chữ Hán và chữ Nôm đang được sử dụng trong sách vở như sách Gia Ðịnh thành thông chí của Trịnh Hoài Ðức (1767-1823) còn viết bằng chữ Hán.

Các dẫn chứng sau đây cho thấy âm V được ghi là B là không đúng vì có nhiều từ có nguồn gốc từ các nước khác có âm nghe gần V hơn là B Vú viết là Bú: Từ này ghi âm sai vì vú là do tiếng BK là jú hay tiếng Mã Lai là su su (cũng có nghĩa là sữa) Vót viết là Bót,: Tiếng Khmer là jut trở thành tiếng Việt là chuốt hay vót Chót vót viết là chót bót: Tiếng Thái là yọt có nghĩa là đĩnh, ngọn Vua ghi thành Bua: do tiếng Thái là yu hủa Thế nhưng tại sao tự điển của Bồ La ghi V thành B. Có nhiều lý do; một trong các lý do là tự điển căn cứ vào chữ Hán, mà chữ Hán vì không đủ âm nên ghi V thành B. Có thể là tự điển ghi âm tiếng một sắc tộc nào đó có cách phát âm gần giống tiếng Việt như tiếng Mường chẳng hạn, vua họ nói là bua và còn dùng phụ âm kép như ML, BL.
Trái lại miền Nam dùng W cho nhiều thứ, thí dụ: "Hôm wa wa nói wa hổng wa mà wa wa. Hôm nay wa nói wa wa mà wa hổng wa vì con Wa khóc wa wa"

Chắc là không hiểu nói gì phải không? Xin tạm thông dịch là "Hôm qua qua nói qua không qua mà qua qua. Hôm nay qua nói qua qua mà qua hổng qua vì con Hoa khóc oa oa" Chữ qua là từ miền Nam thời Pháp có nghĩa là tôi, phát xuất từ “moi”

Ảnh hưởng của tiếng Pháp vào âm V nếu có cũng không mạnh mấy vì một số tiếng Pháp có V khi được Việt hóa, một số giữ nguyên âm như vase biến thành vại, caver thành ca ve, cravate thành cà vạt, áo vest thành áo vết, một số biến thành âm khác như savon thành xà phòng hay sà bông, vagabond thành ma cà rông. Một điều khá mâu thuẩn là miền Nam chịu ảnh hưởng tiếng Pháp nhiều hơn các miền khác sao lại không có âm V? Cách nay vài ngàn năm tiếng Pháp bavard biến thành bacar tiếng Mã Lai, wa (hay nói) và bạ bạ bo bo (điên khùng) tiếng Thái, và ba hoa chích choè tiếng Việt; tất cả đều không có âm V. Con trai được tự điển ghi là blai, trong khi để chỉ male tiếng Thái là pụ chai, Quảng Ðông là nàm jái, Quan thoại là nán hái zĩ (nam nhi tử), và để chỉ trai gái tiếng Shan là sai / nang, tiếng karen là so / nan, tiếng Mon là man / nai, Chin là sai / sai. Làm thế nào mà miền Bắc lại nói con blai không giống ai hết, kể cả tiếng QÐ và BK mặc dầu tiếng Giao Chỉ được sách cổ Tàu xếp hạng giống tiếng Trung thổ Chung Pa, trên cả tiếng Quảng Ðông? Ta thấy trái (cây) được ghi là blái, kế bên có một chữ Nôm tạo thành bởi sự kết hợp của hai chữ Hán, chữ bên trái là guỏ (quả) chỉ nghĩa, đứng sát bên phải là chữ zhái (trái là nợ như trái phiếu) dùng để chỉ cách đọc. Như vậy tiếng Nôm đã chỉ rõ ràng cách đọc là tzái theo giọng Bắc.

6. Lập luận bắt cóc (Abductive reasoning)

Có giảng viên chính Hà Nội cho âm V có nguồn gốc từ Vĩnh gia; thuyết này rất khó chứng minh là sai nên xin ghi ra định nghĩa Lý luận bắt cóc:

Một dạng lý luận khoa học khác không phù hợp với lý luận quy nạp hoặc suy diễn là bắt cóc. Lý luận bắt cóc thường bắt đầu với một tập hợp các quan sát chưa đầy đủ và tiến hành giải thích có khả năng phù hợp nhất cho nhóm quan sát, theo Butte College. Nó dựa trên việc đưa ra và thử nghiệm các giả thuyết bằng cách sử dụng thông tin tốt nhất có sẵn. Nó thường đòi hỏi phải thực hiện một dự đoán được giáo dục sau khi quan sát một hiện tượng mà không có lời giải thích rõ ràng.

Ví dụ, một người đi vào phòng khách của họ và tìm thấy xé giấy tờ trên tất cả các sàn. Con chó của một người đã ở một mình trong phòng cả ngày. Người kết luận rằng con chó xé các giấy tờ vì đó là kịch bản có khả năng nhất. Bây giờ, chị gái của người đó có thể đã mang theo cháu gái của mình và cô ấy có thể đã xé nát các giấy tờ, hoặc nó có thể đã được thực hiện bởi chủ nhà, nhưng lý thuyết chó là kết luận khả thi hơn.

Lý luận bắt cóc rất hữu ích cho việc hình thành giả thuyết để được kiểm tra. Lý do bắt cóc thường được sử dụng bởi các bác sĩ chẩn đoán dựa trên kết quả xét nghiệm và các thẩm phán đưa ra quyết định dựa trên bằng chứng được trình bày cho họ.

7. Có nguồn gốc từ Vĩnh Gia, Đỗ Tiến Thắng

Bài viết rất khó nhận định là đúng hay sai; xin trích phần có liên quan

“Kể từ công trình đầu tiên về ngữ âm lịch sử tiếng Việt cách đây đúng 100 năm của H. Maspéro cho đến những công trình gần đây nhất, tuyệt đại đa số các nhà nghiên cứu, trong nước cũng

như ngoài nước, đều có kết luận ràng âm vị / v / “xuất thân” (source, origine) từ ba nguồn khác nhau và mãi đến sau thế kỉ 17 (Lời bàn: có nghĩa là V là do tiếng Pháp như Nguyên Nguyên) mới dần dần hòa làm một.

Nguồn thứ nhất là từ */ v /, nguồn thứ hai là từ */w/, nguồn thứ ba là từ */ p / và */ b / của giai đoạn Proto Việt-Chứt, cách nay trên 4000 năm [3, 58 - 62]. (Dấu hoa thị ở đây dùng để chỉ dạng tái lập âm vị hay tiền ngôn ngữ).

-Làng Vĩnh Gia nằm sát sông Mã, cách núi Đọ khoảng 2 km, dân số 4000 người, được cho là có dấu vết cổ xưa của ngôn ngữ Việt.

Một trong ba nguồn này vẫn còn được bảo tồn trong tiếng VG, đó là / b /. Chúng tôi đã tìm được các từ vả, véo, vốc (loại từ, ví dụ một vốc), vũng (nước),vanh/vành (ra), víu và một từ gốc Hán là vái được toàn bộ cư dân VG phát âm là bả, béo/bẹo/bẻo, bốc, bổng, banh/bành, bíu và bái. Có một điều thú vị là qua từ bả ~ vả của tiếng VG, có thể thấy thêm chứng tích từ vựng lịch sử. Trong tiếng Việt toàn dân, các từ vả, tát là khác nhau ở những nét nghĩa cụ thể (không thể nói Tát vào miệng, Vả vào má… ) nhưng trong tiếng VG, từ bả là chung cho cả hai. Ở địa phương này cách nói Bả cho một cấy, Bả vô mặt, Bả đuòm đuọp… mới là “thuần”. còn tát chỉ là cách nói mới. Nhân đây chúng tôi mạo muội cho rằng có một từ bả rất hiện đại (bả ma tít, sơn bả) cũng phái sinh từ từ bả “truyền thống” này.

Ngoài ra ở đây còn có nguồn thứ tư là âm M ở Vĩnh Gia

Những từ này, cho đến hiện nay vẫn được người VG phát âm là mú, mấu, mân (mê), mếu (máo), mằn (mò). Có một lưu ý là từ vấu trong ngôn ngữ toàn dân vẫn tồn tại bên cạnh mấu. Tương tự như vậy, bên cạnh vân vê vẫn còn mân mê; bên cạnh vếu váo, vày vò / vầy vò vẫn còn mày mò / mầy mò”.

Lời bàn:

Từ “xuất thân” ở trên có nghĩa là nguồn, nguồn gốc, source, origine. Nhưng các âm m , b, p không phải là nguồn gốc của v; chỉ có thể nói chúng biến thành v mà thôi.

Tác giả dùng Lý luận bắt cóc để tìm nguồn gốc V, như sau

i) b thành V

- Nhận xét riêng: phát âm là bả, béo/bẹo/bẻo, bốc, bổng, banh/bành, bíu và bái

-tương ứng với v toàn dân: vả, véo, vốc (loại từ, ví dụ một vốc), vũng (nước),vanh/vành (ra), víu và một từ gốc Hán là vái

- Kết luận (Bắt cóc): Phụ âm V có nguồn gốc từ âm vị b ở Vĩnh Gia.

ii)Tương tự cho m thành v

-người VG phát âm : mú, mấu, mân (mê), mếu (máo), mằn (mò), mầy mò

-tương ứng với ngôn ngữ toàn dân: vấu, vân vê, vếu váo, vầy vò

Kết luận(Bắt cóc):: V có nguồn gốc từ âm m ỏ VG.

Lý luận bắt cóc có xác suất đúng không cao, muốn chính xác phải kiểm chứng lại, nên nói v có nguồn gốc từ hai nguồn b và m ở Vĩnh gia là không chính xác. Hơn nữa âm V xuất hiện ở Giao chỉ chứ không phải ở vùng VG thuộc Cửu Chân.

Xin nêu thêm một thí dụ tương tự với lập luận trên:

-Gà ở VN có hai chân

-Kangaroo ở Úc có hai chân

-Vậy Kangaroo có nguồn từ Gà ở VN

Cũng phải biết Logic để tránh bị sai khi nhận định, phát biểu hay kết luận.

8. Thời kỳ âm V xuất hiện

Chữ khoa đẩu cho thấy tiếng Việt chưa bị ảnh hưởng tiếng Hán nên không có âm V, Qu, không phân biệt c và t, n và ng cuối từ, có các âm uơt, quờn chỉ có ở miền Nam và Campuchia nghĩa là giống phát âm miền Nam, vốn không bị ảnh hưởng tiếng Hán.

8.1. Âm V trong thời Bắc thuộc không có âm V. Vậy âm V phải có sau thời độc lập nhà Đinh thế kỷ thứ 9 (968 CN-980 CN)

8.2. Âm V có trước thời Pháp vì miền Nam tiếp xúc với Pháp nhiều hơn miền Bắc vào thế kỷ 16 nhưng không có âm V

8.3. V phải có trước Việt sử lược thế kỹ 14 vì có từ Hùng Vương

8.4.. V phải có sau chữ Khoa Đẩu vì chữ này không có V

Đồ thị thời gian âm V suất hiện:

////////Chữ Khoa Đẩu//////////////Nhà Đinh9------------------- VSL14/////////Pháp16///////

Vậy V xuất hiện khoảng thế kỷ 9 CN-14 CN.

9. Chữ Nôm có V

Muốn biết thời gian xuất hiện của V; ngoài chữ Quốc ngữ, còn có một loại chữ chính xác hơn là chữ Nôm; chữ này cho thấy nhận xét trên không sai.

Phạm Huy Hổ trong "Việt Nam ta biết chữ Hán từ đời nào?" thì cho rằng chữ Nôm có từ thời Hùng Vương. Văn Đa cư sĩ Nguyễn Văn San lại cho rằng chữ Nôm có từ thời Sĩ Nhiếp cuối đời Đông Hán thế kỷ thứ 2. Nguyễn Văn Tố dựa vào hai chữ "bố cái" trong danh xưng "Bố Cái đại vương" do nhân dân Việt Nam suy tôn Phùng Hưng mà cho rằng chữ Nôm có từ thời Phùng Hưng thế kỷ thứ 8. Ý kiến khác lại dựa vào chữ "cồ" trong quốc hiệu “Đại Cồ Việt” để cho rằng chữ Nôm có từ thời Đinh Tiên Hoàng (ở thế kỷ thứ 9, thời Đinh Tiên Hoàng; 22 thán 3 năm 924- tháng 10 năm 979).

Trong một số nghiên cứu vào thập niên 1990, các học giả căn cứ vào đặc điểm cấu trúc nội tại của chữ Nôm, dựa vào cứ liệu ngữ âm lịch sử tiếng Hán và tiếng Việt, so sánh đối chiếu hệ thống âm tiếng Hán và tiếng Hán Việt đã đi tới kết luận rằng âm Hán Việt (âm của người Việt đọc chữ Hán) ngày nay bắt nguồn từ thời nhà Đường – nhà Tống thế kỷ 8-9. Và nếu âm Hán Việt có từ thời Đường, Tống thì chữ Nôm không thể ra đời trước khi cố định cách đọc Hán Việt (nếu xét chữ Nôm với tư cách hệ thống văn tự) và chỉ có thể ra đời sau khoảng thế kỷ thứ 10 khi người Việt thoát khỏi nghìn năm Bắc thuộc với chiến thắng của Ngô Quyền vào năm 938.

10. Âm răng môi là nguồn gốc của V

Nhận xét:

- Trong thời cổ phát âm VN chưa có âm V, nhưng có âm nhẹ tròn môi U, W,Y

Chữ Khoa Đẩu cho thấy tiếng Việt chưa bị ảnh hưởng tiếng Hán nên không có âm V; dùng D thay cho V, không có Qu, không phân biệt c với t, không phân biệt n và ng cuối từ, có các âm uơt quờn chỉ có ở miền Nam và Campuchia, nghĩa là giống phát âm miền Nam vốn không bị ảnh hưởng tiếng Hán

- Người Bắc xữ dụng âm răng môi Z, Zh (tr) nhiều nhất thế giới

Ngoài ra còn có thêm các âm “bán răng môi” (chằn miệng): t, n cuối từ; và các âm giọng Bắc

Thí dụ: ănh (giọng Bắc) cắt lan, lănh đănh (lênh đênh), bồng bằnh

-Vì không nói được âm tròn môi nên:

w biến thành v như wương thành vương

y biến thành v như Yun Nan thành Vân Nam

Đồng loạt các âm m,n,p,b biến thành v như (Đổ Tiến Thắng)

-bả, béo/bẹo/bẻo, bốc, bổng, banh/bành, bíu và bái; biến thành

vả, véo, vốc (loại từ, ví dụ một vốc), vũng (nước),vanh/vành (ra), víu và một từ gốc Hán là vái

- mú, mấu, mân (mê), mếu (máo), mằn (mò), mầy mò; biến thành

vấu, vân vê, vếu váo, vầy vò

Lời bàn:

-Như vậy có 6 âm w,y,m,n,b,p biến thành v nên số âm v tăng lên khoảng 6 lần mức bình thường các nước Ấn, Âu

-Cách đếm khác bằng thông kê:Nếu đếm theo từ thì tiếng Việt có V nhiều hơn một chút nhưng vì mỗi từ tiếng Việt chỉ có một, hai âm tiết trong khi tiếng Tây Phương đa âm tiết nên tiếng Việt có âm V nhiều gấp 5 lần tiếng Tây Phương

Tóm tắt: Trong thời Bắc thuộc, VN xữ dụng Hán tự đọc theo âm QT; có các âm W, Z, SH, ZH.

Sau thời kỳ độc lập nhà Đinh thế kỷ 9 CN vài trăm năm, tiếng Hán Việt hình thành; âm W, Z vẫn còn nhưng SH, ZH biến thành S, Z và nhiều âm khác. Vì xử dụng đại trà âm răng môi Z nên không thể phát âm các âm tròn môi W, Y, D, Gi, Qu. Các âm này cùng với các âm p, b, m,n biến thành V; trể nhất vào thế kỷ 14 CN thời Việt sử lược, lần đầu tiên xuất hiện từ Hùng Vương.

8 âm cùng biến thành V thì số âm V nhiều ít nhấ 5 lần tiếng Ấn Âu cũng là chuyện thường như ở phường.

Một cô bạn làm cho chủ Úc một hôm ông này nói

-Tao thấy tiếng Chinese nghe không hay

-Cô bạn hỏi: Vậy tiếng Việt tụi tao thì nào?

-Rất hay

Nói xí xô xí xào như Mao TZe Tung thì làm sao mà hay cho được?

Lời bàn: Tiếng Quan Thoại dùng quá nhiều âm Z, Zh, Sh nên nghe nhiều ù tai; tiếng Đài Loan hay Triều Châu nghe khá hơn.

Tiếng Bắc để phát biểu hay ca nhạc vàng VN thì hay nhưng hát nhạc Rock không giựt gân vì không thể phát ra hết công lực, do xữ dụng đại trà âm răng môi; diễn kịch hay lồng tiếng thì nghe mệt nghỉ vì dùng quá nhiều Z, Zh, V. Tiếng Đại Hàn nói và hát nghe không đến nổi tệ.

Phim tập chỉ lồng tiếng miền Nam nhưng dùng giọng Bắc cho các nhân vật cùng hung cực ác như Mai Siêu Phong, Lý Mạc Sầu trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung; giọng the thé mới sởn tóc gáy, hơn nữa giọng Bắc còn dùng để lồng tiếng người ngoại quốc nói tiếng Việt lơ lớ.

Thầy tôi, cố Gs Roch Cường; người Bắc có bằng Cử nhân văn chương của Pháp, nói tres bien thành tres biên, vì “bien” phải nói “byen” giọng mũi mới đúng; chỉ có miền Nam mới nói được âm này. Hồi học Đại học Sư Phạm, một giáo sư người Pháp; luôn mặc quần short áo ngắn trong mùa đông rất lạnh, chê mấy sinh viên không phải người Nam nói tiếng Pháp sai giọng.

Tôi nói với một thông dịch viên NT Thức: Bà B.Thuận thông dịch tiếng Anh không đúng

Thức: Bà này là PhD Sinh học của Australia thì làm sao tiếng Anh dở được?

Tôi nói : Nói tiếng Anh còn dư âm Bắc, nghĩa là còn hơi hám âm răng môi nên phát âm không thoát được các âm tròn môi.

11.Tại sao chỉ có Anh Mỹ mới có bảng nhạc Rock nổi tiếng?

Nhạc Rock của Pháp êm tai vì dùng từ đa âm tiết dài loòng thoòng, trong khi nhạc Anh Mỹ hầu như chỉ xử dụng từ đơn âm tròn môi; phát ra âm rất to dễ gây kích động.

Thí dụ một câu của bảng nhạc Rock “The day you went away”; chỉ dùng từ đơn âm tròn môi

I never cried

I just watched

My life go by

Thí dụ khác: Câu “Ví dầu cầu ván dưới trăng”

người Bắc dùng âm răng môi “Ví zầu cầu ván zưới zhăng”; phát âm nhỏ chừng một nửa so với người Nam dùng âm hở môi “Dí dầu cầu dáng dưới trăng”

Nhưng không phải to tiếng là hay, trái lại có thể gây trở ngại cho người cần sự yên tĩnh: người Quảng Đông bị người Tàu cho là to mồm nhất Trung Hoa; trong cuốn Người Trung Quốc xấu xí.

Hồi nhỏ mình từ ngoài Bắc vào Nam, thấy các bạn người miền Nam cứ nói "đi 'dzô' " chứ không nói "đi 'vô' ", nên cứ bảo các bạn ấy là nói ngọng.

Vừa rồi mình về Bắc, thấy đàn ông ngoài đó ngồi nhậu họ cụng ly cũng hô "dzô", "dzô", "dzô"...

chứ không phải "vào", "vào", "vào", hay "vô", "vô' "vô"... Hoá ra đó là các bạn miền Nam nói giống các cụ nhà mình cách nay mấy chục thế kỷ hơn.

Lời bàn:

Nói “dô” thì tròn môi nên kêu to còn nói “vào” là âm răng môi; âm thanh nhỏ không phát ra hết công lực. Hơn nữa, thời cổ đã có hò dô ta chớ không có hò vô ta hay hò vào ta; chứng tỏ thời cổ không có V. Bài “Chữ Khoa Đẩu” cho thấy thời cổ đại tiếng Việt không có âm V

Giải thích:

Thời Bắc thuộc do học chữ Hán để thi cử nên quen phát âm Z, Sh hay Zh tiếng Quan Thoại, bởi thế mới có câu “xí xô xí xào như Chệt chìm tàu”; người Bắc nói Tr rất giống Zh

Thí dụ 1: Nhà Châu giết nhà Thương

Zhou sha (sát) Shang

Người VN nói “Nhà Zhâu ziết nhà Thương”

Thí dụ 2:

Whole positive find total water

Toàn thể tích cực tìm toàn bộ nước

Zhěng Zhèng Zhǎo Zǒng Shuǐ

Phát âm rất dễ phân biệt với Quảng Đông và Đài Loan vì dùng âm gió Sh và Zh. Tuy Đài Loan cũng có hai âm này nhưng phát ra gió ít hơn.

Vài trăm năm sau thời kỳ độc lập của nhà Đinh thế kỷ thứ 9 CN, các âm Sh và Zh dần dần thay đổi thành âm S và Z và nhiều thứ khác như dưới đây

Quan thoại thành Hán Việt có V

11.1. V phát xuất nhiều nhất là W, kế đến là Y:

W biến đổi theo thứ tự: W (QT), W (Hán Việt), V (H V)

Wei (QT), wệ (HV), vệ

Wáng, wương, vương

Wu, wật, vật

Yún, wân, vân

Yún Nan, wân Nam, Vân Nam

Yuè, wiệt, Việt

You, wưu, vưu

Lời bàn: Âm V tạo thành do hai nguồn là W, Y; số âm V tăng lên gấp hai lần, hổ trợ thêm bởi các nguồn p, b, m, D, Gi, Qu thì tăng hơn 5 lần.

Ngoài ra còn nhiều biến đổi khác nữa

11.2. j thành c: jiu thành cửu (số 9), jiao thành cước (chân)

11.3. y thành d: yi thành dịch, yê thành diệp, yin thành dân (Bắc nói thành Z:zịch, ziệp, zân)

11.4. y thành i: yan thành iêu (tình), yan thành iết (hầu)

11.5. z thành t, r: zai thành tải, zâu thành trâu

11.6. Zh thành tr: zhu thành trú (ngụ), zhuó thành trọc hay hói

11.7. Sh thành s miền Nam: shuang thành sương, shoãng thành sáng, shoù thành thụ, jiao shou thành giáo thụ tức professor.

VN gọi Professor là Giáo Sư không đúng, nhưng có thể gọi Giáo sư là Professeure tiếng Pháp thì được. Đố các bạn tại sao?

Xin trả lời: Vì người Pháp gọi thầy giáo Trung Học là Professeure hay Maitre, mà Maitre tiếng Anh là Master; trong nước dịch là Thạc sĩ. Các từ nầy được xữ dụng cho Trung học trước, mãi về sau mới đem lên đại học. Anh Mỹ không dùng như thế nên Professor, khác với Professeure; chỉ dùng cho Đại học.

Khi phát âm Z thì răng, môi khép lại nên người Bắc không thể nói được các âm nhẹ hở môi W, Y, D, Gi, Qu, mà phải biến lung tung thành nhiều âm khác như sau

Y thành i: đồng Yen của Nhật thành đồng iên

Y thành Z: Yoga thành Zoga hay i-ô ga

Các từ Anh Pháp biến đổi thành nhiều âm khác nhau

W thanh OA: Hawaii thành Hạ oai di, Nu Wa thành Nữ Oa

Wa thành Hoa: Washinton thành Hoa Thịnh Đốn, Chung Wah thành Trung Hoa

W thành U: Watt thành U-át, Woolworths thành un u-ớt

D, Gi thành Z : dân giả thành zân zả

Qu thành Kw: quả quít phát âm miền Nam thành kwả kwít phát âm miền Bắc; quốc gia miền Nam thành kwốc za miền Bắc.

Vì chưa có âm V nên Văn Lang nguyên gốc là U-ăn Láng hay Wăn Láng. Đó là một trong những lý do mà người Bắc nói rất nhiều âm z, dz và V.

Ða số các âm W và Y tiếng Tàu biến thành V tiếng Hán Việt, vì W rất gần âm V như wãn biến thành vãn, wạn thành vạn, wén thành văn, Wén Lang thành Văn Lang, Washington thành Hoa Thịnh Ðốn. Thực ra viết Wa Thịnh Ðốn thì đúng phát âm hơn như một lá thư Lá thơ từ Wa Thịnh Ðốn, “Con yêu quí, Mẹ viết thư này thật chậm vì biết con đọc nhanh không được. Cha con mới tìm được việc mới dưới tay có 500 người. Nói rõ hơn, cha con cắt cỏ trong nghĩa địa Chung Wa có 500 mộ. Tuần này chỉ mưa có hai lần: mưa lần thứ nhất ba ngày; sau đó bốn ngày.

Nếu cho là miền Bắc có W mà không có V trước khi có chữ Quốc ngữ thì tại sao chữ Quốc ngữ lại không viết " wợ wui wẽ wái wòng wòng wu wơ" ? Thực sự miền Bắc không có âm W nên chữ Quốc ngữ cũng không có. Ðó là lý do tại sao các từ nguyên gốc W bị đổi túi bụi thành Ho, V, Oa, Qu như “Wũ Wén Wòng đi Chung Wa ghé Hawaii” trở thành “Vũ Văn Hoàng đi Trung Hoa ghé Hạ Oai Di”

Đối với phía Nam phát âm U-ăn Láng gần với Urang tiếng Chàm (urang Chăm là người Chàm, người Chiêm, dân Chiêm Thành, người Hời...), ôrang tiếng Mã Lai, Indonesia (Orang utang tiếng dùng để chỉ con đười ươi, Orang là người và utang là già) và arăng tiếng Ê Đê thuộc tộc Chàm.

Vậy Văn Lang là Urang có nghĩa là Người và là tên của người Iu Mien.

J cũng có thể biến thành V như juôt tiếng Khmer thành chuốt và vuốt, jôl thành vô (dô) Không thể có trình tự biến chuyển từ tiếng Hán hay tiếng một nước khác sang tiếng Việt một cách vòng vòng và đồng loạt biến đổi W,Y, J thành B rồi đợi đến thời Pháp thì B thành V. Xác suất toán học không cho phép một biến cố như thế xảy ra thường xuyên.

Ngay cả Việt kiều cũng có chuyện về âm V

Một Việt kiều Mỹ phóng xuống sông Sài Gòn, lôi được một con chó sắp bị chết chìm vào bờ, làm hô hắp nhân tạo và cứu sống được nó. Một chú Pa đang đứng tỏ ý coi thán phục, hỏi: "Có phải nị wet phải không?" "Ờ, tôi là vet bị wet"

12. Người miền Nam nói V thành D,Y

Người miền Nam nói được chữ V nhưng không nói vì thói quen chớ không phải là nói không được, có khi họ nói đúng giọng Anh Pháp hơn là đằng khác. "Không nói không có nghĩa là nói không được"; các miền khác thì "không nói được là nói không được".

Một anh chồng người Bắc than với bà vợ người Nam: Hôm nay lại cái món vi cá vồ! Vợ: Anh thích di cá dồ ngày thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, rồi thình lình anh không thích nữa, tại sao? Anh ban ngày lái Vespa, tối coi vidéo rồi kara ô kê bằng DVD suốt tối sao không chán? Chán quá anh chồng ra quán bia ôm, gặp một cán bộ miền Bắc và một xì thẩu Chợ lớn. Anh chồng kêu: "Cho một L hai G" Hầu bàn: "Một chai La de và hai chai ông già chống gậy, như thường lệ phải không?" Anh chồng: "OK"

Xì thẩu: "Cho ngộ hai P một N" Hầu bàn: "Nị gọi cái gì?" Xì thẩu: "Hai chai pia, một ngầu pín"

Cán bộ miền Bắc thấy thế bèn bắt chước: "Cho tôi 66" Hầu bàn ngạc nhiên: "66 là cái gì vậy?" Cán bộ: "Thì hai chai la dze 33"

Tuy có một số từ nói sai nguyên gốc như “Chà dà ma ní tí te, cái bụng thè lè con mắc ốc bu”; Chà dà là Java, hay “cầu sung dừa đủ xài” (mâm ngũ quả của miền Nam gồm mãng cầu Xiêm, dừa, trái sung, đu đủ, xoài với ngụ ý “cầu sung vừa đủ xài”; nhưng nói được V rất rõ trong tiếng Pháp như vocabulaire (vỏ cá bự lại rẽ), vagabond (va ga bông), va-li, vi la, va ni (vanilla), sơn véc-ni, volt, đi-văng gỗ.

Những từ như TV, video, Vespa ở miền Nam ai cũng đều nói rất đúng; kể cả dân nhà quê, không ai nói Ti Di, Di đê ô, Dết pa. Tại sao?

Đáp: Chỉ là thói quen, hay tại vì tiếng Việt có quá nhiều V; sợ mỏi miệng nên làm biếng không nói.

Vân Tiên cõng mẹ trở ra 
Ðụng phải chà dà cõng mẹ trở dô 
Vân Tiên cõng mẹ trở dô 
Ðụng phải chày dồ cõng mẹ trở ra

Tham Khảo

1. Nguyên Nguyên: Thử tìm lại phát âm chữ V trong tiếng Việt cổ vietgle.vn/diendan/showthread.php?t=45366

2. Hindi &Urdu Phrasebook of Rough Guide Ltd

3. english vietnamese online dictionary

4. A History of South-East Asia, D.G.E. Hall, page 45

5. Tự điển Việt – Bồ La

No comments:

Post a Comment