Jan 30, 2018

CHỮ KHOA ĐẨU - Bài nghiên cứu của GS.Đoàn Văn Phi Long

Lời giới thiệu : Giáo Sư Đoàn văn Phi Long là giáo sư dạy Toán tại trường Trưng Vương trước 1975. Sau khi định cư tại Úc song song với việc dạy Toán cho nhiều thế hệ học sinh Việt tại gia, từ năm 1987 Thầy còn bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu về Nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Đây là một chương trong khoảng 30 chương của " Nguồn gốc dân tộc Việt Nam". 


Đặc san TV6370 xin cám ơn Thầy Đoàn văn Phi Long đã gửi bài cho, và xin trân trọng giới thiệu đến các bạn TV và độc giả khắp mọi nơi .

CHỮ KHOA ĐẨU
Đoàn văn Phi Long

A. Lịch sử chữ viết
Văn Hóa Hòa Bình . 
Từ đầu công nguyên đến thế kỷ X, Việt Nam chịu sự đô hộ của phong kiến Trung Hoa, chữ Hán và tiếng Hán được giới quan lại cai trị áp đặt sử dụng. Theo Đào Duy Anh thì nước Việt bắt đầu có Hán học khi viên Thái thú Sĩ Nhiếp (137 - 226) đã dạy dân Việt thi thư. Trong khoảng thời gian hơn một ngàn năm, hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều bằng chữ Hán.

Năm 1923, Madelaine Colani (1866-1943) một nhà khảo cổ nổi danh Pháp khai quật một số hang động tại một vùng Bắc Việt Nam. Bà nhận thấy những chứng vật đào được khác với các nền văn minh trên thế giới nên bà đề nghị “Một Nền Văn Hóa Hòa Bình”. Cả thế giới đều chấp nhận đề nghị của bà. Cùng năm 1923, trong khi bà đào quật một hang động vùng Văn Hóa Hòa Bình, bà tìm thấy hai chiếc điã gốm nhỏ ở chân núi Lam Gan có khắc hai chữ Sĩ và chữ Thượng. Nhưng niên đại cuả hai chiếc điã nhỏ ấy là 8000 TCN, thời gian mà người Tàu chưa có chữ viết. Chữ Sĩ và chữ Thượng phải là chữ viết của dân tộc Hòa Bình thuộc chữ Khoa đẩu. Hai chứng tích này làm điên đầu các nhà khảo cổ vì chữ nhà Thương xuất hiện vào 1300 TCN, tức là 6.700 năm sau chữ viết trên hai điã nhỏ này. Chữ viết Hòa Bình có mặt 2000 năm trước chữ tượng hình Ai Cập. Văn hóa Hòa Bình bao gồm Đông Á như Indonesia, Trung Hoa, Nhật Bản.

Nhà ngôn ngữ học Paul Rivert cho rằng nền văn hóa Hòa Bình cùng với lối chữ con nòng nọc này đã được truyền bá khắp nơi góp phần tạo nên các chữ viết của các dân tộc Thái Lan, Lào, Chăm, Cao Miên, Nam Dương, Miến Điện, Tây Tạng, Ấn Độ, Srilanka (TK 1). Nhà Thương hay nhà Ân, Ân Thương (1766 TCN - 1122 TCN)

Đây là triều đại đầu tiên được công nhận về mặt lịch sử là một triều đại Trung Quốc (TK 2). Khoảng năm 1300 trước Công Nguyên chữ viết đầu tiên được biết đã xuất hiện ở nền văn minh nhà Thương - họ đã phát triển chữ viết có hơn ba nghìn ký tự, một phần là tượng hình và một phần là tượng thanh. Suốt thời nhà Thương (1600 TCN -1050 TCN) không có sử viết để lại chứng minh là chữ Hán được phổ biến thời đó. (Hình 1)

Chữ Thương ( H1)

Những chữ này đã đạt đến giai đoạn “hội ý” mà không qua các giai đoạn căn bản thuần túy tượng hình và chỉ sự nào cả. Như vậy không phải là nguồn gốc chữ Hán vì chữ này cần chữ tượng hình. Sử gia Ta, Tây và Tàu không biết dân nhà Thương là ai nên không biết nguồn gốc chữ nhà Thương. Xin xem chương Nhà Thương ở kỳ tới.

Nguồn gốc chữ Hán
Theo lệnh của Chu Tuyên Vương (827TCN – 782 TCN), các Thái sử đã thêm bớt chữ khoa đẩu tạo ra chữ Đại triện viết sử để mọi sắc tộc có thể đọc được, 2.827 năm trước khi chữ giáp cốt được đào quật lên năm 1899 ở vùng Văn Hóa Ngưỡng Thiều. Vậy chữ Hán bắt đầu với chữ Đại triện. Chữ khoa đẩu không phải là chữ nhà Thương vì chữ nầy gần với chữ Hán, xem hình bên dưới. Tại sao không dùng chữ nhà Thương mà dùng chữ khoa đẩu? Lý do là các học giả nước Lỗ, Sở, Việt, Ngô, Tần, Tề… đều thấm nhuần tư tưởng của Khổng Tử thì họ và các môn đệ phải có cùng một chữ viết và tiếng nói với nước Lỗ, đó là chữ khoa đẩu và vì tượng thanh nên có đầy đủ chữ để diễn tả mọi sự việc (TK 3).
Chữ nhà Thương có rất ít từ thông dụng, chắc không tới 1000 từ. Phải đổi ra chữ Đại triện để thống nhất tiếng nói và chữ viết.

Năm 213 TCN, theo lệnh của Tần Thủy Hoàng, Thừa Tướng Lý Tư chỉnh đốn lại sự hổn độn văn tự, sắp đặt lại cho thống nhất, giải thích cách cấu tạo, ý nghĩa các chữ mà không sáng tạo thêm chữ mới nào cả. Ông cho xuất bản 3.300 chữ được goị là Tiểu triện. Vậy Đại triện và Tiểu triện không khác nhau còn đậm màu chữ khoa đẩu của người Việt.


Khoa Đẩu Thành Hán (Hình 2)


Chữ Lạc Việt ờ Quảng Tây ( 2011)
Chữ viết Lạc Việt này có mầm mống vào thời đầu của thời đại đồ đá mới, hình thành vào thời kỳ đỉnh cao của 'văn hóa xẻng đá lớn' (4000-6000 năm trước), vào thời đầu của thời đại đồ đá mới. Khối đá có chữ viết lớn nhất là dài 103 cm, rộng 55 cm, trên bề mặt khắc đầy mấy trăm tự phù, phần lớn là chữ cúng tế và lời chiêm bốc, trên những phiến đá này có hơn 1000 tự phù và tìm thấy đàn cúng tế loại lớn của người Lạc Việt cổ ở trên núi Đại Minh - tỉnh Quảng Tây. Nó cho thấy chữ viết của người Lạc Việt cổ sớm hơn chữ giáp cốt của nhà Thương ở Trung Nguyên đến hơn 1000 năm, phá bỏ quan niệm tổ tiên của dân tộc Tráng là người Lạc Việt không có chữ viết. (TK 4)
So sánh chữ Lạc việt Quảng Tây và chữ nhà Thương
Từ Zhuang người Trung Hoa dùng sai vì người Thái không bao giờ tự xưng mình là Zhuang hay một từ có gốc từ Human. Hơn nữa không có người Quảng Tây mà chỉ có người Quảng Đông ở Quảng Tây. Như vậy Lạc Việt là người Việt chớ không phải người Thái. Sau cùng chữ Lạc Việt không giống chữ Hán mà giống chữ khoa đẩu của người Việt hơn là chữ của người Thái vốn là vay mượn chữ người Việt.

Chữ Quảng Tây (hình 3)

Khổng tử (551 TCN, 479 TCN)
Khổng An Quốc, cháu 12 đời sau của Khổng Tử đã ghi trong bài tựa cuốn Thượng Thư (Kinh Thư) như sau: “… thời Lỗ Cung Vương, thích sửa sang cung thất, Vương cho phá nhà cũ của Khổng Tử để mở rộng thêm. Trong tường nhà tìm được Thư; phần: Ngu, Hạ, Thương, Chu cùng Tả Truyện, Luận Ngữ, Hiếu Kinh đều viết bằng chữ Khoa Đẩu cổ văn. Khổng Tử học chữ khoa đẩu và Lễ giáo từ người Việt. Lễ giáo là Hindu giáo được truyền bá vào Trung Hoa, VN như đồng bóng miền Bắc, nhạc lể của miền Trung.
Thiền sư Lê Mạnh Thát
Ông khẳng định truyền thuyết An Dương Vương đánh bại vua Hùng Vương thứ 18 rồi lập nên một triều đại (dưới ngòi bút của Ngô Sỹ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư) là không có thật, nó chẳng qua chỉ là một phiên bản của câu chuyện Mahàbhàrata từ Ấn Độ truyền vào Việt Nam thời Hùng Vương mà thôi. Ông cũng tiếp tục đối chiếu sử sách và khẳng định không những không có chuyện Triệu Đà đánh An Dương Vương (vì làm gì có An Dương Vương mà đánh!) mà nước ta cũng không bao giờ bị Triệu Đà chiếm. Nước Nam Việt của Triệu Đà chưa bao giờ bao hàm nước ta trong đó cả (TK 5).
Chỉ dùng phương pháp Suy luận năm 2002 trong bài Triệu Đà của ĐVPL có viết rằng Triệu Đà không có chiếm Giao Chỉ, Cửu Chân mà chỉ nhận ấn tín mà thôi vì nhiều triều đại ở VN coi Triệu Đà là như người một nhà:

Đầu tiên là hai bà Trưng (40-42 AD) đánh lấy 65 thành tức chiếm lại toàn bộ nước Nam Việt của Triệu Đà. Hai Bà sống cách đời cuối họ Triệu có 150 năm ắt phải hiểu rõ đầu đuôi gốc ngọn của các diễn biến. Nếu bảo rằng Triệu Đà là kẻ xâm lăng thì sao hai Bà chẳng những dành lại Giao chỉ mà còn chiếm luôn cả đất của họ Triệu? Và tại sao mọi nơi đều cùng nhau hưởng ứng, kể cả chủng tộc Thái Quảng Tây?
Kế tiếp là Lý Bí hay Lý Bôn (541-547) người Tàu ở 7 đời thành người Việt đánh đuổi nhà Lương ra khỏi Giao Châu, tự xưng Nam Việt Đế tức Lý Nam Đế. Đinh Bộ Lĩnh (968 -980) đặt tên nước là Đại Cồ Việt và phong con trưởng tên Liễn làm Nam Việt vương.
Năm 1251 Lý công Uẩn nhà Lý đặt tên nước là Đại Việt, bỏ bớt chữ cồ. Như vậy là tới thời nhà Lý người Việt quên mất ý nghĩa quan trọng của từ cồ.
Nùng Trí Cao (1048) người Thái đánh phá Tống chiếm được đật châu của Quảng Đông và Quảng Tây, đặt tên nước là Đại Nam.
Lý Thường Kiệt phá Tống (1074) đòi lại Lưỡng Quảng củaTriệu Đà. Cách nhà Triệu hơn một ngàn năm mà còn đòi đất của Triệu Đà? Cũng may là nhà Lý không cai trị dân Tàu, bằng không nước ta đã bị hòa tan vào nước Tàu như Mông Cổ, Mãn Châu đã bị biến thành vùng đất Tàu vì đã đô hộ nước Tàu.
Năm 1802 vua Gia Long sai đại sứ Lê Quang Định sang Trung Hoa xin nhà Thanh tấn phong và đặt tên nước là Nam Việt sau cùng phải đổi thành Việt nam.

B. Chữ Khoa đẩu bởi Giáo thụ Đổ văn Xuyền (TK7)

Nhà nghiên cứu 90 tuổi bỏ ra 50 năm tìm chữ Việt cổ nhiều nhất ở Thanh Hòa tức Cửu chân quê hương của Bình Định Vương Lê Lợi.

Chữ Mường (Hình 4) 

Hai mươi bốn chữ cái Mường (Thanh Hóa), trang 19 TK 6, hơi khác chữ khoa đẩu của nhà nghiên cứu Đỗ văn Xuyền.

Tại sao người Mường, Thái, Chàm có chữ viết mà VN không có chữ viết, chỉ dùng chữ Hán sau đó chữ Nôm? Lý do là người Giao chỉ bị Tàu cai trị trên 1000 năm, cấm xữ dụng chữ viết khoa đẩu, sách vở đều bị thiêu đốt hay mang về Tàu, thay vào đó Sĩ Nhiếp mở trường dạy và thi Hán tự. Ngay cả hiện nay cũng thích chữ Hán, ai không dùnd thì bị cho là nôm na mách qué hay quê mùa. Người Mường thích ở nơi rừng núi và có tinh thần chống đối mạnh mẽ hơn nên ít bị đồng hóa, giống như ở Miến Điện người Mon còn giữ được tiểu ban Mon trong khi người Khmer bị đồng hóa còn bên Trung Hoa người Iu Miên bị đồng hóa còn người H’Mong ở rừng núi nên ít bị ảnh hưởng.
Người Mường ở Cửu Chân ít bị ảnh hưởng của người Hán vì người Giao Chỉ lập nước ở đồng bằng trong khi người H’Mong ở Cửu Chân sống ở rừng núi gìn giữ được chữ Mường, và đây cũng là chữ cổ của Giao chỉ.

Lên mạng để kiểm chứng lại thì thấy có hơn 30 websites ở VN nói về chữ Mường nhưng chẳng thấy chữ Mường nào cả, được giải thích là không có unicode chữ Mường nên không liệt kê ra được. Chuyện nhỏ thôi chỉ cần scan hay chụp hình là xong ngay.

Chữ khoa đẩu được gọi chữ nòng nọc. Đổi từ HV ra Quan Thoại thì khoa là ke tức con nòng nọc còn đẩu là dõu tức rung rẩy. Vậy khoa đẩu là con nòng nọc rung, tiếng Anh là tadpol script thu gọn của tadpol trempling script.

Thay cho chữ Mường, đi tìm chữ khoa đẩu thì có hơn 30 website đăng hình chữ này.

“Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, Tiền biên, quyển 1 viết như sau: “Đời Đào Đường, phương Nam có Việt Thường thị qua hai lần sứ dịch sang chầu, dâng con rùa thần; có lẽ nó được đến nghìn năm, mình nó hơn ba thước, trên lưng có văn khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là quy lịch”.

Chữ khoa đẩu cho thấy tiếng Việt chưa bị ảnh hưởng tiếng Hán nên không có âm V, qu, không phân biệt c và t, n và ng cuối từ, có các âm uơt quờn chỉ có ở miền Nam và Campuchia nghĩa là giống phát âm miền Nam vốn không bị ảnh hưởng tiếng Hán.

Bảng tóm tắt chữ Khoa đẩu Việt. Muốn rõ thêm chi tiết xin xem TK 7


Chữ Hán học bảy năm được 2000 chữ đủ để coi báo, muốn nghiên cứu phải học thêm ít nhất 10 năm. Chữ Quốc ngữ học ba tháng còn chữ khoa đẩu nếu dùng bảng tóm tắt trên thì người lớn trong một hai ngày là có thể đọc và viết được.

Đoàn Văn Phi Long

Tham Khảo
1 . Viêt tộc có chữ viết không? Nguyễn Thành Đệ
/vinh2sg.wordpress.com/2015/09/27/viet-toc-co-chu-viet-khong/
2. Nhà Thương vi.wikipedia.org/wiki/Nhà_Thương
3. Việt tộc có chữ viết không ? Nguyễn Thành Đệ
luanhoan.net/gocchung2014/html/bm%2015-3-2014%2016.htm
4. Chữ Lạc Việt Quảng Tây
diendan.lyhocdongphuong.org.vn/chu-de/23954-chữ-việt-cổ-ở-nam-dương-tử/
5. cvdvn.net/2016/08/05/thien-su-le-manh-that-va-nhung-phat-hien-lich-su-chan-dong-7-phan/
6. Việt Nam Văn Học Toàn Thư của Hoàng Trọng Miên
7. Professeur Đổ văn Xuyền
Lysoviet.vn/index.php?threads/Đi-tìm-chữ-việt-cổ-bản-dự-thảo-lần-thứ-nhất-để-xin-ý-kiến.1045
Nếu khó tìm thì dùng Google Advanced Search

No comments:

Post a Comment