CHUYỆN ĐÔI GIẦY
HANNAH NGUYÊN
CHUYỆN ĐÔI GIẦY
Ngày xưa, khi loài người còn đi chân không, ở xứ đó, có ông vua, mỗi lần đức vua đi đâu thì quần thần phải đi theo để trải thảm đỏ cho vua đi khỏi đau chân. Vua lấy làm phiền hà nên mới truyền rằng :
- Có ai nghĩ ra cách cho ta một tấm thảm để lúc nào ta đi thì có sẵn dưới chân mà không phải bận rộn nhiều người ?
- Vài hôm sau, có một kẻ bọc một gói khư khư xin yết kiến, nhất định ra mắt vua tấm thảm thần. Vua cho vào và được xem thấy đôi giày đầu tiên.
- Tâu Vua, đây là tấm thảm đặt dưới chân vua,khi nào đi đâu, Vua chỉ cần mang vào chân là xong.
Vua đi vào vừa êm ,vừa đẹp, sang trọng lịch sự hẳn ra, vua đặt tên đó là đôi giày,và cho nhân gian được quyền làm giày mà đi cho tiện, đẹp và quý phái như vua ! và từ đó, nhân gian bắt đầu bắt chước vua mà mang giày mang dép . Ai đó đã kết luận một câu xanh rờn rằng :
Vua đi vào vừa êm ,vừa đẹp, sang trọng lịch sự hẳn ra, vua đặt tên đó là đôi giày,và cho nhân gian được quyền làm giày mà đi cho tiện, đẹp và quý phái như vua ! và từ đó, nhân gian bắt đầu bắt chước vua mà mang giày mang dép . Ai đó đã kết luận một câu xanh rờn rằng :
- Nếu bạn không đang mang một đôi giày ( hoặc guốc dép ) ở chân , thì bạn đang ở trên một cái giường !
- Có nghĩa là bạn phải đi đây đi đó...Khắp chốn nhân gian...đi loanh quanh cho đời mỏi mệt- và đến lúc mệt nhoài thì bạn lăn đùng ra, vứt đôi giày hoặc đôi dép ở chân giường !
Từ khi nhân gian bắt đầu theo mốt Vua mà đi giày mang dép, có nhiều chuyện đôi giày được truyền tụng. Đầu tiên ở bên Tàu, sách Cổ Học Tinh Hoa có chép chuyện hai ông Lưu Ngưng Chi và ông Thẩm Lân Sĩ. Lưu đang đi giày, có người đến nhận, ông đưa ngay, sau người này tìm thấy giày đem trả, ông nhất định không thèm nhận nữa. Thẩm Lân Sĩ đang đi giày, cũng có kẻ đến nhận, ông cũng đưa ngay, sau người này tìm thấy giày đem trả, thì ông vui vẻ nhận lấy. Việc nhỏ nhưng ở đời nên cư xử như ông Lân Sĩ. Ngưng Chi và Lân Sĩ là chuyện lạ hiếm có . Nhưng khi cái kẻ hồ đồ kia tìm thấy giầy của mình mà đem trả, là người biết nhận lỗi. Nếu mình khăng khăng không chịu nhận lại giày, là mình quá nghiêm khắc, mà làm ngăn trở cái lòng hối cải của người ta. Sao bằng nhận lại giày mới tỏ rõ tấm lòng bao dung được người, mới thực là người đầy hòa khí để cư xử với quần chúng vậy !
Chuyện đời nay- vào cái năm 2008, đương kim tổng thống Hoa Kỳ xứ Cờ Huê sang thăm xứ Irac. Ông Bush ( con ) bị tên nhà báo Alzaidi Muntadhar chọi giày vào tổng thống. Thì ra giày cũng là món vũ khí biểu lộ tình cảm khi tức giận, gần bằng cà chua trứng thối ! Nhìn ông Bush " Né " giày mà mặt vẫn thản nhiên ... còn hơi cười cười , không lộ vẻ gì tức giận ... Mới thấy con người " Chính Trị " của ông bản lĩnh thật " Cừ " . Kẻ thần dân nhà báo kia đã bị trừng phạt địch đáng ( tù mất mấy năm ) .
Chọi giày cũng đã là một hình thức văn hóa ! hay là " Nền văn minh chọi giày đang ở trên đà quá độ ? " Nghe đâu có một cái cây mọc cao đẹp, nhưng bà con cứ ùn ùn kéo đến ném giày lên đó cho hả tức. Còn gọi là cây mọc ra giày !
Còn có ông Trương Lương ở bên Tàu ( lại Tàu ) ngày còn ở Hạ Bì , tương truyền nhờ khiêm tốn khi đi tầm sư học đạo. Trương Lương gặp Hoàng Thạch Công ở trên một cái cầu ...Ông thày Hoàng giả vờ đánh rớt giày tới ba lần , bảo trương Lương xuống nhặt, Lương vẫn hết sức nhún nhường đi lượm giày cho thày. Vì tính khiêm nhường này mà Hoàng Thạch Công đã truyền cho Trương Lương cuốn " Thái Công Binh Pháp " để Lương giúp Hán Cao Tổ.
Còn có ông Trương Lương ở bên Tàu ( lại Tàu ) ngày còn ở Hạ Bì , tương truyền nhờ khiêm tốn khi đi tầm sư học đạo. Trương Lương gặp Hoàng Thạch Công ở trên một cái cầu ...Ông thày Hoàng giả vờ đánh rớt giày tới ba lần , bảo trương Lương xuống nhặt, Lương vẫn hết sức nhún nhường đi lượm giày cho thày. Vì tính khiêm nhường này mà Hoàng Thạch Công đã truyền cho Trương Lương cuốn " Thái Công Binh Pháp " để Lương giúp Hán Cao Tổ.
Từ khi loài người biết đi giày, thì cũng ối chuyện vui buồn về giầy. Năm đó, tôi đi dự đám cưới ở một tỉnh xa nhà, phải ở lại nhà cô dâu chú rể (là bạn thân )... Vừa về đến nhà thì bị gọi bảo:
- Mày đi nhầm giày của cháu tao rồi, gởi bưu điện ngay sang trả cho nó !
- Ơ hay... Rõ ràng giày của mình , sao có kẻ hồ đồ như rứa nhỉ ?
Tôi không đủ bình tĩnh như Lưu Ngưng Chi hay Thẩm Lân Sĩ ( quân tử Tàu ) ... Nhưng cũng rất ư khó chịu, nhờ người nhà ra bưu điện gởi hộp giày cho bạn. Hôm đó cả nhà đều bận việc, chẳng ai đi ra bưu điện được cả.- Chiều đi làm về, cô bạn gọi tôi :
- Bạn nghĩ sao , nếu bạn ở trường hợp tôi ? Một mất mười ngờ ! đôi khi đổ riệt cho người ta cầm nhầm như thế, thiệt là bậy bạ.
Lần sau thì đừng có vì quyền lợi của mình mà quên mất cái sĩ diện của người khác. Tôi cũng đã tha thứ cho kẻ vu khống cho tôi đi nhầm. Nhưng thực sự tôi cũng có lần mang lộn giày của em Hoa. Đến nhà em tiệc tùng xong ra về, thì một núi giày ở trước cửa ( Việt Nam ưa bỏ giày ra chứ tây mỹ nó đâu có ! ) tôi xỏ vào đôi giày đen của mình rõ ràng, vì chỉ ra cửa mấy bước,trèo lên xe, về nhà tháo giày đi ngủ... Đâu có nghĩ là mình đi lầm giầy của người khác ! Hôm sau, em Hoa gọi tôi bảo :
- Bà ơi, sao hôm nay cái đôi giày tôi mua giống bà , mà sao tôi đi vào nó cứ rộng ra, đi một bước nó lại cứ tuột ra khỏi chân một bước ...thất thểu...
- Tôi định bỏ vào máy giặt cho nó " Co " vào.
Ngồi xuống tháo giày ra coi thì hóa ra size số 6, giày tôi là size số 5 .
Vậy là bà đi lộn giày của tôi rồi !- Khớ khớ... tôi không thể nhịn được cười, thương cô em quá đỗi ngây thơ, đi giày tuột khỏi chân, mà còn định đi giặt..
- Bà còn cười nữa? Sao bà đi số 6 mà nong vào size số 5 cho được ?
- Cũng có thấy hơi chật, nhưng không để ý,đâu có biết mình đi lộn ?
Tôi vội vàng đem đi trả, và xin lỗi rối rít cô em ngây thơ của tôi...Trong kho tàng truyện cổ tích, không câu chuyện nào dễ thương bằng câu chuyện chiếc giày thủy tinh của nàng công chúa lọ lem...Cô vẫn luôn luôn giữ một chiếc ( một chiếc đánh rơi ) để khi gặp hòang tử, thì đem ra thành một đôi mà đi vào vườn hạnh phúc...Chuyện những đôi giày...
.
KV cũng có nhiều kỉ niệm về đôi giày, cũng bị người ta đi nhầm giầy, và bị mất giày khi đi chơi vào những dịp lễ hội lớn, đông người và tuột mất một chiếc. Không biết có hòang tử nào nhặt được mà cho xin lại !?.Vân
ReplyDeleteLại thêm một chuyện " dấm dớ " mà cũng viết thành truyện. Hay thật.
ReplyDeleteTuyết.