May 8, 2013

HỌA SĨ CHOÉ.



Yoke-jpg-1367826797_500x0.jpg

Những nét cọ rất đời của Chóe



Nét hồn hậu của người phụ nữ Việt hay những mối bận tâm về các vấn nạn xã hội đều được họa sĩ Chóe thể hiện qua nét bút phóng khoáng.


Từ ngày 4 đến 31/5, tại Tự Do Gallery, TP HCM diễn ra triển lãm tranh tưởng nhớ họa sĩ Chóe. Trong ảnh là bức "mẹ và con".
Từ ngày 4 đến 31/5, tại gallery Tự Do, TP HCM diễn ra triển lãm tranh tưởng nhớ họa sĩ Chóe. Chóe, tên thật Nguyễn Hải Chí, là một cây hí họa danh tiếng quốc tế, một họa sĩ sáng tác và bán được nhiều tác phẩm: tranh sơn dầu, tranh lụa, tranh giấy dó. Ông còn viết văn, làm thơ và sáng tác nhạc. Trong ảnh là bức "Mẹ và con".
CH-115-Songstress-water-jpg-1367826790_5
Triển lãm “Tranh của Chóe" giới thiệu đến công chúng hai bộ tranh “Phụ nữ nước tôi” và “Vision d’Été 1998” (Cảnh Quan Mùa Hạ 1998). Hai bộ sưu tập này của gia đình họa sĩ, tuy đã triển lãm ở nước ngoài, đến nay mới được triển lãm lần đầu trong nước. Trong ảnh: "Ca sĩ Bảo Yến", màu nước trên lụa.
Tranh lụa của Chóe rất khác với tranh lụa của đa số các họa sĩ miền Nam. Vốn là một họa sĩ tự học và quen với bút pháp phóng khoáng của hí họa, Chóe vẽ tranh lụa với nét bút mạnh mẽ, dứt khoát.
Planet-and-dust-bin-jpg-1367826795_500x0
Ngoài ra, triển lãm còn một lần nữa giới thiệu đến công chúng các bức tranh sơn dầu, tranh màu nước trên lụa, trên giấy dó của Chóe. Trong ảnh: bức "Hành tinh và thùng rác".
CH-jpg-1367826796_500x0.jpg
"Thủ môn Jacques Chirac", sơn dầu.
CH2-jpg-1367826796_500x0.jpg
"Hai người bạn", sơn dầu
CH-3-jpg-1367826796_500x0.jpg
"Đi chợ", màu nước trên lụa.
CH-045-Witness-oil-canvas-7-jpg-13678267
"Nhân chứng", sơn dầu.
CH-053-AlfredNobel-jpg-1367826796_500x0.
"Chân dung của Alfred Nobel", sơn dầu.
CH-F-13-Masks-oiloncanvas-6-jpg-13678267
"Mặt nạ", sơn dầu.
cyclo-jpg-1367826797_500x0.jpg
"Xích lô". Tranh của Chóe vừa mang tính ẩn dụ cao, vừa hóm hỉnh, khoáng đạt và bám sát với mọi mặt của đời sống lao động, tinh thần của con người trong cuộc sống.
Yoke-jpg-1367826797_500x0.jpg
"Chồng con".
Thất Sơ


























































































































































































































NHỚ CHÓE VÀ THƠ
LÊ THIẾU NHƠN
Đã 5 năm, họa sĩ Chóe rời xa cõi nhân gian đầy màu sắc. Chóe trong ký ức tôi chỉ như một chớp hiện. Chỉ một chớp hiện thôi nhưng đa dạng và sắc nét.
Chóe qua đời rạng sáng ngày 12/3/2003 tại Bệnh viện Fairfax, bang Vrginia, Mỹ.
Tôi vẫn nhớ, tôi nhận được tin ấy từ một cuộc điện thoại trĩu nặng của nhà báo Chánh Trinh. Dù biết họa sĩ Chóe bị bệnh tiểu đường từ lâu và chuyến đi xa chữa chạy cũng hầu như không có hy vọng gì, nhưng tôi vẫn nghe nghẹn đắng.
achoe-1348828391_480x0.jpg
Họa sĩ Chóe. Ảnh: Nguyễn Phong Quang.
Và thú thật, dẫu đã ngồi đối diện với họa sĩ Chóe rất nhiều lần và cho đến tận bây giờ, tôi vẫn không thể nào lý giải được tại sao người đàn ông tướng tá đạo mạo với chòm râu quai nón ấy lại có thể vung tay ra những bức hí họa sâu sắc và hóm hỉnh như vậy? Hình dong của Chóe và tác phẩm của Chóe như là hai vùng trời khác biệt, mà người nào muốn hiểu ông chỉ có cách khám phá từng chút.
Người yêu mến nhiều hay người yêu mến ít đều phải thừa nhận Chóe là một người tài hoa. Ông viết truyện, làm thơ, vẽ tranh, sáng tác nhạc…đều có dấu ấn riêng. Chẳng biết có phải may mắn không, tôi từng có lần được Chóe hát cho nghe liền tù tì hơn chục ca khúc bằng chính cái giọng khàn đục của ông, mà tôi còn nhắc tên được vài bài như Ngả lưng trên đồi, Soi bóng bên hồ, Vô tình mây bay, Bầu trời đáy giếng, Hoa hồng đầy gai…
Với thơ thì khi cao hứng Chóe cũng đọc một lúc cả chùm, mà toàn là thơ ngắn, ví dụ bài Mùi môi vỏn vẹn bốn câu:
Môi em mùi son.
Môi em mùi rượu.
Giờ uống một mình.
Ta pha rượu với son

Dĩ nhiên, khi làm thơ, viết truyện hay sáng tác nhạc thì ông dùng tên thật Nguyễn Hải Chí. Còn vẽ tranh ông mới dùng nghệ danh Chóe đã gắn bó với ông từ năm 1969 trên nhật báo Sóng Thần. Nếu lần giở lại lịch sử báo chí Sài Gòn thì trước năm 1975 đã có hai cây bút biếm nổi tiếng là Ngọc Dũng ký Tuýt và Đinh Hiển ký Hĩm, cho nên tôi dè chừng rằng, khi nhà văn Viên Linh đề nghị chàng họa sĩ quê gốc An Giang học vẽ ở trường làng Nguyễn Hải Chí lấy hiệu Chóe thì cũng chưa chắc dám tin đã đặt cột mốc cho một nhân vật lừng lẫy xuất hiện.
jjj
Một trong 6 bức vẽ cuối cùng của họa sĩ Chóe.
Lúc sinh thời, Chóe luôn quan niệm cái nghề của ông là hí họa, chứ không phải biếm họa. Ông suy tư về hành trình cầm cọ mang lại niềm vui cho nhiều người: "Xin bạn hãy cùng tôi gọi con đường này là hí họa, vì hí họa là con đường rộng và lòng ta rộng theo… Trong hí họa cần cả nội dung lẫn hình thức. Không tạo được hình thức sẽ làm hỏng nội dung. Hình thức càng tốt, càng giảm được số chữ phải ghi trong tranh. Hí họa cần nhất là dễ nhìn, dễ phân biệt, tập trung làm nổi bật ý chính, tạo cho người xem chú ý ngay về sự khập khễnh của hình thức rồi mới dẫn dắt họ đến cái phi lý, cái lố bịch của nội dung”.

Họa sĩ Chóe cũng có vẽ tranh sơn dầu, vẽ phong cảnh và vẽ chân dung, nhưng thành tựu cả đời ông vẫn là hí họa. Ông bảo rằng đó là "nghề cười" một cách chuyên nghiệp: "Tôi không cống hiến gì đâu. Tôi làm chưa bằng người làm vườn, người trồng rau. Lớn lên có một nghề và nghề ấy nuôi sống được mình là quá tốt rồi".

Riêng tôi, tôi nghĩ những bức hí họa còn giúp Chóe vượt qua những lận đận, những lao đao, những trắc ẩn trong số phận ông, như những dòng thơ ông viết:
Trót làm người vui tính.
Khi gặp chuyện đau lòng.
Ta không dám khóc.
Bằng nước mắt
Nửa đầu thập niên 1990, những hí họa của Chóe chiếm lĩnh nhiều trang báo Việt Nam. Ngoài đứng góc hí họa trên hai tờ Lao Động và Kiến Thức Ngày Nay, mỗi ngày Chóe vẽ cỡ 10 bức hí họa khác nhau đi "bán" cho các tòa soạn. Năm 1997, Chóe bệnh tiểu đường, phải đi Pháp điều trị hai lần, nhưng không thuyên giảm.

Năm 2001, Chóe bị hư hẳn con mắt phải, con mắt trái chỉ còn thấy lờ mờ nên không còn vẽ được nữa. Hơn một năm ròng, Chóe nằm nhà làm thơ, thỉnh thoảng gọi điện bạn bè để đọc cho nghe những câu thơ suy ngẫm như

Khi ta vẽ trừu tượng.
Cái đầu ta hiện thực.
Khi ta vẽ hiện thực.
Cái đầu ta trừu tượng.
Khi ta vẽ em.
Đầu ta bay đâu mất.

Cuối năm 2002, vợ con Chóe đưa ông sang Mỹ với le lói mong mỏi những tiến bộ y khoa mới nhất có thể giúp ông níu kéo sự tồn tại. Ngày 18/1/2003, bác sĩ ở Virginia đã chích thuốc phục hồi thị lực cho Chóe, và tranh thủ được nhìn thấy trở lại trong khoảng nửa giờ đồng hồ, ông đòi giấy bút để vẽ nhoáng nhoàng một mạch sáu bức tranh. Đáng xót xa thay, đó cũng là những tác phẩm cuối cùng của Chóe. Ngày 4/3/2003, Chóe đứt mạch máu não, và lặng lẽ chuồi vào chốn hư vô một tuần sau đấy, ở tuổi sáu mươi.

5 năm rồi, kể từ ngày Chóe đi xa, tôi ngồi viết những dòng này trong bất chợt thảng thốt nhớ bài thơ ngắn của ông:

Em vứt đi ngọn lửa.
Ta từ bỏ kiếp rơm.
Để đời sau không còn là tro bụi.



'Chân dung nghệ sĩ' qua nét hí họa của Chóe

Triển lãm gồm 28 bức tranh sơn dầu, 2 bức tranh lụa phác họa chân dung những văn nghệ sĩ VN của họa sĩ Nguyễn Hải Chí (tức Chóe) khai mạc vào ngày 4/3 tại phòng tranh Tự Do, TP HCM. Tuy người họa sĩ này không còn nữa (ông mất năm 2003) nhưng tranh ông vẫn sống mãi để "chí choé" với đời.
jkuyk
Họa sĩ Chóe qua nét biếm tự họa. (Địa chí văn hóa TP HCM, quyển III).
Trong làng biếm họa TP HCM trước và sau năm 1975, họa sĩ Chóe là một tên tuổi không thể không nhắc đến trong số ít những cây cọ biếm tiêu biểu: Ớt (Huỳnh Bá Thành), Nguyễn Tài (Nguyễn Hữu Tài), Nhím (Nhữ Đình Ngoạn)... Năm 1973, Chóe được công nhận là cây bút biếm họa xuất sắc, tầm cỡ quốc tế và NXB Glade Publication (Mỹ) đã in riêng một tập tranh của ông để giới thiệu với thế giới. "Làng biếm họa TP HCM có được một cây cọ biếm tầm cỡ quốc tế như Chóe không phải là nhiều", cuốn Địa chí văn hóa TP HCM, quyển III (GS. Trần Văn Giàu - Trần Bạch Đằng chủ biên), đã bình luận như vậy.  
Bộ tranh "Chân dung nghệ sĩ" của Chóe bắt đầu được vẽ từ năm 2000. Kế hoạch của ông là vẽ từ 50 đến 60 bức. Nhưng năm 2001, ông phải tạm ngừng sáng tác vì bệnh tiểu đường nặng, phải sang Pháp điều trị. Mọi người đều tin rằng ông sẽ mau chóng bình phục để tiếp tục công trình còn dang dở của mình nhưng bệnh tình ông ngày càng trầm trọng. Họa sĩ Chóe lại mắc thêm bệnh mù màu. Năm 2003 ông sang Mỹ chữa bệnh nhưng chưa kịp điều trị thì qua đời tại Mỹ.
rujtyuyt
Chân dung nhà văn Vũ Trọng Phụng qua nét hí họa của Chóe.
Do đó, bộ "Chân dung nghệ sĩ" của ông chỉ dừng lại ở con số 28 bức với nhiều kích thước khác nhau (nhỏ nhất 60x40 cm, lớn nhất 65x95 cm). Đây là lần đầu tiên bộ tranh này được trình bày với những người yêu hội họa. Ngoài ra, phòng tranh Tự Do còn giới thiệu thêm 3 bức tranh cũ của họa sĩ Chóe phù hợp với chủ đề triển lãm, gồm: "Ca sĩ Bảo Yến" (tranh lụa, 1990), "Chủ nhiệm phòng tranh Tự Do I" (1990), "Nhạc sĩ Trần Tiến" (1993).  
Nhạc sĩ Trần Tiến đang "phiêu" cùng cây đàn guitar, nhà văn Vũ Trọng Phụng tài hoa với ánh nhìn sắc sảo trước cuộc đời, nhà văn Sơn Nam khắc khổ và dân dã... Chân dung những nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu, học giả Việt Nam qua nét cọ biếm của Chóe vừa dí dỏm lại vừa gây rất nhiều cảm xúc.
Ông Đặng Hải Sơn, chủ nhiệm phòng tranh Tự Do, cho biết, Nguyễn Hải Chí là một trong những họa sĩ đầu tiên cộng tác với phòng tranh. Ông vẽ tranh lụa, tranh giấy dó và sơn dầu. Từ giai đoạn 1989-1990, tranh lụa và giấy dó của Chóe ký tên Vân Bích. Bức sơn dầu đầu tiên của ông treo ở phòng tranh Tự Do đã được gallery Matsukawa, Tokyo (Nhật), mua lại.
jyujyu
Chân dung nhạc sĩ Phạm Duy.
Chóe không vẽ tranh lụa theo lối truyền thống, không rửa lụa cho trong mà vẽ như kỹ thuật màu nước trên giấy, gây nhiều bất ngờ thích thú cho người xem. Trong khoảng 100 bức tranh màu nước trên lụa và trên giấy ký tên Vân Bích, phòng tranh Tự Do hiện chỉ còn giữ lại bức tranh lụa "Ca sĩ Bảo Yến" (1990) hí họa một Bảo Yến đang hát cuồng nhiệt, tóc tai dựng đứng khi trình diễn bài ca bốc lửa.
Tranh hí họa của Chóe được nhiều báo nước ngoài đăng tải nhất, nhưng ít người biết, ngay từ những ngày đầu cầm cọ họa sĩ Chóe đã vẽ tranh sơn dầu. Hiện nay, gia đình còn giữ những bức sơn dầu của ông, tiêu biểu là bức Chân dung bà Nguyễn Thị Kim Loan, vợ ông, với một kỹ thuật sơn dầu rất vững vàng, thể hiện sâu sắc "cái thần" của người phụ nữ đằm thắm, tảo tần lo cho chồng con.
Tác phẩm của họa sĩ Chóe là "mục tiêu săn đuổi" của các nhà sưu tầm tranh. Tháng 10/1989, một nhà sưu tầm Đài Loan đề nghị mỗi tháng mua của Chóe 2-4 bức tranh sơn dầu, và từ 6 đến 10 bức tranh màu nước. Đây chính là vị khách đầu tiên đặt mua tranh Chóe dài hạn. Năm 1994, ông Holger, chủ bút tờ nhật báo Katrineholm Kourrier của Thụy Điển, mời 4 họa sĩ Việt Nam sang triển lãm ở bảo tàng Nordiska, đã mua một bức tranh của Chóe để tặng nữ hoàng Thụy Điển.
Nhiều nhà sưu tầm mua toàn bộ những tranh triển lãm của họa sĩ Chóe. Ông Nguyễn Đăng Quang (Công ty Lam Sơn TP HCM) mua bộ tranh "Nhân vật của Chóe" gồm 35 bức tranh sơn dầu (1992), mua 2 bộ "Họa thơ Hồ Xuân Hương" gồm 40 bức sơn dầu và bộ "Những phụ nữ Nobel" gồm 27 bức tranh sơn dầu. Năm 1996, bà Nancy Phạm, Việt kiều Mỹ, mua nguyên bộ tranh 41 bức "Những tổng thống Hoa Kỳ"...  
Triển lãm kéo dài đến hết ngày 16/3 tại số 53, Hồ Tùng Mậu, TP HCM.
Anh Vân
Theo báo VNexpress


8 comments:

  1. Mời các bạn ghé thăm ĐSTV với Hoạ sĩ Choé cùng những tranh biếm họa một thời vang tiếng của ông. Một nghệ sĩ tài năng ngoài những tranh biếm họa ông còn vẽ tranh sơn dầu và làm thơ . Tác phẩm của ông đã được ưa chuộng khắp nơi ,trong và ngoài nước từ trước 75 . Sau 75 ông lâm vào cảnh tù đầy , nghèo khổ , bệnh tiểu đường rồi đi tới biến chứng mù mắt . Không còn ánh sáng ông không thể vẽ , khi gia đình đưa ông qua Mỹ , binh viện Mỹ chích thuốc phục hồi đôi mắt cho ông , vừa tìm lại ánh sáng ông đòi giấy bút để vẽ ngay ....một lúc 6 bức tranh nhưng tiếc thay chỉ tạm thời , ông lại bị mù trở lại và vĩnh viễn không bao giờ còn có thể vẽ được nữa cho tới ngày ông mầt vào năm 2001..tại Mỹ.
    Giờ đây sau bao nhiêu năm , những người Sài gòn mới đào bới tranh của ông để làm một cuộc triển lãm..... thương tiếc thay một nhân tài !!!!!!!.

    ReplyDelete
  2. Một bức tranh của Choé được chọn đưa đi triển lãm tại Nhật Bản với chủ đề Phụ Nữ Nước Tôi, Choé đã vẽ một mỹ nhân ngư, ngồi bên bàn tiệc với đĩa thức ăn là nửa dưới thân xác của mình. Bức tranh đã gây một xúc động lớn khắp thế giới.
    Trong những bức chân dung tự hoạ,khi được " nhà nước cho phép làm việc trở lại", Choé đã ghi lại hình ảnh mình bằng cây cọ chọc vào mắt với dòng mực tuôn ra như máu và nước mắt, bằng hình ảnh miệng bị dán kín với hai mảnh băng keo, hoặc cảnh cầm búa chặt một thân cây lớn với hướng đổ đè lên chính mình.
    Nguyễn Đình Toàn ( Trích Bông Hồng Tạ Ơn trang 206 tập II cuả Nguyễn Đình Toàn )

    ReplyDelete
  3. Choé bị chính quyền SàiGòn cũ bắt nhốt và đã" tự tha ra khỏi nhà giam" trưa ngày 30/4/ 75. Chính quyền mới, chính quyền cộng sản sau đó bắt Choé đi cải tạo 10 năm
    Nguyễn Đình Toàn (Bông Hồng Tạ Ơn )

    ReplyDelete
  4. Mo Thao UL oi,
    Cam on Thao nhieu lam! Tho, tranh va chuyen doi cua ong lam Huong xuc dong qua! Mot bai hoc ve hoi hoa va van tho that qui gia cho em.
    than men,
    HHoe

    ReplyDelete
  5. Cám ơn Thảo Uyên Ly đã gởi bài đọc về hoạ sĩ Chóe. Hiền được biết nhiều đến tranh của ông qua những trang báo, khi còn ở VN, nhưng chưa bao giờ được biết về thân phận và cuộc đời của ông.

    Tiếc thương một hoạ sĩ tài hoa. Tranh của ông rất gần gũi với cuộc sống, mang tính ẩn dụ và đầy hóm hỉnh.

    Đúng như ông nói, tranh của ông mang tính hí hoạ và khoáng đạt như Lê thiếu Nhơn đã nhân xét, tuy có một chút biếm họa, nhưng không cay độc và chỉ trích, mà như một lời phê bình nhẹ nhàng với cái cười hiền hoà cởi mở,
    nhưng thông điệp mà người họa sĩ đã gởi đi rất rõ ràng, dù chúng ta không hiểu gì về hội hoạ, hay không có cái nhìn về nghệ thuật, cũng có thể hiểu được tác giả muốn gởi gấm nhửng gì đến người xem, qua nội dung của bức tranh rất sâu sắc và tinh tế và mỉm cười ý nhị khi hiểu được thông điệp của tác giả đả gởi đến cho mình.

    Hien

    ReplyDelete
  6. Cám ơn TUL mang đến hình ảnh & giới thiệu nghệ thuật xuất sắc của nhân tài VN , họa sĩ CHOÉ.

    Hy vọng các Bác & Đảng Cộng Sản VN không dành xén CÔNG CỦA với gia đình của người tài hoa !!

    BM mong được có ngày thưởng thức tận mắt những bức tranh tuyệt tác nầy .


    Thân mến

    BM

    ReplyDelete
  7. Thảo ơi
    Từ lâu rồi tui đã rất ái mộ Ông họa sĩ Chóe. Tui coi góc tranh biếm của ông trên báo cũng nhiều, nhưng chỉ đến khi "lạc" vào phòng triển lãm tranh của ông, tận mắt chiêm ngưỡng những tác phẩm của ông , mới thấy ông quả là con người tài hoa, thâm trầm mà sâu sắc. Những khung tranh lớn nhỏ, trong đó có nhiều bức vẽ sơn dầu rất đẹp. Chỉ tiếc là tui xin phép được chụp hình thì người ta không cho mà cho tui cái link như sau :
    petrotimes.vn/new/vn/van-hoa-giai-tri-the-thao/trienlamtranhcuahoasichoe.html
    Lại tiếc rằng về nhà tui mở hoài mà không ra. Hy vọng là bồ mò ra được.
    Tui đọc được vài bài mà gia đình nói về ông thì được biết : "Trước 75 ông ở trong Quân đội mà điều lệ lúc ấy không cho quân nhân được làm báo. Sau người ta cũng biết được nên bỏ tù ông năm 1974 , đến 75 thì ông "tự tha mình" về nhà. Sau đó đến năm 78 thì ông lại bị bắt đi cải tạo mãi 9 năm sau mới được thả." Một nghệ sĩ tài hoa như thế mà phải phí đi hơn cả chục năm tù đày, trói buộc lúc còn sức khỏe, lúc sáng tạo nhiều nhất thì thiệt hại cho đời biết bao nhiêu mà kể... Ông có tất cả 4 người con nhưng chỉ có 1 người tuy không theo nghề vẽ như ông nhưng lại là một nhiếp ảnh gia có nhiều ảnh hưởng của ông trong sáng tác. Gia cảnh ông nhiều lúc thật là chật vật khó khăn nhưng nhờ vào tài đảm đang, vén khéo của vợ ông mà vượt qua tất cả.
    Tui được biết có nhiều bức tranh sơn dầu không còn thuộc sở hữu của gia đình ông đã được gallery bán với giá 8000US hoặc hơn nữa. Tuy vậy trong triển lãm này cũng còn rất nhiều tranh của gia đình đưa ra .
    Tui cứ đứng xem mê mẩn hết bức này tới bức khác mà cứ tiếc cho các bạn hâm mộ Ông ở xa không được "mục sở thị" trong khi có bạn ở gần tui rủ đi thì lại không ưng.

    ReplyDelete
  8. Đời là thế , những kẻ ngu đã vùi dập thiên tài không thương tiếc. Không sao tìm lại được , định mệnh chắc cũng phải uất ức , phải khóc .

    ReplyDelete