Jun 2, 2018

NGUỒN GỐC TỪ XÍCH QUỶ - Bài khảo cứu của Giáo Sư Đoàn Văn Phi Long

Lời giới thiệu : Giáo Sư Đoàn văn Phi Long là giáo sư dạy Toán tại trường Trưng Vương trước 1975. Sau khi định cư tại Úc song song với việc dạy Toán cho nhiều thế hệ học sinh Việt tại gia, từ năm 1987 Thầy còn bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu về Nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Đây là một chương trong khoảng 30 chương của " Nguồn gốc dân tộc Việt Nam". 

Đặc san TV6370 xin cám ơn Thầy Đoàn văn Phi Long đã gửi bài cho, và xin trân trọng giới thiệu đến các bạn TV và độc giả khắp mọi nơi .


NGUỒN GỐC TỪ XÍCH QUỶ
GS Đoàn Văn Phi Long

Từ Văn Lang ít người bàn cải vì tài liệu rất hiếm nhưng các từ Xích Quỷ, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân có rất nhiều tài liệu để tra cứu như Di truyền học, Khảo cổ, Kinh Dịch, truyền thuyết, tiểu thuyết, Lý thuyết, địa danh, cổ sử. Do đó có rất nhiều học giả Tây, Ta , Tàu tham gia trong hơn trăm website, mỗi người một ý kiến khác nhau, tiến sĩ đấu với học giả, trò đấu với thầy, nhiều khi chỏi nhau kịch liệt bất thân thắng bại qua nhiều hiệp. Rốt cuộc vẫn chưa có bằng chứng vững chắc để mọi người công nhận.

Bài này phải chính xác từng chữ một nên xin nêu ra phần đầu của ĐVSKTT để làm tài liệu

Đại Việt sử ký toàn thư

Xét: Thời Hoàng Đế dựng muôn nước, lấy địa giới Giao Chỉ về phía Tây Nam, xa ngoài đất Bách Việt. Vua Nghiêu sai Hy thị đến ở Nam Giao để định đất Giao Chỉ ở phương Nam. Vua Vũ chia chín châu thì Bách Việt thuộc phần đất châu Dương, Giao Chỉ thuộc về đấy. Từ đời Thành Vương nhà Chu [1063-1026 TCN] mới gọi là Việt Thường thị, tên Việt bắt đầu có từ đấy.

1. Kinh Dương Vương (ĐVSKTT)

Tên húy là Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông. Nhâm Tuất, năm thứ Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra vua Kinh Dương Vương. Vua là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Vua cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh.
Đế Minh mới lập Đế Nghi là con nối ngôi, cai quản phương Bắc, phong cho vua làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ. Vua lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần Long sinh ra Lạc Long Quân (Xét: Đường kỷ chép: thời Kinh Dương có người đàn bà chăn dê, tự xưng là con gái út của Động Đình Quân, lấy con thứ của Kinh Xuyên, bị bỏ, viết thư nhờ Liễu Nghị tâu với Động Đình Quân. Thế thì Kinh Xuyên và Động Đình đời đời làm thông gia với nhau đã từ lâu rồi).

Lời bàn: Không có nói là tiểu thuyết nên đây là truyền thuyết dân gian

2. Lạc Long Quân (ĐVSKTT)

Tên húy là Sùng Lãm, con của Kinh Dương Vương. Vua lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm con trai (tục truyền sinh trăm trứng), là tổ của Bách Việt. Một hôm, vua bảo Âu Cơ rằng: "Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền Nam (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Khi trời đất mới mở mang, có thứ do khí hóa ra, đó là Bàn Cổ thị. Có khí hóa ra rồi sau có hình hóa, không thứ gì ngoài hai khí âm dương cả. Kinh Dịch nói: "Trời đất nung ủ, vạn vật thuần hóa, đực cái hợp tinh, vạn vật hóa sinh". Cho nên có vợ chồng rồi sau mới có cha con, có cha con rồi sau mới có vua tôi. Nhưng thánh hiền sinh ra, tất có khác thường, đó là do mệnh trời. Nuốt trứng chim huyền điểu mà sinh ra nhà Thương, giẫm vết chân người khổng lồ mà dấy nhà Chu, đều là ghi sự thực như thế.

Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao? Xét sách Thông Giám Ngoại kỷ nói: Đế Lai là con Đế Nghi; cứ theo sự ghi chép ấy thì Kinh Dương Vương là em ruột Đế Nghi, thế mà kết hôn với nhau, có lẽ vì đời ấy còn hoang sơ, lễ nhạc chưa đặt mà như thế chăng?

Lời bàn: Đây là truyền thuyết Bách Việt không phải của riêng VN. (TK1)

3. Truyền thuyết người Mường

Truyền tích bà Ngu Kơ của Mường được kể như sau:

Theo quyển sách đồ sộ nhất về người Mường của Jeanne Cuisinier, người Mường có rất nhiều truyện cổ tích và truyền thuyết. Hai truyền tích lớn người Việt đã vay mượn thẳng từ nguồn Mường chính là chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh và bà Âu Cơ, mà người Mường phát âm theo kiểu Quảng Đông: Ngu Kơ
"Ngày xửa ngày xưa, có một nàng công chúa xứ Mường tên là Ngu Kơ, mang tiền kiếp một con nai có đốm ngôi sao (cerf étoilé), cưới một ông hoàng tử con byua Yịt tên Lương Wong (Lạc Long Quân) gốc vốn loài cá. Ít lâu sau, Ngu Kơ sinh được 50 con gái và 50 con trai. Nhưng rồi cơm không lành canh chẳng ngọt. Từ ở chỗ con cái không đủ đồ ăn thức uống, Ngu Cơ và Lương Wong ưa cãi vã với nhau. Cuối cùng, Ngu Kơ và Lương Wong đành phải chia tay, đôi ngả đôi ta.

Ngu Kơ dẫn 50 người con lên miền rừng núi, và Lương Wong dẫn 50 người con kia xuôi về miền sông biển. Ngu Kơ và đám con tạo nên những dòng vua chúa mặc áo màu đen, và Lương Wong, các gia đình vua mặc áo màu vàng.”
Dân Mường thờ kính bà Ngu Kơ như mẫu tổ và thường làm cờ có hình con nai đốm sao, như một vật tổ để tưởng nhớ đến.(TK2)

Lời bàn: Trong huyền thoại Mường hai người ly dị nhưng trong truyện VN họ chỉ tạm chia tay đi lập nghiệp.

4. Kinh Dương Vương - ông là ai?

Tiến sĩ Trần Trọng Dương cho rằng Kinh Dương Vương không có thực chỉ là lâu đài xây trên cát. Các học giả đều thống nhất cho rằng, truyện Kinh Dương Vương có sự sao chép từ tiểu thuyết Liễu Nghị truyện (柳毅傳) do Lý Triều Uy sáng tác vào đời Đường. Truyện có thể tóm tắt như sau:

“Liễu Nghị là một nho sinh thi trượt, trên đường gặp một thiếu phụ chăn dê xinh đẹp nhưng dáng vẻ tiều tụy. Người phụ nữ ấy nói rằng mình là con gái của Long Vương ở hồ Động Đình, vốn lấy con trai thứ của Kinh Xuyên, nhưng bị bạc đãi, bắt đi chăn dê, nên muốn nhờ Liễu Nghị chuyển thư đến cho cha để báo tình cảnh của mình.
Liễu Nghị đem thư xuống Long cung. Em trai Long Vương là Tiền Đường giận quá nên giết con trai của Kinh Xuyên (Lời bàn: Kinh Xuyến là Kinh Duong Vương), cứu cháu về, rồi định gả cho Liễu Nghị. Nghị từ chối, xin về, được Long vương ban cho nhiều vàng bạc châu báu. Sau Liễu Nghị lấy vợ, lần nào lấy xong vợ cũng chết. Con gái Long Vương thấy vậy bèn nhớ lại duyên cũ, muốn báo đáp bèn hóa làm người con gái xinh đẹp mà lấy Liễu Nghị làm chồng. Sau hai vợ chồng đều thành tiên.”

Lời bàn:

-Theo trên, ĐVSKTT chỉ viết là Đường kỷ chép nhưng không nói là chép từ tiểu thuyết Liễu Nghị. Vậy có thể là chép từ huyền thoại. Huyền thoại cũng như lịch sử có phần đúng có phần sai nhưng tiểu thuyết thường là hư cấu.

-Nếu người Mường có truyền thuyết Ngu Cơ và Lạc Long Quân thì người VN, và cả Bách Việt bên Tàu, cũng phải có truyền thuyết tương tự.
Tại sao cứ cho rằng người VN hết mượn của Tàu rồi tới mượn của Mường? Huyền thoại và đền thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân là truyền thuyết VN không phải vay mượn từ tiểu thuyết Liễu Nghị.

-Một thí dụ khác là người Mường, người Thái có chữ Khoa Đẩu còn người VN không có dấu tích về chữ này. Ta không thể kết luận là VN không có chữ Khoa Đẩu, sở dĩ như thế là vì Sĩ Nhiếp đã tịch thu hết sách vở thay vào bằng chữ Hán. Ngay cả hiện tại người Bắc thích dùng từ Hán trái với miền Nam thích dùng tiếng Nôm, đúng hơn là phải dùng tiếng Nôm vì có bao giờ học chữ Hán đâu.

-Hơn thế nữa, Truyện Liễu Nghị không phải là tiểu thuyết mà là truyền thuyết

5. Truyện Liễu Nghị là truyền thuyết

Chuyện của Kinh Dương Vương, Kelley cho là được kiến tạo ở thời trung đại do chịu ảnh hưởng của truyện Liễu Nghị, tác giả truyện này là Lý Triều Uy, người thời Đường hư cấu. Truyện kể:

Liễu Nghị thi hỏng, đi thăm bạn ở Kinh Dương (trùng chữ với Kinh Dương Vương) gặp người con gái chăn dê bị chồng bạc đãi. Nàng là con gái út của Long Quân hồ Động Đình lấy con trai thứ của Kinh Xuyên (thần sông). Nàng nhờ Liễu Nghị mang thư cho Long Vương để vua cha đến cứu.
Liễu Nghị trao thư cho Long Quân, em trai Long Quân là thần rồng cai quản sông Tiền Đường nổi giận bay di giết con trai Kinh Xuyên đem cháu gái về định gả cho Liễu Nghị, Nghị từ chối, trở về nhân gian được Long Quân tặng nhiều báu vật trở nên giàu có, lấy hai lần vợ, cả hai đều chết yểu.
Con gái út Long Quân cám ơn tri ngộ hóa thành thiếu nữ làm vợ Liễu Nghị, hai vợ chồng sau thành tiên. Em họ Nghị là Liễu Hỗ đi trên Động Đình Hồ gặp Nghị, Nghị truyền cho phép tiên, Hỗ đem chuyện kể với người đời nhưng không ghi chép lại, Lý Triều Uy thấy hay nên viết truyện này. Vậy tại sao cứ khăng khăng cho rằng Liễu Nghị là truyện sáng tạo của Lý Triều Uy ?

6. Tên và địa danh cổ bên Tàu hầu hết là tiếng Việt

Chữ Hán Việt có nguồn gốc từ chữ Khoa Đẩu của VN ở đời nhà Thương nhưng đến đời nhà Chu thì được sửa đổi lại theo cú pháp ngược có tính từ đi trước. Thật vậy, nhà Thương là người Thái có tính từ đi sau như VN. Nhà Chu mượn chữ khoa đẩu của Bách Việt nhưng cho sửa lại theo cú pháp ngược của nhà Chu.
Trong thuyết Tam Hoàng (Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông) thì Phục Hi là Phù thị tên ngọn núi ở sông Mã Quảng trị, Phù thị là Puti hay Puthi tên thánh địa của Ấn giáo.

Ghi chú: “Tên sông Mã xuất phát từ tên tiếng Thái và Lào là nậm Ma với nậm hay nám nghĩa là sông, nước. Đây cũng là tên chính thức của đoạn sông bên Lào.

Theo quan niệm của người Kinh, sông có tên gọi "Mã" vì dòng nước chảy xiết như ngựa phi. Tuy nhiên, theo nghiên cứu về từ nguyên học thì Mã là âm một chữ Hán để ghi tên thật: "sông Mạ", trong đó "mạ" là một từ tiếng Việt cổ còn lưu lại trong phương ngữ miền Trung có nghĩa là "mẹ". Và tên gốc con sông có nghĩa là "sông lớn".
Thực vậy người Thái và Lào gọi sông MeKong là Me Nám, Me là mẹ còn Nám là nước, nghĩa là Sông Lớn.”

Nữ Oa là Naga rắn thần Ấn giáo, mình rắn và một đầu người hay đa đầu, Phục Hi có hình dạng như Nữ Oa.
Thần Nông theo cú pháp Việt nên là tiếng Việt, có nghĩa là Thần coi về nghề nông. Nếu theo cú pháp nghịch tiếng Tàu thì Nông Thần là nghề Nông của Thần có nghĩa trớt quớt.

Ngũ Đế gồm:

Hoàng Đế (黃帝) Đế Chuyên Húc (帝顓頊) Đế Khốc/Cốc (帝嚳) Đế Nghiêu (帝堯) Đế Thuấn (帝舜) thì Tam Hoàng là tổ của các bộ tộc Việt. Trong Ngũ Đế chỉ trừ Hoàng Đế được viết theo cấu trúc Hán, còn bốn vị kia đều được gọi theo cách thức Việt. Phải chăng người Việt đã chiếm đa số trong các nhân vật khai sinh Trung Quốc? Vậy trong thần thoại ai mượn ai ?

Khi nói Đế Minh đi tuần thú phương nam, tức là phải đi từ phương bắc, Thần Nông, Đế Minh, Đế Nghi là người Bách Việt, vậy thì để Đế Nghi làm vua phương Bắc không có nghĩa đất nước của Đế Nghi là đất nước của Trung Hoa, lúc đó chủng Hoa chưa có chỗ đứng trên vùng đất đó.

Ta nghĩ sao khi mà ngày nay tên của đa số các địa danh lớn ở Trung Quốc vẫn còn gọi theo cấu trúc Việt: Sơn Đông (Núi phía Đông, nếu theo cấu trúc Tàu thì là phía Đông của núi, mà núi nào?, nên không có nghĩa gì hết), Sơn Tây, Hà Nam, Hà Bắc, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Nam, Giang Bắc, Giang Đông, Giang Tây, Phúc Kiến (Hokkien tức Human), Hải Nam, Quảng Đông (Guang Tong, Guang là Human tương tự như Yuan tức Duồn trong Cáp Duồn), Quảng Tây v.v.

Huyền thoại Ngu Cơ, Kinh Dương Vương là truyền thuyết chung cho tộc Việt Mường và cả Tàu Bách Việt (không phải Tàu nhà Chu). Đền thờ Kinh Dương Vương thế kỷ 14 được xây dựng từ huyền thoại VN chớ không phải từ ĐVSKTT hay từ tiểu thuyết Liễu Nghị.

7. Nguồn gốc Kinh Dương Vương

Lộc Tục được phong làm vua hiệu là Kinh Dương Vương, lấy tên vùng đất được phong làm vương hiệu. Kinh viết với bộ thủy là tên con sông Kinh, tức Kinh Thủy một chi lưu của sông Vị.
Nếu lấy ngọn Bắc Trọng Sơn làm phân giới, thì phía Bắc núi là huyện Thuần Hóa, phía nam núi là huyện Kinh Dương.
Do Kinh Dương ở về phía nam Bắc Trọng Sơn và phía bắc sông Kinh Thủy nên lấy dương làm tên theo thông lệ: “Sơn nam vi dương, thủy bắc vi dương”. Đây là cách đặt tên chịu ảnh hưởng thuyết âm dương của Kinh Dịch (đây là Kinh của người Việt, theo LM Lương Kim Định), lấy núi làm mốc, vì vậy phía nam núi tức là phía bắc sông, tất cả đều nằm trong phạm vi của núi, nam thuộc dương nên vùng đó thường mang tên ghép là dương như Lạc Dương, Hán Dương, Nam dương.

Tên Kinh Dương đã có từ rất xưa, trong Kinh Thi, phần Tiểu Nhã, thơ Lục nguyệt đã có nhắc đến: “Xâm Hạo cập Phương/ Chí vu Kinh Dương” (Xâm phạm Hạo và Phương. Cho đến Kinh Dương)

Dân gian có thành ngữ “Kinh Vị phân minh”. Vị Thủy là chi lưu lớn của Hoàng Hà, phát nguyên từ Cam Túc đến Thiểm Tây nhập vào Hoàng Hà; Kinh Thủy cũng là một chi lưu của Vị Hà, phát nguyên từ Ninh Hạ, cả hai sông đến huyện Cao Lăng thành phố Tây An thì hợp lưu. Nước sông Kinh thì đục, nước sông Vị lại trong, hai dòng sông này khi gặp nhau hợp thành một lại không trộn lẫn với nhau mà chia làm hai phần trong đục rõ ràng. (Nguyễn Thiếu Dũng, TK3)

Như vậy Kinh Dương Vương (经阳王) không phải do châu Kinh (荊) và châu Dương (扬) gần hồ Động Đình khu vực nước Sở, ghép lại vì các chữ đó khác nhau, tuy âm giống nhau mà nghĩa khác nhau.

8. Đền thờ Kinh Dương Vương

Đến thế kỷ XVII, Kinh Dương Vương đã chính thức được văn hóa dân gian đưa vào thờ làm vị thủy tổ trong đền ở tỉnh Bắc Ninh (ngày nay).

Từ thành phố Bắc Ninh ( trước là thị xã Bắc Ninh) xuôi đường 38 đến Cầu Hồ (trước là phà Hồ) khoảng 12km, đến ngã tư Song Hồ khoảng 500m, rẽ phải dọc theo đê sông Đuống chừng 5km đến thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành nơi có lăng mộ Kinh Dương Vương và đền thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân – Âu Cơ được xây dựng từ lâu đời và được tu bổ lập bia năm Minh Mệnh thứ 21 (1840). (TK4)

9. Kinh Dương Vương, Xích Quỷ bên Tàu

Bác sĩ Trần Đại Sĩ, trưởng ban Nghiên cứu Phối hợp Đông Tây y tại Pháp, sau chuyến công tác y học ở nam Trung Hoa 1980, đã viết trên “Việt Nam đệ ngũ thiên niên kỷ” xuất bản tại Mỹ năm 1994 như sau: Hiện nay ở tả ngạn sông Tương Giang, trong dãy núi Quế Dương có một ngọn núi cao 179m mang tên là Thiên Đài Sơn, đỉnh tròn, sườn núi thoai thoải, có đường đi lên. Trên đỉnh có một ngôi miếu hoang phế, rêu phong, không người ở. Có một tấm bia cổ khắc chuyện vua Đế Minh phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương và đặt tên nước là Xích Quỷ tại đấy.

Ông cho biết, tại thư viện tỉnh Hồ Nam, ông được đọc một cuốn phổ viết từ thời nhà Đường, do Chu Minh Văn biên soạn, nói rõ chuyện vua Đế Minh truyền ngôi cho Lộc Tục làm vua nước Xích Quỷ trên Thiên Đài Sơn và chuyện các quan nhà Đường khi được sai sang cai trị Lĩnh Nam, đã chung tiền xây ngôi miếu hoặc xuất tiền tu bổ ngôi miếu này. Mỗi lần như thế, họ tổ chức cúng tế linh đình để cầu xin Miêu vương Đế Minh, phù hộ cho họ được bình an cai trị dân Miêu ở chín quận đô hộ. (TK5)

Lời bàn: Chuyện Lộc Tục làm Kinh Dương Vương vua nước Xích Quỷ có ở bên Tàu chứng tỏ chuyện này của VN là truyền thuyết chớ không phải lấy từ tiểu thuyết Liễu Nghị.

10. Nguồn gốc từ Xuy Vưu

Sách địa lý Tàu Tối tân Trung Quốc phân tỉnh đồ ngày nay, khẳng định rằng nước Quỹ Phương đích thị là tỉnh Quý Châu Guìzhōu 贵州, Quỷ biến ra Quý.
Cả ba tên Xích Quỹ ( Quỹ Đỏ) là Chì gủi, Xi Vưu là Chì You, Quý Châu là Guìzhōu đồng âm với nhau và có nguồn gốc từ Iu của Iu Mien như sau:

Human- Iu Mien- Iu- I You - Chi You
Mà Quỹ Phương (Gủi Phang) là Quý Châu nên cả 4 tên Xích Quỹ, Xi Vưu, Quý Châu và Quỹ Phương chỉ tên người Iu Mien. Vậy là nước Xích Quỹ chính là Quỹ Phương ở Quý Châu đã có giải đáp. Xích Quỹ là nước của Hùng Vương là có thực và là Iu Mien, tên người Việt và cả Bách Việt.

11. Nguồn gốc từ Xích Quỷ

Thiên tử : Khi sử gia nổi danh nhất Trung Hoa, Thái sử công Tư Mã Thiên (thuộc một dòng họ chuyên viết sử từ thời nhà Chu đến thời cực thịnh nhà Hán) tả lại cuộc chiến tranh Hoa–Miêu tại Trác Lộc năm 2704 tr.CN, ông gọi người lãnh đạo các bộ lạc du mục Hoa tộc là Cộng chủ trong khi đó ông gọi người lãnh đạo liên minh Xích Quỷ là Cổ Thiên tử Xi Vu. (TK6)

Theo tiểu mục 10, Xích Quỷ có gốc từ Iu Mien, tên của người Việt và Bách Việt.

12. Đền thờ Xuy Vưu

Đền được xây vào năm 1160 thời nhà Lý theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Bản Kỷ - Quyển IV trang 144 thời Lý Anh Tông, Canh Thìn, [Đại Định] năm thứ 21 [1160], (Tống Thiệu Hưng năm thứ 30). Mùa xuân, tháng giêng làm đền Hai Bà và đền Xuy Vưu ở phường Bố Cái.

Ghi chú: Đền thờ Xuy Vưu lập năm 1160, trước Việt Sử lược ở thế kỷ 14 nên nên không thể là do Việt Sử lược gợi ý được. Hơn nữa đền thờ này cũng không được thành lập dựa vào cổ sử Trung Hoa mà dựa vào truyền kỳ VN vì Xuy Vưu, Xi Vưu hay Xi You có gốc từ Iu Mien, tên người VN và Bách Việt thời cổ.

Theo truyền thuyết Trung Quốc Xuy Vưu là hậu duệ của Viêm Đế, làm vua nước Cửu Lê thời thượng cổ, thua trận ở Trác Lộc, bị Hoàng Đế bắt giết.

13. Xích Qui không phải là Xích Quỷ

Theo “Khang Hy Từ Điển” thì chữ phương là đòng đòng lúa nên Xích Qui phương là nước Xích Qui trồng lúa nước. Chính vì vậy, tổ tiên ta, người Việt cổ xưa đã lấy tên vùng đất (địa danh) để đặt tên nước thời cổ đại là XÍCH QUI để truyền lưu lại cho đời sau cái di sản thiêng liêng cao quí của Đế Tổ Thần Nông.

Chữ Xích gồm 2 chữ hoả (lửa) chồng lên nhau có nghĩa là đỏ nên Thần Nông còn gọi là Xích đế. Chữ Xích chỉ lửa (màu đỏ) hay quẻ Ly (phương Nam) chỉ nền văn minh tinh thần nên được gọi là Xích huyện Thần Châu. Do đó, nước Xích Qui là nước nông nghiệp ở vùng đất đỏ phương Nam (Xích Qui Phương) của con cháu Thần Nông mà cổ thư gọi là Cửa Việt, Giao Chỉ.

14. Người Việt Nam cổ nhất Á Châu theo DNA (Gen di truyền)

-Người Việt có sự đa dạng di truyền cao nhất trong các sắc dân châu Á nên người Việt cổ nhất, di chuyển lên Trung Hoa chớ không phải từ Trung Hoa đi xuống VN.

-Các nhà khoa học tại Đại học Fudan (tham gia Dự án bản đồ gien của Hội địa lý quốc gia Mỹ) thấy người hiện đại chỉ đến Vân Nam và Quảng Tây 30.000 năm trước mà thôi. Bạn đọc có thể truy cập mục từ Mongoloid trên Bách khoa thư mở Wikipedia trên mạng để thấy rằng, năm 1999, nhóm nghiên cứu của Peter Brown, Khoa nhân chủng học và cổ nhân chủng học, Đại học New England, đã nghiên cứu hai địa điểm tại Trung Quốc, trong đó có Quảng Tây, và một địa điểm tại Okinawa, Nhật Bản và nhận thấy các di cốt 10.175 và 33.200 năm trước không phải là di cốt của người Proto-Mongoloid (tức loại người sẽ trở thành người Mongoloid trong tương lai gần). Điều đó cũng phù hợp với giả thuyết người Mongoloid hoàn chỉnh chỉ xuất hiện trong vòng 10.000 năm nay.

-Dòng gien từ phía Nam hướng lên lưu vực Dương Tử và Hoa Bắc (khoảng 10.000 năm trước) chính là dòng thiên di của những người nông dân Mongoloid đầu tiên”:

-“Khoảng 30.000 năm trước, những người thiên di thuộc làn sóng thứ hai men theo rặng Himalaya để tới Bắc Việt Nam và nhiều nơi khác tại Đông Nam Á, cũng như Vân Nam và Quảng Tây (nơi xuất hiện người hiện đại đầu tiên tại Trung Quốc). Họ có phần đóng góp khoảng 80% trong vốn gien người Việt hiện nay. Qua quá trình tiến hóa lâu dài khoảng 35.000 - 20.000 năm, màu da và hình thái của họ dần biến đổi để trở thành người nguyên Mongoloid (Proto-Mongoloid)”. Proto là tiền, nguyên, sơ khai.

-Khám phá của HUGO 2009 về đa dạng di truyền tại châu Á rồi, theo đó sự đa dạng di truyền giảm dần từ Nam lên Bắc.

- Đại chủng Mongoloid hoàn chỉnh chỉ xuất hiện khoảng 10.000 năm trước tại cực nam Hoa Nam và Đông Nam Á”. (TK7)

Lời bàn:

-Di truyền học không cho biết người tên cổ người Việt là gì nhưng Ngôn ngữ tỷ hiệu đã chứng tỏ người Iu Mien từ ĐNÁ hay rõ hơn là từ VN đi lên Trung Hoa ít nhất trước thời nhà Hạ. (Ý nghĩa từ “Việt”, TK8)

-Dân VN cổ nhất Á Châu chứng tỏ thêm một lần nữa người Iu Mien từ Ấn Độ di chuyển sang Miến Điện, Thái Lan, Campuchia (thời này Khmer chưa có mặt ở đây), miền Bắc VN, Trung Hoa ở Hoa Nam và Hoa Bắc (người Tàu nhà Chu chưa có mặt ở đây), thành lập chủng Mongoloid hoàn chỉnh khoảng 10.000 năm trước.

-Aboriginal thuộc sắc tộc Mã Lay đã có mặt tại Úc Châu khoảng 60000.
Aboriginal people have been in Australia for at least 60,000 years (Torres Strait Islanders at least 2500 years).
Đoàn Văn Phi Long

Tham Khảo

1. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
2. Truyền thuyết Mường
     vi.wikipedia.org/wiki/Thảo_luận:Ngu_Cơ
3. Nguồn gốc Kinh Dương Vương, Nguyễn Thiếu Dũng
    vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/mot-it-su-that-ve-      kinh-duong-vuong
4. Đền thờ Kinh Dương Vương ở Bắc Ninh
5. Dr Trần Đại Sỹ, ĐƯỜNG TA ĐI, An Phong Nguyễn Văn Diễn, Minh Triết Việt              http://minhtrietviet.net/duong-ta-di-chuong-ii-a/
6. Sử ký Tư Mã Thiên
7. Đổ Kiên Cường phản biện Hà Văn Thùy http://vanhoanghean.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-         hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/tra-loi-ong-ha-van-thuy
8. Ý nghĩa từ “Việt”, Đoàn Văn Phi Long

No comments:

Post a Comment