CÁI ALÔ
Bích Quy
Từ hồi còn đi làm, bà Thơ đã thấy mọi người có
điện thoại cầm tay rồi. Muốn liên lạc với ai, chỉ việc lôi
nó ra, bấm bấm rồi alô, thật là tiện lợi mọi lúc , mọi
nơi...Lúc ấy, cái Alô trông thô thiển, nặng nề mà con bà hay
kêu là "cục gạch". Chẳng phải bà không thấy cái tiện ích
của nó nhưng vì chẳng có nhu cầu gọi cho ai gấp gáp, lại
còn nhiều thứ phải ưu tiên mua sắm trong nhà nên bà thấy
chẳng cần thiết phải có cái Alô ấy.
Trải qua thời kỳ dài đầy khó khăn , con cái ngày
càng lớn, chi tiêu ngày càng tốn kém cho việc ăn học, chuyện
lễ nghi, chuyện nhà cửa...Một trăm thứ chuyện phải chi tiêu
mà đồng lương công chức thì có giới hạn. Lúc nào cũng tất
bật với hằng núi công việc ở nhà, ở sở, bà đâu có thì
giờ mà nói chuyện dông dài... Bà còn đi làm bằng xe đạp
thì chẳng lẽ lại phải bỏ ra món tiền lớn gấp đôi cái xe để
sắm cái Alô dằn túi cho có với người ta...Bà lại không nghĩ
đến nó nữa.
Ngày qua tháng lại, rồi cũng đến ngày bà về hưu
thì cái nhu cầu có Alô cầm tay lại càng chẳng quan trọng
nữa. Hai thằng con bà đi làm đều tự sắm cho mình mỗi đứa
một cái. Chúng bảo để dễ dàng cho công việc của chúng. Bà
cũng chẳng quan tâm lắm đến cái phương tiện nhỏ bé nhưng qua
tiện lợi này. Bà chỉ thấy cái điện thoại của chúng có
ích khi bà cần biết chúng ở đâu, sao chưa về ăn cơm thì bà
gọi hoặc lúc chúng đi quá giờ mà chưa về thì bà lại réo
Thời buổi đổi mới, "cục gạch" cũng dần dần thay
đổi, gọn nhẹ hơn , nhiều màu sắc hơn và nhiều công dụng hơn .
Xem phim trên tivi bà cũng thấy người ta vừa đưa một tay úp
cái điện thoại nhỏ xíu vào tai, rồi vừa đi vừa nói chuyện.
Lúc đầu bà thấy buồn cười vì trông họ như người bị thần
kinh, vừa đi vừa nói một mình, nhưng rồi cũng quen mắt dần
. Như thế mới chứng tỏ con người ngày càng văn minh. Rồi con
bà suốt ngày cũng cứ bấm bấm, ngoài chuyện alô chúng còn
bấm bấm liên tục mà chẳng thấy nói chuyện, chúng bảo đang
chơi game hay coi cả những gì trên máy mà bà không sao biết
được . Chỉ biết là máy của chúng có rất nhiều công dụng
mà người bây giờ hay gọi là "chức năng" , còn những chức
năng gì thì bà lại chịu
Nhà chỉ có một cái điện thoại để bàn, bà cũng
thấy quá đủ. Ngoài hai số điện thoại dài ngoằng của hai đứa
con mà bà cố thuộc, còn thì số điện thoại của bạn bè hay
họ hàng thì bà đã ghi hết vào một cuốn sổ. Bạn bè bà có
thể gọi cho nhau mọi lúc, mọi nơi vì ai cũng có cái Alô bỏ
túi . Chỉ mình bà là hay bị trách móc vì phải gọi về nhà
mà bà lại hay đi vắng, lúc thì đi chợ, lúc đi siêu thị hoặc
đi thăm bà con v....v....Họ nói gọi cho bà còn khó hơn gọi cho
"Xếp" . Biết làm sao được vì bà vẫn không thích lúc nào
cũng phải kè kè cái máy như "đeo gông vào cổ" . Bạn bà bảo
tại bà chưa quen thôi, dùng quen rồi thì lại bỏ không được...
Bây giờ mọi người liên lạc với nhau dễ thế nhưng bà
lại thấy chẳng có tình thân. Xưa kia bạn bè muốn nói chuyện
với nhau là cứ lại thẳng nhà ríu ra ríu rít. Bây giờ mọi
người bận rộn hơn, người ta nói với nhau qua cái máy hoặc
nhắn tin cho nhau cũng qua cái máy. Dễ dàng như vậy nhưng ra
đường , xe cộ dường như vẫn nườm nượp , đông hơn, người ta
ngày càng cuống cuồng, hối hả hơn. Tin tức gì cũng lan nhanh
như điện xẹt . Rồi thì quảng cáo cũng len được cả vào máy.
Ôi, bà thấy mọi thứ dường như trở nên rối rắm hơn. Người ta
trở nên căng thẳng hơn. Bà cứ nhìn hai thằng con thì biết,
chúng nghe và nói với cái máy nhiều hơn là nghe và nói
với bà. Chúng cũng chẳng còn mắt đâu mà nhìn đến bà . Hết
cái máy nhỏ là cái Alô lại đến cái máy lớn là cái Laptop .
Chúng cười vui hay buồn rầu là do cái máy chứ chẳng phải
những gì xảy ra chung quanh . Cái máy cứ như cục nam châm hút
hết mọi người vào đó...
Chẳng hiểu sao bà vẫn thích nhận thư của bạn bè hay
họ hàng . Cầm lá thư trên tay ngắm mghía chữ người gửi rồi
xem con tem dán ở góc thư chuyên chở bao nhiêu hình ảnh về đất
nước , về con người...bà vẫn thấy thích thú pha lẫn hồi hộp
không biết có chuyện gì trong thư. Những dòng chữ trong lá
thư cũng cho bà thấy tình cảm cũng như sức khỏe của người
gửi.. Thí dụ như lúc trước thư của bà bác có chữ viết ngay
ngắn rất đẹp nhưng dạo sau này nhìn dòng chữ xiên sẹo , run
rẩy, bà thấy ngay sức khỏe của bác đã kém đi nhiều...Bây
giờ thì không thế, người ta cứ bấm nhoay nhoáy vừa nhanh vừa
giờ thì không thế, người ta cứ bấm nhoay nhoáy vừa nhanh vừa
gọn, chỉ cần vài ba dòng là đã nói hết ý muốn được rồi ,
chẳng cần phải dông dài cho mất thì giờ mà chữ thì lúc nào
cũng thế gọn gàng, đẹp đẽ. Có lẽ bà đã già rồi nên cứ
cũng thế gọn gàng, đẹp đẽ. Có lẽ bà đã già rồi nên cứ
hoài cổ mà nhớ hoài chuyện cũ chăng?
Cùng chung một mái nhà nhưng hình như mọi người cũng
ít quan tâm đến nhau hơn. Mọi chuyện có gì cứ nhắn tin và
nói vào máy. Cũng không thể phủ nhận cái máy đã nối liền
những người xa nhau hàng ngàn cây số có thể rù rì tâm sự
cả đêm đến nóng cả máy. Nó nối liền khoảng cách mọi nơi
trên thế giới mà bà nghe nói là thế giới phẳng gì đó...
Nhưng rồi máy vẫn cứ là máy , chẳng thể nào thấy hết được
Cùng chung một mái nhà nhưng hình như mọi người cũng
ít quan tâm đến nhau hơn. Mọi chuyện có gì cứ nhắn tin và
nói vào máy. Cũng không thể phủ nhận cái máy đã nối liền
những người xa nhau hàng ngàn cây số có thể rù rì tâm sự
cả đêm đến nóng cả máy. Nó nối liền khoảng cách mọi nơi
trên thế giới mà bà nghe nói là thế giới phẳng gì đó...
Nhưng rồi máy vẫn cứ là máy , chẳng thể nào thấy hết được
tâm trạng của người đang nói. Người ta chẳng thể nào ôm
nhau, cầm tay nhau và nhìn vào mắt nhau . Người ta cũng co
thể dối gạt nhau qua cái máy. Thế cho nên biết bao cô gái
nhau, cầm tay nhau và nhìn vào mắt nhau . Người ta cũng co
thể dối gạt nhau qua cái máy. Thế cho nên biết bao cô gái
đã bị lầm tưởng mà thiệt vào thân.
Đã có lần con bà mua biếu bà một cái Alô nhưng rồi
thấy vướng víu, đi đâu cũng phải mang mà chữ số thì nhỏ
xíu, muốn coi lại phải tìm kính mang vào nên bà hay nhét
vào ngăn kéo và cũng chẳng buồn sử dụng, cũng chẳng cho ai
; số của cái điện thoại này. Không hiểu sao bà vẫn không
thích mang nó...
Cho đến một hôm đi du lịch cùng các bạn. Mải xem
thích mang nó...
Cho đến một hôm đi du lịch cùng các bạn. Mải xem
hàng hóa bà bị lạc đoàn lúc nào không biết. Ngẩng lên chẳng
thấy ai quen. Ôi chao, bà hốt hoảng chạy sang bên trái,
chạy; lại bên phải cũng chẳng thấy ai. Mồ hôi vã ra như tắm , bà lo
sợ và ước gì lúc này mình có cái điện thoại cầm tay thì
sợ và ước gì lúc này mình có cái điện thoại cầm tay thì
tốt biết mấy. Làm thế nào bây giờ? Giữa chốn xa lạ, bà Thơ
cứ đi lên, đi xuống nhìn mặt từng người để tìm người
quen...May quá, lúc lâu sau, không thấy bà, mọi người quay lại
tìm..Nhìn thấy bà hớt hơ hớt hải gần muốn khóc , mọi
người bảo : "Sao chị không mang điện thoại theo?" Bà ngượng
cứ đi lên, đi xuống nhìn mặt từng người để tìm người
quen...May quá, lúc lâu sau, không thấy bà, mọi người quay lại
tìm..Nhìn thấy bà hớt hơ hớt hải gần muốn khóc , mọi
người bảo : "Sao chị không mang điện thoại theo?" Bà ngượng
quá nhưng cũng phải nói :"Tại tôi quên.." Lòng thầm nhủ lần
sau có đi đâu nhất định phải mang nó theo...
sau có đi đâu nhất định phải mang nó theo...
Mời các bạn ghé thăm ĐSTV với bài mớicủa Bích Quy , câu hỏi sao ngày xưa không có cell phone chúng ta vẫn ngon lành lắm chứ , đâu đến nỗi nào. Vậy mà bây giờ ai cũng cần một cell phone ngay cả người cảm thấy không cần nó vẫn phải tự bảo từ nay không thể không có cell phone hay không thể quen nó ở nhà được nữa . Cell phone trở thành vât bất ly thân và tại sao vậy? Ai cũng thế không chỉ mình tôi !!!!
ReplyDeleteDung qua mo Bich Quy a! Co nhung nguoi hay hoài cổ, nhung cu tuong tuong doi song cua minh ma khong co dien nuoc, xe hoi, may bay, dien thoai... la du thay kinh hoang roi... Hihihi`
ReplyDeleteĐó là sự phát triển tất yếu của 1 xã hôị thông tin, hay nói cho đúng hơn là thời đại thông tin, mà kỹ thuật đã phát minh và phát triển ra mobile điện thoại, đã dần dần thay thế gần như toàn bộ những giao tiếp của con người, những cuộc gặp mặt, cũng như tiếp xúc gần như đã biến mất và nhu cầu giao tiếp không còn nữa, mà thay thế vào đó là những tin nhắn ( SMS) , hay những cuôc gọi đi và đến, con người trở nên qúa bận rộn hơn xưa, và cô đơn hơn rất nhiều.
ReplyDeleteĐó cũng là nguyêln nhân tại sao một căn bệnh mới đã phát sinh, nhiều người đã mắc bệnh stress và tâm thần nhiều hơn, nhất là trong những xã hội văn minh và đầy đủ về vật chất. Con người trở nên ích kỷ hơn, họ sống cho riêng mình và không còn thì giờ cho người khác, không còn chia sẻ cảm xúc và chia sẻ vui buồn với nhau, vì máy móc đã đảm đương tất cả.
Đó cũng là mặt trái của xã hội văn minh hiện đại, mà hiện nay mọi người đều cảm thấy, mà không thể thay đổi được.
Điều đó cho thấy là xã hội và khoa học tiến bộ rất nhanh, mà con người trong xã hội đó gần như không theo kịp với nó, và làm cho con người bị stress và cuôc đời ta qúa ngắn, để thấy được hay đoán biết những gì cuộc sống sẽ diễn tiến tới trong tương lai, dù chỉ là trong thời gian rất gần 5 hoặc 10 năm tới.
Hien
Bich Quy nous raconte l*histoire du teléphone cellulaire, depuis son apparition jusqu*à aujourd*hui. Ce qui est intéressant, c*est qu*elle traite le sujet du côté humain, sentimental, de son esprit d*observation profonde des choses, de son sens d*analyse précise des évènements, le tout forme un récit extraordinaire qui nous enchante.
ReplyDeleteBravo Bich Quy ! continuez à écrire, surtout des poèmes pleins d*amour et de tendresse.