( Tôi đặt tựa bài dựa trên cảm xúc
khi nhìn bức tranh các em vẽ treo trên tường
trước khi bước chân vào xưởng làm
việc của các em. Bức tranh như một lời cảm ơn những bàn tay đã che chở, nâng
niu các em bất hạnh để các em vẫn hồn nhiên
vui chơi)
** Buổi chiều ngày 27 tháng 5, LM
Việt dẫn chúng tôi : Mai, Hoa, Lê và tôi đi thăm cơ sở trường Khuyết tật TÌNH THƯƠNG
MỸ LÂM ở xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang ngay quốc lộ 80.
Trường xây
tháng 3 năm 1994, 6 tháng sau thì các em đã học được rồi. Ban đầu diện tích chỉ
có 8.000 m2 do một người dân ở đó hiến đất, rồi sau
này nhiều mạnh thường quân giúp đỡ,
lần lần diện tích rộng lớn hơn , đến nay là 2
hecta 3. Trường chỉ đào tạo các em
khuyết tật như câm, điếc, bại liệt, mồ côi thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang, cá
biệt có khi trường cũng nhận các em ở tỉnh khác với điều kiện là biết rõ gốc
tích. Chúng tôi ghé thăm xưởng làm việc của các em thấy vừa tranh thêu, tranh
vẽ, còn trong kho có rất nhiều chỉ thêu, vải toàn bộ là nhập từ Pháp. Đơn đặt
hàng có khi từ nước ngoài, có khi ở trong nước. Ban đầu ở đó phải mướn 2 họa
sỹ, về sau khi các em vững tay nghề thì không cần mướn họa sỹ nữa. Bây giờ có
hai em là họa sỹ thiết kế cho tranh thêu, tranh vẽ..
Các bạn sẽ nhìn thấy những tranh
thêu là do các em ngồi xe lăn, còn tranh vẽ là do mấy em câm điếc. Tất cả
có 8 lớp, tổng số khoảng 110 em. Hiện có 50 em hành nghề, lương cỡ hơn 3 triệu
một tháng.
Chúng tôi có ghé vào nhà ăn, nơi đây
phục vụ mỗi ngày 3 bữa ăn miễn phí, mỗi buổi 200 người ăn. Tôi đặc biệt ấn
tượng cái nồi nấu cơm bằng trấu (các bạn xem hình) có
7 tầng, mỗi tầng người ta để gạo vào
một cái khay nhôm, như vậy mới nấu một lúc cho 200 người ăn mà ít tốn nhiên
liệu nhất.
** Buổi sáng hôm sau khoảng 10 giờ,
LM Việt dẫn chúng tôi đi thăm trung tâm dạy
nghề ĐÔNG HIỆP, phường Vĩnh Hiệp, tp
Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, thành lập vào
năm 2009. Thuộc thành phố nhưng thực
tế chúng tôi phải đi qua phà, rồi vào vùng
sâu hơn, đường sá quanh co, nhỏ hẹp,
khu dân cư có vẻ bình dân chứ không như ngay thành phố Rạch Giá, hàng quán,
khách sạn... đèn điện lấp loáng, đường xá thênh thang.
Quản lý trung tâm là 4 linh mục và 2
sư huynh. Khu đất rộng cỡ 3 hecta có sân banh, bóng rổ, xưởng cơ điện, vi tính,
sửa điện thoại di động, dạy anh văn, phòng dạy nghề uốn tóc, làm móng tay.
Một điểm tôi rất chú ý là ở vùng sâu
như vậy mà nơi đó vẫn có trường dạy sửa
máy tàu, xe gắn máy, ô tô, sửa di
động và lắp ráp máy vi tính ( có hơn 30 máy
Trường dạy nghề miễn phí cho các em
bị bịnh AIDS, xì ke, ma túy, hoặc gia cảnh
quá nghèo, tổng số khoảng 250 em.
Mục tiêu của các vị linh mục là muốn giải
tỏa bế tắc trong lòng của các em,
tạo cơ hội vào đời để các em hòa nhập với cuộc
sống bình thường như bao người bình
thường khác.
Tôi ra về lòng vương bao ý nghĩ:
cuộc đời vẫn có những đóa hoa tình thương rất
đẹp, vẫn có những bàn tay nâng niu,
ân cần những người bất hạnh hơn mình.
Có bao giờ một ngày nào đó người dân
Việt Nam thật là giàu rồi những đóa hoa
tình thương này có tàn phai không?
Sàigòn ngày 30 tháng 5 năm 2013
Ngô Oanh