Aug 29, 2013

Thơ PHỒNG về áo lụa vàng



Trong thơ nhạc Việt Nam mầu hoa cúc vàng và màu xanh  vẫn thường được các thi sĩ và nhạc sĩ ưu ái đem vào thơ và nhạc.  Tà áo lụa vàng một chiều xuống phố đã làm xao xuyến  nhà thơ Nguyên Sa

Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương
Tôi thay mực cho vừa màu áo tím... 

Thêm vào trang thơ nhạc cuối tuần về Áo lụa vàng  viết bởi Thế Lữ đã làm cho  TV6370 hứng khởi và phóng tác thành "thơ vui" dựa theo bài Tuổi mười ba của NS và khởi đầu bởi Ngô Oanh

Các bạn ơi
đọc bài này thấy các tác giả đề cao màu áo vàng và xanh của mấy cô gái làm Oanh cũng hứng khởi tặng các bạn vài câu thơ con cóc nghe.
áo nàng vàng anh thèm ly nước mía
áo nàng xanh anh nhớ nước bạc hà

ly nước mía
 
sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương
anh ...thêm rượu cho vừa màu áo tím
( vì lúc đó xỉn wá rùi nên chỉ còn thấy lất phất cái gì cũng màu tím hết, hahaha )
Bye

Mỹ Nga hứng chí tiếp nối với

Hehehe…..Oanh ơi hay quá, làm Nga cũng có hứng …..thêm vài câu con cóc như sau:

            Áo nàng vàng anh thèm ly cỏ nhắc (cognac)
                Áo nàng xanh anh nhớ cu ra xào (curacao)

Ly rượu Curacao

            Sợ chưa vừa không đủ xỉn dô cơ
            Anh thêm ….đế cho quay lơ luôn
MN

Mỹ Nga ui
Chưa uống rượu của Nga mà Oanh đây cũng muốn lăn ra xỉn đây nè.
Cu ra xào là Oanh  chưa nếm nên chưa biết à.
Bye

Mai Xinh  thích chí thêm vào
Theo Mai thì

Áo nàng vàng anh về yêu xôi mít
Áo nàng  xanh anh mến dứa đậu nành 


Sợ thư này chưa đủ tính háu ăn
Thêm xôi cẩm để đủ màu tím thương 

hihihi.... 
Những Vần thơ thơ mộng của thi sĩ  Nguyên Sa mà  bị cải biến dưới tay các em Vịt "ma men" như Thành Oanh và M.Nga và thêm em Vịt Mai xinh" háu ăn" thì coi như.... đi đời nhà ma   he hehe....
Cho đi đời luôn nhe, nên vịt PHà cũng góp thêm vô 

                        Áo nàng vàng anh về yêu bánh khói ( bánh xèo )
Áo nàng xanh anh thích gỏi khô bò 


 Sợ thư tình chưa đủ mùi vấn vương
 Anh thêm vào một tô canh khoai tím.


Đọc thơ Phồng của các mợ Ngô Oanh, Mỹ Nga, Mai Xinh, Phương Hà nên  KĐoan cũng hứng chí góp phần "thơ vui" cùng các mợ "cho ra ma luôn"  hìhìhìhì !

Áo nàng vàng anh mơ "lâu đài son" (sơn son thết vàng)
Áo nàng xanh anh nhớ "kem de menthe" ( khá nặng)

ly rượu crème de menthe

Uống vô rồi thời "quên trời quên đất" (tửu lượng không cao)
Chỉ mong sao có " anh và em thôi" !!!

Lonton KĐ

Mợ Bạch Mai tiếp liền sau đó (em của anh là ai ?)

Áo nàng vàng anh về thăm Brigitte (Bardot)
Áo nàng xanh anh ghé sang em Sophie(Loren)
Sợ thư tình không  tả đủ yêu đương
Nên anh mời mấy em... lai rai vài ly đế

L
ỉn xỉn cho dzui   ,  Hehe hihi

BM


Phương Hà phê bình

lại thêm  em vịt ma men Kim Đoan nhập cuộc, xỉn xong lại còn muốn chỉ anh và em thôi....     hihihihihi...

Mỹ Nga lên tiếng
Coi Bộ Mít, Dứa, Đậu nành, Xôi, nước Mía, bánh Khoái.....uýnh lộn nhau trong bụng quá. 
Bởi thế Anh với Em mới chiêu vài ngụm ...rượu cho lên men tình ái mà ....gì gì đó trong lầu Sơn son thếp vàng các bạn nhỉ.
Ráng kéo bài Thơ cho được vài chục episodes nghe...
MN


.

TẢN MẠN THÁNG TÁM


Photographer David Diec
                                                                   AUGUST  MOON


                                    TẢN   MẠN    THÁNG  TÁM
                                  Bích   Quy


       Tháng Tám mở đầu với báo đăng tin về lễ tưởng niệm các nạn nhân của hai quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945 ở Nhật.  Răn đe mọi người nên lấy gương đó mà tránh xa chiến tranh .  Vậy nhưng  người ta vẫn không sợ mà vẫn lăm le đánh nhau.

       Người ta nhắm mắt trước một tai nạn vì sợ "ách giữa đàng, quàng vào cổ". Người ta thản nhiên đi qua chiếc tàu đắm  và không quay lại cứu đồng nghiệp khi chiếc tàu bị lật tại Cần giờ làm nhiều người bị thương và mất tích.

       Cơn bão số 5 chưa qua thì cơn bão số 6 đã tới, liền sau đó là cơn bão số 7 Ruto  nặng nề làm nhiều nhà đổ sập, nhiều người chết và bị thương....Thiên nhiên cũng phải "nổi giận"   vì sự tàn phá của con người....

       Đền thờ Hai bà Trưng ở thôn 3, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà bị đốt, nhưng chưa tìm ra thủ phạm. Con cháu Hai Bà có đau lòng không?

        Dân chúng đã quá sợ với các thực phẩm nhiễm độc lại thêm một phen hốt hoảng vì đến Bún cũng nhiễm chất phát sáng Tinophen rồi Sữa và Trà cũng nhiễm bẩn nốt. Người ta tự hỏi :"Ăn gì để sống đây  trong khi không còn thứ gì là sạch? "  Thật ra chỉ uống nước lã và hít không khí thì cũng đã bị ô nhiễm rồi. Thôi thì đành tặc lưỡi :"Chết độc còn hơn chết đói ?"

         Có ông nhạc sỹ già lên tiếng "phê bình" những "ông hoàng, bà chúa" ca hát chỉ được phần nhìn, kém phần nghe, liền bị các Fan của họ "ném đá"  trên các diễn đàn tơi tả. Thời buổi  mà ai đó đã "lên ngôi" rồi thì chỉ thích "nhâm nhi trái ngọt",  ai thích "ngậm quả  đắng" bao giờ?

       Có bệnh mà sui sẻo vào   bệnh viện Hoài Đức , Hà Nội  thì lại gặp phải "Lương y như hổ báo"  . Chỉ vì tiền mà người ta đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn mà " nhân  bản" các xét nghiệm máu của bệnh nhân để cho ra các kết quả giống hệt nhau từ em bé mới 6 tháng đến cụ già 82 tuổi .  Phiếu xét nghiệm này dùng chung cho cả bệnh nhân lao, tiểu đường, viêm ruột thừa , gan, mật ...... Từ phiếu xét nghiệm "dỏm" này không biết có bao nhiêu bệnh nhận đã phải uống thuốc và  điều trị sai để rồi tiền mất tật mang , chưa kể nguy hiểm đến tính mạng.Thật là liều lĩnh và tàn ác.
 
       Dù sao người ta cũng thấy ấm lòng khi biết có vợ chồng Bác sĩ người Mỹ Mc-kay Mc Kinnon lặn lội sang VN để phẫu thuật những ca bệnh bướu khó như tách khối u  nặng 90 kg của anh Hải ở Đà lạt. Vợ chồng vị bác sĩ này như thần y đã lại vừa lấy ra khối u ăn sâu vào hộp sọ của cậu bé Tuấn khiến em không có mặt người hay những bướu phức tạp trên mặt và đầu của các em  Thiên Ân và Hoàng Em  để trả lại cho các em  sức khỏe và gương mặt dễ nhìn hơn ...Đúng là "Lương y như từ mẫu" thật đáng khâm phục...

      Quanh ta cũng còn nhiều những người hảo tâm đã dang tay bảo bọc những  em học sinh côi cút, vượt khó , thi đậu vào Đại học nhưng không đủ tiền học phí.
 Những người hằng ngày cặm cụi nấu những bữa ăn miễn phí cho bệnh nhân hoặc có  giá chỉ hai ngàn cho những người nghèo ở   thành phố..
      
       Tháng tám cũng chưa phải là tháng tám âm lịch  để người ta nhớ tới Tết Trung thu, nhưng bánh Trung thu thì đã được bán từ đầu tháng rồi. Thậm chí còn hơn ba tuần nữa mới đến Tết Trung thu nhưng có vài thương hiệu bánh đã rục rịch giảm giá, khuyến mãi để cạnh tranh .  Tuy là Tết của trẻ con nhưng lại là mùa làm ăn, lễ lộc của người lớn nên người ta đua nhau nghĩ ra những kiểu bánh và cả hộp đựng bánh rất đắt tiền để biếu nhau...Hỷ hả cắn những miếng bánh có giá bằng cả tháng lương của cô giáo miền xa, không hiểu người ta có vui thật không?

       Tháng tám lại là tháng bảy âm lịch nên người ta cúng cô hồn rất nhiều. Tục này đã có từ rất lâu,  người ta cúng cho những cô hồn vất vưởng không nơi nương tựa về hưởng chút  hương hoa mà phù hộ cho người sống. Đáng buồn là có cả những "cô hồn sống" đánh nhau để dành phần cúng ấy.

       Chỉ mới một tháng mà đã có bao nhiêu chuyện vui ít,  buồn nhiều.  Tháng tám sẽ qua đi,  trời vào thu sẽ mát mẻ , dịu dàng hơn.  Mong sao con người sáng suốt,  bớt nóng nầy mà đừng làm khổ nhau, yêu thương nhau nhiều hơn.

Aug 26, 2013

QUỲNH


PHOTOGRAPHER  KIM THANH
THƠ KIM THANH VÀ TUL

Sáng nay sân trước một Quỳnh hoa
lặng lẽ bên hiên thắm cửa nhà
sớm nở chóng tàn nào đ
âu xá 

tình em vẫn đến , dáng em qua


















BANG BANG - KHI XƯA TA BÉ

Nhạc Pháp - lời Việt Phạm Duy.
Biểu diễn Thu Phương

Aug 24, 2013

NGẮN THÔI /6/




Photographer David Diec

            Bích  Quy

                       CHAI    RƯỢU

       Gần đến ngày Tết, chồng bảo vợ thu xếp mua bánh và rượu đến nhà Xếp.
       Vợ lỡ tay làm  bong  một góc nhãn chai rượu, liền lấy keo dán lại.
        Đến nơi, thấy quà biếu để đầy một góc nhà. Gói to, gói nhỏ trong giấy bao đủ màu, có nơ thật đẹp. Vợ chồng rụt rè để gói quà  lên bàn, nói dăm ba câu chúc rồi về.
        Tuần sau, anh tài xế của Xếp mang quà lại biếu người chồng là Xếp nhỏ của anh ta. Chồng đem về đưa cho vợ, mở ra xem, thấy đúng là chai rượu vợ mua biếu Xếp.
          Vợ bèn đem ra chợ bán lại cho cửa hàng, chỉ thiệt chút ít ....
                                       

                        VÔ  DANH

             Biến cố năm ấy, cả nhà di tản chẳng mang được gì. Ông bà phải làm lại từ đầu, nuôi đàn con nhỏ bốn đứa ăn học thành tài . Vất vả , cực khổ đến mức chẳng có thì giờ nói chuyện với con về gia cảnh nhà mình trước kia.

        Đến khi Ông nằm xuống. Con cả phải đi làm giấy khai tử cho cha. Nhân viên  hộ tịch hỏi đến tên Ông nội  thì anh chẳng biết, bà nội tên gì cũng không biết. Gọi điện thoại về nhà  hỏi mẹ thì mẹ đã lú lẫn, không nhớ nữa rồi.

       Họ lắc đầu và ghi vào phần tên cha, tên mẹ của Ông chữ KHÔNG to tướng.     

TRANG THƠ NHẠC CUỐI TUẦN

                                                           ÁO LỤA VÀNG
                                                         

                                                 

Trong thơ nhạc Việt Nam mầu hoa cúc vàng và màu xanh thiên thanh vẫn thường được các thi sĩ và nhạc sĩ ưu ái đem vào thơ và nhạc như tà áo lụa vàng một chiều xuống phố đã làm xao xuyến chàng thi sĩ không tên :

                                                         "Hoa cúc, hoa mai vàng mấy thuở
                                                          Chiều xưa guốc mộc với trâm cài
                                                          Em đến áo vàng hoa xuống phố
                                                          Mơ say lòng bướm mộng đời ai."
      



                                                                    
Trang thơ nhạc cuồi tuần thân mời các bạn đọc tiếp phần cuối bài "Tà áo dài trong thơ và nhạc" của tác giả Lê Hữu.

                                                     TÀ ÁO DÀI TRONG THƠ VÀ NHẠC

                                                                           LÊ HỮU

Những tà áo muôn mầu muôn vẻ vẫn khoe sắc thắm trong những trang thơ và nhạc. 

Áo vàng trong thơ Nguyên Sa có khi là bông cúc vàng:
“Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc” (Tuổi mười ba)
Có khi là nắng thu vàng:
“Có phải mùa xuân sắp sửa về
hay là gió lạnh lúc đêm khuya?
hay là em chọn sai mầu áo
để nắng thu vàng giữa lối đi?” (Tương tư)

Mời các bạn nghe lại tiếng hát Thái Thanh lần đầu tiên thu âm nhạc phẩm Tuổi mười ba 

 

Áo vàng như cánh mai vàng trong nhạc Trần Thiện Thanh. Người lính trẻ thấy sắc hoa rừng, mơ về mầu áo năm xưa:
Những hôm vừa xong phiên gác chiều ven rừng kín hoa mai vàng
chợt nhớ tới sắc áo năm nào em đến thăm gác nhỏ… (Đồn vắng chiều xuân)


Người lính chiến trong nhạc Phạm Đình Chương cũng bâng khuâng vì một sắc hoa, một mầu áo, một đôi mắt người xưa:
Ngày hành quân anh đi về cánh rừng thưa / thấy sắc hoa tươi nên mơ mầu áo năm xưa

Kỷ niệm đầu len len trở về tâm tư / Có mắt ai xanh thắm trong mộng mơ… (Màu kỷ niệm)


Tà áo màu xác pháo để lại nỗi buồn lắng đọng trong thơ Nguyễn Tất Nhiên:
“Người qua sông mặc áo hường
Nắng dương gian, nắng buồn hơn trước nhiều” (Chuyến đò Cửu Long


Áo bay như bướm lượn, áo bay như đàn bướm muôn mầu muôn sắc trong khu vườn mùa xuân. Áo bay nhiều quá, để chàng nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ làm... thơ:

Hôm nay sao áo bay nhiều thế! / Tôi tưởng ngàn cánh bướm khoe mầu… (Tà áo cưới)


 Áo mầu của Phạm Duy lất phất trong gió chiều như lòng người... phất phơ:
Xin cho em một chiếc áo mầu / cho em đi nhẹ trong nắng chiều
Một chiều nhiều người theo / ở ngoài đường trên phố / và lòng người như áo phất phơ… (Tuổi ngọc)
Nhớ về một mầu áo là nhớ về những đường phố quen tên, nhớ áo ai bay trong chiều trên những con đường ngập xác lá vàng, như nỗi nhớ ngút ngàn của Trịnh Công Sơn:
Nhớ Saigon những chiều lộng gió / lá hát như mưa suốt con đường đi
Có mặt đường vàng hoa như gấm / Có không gian mầu áo bay lên… (Em còn nhớ hay em đã quên)


TÀ ÁO XANH


“Nhạc sĩ của mầu xanh”, danh hiệu ấy có lẽ thuộc về hai chàng nghệ sĩ Đoàn Chuẩn–Từ Linh chứ chẳng ai khác hơn:
Với bao tà áo xanh đây mùa thu… (Gửi gió cho mây ngàn bay)
Câu hát nghe như bàn tay kéo nhẹ tấm màn cửa mở ra khung trời bát ngát mùa thu, bát ngát màu xanh.
Trong những dòng kẻ nhạc của hai chàng nghệ sĩ đa tình ấy vẫn luôn luôn thấp thoáng một “tà áo xanh” và một “màu xanh ái ân”:
Tà áo xanh nào về với giấc mơ / Mầu áo xanh là mầu anh trót yêu… (Thu quyến rũ)
“Trót”, như một định mệnh, buộc chặt người viết câu hát ấy với mầu xanh kia.
Hẹn một ngày nao khi mầu xanh lên tà áo… (Cánh hoa duyên kiếp)
Câu hát nghe như câu hẹn ước, như lời thề nguyền sắt son.
Khi nào em đến với anh / xin đừng quên chiếc áo xanh… (Tà áo xanh)
Còn lời dặn dò nào ân cần, thiết tha hơn thế nữa!



Nhớ về một mầu áo là “nhớ những giây phút êm đềm / nắng loang trên sân trường một chiều nào...” 
 Màu áo xanh trong thơ Nguyên Sa là màu cây cỏ xanh tươi trên sân trường phượng vỹ:
“Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường” (Tuổi mười ba)


 Màu áo xanh trong nhạc Y Vũ & Nhật Ngân gợi nhớ một mái tóc, một tà áo thấm đẫm nước mưa:
Chiều xưa mưa rơi âm thầm / để thấm ướt chiếc áo xanh / và đẫm ướt mái tóc em… (Tôi đưa em sang sông)
 



 Tà áo mầu xanh thắm của một “tiếng hát học trò” gieo vào lòng hai chàng nhạc sĩ Nguyễn Hiền, Minh Kỳ bao “niềm thương nhớ đầy vơi”:
Thuở ấy không gian chìm lắng trong mơ / Tà áo em xanh / mầu mắt ngây thơ… (Tiếng hát học trò)
Thiếu nữ vừa biết yêu trong nhạc Trần Thiện Thanh cũng bồi hồi khoác vào người chiếc áo mầu xanh da trời trong lần hò hẹn đầu tiên:
Biết anh thích mầu trời / em đã bồi hồi chọn mầu áo xanh… (Bảy ngày đợi mong)



Tà áo dài trong nhạc Nguyễn Văn Đông có màu xanh của rừng thông Đà Lạt một mùa nào Giáng Sinh:
Tà áo năm xưa xanh màu thông Đà Lạt… (Màu xanh Noel)
Áo xanh mộng mị còn bay cả vào trong thơ “trung niên thy sỹ” Bùi Giáng:
“Biển dâu sực tỉnh giang hà
còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh” (Áo xanh)
Áo xanh mộng mị của một thời quên lãng trong thơ Đinh Hùng:
“Trong vườn quên lãng áo ai xanh” (Dạ hội)


Làm sao kể hết được câu chuyện về những vạt áo dài dịu dàng và thướt tha, những vạt áo dài lộng gió trong thơ và nhạc. Tà áo dài mềm mại đã nhẹ nhàng êm ái đến với cuộc đời, nhẹ nhàng êm ái đi vào lòng người...
Thấy một vạt áo dài, thấy quê hương xa xăm mà gần gũi.
Qua bao mùa tang thương dâu bể, qua bao nhiêu vật đổi sao dời, chiếc áo dài truyền thống, chiếc áo dài duyên dáng và trữ tình của người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn luôn là hình ảnh khó phai mờ và còn đọng lại mãi trong lòng người


Lê Hữu.

Aug 22, 2013

Kara ( phần 7 )


PHOTOGRAPHER DAVID DIEC.


NGỌN LỬA NHỎ
TUL

              Sau khi được thả , ngay hôm đó  Kara trở lại túp lều của Lin , trong tâm trí ông  , hình thành  và thôi thúc một điều giản dị , ông không đành tâm nhìn Lin chết hoặc xa nó nữa .  Không bao giờ một lần nữa , không bao giờ !!!!Nên khi người thanh niên hỏi , ông đã nói "ông đặt nó ở bực thềm ' tháp Bà ,   hình ảnh đó không  rời xa ông dù giây phút . Rằng ông bằng mọi cách phải trở lại đó ,  Lin đang cần ông ..
              Khi ông bước vào túp lều quạnh quẽ , tiếng chân rất nhẹ nhưng cũng làm Lin mở đôi mắt dại dột nhìn quanh ,  khi nó nhận ra ông trở lại  , tiếng nấc nghẹn trong cổ làm nó nghẹt thở .  Ông vội vã nâng nó lên , ổ rơm dưới lưng nó nóng bừng và  ẩm ướt . Lin sốt cao dộ, những củ khoai và nước uống rải rác của những người hàng xóm tốt bụng đặt rải rác đâu đó , trên sàn đất , trên bàn gỗ gập ghềnh , trên mặt lu góc bếp .  Ông hối hả sốc nó dậy , bế nó ra xe , ông đã cẩn thận cột cái ghế có lót   tấm chăn lớn để phủ cho Lin , ông không quên đi vào chân Lin đôi dép vẫn còn máng ở trước cửa .  Ông nai nịt nó thật kỹ , chở nó về rẫy, rất mau và dường như không ai nhìn thấy , mà có thấy ông chở cái  vật cồng kềnh đó , cũng không ai   đoán được trong đó là Lin.
              Kara đưa Lin lên nhà chòi , một tay bế Lin , một tay đu thang từ từ , ông đặt nó trên sàn ,
nấu cháo cho nó ăn , lấy lá thuốc phơi khô sắc cho nó uống ...cứ như thế trong hai tuần lễ Lin đã hồi phục phần nào , tuy nó vẫn còn rất yếu . Hàng ngày Kara đi làm rẫy , Lin ở nhà chòi dọn dẹp , nấu ăn, may vá aó quần , hoặc chỉ ngồi chơi đợi giờ ông về , không ai biết có Lin hiện diện trên rẫy 

              Như thường lệ người thanh niên lên thăm rẫy một tháng hai lần , chàng thấy bóng đàn bà trên chòi Kara , chàng đoán đó là Lin nhưng không hỏi . chàng hiểu những gì Kara làm và thông cảm . Hình ảnh quen thuộc đó đáng lẽ đã phải như thế từ lâu lắm rồi , chàng bỗng thấy cuộc đời thật lạ , một cuộn phim đứt khúc , được nối lại êm thắm như chưa từng có những đổ vỡ , mất mát
              Chàng đi vòng qua rẫy , gặp Kara đang làm việc , vốn ít nói Kara cũng chẳng đả động gì đến Lin cho tới khi chàng báo cho biết mẹ chàng dự đinh mở bán tạp hoá ngay mặt tiền nhà và con Lin sẽ có việc phụ bà bán buôn hàng ngày . Kara nói:
               _ Kara sẽ để con Lin lựa chọn , nó ở lại đây hay về lại xóm chài , nó tự biết .
..............................................................................................................................................................

                Con Lin xin lựa chọn ở lại , nó nói nếu phải trở về xóm chài ,  tốt hơn  nó nên đi thẳng ra biển .  Một ngày mùa đông 75 , những người lên rẫy thu mua bắp đã thì thào với nhau câu chuyện vợ chồng  của Lin , về người đàn ông ở xóm chài sau khi ở trạm xá y tế về nhà đã bỏ trốn đi biệt tích.  Căn chòi bỏ hoang bị người dân xung quanh đốt cháy phi tang chẳng ai muốn  nhớ lại hình ảnh thương tâm , tàn phế của  hai con người ở đó . Khi  biết Lin dã trở về rẫy với kara , người ta bắt đầu không tin trên đời có người đàn bà nào được may mắn cuối đời  như Lin và có người đàn ông  nào tử tế hơn Kara.?
                Kara  không biết gọi Lin là NÀNG 
                LIN  cũng vậy , chẳng hề ý niệm hạnh phúc có một tên gọi là CHÀNG
               ...................................................................................
               
                Tôi như người lữ khách nhọc nhằn
                Trên con đường vô tận, quanh co, khúc khuỷu
                Có thú dữ, có kẻ gian rình rập
                 Mỗi bước đi là tranh đấu không ngừng

                Tôi trốn chạy, băng qua rừng và núi
                Đã nhiều lần thoát hiểm thật không ngờ
                Khi đêm xuống bên ven đường lạnh lẽo
                Tôi nhìn tôi như trong một giấc mơ

                 Khi sức đã cạn, chân chùn, tim mỏi mệt
                 Lòng ước ao một mái ấm tình thương
                 Tôi đã gặp được nàng, người trong mộng tưởng
                 Nàng cho tôi hạnh phúc của yêu đương

                 Nàng dạy tôi tim ra nhiều bóng mát
                 Băng qua nhiều những cánh đồng xanh
                 Nàng đẫn tôi đến những con suối trong lành
                  Những dòng nước cho tôi thêm sức sống

                  Bên nàng, đường dài không còn thăm thẳm
                  Hạnh phúc từng ngày dù hiểm trở gian nan
                  Đến cuối đường tôi, đứng lại ngỡ ngàng...
                  Thay thế nàng là hào quang soi lối!

                  Khi nàng đến nơi, tôi sẽ trở lại đây chờ đợi (*)

  Những lời thơ như thế đã dâng lên buổi  sáng mù sương ......
  Những đêm dài tĩnh mịch , những cơn mưa tưởng chừng không dứt ,  âm  ỉ  niềm tin v một tình yêu có thật. 
  Những buổi trưa , nắng chói chan , được nghe lại tiếng cười trong như suối nước  ven đồi .
  Những buổi chiều  khói toả lên  từ bếp náu cơm quen thuộc, có ngọn lửa nhỏ..  
  Ngọn lửa  vẫn còn nguyên vẹn  , đã biết cách ủ tro trấu cho qua những ngày tháng ,  để tồn tại . Đó là Kara và Lin .

( còn tiếp )
               
(*)NÀNG và TÔI  thơ Nguyễn Liên Hương



August 2013

Xin các bạn click vào links đưới đây để xem phần 1 , phần 2 và phần 3 , 4 , 5 và 6.

http://trungvuong6370.blogspot.com/2013/01/kara.html
http://trungvuong6370.blogspot.com/2013/07/kara-phan-hai.html
http://trungvuong6370.blogspot.com/2013/07/kara-phan-3.htm
http://trungvuong6370.blogspot.com/2013/07/kara-phan-4.html
http://trungvuong6370.blogspot.com/2013/08/kara-phan-5.htm
http://trungvuong6370.blogspot.com/2013/08/kara-phan-6.html




Aug 19, 2013

Nhiệm Mầu Phật Pháp -




PPS Kim Thoa
Sưu tầm internet Thục Nguyên 

Xin mời các bạn click vào link dưới đây để xem pps hay download để lưu giữ trong computer

4 - Nhung y tuong hay (Đừng trách).ppsx4 - Nhung y tuong hay (Đừng trách).ppsx
1371K   Download  

Aug 17, 2013

Trang thơ nhạc cuối tuần.

                                                    MỘT THỜI ÁO TRẮNG


Trang thơ nhạc cuối tuần thân mời các bạn đọc tiếp bài Tà Áo Dài trong thơ và nhạc của Lê Hữu.

Một thời áo trắng học trò vẫn luôn là những kỷ niêm êm ái  khi ta nhớ về. Mời các bạn cùng tìm lại những hình ảnh và kỷ niệm dễ thương của thuở áo trắng TV qua thơ và nhạc. 
Tà áo trắng TV ngày xưa vẫn còn để lại những lưu luyến như những vần thơ của "Người ái mộ"  người đẹp TV ngày xưa  đã viết comment trong DSTV.

                                                Thời khóa biểu của em anh biết hết
                                                Nhưng anh chỉ dám đứng lặng yên
                                                Nhìn tà áo trắng bay trong nắng
                                                Gửi vạt áo ai một chút tình....




              TÀ ÁO DÀI TRONG THƠ VÀ NHẠC

                             Lê Hữu

Những vạt áo dài, từ lâu lắm, đã lất phất trong những trang thơ tiền chiến. 

Từ…
“Đôi tà áo lụa bay trong nắng” (Áo lụa, Bàng Bá Lân) đến…
“Nắng thơ dệt sáng trên tà áo
lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài” (Áo trắng, Huy Cận)
Áo dài cũng len cả vào những câu lục bát trữ tình của Nguyễn Bính:
“Hồn anh như bông cỏ may
một chiều cả gió bám đầy áo em” (Bông cỏ may)
Và len cả vào dòng thơ hào hùng và lãng mạn của Quang Dũng:
“Em đi áo mỏng buông hờn tủi
dòng lệ thơ ngây có dạt dào” (Đôi bờ)

Áo dài lướt thướt như vạt áo của nàng Xuân trong thơ Trần Mộng Tú:
“Tôi gói xuân vào hai vạt áo
ngước nhìn mây trắng dạ mang mang” (Mẫu Đơn)
Áo dài bồng bềnh như dải trăng thu huyền ảo
 trong thơ Nghiêu Minh:
“Dấu thu kinh tự còn mê
Em mang tà áo bốn bề là trăng” (Thu vô lượng)
Kỷ niệm êm đềm về một tà áo, một đôi mắt huyền được Tô Vũ ghi lại bằng nét nhạc lâng lâng:
Em đến thăm anh / người em gái
Tà áo hương nồng / mắt huyền trìu mến sưởi ấm lòng anh… (Em đến thăm anh một chiều mưa)
“Ta ước mơ một chiều thêu nắng...”, nỗi “ước mơ” của chàng nhạc sĩ họ Tô ấy được vẽ lại trong những câu lục bát Trần Dạ Từ. Trong phút giây chờ đợi bước chân người tình khe khẽ đến bên hiên nhà, chàng tưởng chừng nghe được cả tiếng gió lay động vạt áo dài và tiếng lá nhẹ rơi bên thềm:
“Môi cười vết máu chưa se
cành hoa gạo cũ nằm nghe nắng hiền
Anh nằm nghe bước em lên
ngoài song lá động, trên thềm áo bay” (Khi nàng đến)





Áo bay làm gió lộng cả đường đi, làm… lay động cả trái tim chàng nhạc sĩ Tuấn Khanh:
Mỗi lần em về là gió lộng đường đi / Anh nhìn em bồi hồi trông theo tà áo… (Từ đó khôn nguôi)
Áo bay làm nhớ nhung, như nỗi nhớ da diết một mầu áo, một đôi môi thắm trong nhạc Từ Công Phụng:
Chiều nay nhớ em rồi / và nhớ áo em đẹp trời thơ / môi tràn đầy ước mơ… (Bây giờ tháng mấy)


Áo bay làm ngơ ngẩn, như chàng Huy Cận thuở mới lớn, trước cổng trường nữ sinh:
“Một hôm trận gió tình yêu lại
đứng ngẩn trông vời áo tiểu thư” (Học sinh)
Áo bay mất làm “cậu học trò” rụt rè Nguyên Sa phải hối tiếc vì một lời yêu chưa kịp nói:
“Nàng đến gần tôi chỉ dám... quay đi
Tà áo khuất, thì thầm: ‘Chưa phải lúc’” (Tuổi mười ba)
Áo bay trong nắng sân trường làm anh chàng làm thơ Kim Tuấn phải bâng khuâng:
“Áo chiều bay trong nắng
sân trường ai bâng khuâng” (Thu ở xa người)

Áo bay làm chàng thi sĩ đa tình Nguyễn Tất Nhiên phải thẫn thờ, dõi mắt nhìn theo mãi một tà áo vu quy:
“Đò qua sông chuyến đầu ngày
người qua sông mặc áo dài buông eo” (Chuyến đò Cửu Long)
Áo bay mịt mù theo gió theo mây, như cánh chim đã bay mất, như tình đã vụt bay trong thơ Như Thương:
“Thôi thì anh, cánh chim bay
Em tà áo mỏng theo mây nghìn trùng” (Vàng thu)


                                                
Áo trắng trinh nguyên mộng trắng trong


                             

Áo trắng trinh nguyên tuổi học trò, áo trắng của “một thời áo trắng”, từng làm ngất ngây trái tim bao chàng trai, để đêm đêm trong giấc ngủ chập chờn còn trông thấy “áo ai bay trắng cả giấc mơ”.
Áo trắng như dòng suối mát trong thơ Huy Cận:
“Dịu dàng áo trắng trong như suối
tỏa phát đôi hồn cánh mộng bay” (Áo trắng)
 


 Áo trắng như lụa trắng trong thơ Hoàng Anh Tuấn:
“Áo em lụa trắng sông Hương
qua đò Thừa Phủ nhớ thương rạt rào” (Về chân trời tím)
Và trong thơ Nguyễn Tất Nhiên:
“Đài các chân ngà ai bước khẽ
quyện theo tà lụa cả phương đông” (Tháng Giêng, chim)
Và trong thơ Kim Tuấn:
“Em về tà áo lụa
bay ngập ngừng trong anh” (Thu ở xa người)
Và cả trong thơ Nguyên Sa:
“Guốc cao, gót nhỏ, mây vào gót
áo lụa trăng mềm bay xuống thơ” (Tám phố Saigon)
Áo trắng như gió, như mây, để “nhà thơ của tình yêu” phải bâng khuâng:
“Có phải em mang trên áo bay
hai phần gió thổi, một phần mây?
Hay là em gói mây trong áo

rồi thở cho làn áo trắng bay?” (Tương tư)


Áo trắng của nhà thơ còn là dải sương mù lướt thướt trên bến sông Seine giữa kinh thành hoa lệ Paris, gợi nhớ một vạt áo dài mềm mại nơi chốn xa quê nhà:
“Anh về giữa một dòng sông trắng
là áo sương mù hay áo em” (Paris có gì lạ không em?)
Áo trắng của Hoàng Thi Thơ là bướm trắng, là hoa trắng, là mây trắng…
Ngày nào em đến áo em mầu trinh / áo xinh là xinh
Áo em trong trời buồn / là gió / là bướm / là hoa / là mây chiều tà… (Hình ảnh người em không đợi)




Áo trắng một màu trắng thanh khiết trong nhạc Nguyễn Vũ:
Áo trắng em bay như cánh thiên thần… (Bài thánh ca buồn)
Áo trắng nhẹ bay trong chiều giáo đường trong nhạc Lê Trọng Nguyễn:
Tà áo trinh nguyên tung bay / nụ cười thân ái… (Chiều bên giáo đường)
Áo trắng một màu trắng xóa làm hoa cả mắt nhà thơ Hàn Mặc Tử:
“Áo em trắng quá nhìn không ra” (Đây thôn Vĩ Dạ)
Áo trắng như bài thơ trên những nhịp cầu chênh vênh đón bước ai qua trong thơ Y Dịch:
“Áo em trắng cả bài thơ
Cầu cong giữa nhịp chân chờ bước ai” (Tiễn đưa)

Áo trắng níu chân người trên đường phố dập dìu trong nhạc Phan Ni Tấn:
Nghe xôn xao thị thành / áo ai trắng bay mù lòng đường / làm rối bước anh về cõi thơ... (Sinh nhật của cây đàn)
Áo trắng không còn bay trên những đường phố cũ trong nhạc Phạm Anh Dũng:
Xa xôi ngàn khơi đâu tà áo trắng / Duy Tân im lìm phố vắng / thương cây lá hoang tàn… (Nhớ Saigon)
Áo trắng xôn xao mùa tựu trường trong thơ Đoàn Vị Thượng:
“Sáng nay áo trắng tựu trường
gót chân cuống quýt cả hương cúc vàng” (Ánh mắt tựu trường)
Áo trắng lượn lờ như đôi cánh trắng trong thơ Luân Hoán:
“Tà áo trắng xoè như đôi cánh lượn
trải dịu dàng trên cỏ mượt mà xanh” (Trong sân trường bữa ấy)
Áo trắng trên đường lá me bay và ánh mắt trông theo trong thơ Trần Huy Sao:
“Đường em về vàng rụng lá me trưa
anh ngơ ngẩn vời theo màu áo trắng” (Áo trắng học trò)
Áo trắng ngày xưa nay trôi dạt về đâu, để lại nỗi tiếc nhớ trong thơ Ngàn Sau:
“Tôi về Ban-mê-thuột chiều mưa
em ơi áo trắng bây giờ ở đâu?” (Nhớ Ban Mê)
Bao nhiêu là áo trắng trên sân trường kỷ niệm!…
Mỗi người đều cần có một mái trường để luyến tiếc, để nhớ về... Nhớ về ngôi trường cũ là nhớ về những người thầy, người bạn, nhớ về những lớp học, những giờ ra chơi, những tà áo mầu, áo trắng mềm mại và những tháng năm tươi đẹp nhất của một đời người.

LÊ HỮU

Aug 15, 2013

KARA ( phần 6 )




Đôi dép của Lin bên góc trái  của biển
Photographer David Diec


Đôi dép của Lin.
TUL

             Trên bực thềm Tháp Bà Ponaga , Lin nằm  dán chặt  xuống nền gạch đỏ , thân xác còn lại như một đám mây bềnh bồng ,  Lin  mệt lả và ứa nước mắt  khi nghe Kara bảo  hãy  đợi  ông đi tìm cái gì cho nó ăn đỡ đói . Hình ảnh Kara hối hả đi xuống chân đồi ,  sự tận tụy của ông làm nó tê cóng và đau đớn , nó không tin là ông vẫn như ngày nào , còn  đầy lo lắng và thương yêu  . 
              Bên kia con đường là phố chợ đìu hiu , hôm nay càng thêm  vắng lặng  , phần lớn bạn hàng không họp chợ  hay đã di tản ,  nhiều xe tăng bộ đội tiếp tục vượt  qua  cầu  xóm Bóng để  vào phố chính  Nha Trang, dọc theo bờ biển . Lúc đó  một người đàn ông chếnh choáng hơi men chạy ngược  lên tháp Bà , lão đã ngoài 50 , lùng xục từng bụi rậm ,  miệng nguyền rủa 
tục tĩu  .  Lin bàng hoàng ngồi dậy , nó nhận ra người đàn ông đó , con quái vật mà nó đã lầm lẫn suốt một dời đang  rú gào   , lão nhảy lên bực thềm , hai tay  túm lấy tóc Lin , chân lão đá vào bụng Lin  tới tấp , lão nghiến răng  đe dọa sẽ bỏ đói và thiêu sống , sẽ giết nó , và treo nó lên  cây .....Lin nhìn về phía mặt trời lặn , về phía biển đỏ ối , rưng rưng  hình ảnh Kara bế nó qua đám cỏ xanh , lên những bậc thềm dưới chân đền thờ , nó   không còn nhìn thấy lão quái vật,   nó không còn nghe tiếng lão chửi rủa   ,  nó chỉ biết  chắc chắn  một điều là Kara sẽ trở lại . ...Lin cảm nhận hạnh phúc và đau đớn cùng lúc    xiết chặt trái tim khốn khổ  ,  Lin không thể chịu được hình ảnh khi Kara trở lại thì nó không còn ở đó nữa !!!! biết rằng nó không còn xứng đáng với tình yêu của ông,  nhưng nó đã được ông vực dậy  , nó không thể mất ông một lần nữa  , nó  chỉ còn cách dể lại đôi dép thay thế, nghĩ rồi làm ngay , đôi dép là tất cả nó có thể gửi lại .
         .....Lão kéo lê  Lin   xuống con đường đất lởm chởm đá , lão đã ngừng đánh  có lẽ  vì mệt,  Lin tê dại ngất di.......   phải chi lão bỏ Lin  nằm đó ở chân đồi !!!! 
          Khi Lin tỉnh lại trong xó bếp  nguội lạnh ,  ngọn đèn dầu nhỏ hắt lên bờ nhà  bằng gỗ mục , che chắn bởi  những tấm bìa carton , những mảnh chiếu rách , hình ảnh quái vật bên chai ruợu  cạn , Lin nhớ lại những đồng tiên cuối cùng nó dấu trên xà ngang cũng bị tước đoạt , nó nhớ đã chạy ra biển , để đưọc chìm xuống cùng tuyệt vọng.  Lin  ước mong được chết , đáng lẽ nó đã được thảnh thơi cùng sóng biển , đã lênh đênh tới một nơi nào ? những giờ phút   tưởng sẽ chấm dứt thì Kara lại hiện ra , tha thiết hơn bào giờ nó có thể tưởng tượng 
          Giữa  trời đất mênh mông ,  Lin   được hồi sinh , không còn  sợ hãi ,   nghe ông thủ thỉ bên tai , nó cảm thấy như được hàn gắn , liền lạc những mảnh vỡ tưởng chừng đã vụn nát .
          
.................................................................................................  

           Kara gạt nước mắt ,  ông đang khóc  nhưng thực sự mắt ông ráo hoảnh , khô khồc như hai hố sâu  , không  đáy . Ông chạy vòng quanh hy vọng tìm lại được Lin , nhưng tất cả bực thềm đều hoang vắng , những góc khuất , những lùm cây , ông nhận ra   đám cỏ xanh trước thềm điện thờ nhầu nát và ở đó ông tìm thấy  đôi dép  ngả màu cũ kỹ của Lin  . Ông nhớ khi nó chạy trốn ông trên biển , đôi dép đã bị tụột lại trên cát     , ông đã lượm lên và mang vào chân cho nó , đôi bàn chân vô tội còn bẩn  và cũ hơn cả đôi dép bạc màu. 
            Trời ngả tối dần , vẫn gĩư đôi dép trong tay , Kara đi xuống xóm chài hỏi thăm bất cứ ai hy vọng sẽ tìm được Lin đâu đó . Từ phố chợ xuống xóm chài cũng không xa mấy , những người ông gặp cho biết Lin làm đủ nghề để sống , đi mót tôm cá , dọn rác quét chợ , làm thuê , chăn gà nuôi heo .....không có việc gì từ nan để sống và phụng dưỡng ngưới đàn ông  mà nó đã không thể trốn thoát 
            Lin đã từng trôi dạt về những mẳnh đất khô cằn khí hậu khắc nghiệt , người đàn ông quái vật biết cách chà đạp nó vừa đủ , giữ nó không chết . Khi chiến tranh ngày một khốc liệt , Lin lại theo lão trở về Nha Trang , tìm chỗ tá túc nơi một chòi hoang cuối xóm chài . Đêm rì rào tiếng sóng , biển đen ngòm thăm thẳm , tất cả những căn nhà trong xóm ,  đóng cửa im lìm , đèn dầu hắt qua khe vàng vọt , mơ hồ   , không biết  những gì sẽ xảy ra vào những ngày sắp tới ?
             Kara đứng trước túp lều xiêu vẹo của Lin , qua tấm bạt tả tơi hững hờ treo trên thành cửa sổ , Kara tìm lại được khuôn mặt trẻ thơ ngày nào , méo mó theo tháng ngày , trong ổ rơm như một con vật tôi nghiệp , đôi mắt nhắm ngiền . Cách đó là người đàn ông vẫn còn say sưa , nghoẹo đầu nửa thức nửa ngủ . Kara thả đôi dép xuống đất ,  không chần chừ ông tung mình đạp đổ cánh cửa , căn chòi rung lên , một góc gần xụp xuống ,  thốc vào như gío bão trùm lên như sóng biển , tơi tấp và điên cuồng. Khi ông nhận ra lão quái vật dưới tay ông  đã gần tắt thở ,  nằm sõng soài , mặt bê bết máu ,  cũng là lúc có  đông người chạy đến , có bộ đội và cả công an trên phố..  Kara thả lão xuống , ông  vừa làm xong nhiệm vụ rằng  lão đã bị trừng phạt thích đáng.
             Kara nhìn thấy con Lin đứng đó xiêu vẹo  , đôi mắt vô thần , ông muốn được bế nó lên , đi lại đôi dép và rời bỏ nơi  đây , nhưng tất cả đã không kịp nữa . Công an nhào đến còng tay ông , những bộ đội  hối thúc mọi người giải tán . họ khiêng lão ra xe về tram y tế, .còn Kara bị giải lên phường .
            Lin vẫn đứng đó , nhìn theo bóng Kara . Đêm dần lạnh buốt dù dang mùa hè cuối tháng 3 vùng biển.

          ( còn tiếp) 

Xin các bạn click vào links đưới đây để xem phần 1 , phần 2 và phần 3 ,  4 và 5

http://trungvuong6370.blogspot.com/2013/01/kara.html

http://trungvuong6370.blogspot.com/2013/07/kara-phan-hai.html

http://trungvuong6370.blogspot.com/2013/07/kara-phan-3.htm

http://trungvuong6370.blogspot.com/2013/07/kara-phan-4.html

http://trungvuong6370.blogspot.com/2013/08/kara-phan-5.html


Aug 14, 2013

Bạch Hường hop chợ vói các bạn TV Cali





PICTURE
Dung  - Bach Huong







SFLY-LOGOSIGN IN  SIGN UP  HELP

PICTURES FOR YOU !PICTURE
From: Oanh Chu

Moi cac mo xem hinh chung em chup ngay hop mat voi Bach Huong
08/11/2013. Chuc cac mo mot tuan vui ve.
Than men,
Oanh
SEE PHOTOS
20 pictures
If "See Photos" doesn't work, try this:
http://share.shutterfly.com/action/welcome?sid=1Aat2TNu2btnYg