Oct 21, 2011

Chính Rùa - Bài của An Khanh




Chính Rùa
An Khanh

Chính Rùa là biệt hiệu mà bọn trẻ chúng tôi đã đặt cho bà Sáu ở cạnh nhà . Bà có tật hay đứng lù lù ngay sau bức tường bằng gỗ, ngăn nhà cầu ( hố xí ) của nhà tôi và nhà bà , mà đứng đó làm gì thì ai mà biết được ? Chỉ ngộ một điều hễ trong nhà có người bước vào hố xí . Vừa quay mặt ra nhìn lên bức tường thì đã thấy đôi mắt của Chính Rùa nhìn lom lom ...qua cái khe hở của bức tường . Chính Rùa là Chúa Rình . Khi ta bị một kẻ cứ để ý quan sát ta một cách kín đáo , hình như là rình rập theo dõi những họat động tự nhiên của ta... thì kẻ đó là Chính Rùa !
Bà Sáu đâu có biết bị đổi tên là Chính ! ( nói theo kiểu người Nam là Chín ) ...Cho đến một hôm bà đang trên đường ra chợ , thì bị bọn trẻ vừa chạy chơi rược đuổi vừa hét :
- Tụi bay ơi Chính Rùa đi chợ kìa ...
Bà Sáu nhìn quanh chỉ có một mình mình đi ngòai ngõ . Thì ra bọn trẻ dám đặt tên cho mình . Bà tức lắm mà không biết làm sao mà cấm lũ yêu quái đó ghẹo bà .
Những năm cộng sản mới quản lý miền Nam . Dân Nam Bộ mới hiểu thế nào là bị Rình Rập .Buổi sáng nhà mình còn đang ngơi , thì bị cái lão tổ trưởng tổ dân phố , tự tiện vén màn cửa , thò mõm vào gào :
- Nhà này có công nhân viên chức nhà nước không mà sao còn chưa dậy đi làm ?
- Lúc mới bị quản lý , nếu " Hộ " nào không có người nhà đi làm Công Nhân Viên Chức nhà Nước thì đều bị chúng bắt đi kinh tế mới hết .
- Những kiểu cách rình mò từng động tác từng họat động của quần chúng như vậy thật bậy bạ vô cùng .
- Nhưng mà như vậy mới đúng câu : Xã Hội Chủ Nghĩa : Mọi người rình mình . Mình rình mọi người . ( thật sự là : mọi người vì mình , mình vì mọi người ! )
Rình rập là hành động xấu đáng ghét , đáng chê trách .
- Tôi hỏi bạn thân tại sao lại không thích sống nơi những phố đông người ?
- Những phố đông người , hay bị dòm ngó rình rập !
- Sao người ta lại hay dòm ngó rình rập vậy hè ?
- Vì tò mò chứ còn làm sao ?!
- Ừ đúng thật . Tôi ở khu này đã hơn mười năm mà chẳng hề biết bà hàng xóm ra làm sao ? Chỉ thấy thấp thóang bóng ai đó, xong chưa kịp chào hỏi, là ai vào nhà nấy hết . Ngõ vắng đìu hiu ... Người ta rất tôn trọng tự do cá nhân . Kẻ tò mò rình rập là những kẻ ăn không ngồi rồi . Dư thì giờ Rỗi Hơi , mới đi theo dõi người khác ! Ả đó mới có bồ già ? Lão kia vừa tậu xe mới ? Mà ăn nhằm gì tới mình đâu cơ chứ ? Tại sao phải để ý người ta ?
- Tôi nói vậy chứ nếu ai cũng như tôi thì làm gì có chuyện Chính Rùa ?
- Ngồi trong nhà cả ngày chủ nhật , không shopping , không lễ lạc , không đi cầy ...nhìn qua bên kia đường . Nhà có đôi vợ chồng son mới dọn tới ...À , ngồi theo dõi đôi chim di !
- Ả cũng khá được chồng chiều , cậu hãy còn đủ hào phóng mở cửa xe cho mợ . Bưng vác đồ nặng từ xe vào nhà . Cứ theo dõi như vậy một ngày nào đó nhận ra mình cũng Chính Rùa thật sự . Bổn phận của chính rùa là theo dõi và đàm tiếu thêu dệt , tưởng tượng hoặc phỏng đóan ra những câu chuyện thế sự thăng trầm !
- Tôi thích theo dõi những con chim nhỏ chuyền cành trong nắng sớm , hoặc ngẩng đầu theo dõi lũ ngỗng trời bay theo đàn ẻo lả và điêu luyện như những vũ công ! Hoặc bất chợt thấy :
- Kìa con bướm vàng , xòe đôi cánh ! Em ngồi xem ... Em ngồi xem ...
Chính Rùa với côn trùng muông thú , sẽ thấy như mình trẻ lại với một ngày hồn nhiên , ngồi nhìn trời xanh ... Chính Rùa ơi chào mi ...
An Khanh

2 comments:

  1. Hảo Chi ơi ,
    Vưà mới đọc “Ấu th ơ “ xong , chưa kịp ... bỉnh bút , thì lại tống ngay vào đầu ..chính ruà ... sao mày giỏi viết quá dzậy ,
    Ở VN ,Trước cửa nhà tao ,có cả trăm thằng chính ruà , chỉ vì chủ nhà bỏ cuả chạy lấy người nên cái nhà đó chưá đầy bộ đội , , sáng trưa chiều tối là chúng nó cứ sồng sộc vào nhà tao xem đi chợ mua gì ,trưa ăn gì , tối ăn gì .. bố nhà chúng nó cái đồ .. chính ruà ...
    Cám ơn mày nhiều
    Điệp

    ReplyDelete
  2. Văn chương của An Khanh lúc nào cũng lai láng, phục thật. KĐ mà không có cảm hứng thì nặn đầu cũng chưa ra chữ. Nghe tin buồn về Tiếu và Thoa làm KĐ xúc động, trời sang thu trở lạnh nên bị cảm và ho chưa có tâm để sáng tác.
    Tiếp tục viết nhe, luôn có độc giả trung thành là "me" đây.
    Thân KĐ

    ReplyDelete