Apr 20, 2011

CHUYỆN THÁNG TƯ.

LỜI NGỎ THÁNG TƯ
TUL


Tháng tư lại trở về với những kỷ niệm đau lòng trong mỗi chúng ta , nhớ trận mưa tầm tã cuối tháng tư như nước mắt đã không thể ngừng lại , nhớ quân đội oai hùng VNCH tức tưởi đầu hàng, nhớ buỏi chiều tháng tư ngày 21 Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đọc bài diễn văn cuối cùng sau lưng Ông không có hình ảnh quen thuộc của lá cờ vàng ba sọc đỏ.. Nhớ những gì chúng ta đã mất , thảng thốt cuốn đi trong cơn lốc lịch sử .
Nhớ bao người đã nằm xuống, ngày hôm nay ở đây chúng ta xin thắp nén hương muôn đời tri ân và tưởng niệm cũng như cầu nguyên cho VN được ngửng mặt nhìn đời như hoài vọng của Tổ Tiên đã dày công dựng nước và giữ nước .
Ngày nay ở đây , chúng ta đều nhận ra rằng cuộc chiến tranh vô nghĩa phải được dừng lại , hơn thế nữa đáng lẽ chúng ta đã không bao giờ có nó trong lịch sử VN........... ...chỉ tội cho dân VN những người thua không biết vì sao mình thua và những người thắng cũng không hiểu tai sao mình thắng!!!!!!!!!!!!!!!!!
Henry Kissinger ngọai trưởng Mỹ thời bấy giờ đã khách quan nói:
" chúng ta thua vì chúng ta không thắng; VC thắng vì VC không thua ."
Người VN chúng ta dù muốn cũng không thể quên Tháng tư tháng chấm dứt một trò chơi lớn.

Lời ngỏ của TUL
xin giới thiệu bài viết của AN KHANH


CHUYỆN THÁNG TƯ




Vua Salômôn, tác giả của sách Truyền Đạo trong Thánh Kinh đã viết như sau :
* Hỡi xứ, khốn thay cho mầy khi có Vua còn thơ ấu và các quan trưởng mầy ăn từ lúc buổi sáng.
* Hỡi xứ,phước cho mầy khi có Vua là dòng dõi cao sang và các quan trưởng mầy ăn theo giờ xứng đáng , để bổ sức lại, chứ chẳng phải để đắm say. Truyền Đạo 10-16.

Chuyện ăn sáng của các quan, hay dòng dõi của các bậc cầm quyền , thật nó có ảnh hưởng đến đời sống các phó thường dân như tôi, cũng như đến vận nước của tôi lắm sao ?

- Xứ tôi không biết là có phước hay là vô phước ? mà tôi chắc là vô phước khốn nạn thật rồi. Vì dòng dõi quý tộc của các" Đức Vua " hình như là Chăn Trâu cắt cỏ. Thiến Lợn hay là Bán Vé Số... gì đó. Còn các quan thì ăn chơi xả láng suốt ngày, chứ không phải ăn để mà bổ lại sức , họ ăn để mà khoái khẩu , khoái con tì con vị . Nghe đâu họ ăn sáng với những tô phở bò Kobe, giá năm sáu chục dollars một tô. Giá trị bằng gần tháng lương hưu cùa một giáo viên XHCN. Còn đâu những giá trị tinh thần, nếu suốt ngày và suốt đời chỉ một mục đích phục vụ ông thần khẩu ? Vì vậy đào đâu ra những ông quan thanh liêm hoặc những ông Vua chịu thắt lưng buộc bụng, khuyên toàn dân tiết kiệm để lấy tiền đầu tư vào giáo dục. In sách, mở trường, thiết lập hệ thống giáo dục miễn phí và gắt gao " cưỡng bách giáo dục " hầu nâng cao trình độ dân trí ! Chứ đâu có cái thói đời con cái tố khổ cha mẹ đã lỡ làm ăn vất vả cần kiệm, mà nó cho là tiểu tư sản thì mắc tội với nhân dân và tổ quốc. Còn đâu cái cảnh "Một nhà đầm ấm - hai thân vui vầy .". Một xã hội không biết tới gia đình , hoặc đặt nó xuống hàng thấp nhất , thì chỉ sản sinh ra những trai gái bất lương ...Tôi nói về Tháng Tư Đen và xứ sở của tôi. Đã hơn ba mươi năm qua. Những ngày khốn khổ hoang mang đã chát đắng đọng lại tự đáy lòng . Có ai khơi dậy nỗi buồn xưa để mà nhức nhối đớn đau ?
Tôi không quên được những giọt nước mắt ngắn dài và tiếng khóc nức nở của tôi - tuôn tràn như thác, và tôi cũng không thể giải thích nổi tại sao mình lại khóc sướt mướt một cách dễ dàng như vậy ?

- Ngày đó 21 tháng Tư 75...Tôi vẫn dán mắt lênTV để theo dõi thời sự và tình hình chiến cuộc. Ngay cái hôm Tổng Thống Thiệu đọc diễn văn từ chức. Tôi bàng hoàng nhìn cái màn hình TV và thấy sau lưng tổng thống Thiệu không còn lá cờ phất phới bay tung. Chỉ thấy hai cái cột tròn , có hai con rồng đang ngoác mõm nhe nanh và đang rướn lên kinh ngạc...Trời ơi! sự gì đang sảy ra ? Đâu mất lá cờ tự do rồi ? Một linh tính báo thức cho tôi biết những điều xấu tệ hại sẽ đến. Ai không tin có linh hồn thì điều này là minh chứng. Lá cờ, một vuông vải nhỏ nhưng nó đã mang linh hồn của quốc gia. Giữ vững ngọn cờ như giữ vững niềm tin, lòng danh dự và niềm quật khởi tự hào của dân tộc. Than ôi, tổng thống từ chức mà lá cờ cũng từ chức theo...Tôi biết mình đang mất một cái gì quý báu và tôi cứ thế mà khóc như bị ai đó vừa quất vào mặt tôi những ngọn roi tàn bạo.
Bạn có thấy chăng lá cờ luôn mang linh hồn của cả một quốc gia dân tộc, chẳng có thế mà sau những lần đọat huy chương vàng , bạc hay đồng, các vận động viên Olympic,nhận giải trong tiếng nhạc quốc ca và ngọn cờ quốc gia của họ kéo lên...Nước mắt tuôn tràn sung sướng hãnh diện và tình yêu tổ quốc ngời ngời...Từ lúc lá cờ từ chức và sau đó là đầu hàng vô điều kiện. Ai có thể tin được một sự thật quá phũ phàng ? Trời ơi...chúng tôi đã bị thua cuộc ! Nhục nhã và đớn đau . Sang ngày cuối tháng Tư Đen , còn hình ảnh nào chua xót hơn lá cờ quý báu thân yêu của mình bị dép râu dày xéo! nó đạp vỡ trái tim của cả đồng bào miền Nam. Tháng Ba Gãy Súng...Tháng Tư Nước Mất Nhà Tan...Lại nhắc chuyện mất nước và câu chuyện Nằm Gai Nếm của Việt Vương Câu Tiễn. Thời Xuân Thu , ở Trung Quốc, nước Việt bị nước Ngô diệt. Vua nước Việt là Câu Tiễn bị bắt làm tù binh, phải chịu mọi khổ sai nhục hình. Khi được vua Ngô là Phù Sai tha về, Câu Tiễn tự đầy ải thân mình ,thường nằm trên đống gai, nếm mật đắng, nung nấu ý chí phục thù. Sau hơn hai mươi năm trời khổ công rèn luyện chuẩn bị lực lượng. Câu Tiễn xuất binh đánh bại quân Ngô. Phù Sai phải tự sát.(Trích tự điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam ) Nay các Việt Vương của miền Nam Việt Nam đâu hết rồi ? Có ai treo cái túi mật mà nếm hàng ngày khi ra vào, để nhắc nhở cái đắng cay mất nước . Phải nằm trên nệm gai để nhớ cái nhức nhối bị chà đạp và đọa đầy, hòng mong cái gian khổ nung nấu ý chí quyết tâm giành lại xứ sở từ tay kẻ cướp.
- Ai đó bảo tôi một câu khó chịu :
- Nước có mất đâu ? Nó vẫn còn nguyên đấy chứ !
- Đúng rồi ! Quê cha đất tổ vẫn còn nguyên , nhưng chúng ta đã bị tước mất chủ quyền. Ngay đến những quyền căn bản của sự yêu thương như giúp đỡ trẻ mồ cội, người già cả cô đơn bệnh tật cũng phải xin phép ( và được kiểm duyệt cùng xén bớt ) trước khi đến tay người nhận.Thương ôi! có câu nói mỉa mai để đời :
- Mất nước, nhà thì nó chiếm , vợ thì nó sài, con thì nó sai, mình thì bị đào thải (Tước mất quyền công dân ,bắt đi cải tạo )
- Có ai thấy được linh hồn tượng đá ? Bức tượng thương tiếc cũng phải nhỏ lệ vĩnh biệt nơi anh ngồi ưu tư nhớ bạn.

Mồ mả ông bà nằm giữa đất
Lòng người lòng đất cảm thông nhau

Thơ Kiên Giang

Vậy mà nay, sự cảm thông đã bị đào cuốc và san bằng .
Tôi đã mất nước hơn ba mươi năm . Đã trải qua một ngọn triều dâng của lịch sử . Ngọn sóng thần dâng cao và cuốn đi tất cả những ước mơ hoài bão, để lại những hậu quả điêu tàn. Nay chính mình phải vực mình dậy. Hãy treo một túi mật tưởng tượng để hàng ngày nếm cái đắng cay mất mát, nhắc nhở bổn phận cần phải khôi phục lại một Việt Nam từ trong tim.
-Làm người Việt kiên cường. Hãy nằm trên những chông gai khó nhọc để chiến thắng bản ngã ươn hèn
- Hãy là một người Việt luôn ngẩng cao đầu vượt khó khăn thất bại. Ôi hồn thiêng Tổ Quốc. Ngọn Cờ dấu yêu.

Mấy thu nếm mật nằm gai
Thề lòng trả được giận đời mới yên

Nguyễn Đình Chiểu.




.

5 comments:

  1. Nhắc lại chuyện Tháng Tư Đen, sao mà buồn thấm thía! Mi đã nói lên được tâm trạng của hầu hết dân miền Nam lúc bấy giờ. Đúng là nước đến thời kỳ " mạt vận " Chỉ còn những kẻ sống để mà ăn,còn đâu người ăn để mà sống ?

    Q Tuyết.

    ReplyDelete
  2. Phần nhập bài này hay quá ! Bài viết với tâm sự ngổn ngang , đau khổ, như vừa thóat ra khỏi cảnh đọa đày đó không lâu. Riêng mình " tưởng rằng đã quên " nhưng không, thời gian dù là liều thuốc mầu nhiệm nhưng chỉ làm mình nguôi ngoai chứ vết thương , dường như vẫn còn rỉ máu.

    Diệp

    ReplyDelete
  3. Mi ơi, cái ngày " chết tiệt " ấy đã buồn rồi, đọc bài của mi lại thấy buồn hơn. Đúng là thứ không nói ra thì ai cũng biết,mà nói ra thì lại tức nhiều hơn. Cứa mãi vào vết thương đã lên da non thì chỉ làm cho nó lóet thêm ra thôi. Có quên đi được không ?

    Hòang.

    ReplyDelete
  4. Thường thì em không thích đọc những loại bài về chính trị, nhưng đọc bài này của Chi cũng thấy " dễ tiếp thu " ! Chi nhớ nhiều thơ văn của các cụ và nhiều thứ... để có thể dùng " điển cố " trong bài viết. Bái phục .Bái phục.

    Vân.

    ReplyDelete
  5. Tâm lý thua cuộc là một tâm lý bi thảm nhất sau chiến tranh. Nỗi buồn đeo đuổi như bị ma ám ...Tháng Tư, ngồi lại để chia sẻ mọi thứ, từ kỷ niệm cho đến buồn phiền. Từ đời sống thường nhật bấp bênh cho đến những ước ao hoang tưởng...Mà kỷ niệm của những người xa xứ thì có được mấy niềm vui ?

    ReplyDelete