Thuyền Viễn Xứ, một bài hát vẫn để lại cho người nghe cảm xúc bâng khuâng nhớ về một nơi chốn nào xa xôi.
Nhưng ít người biết rằng nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ bài hát này từ một bài thơ của một thi sĩ rất trẻ và rất đẹp của thập niên 1950.
Tác giả bài thơ "Thuyền Viễn Xứ" là ai ?
(Để tưởng nhớ các thầy cô Trường Trung học Phan Bội Châu-Phan Thiết, niên khóa 1954-1957).
Nguyễn Phước thị Liên
Ở đây chúng tôi không đề cập đến kỹ thuật âm nhạc và kết cấu bài thơ Thuyền Viễn Xứ, chỉ nêu một chi tiết chưa minh bạch về tác giả bài thơ.
Tạp chí Sông Hương số 273 tháng 11-2011, trang 62-69 có bài “Phạm Duy: thơ phổ nhạc“ của Đặng Tiến. Tác giả có nói đến bài thơ Thuyền Viễn Xứ của Huyền Chi nhưng chỉ với vài lời, vừa thuật, vừa trích lẫn lộn:
... " khi Phạm Duy phổ nhạc bài Thuyền Viễn Xứ, 1953, thuyền ơi viễn xứ xa khơi…sóng Đà giang…thơ của Huyền Chi, một cô hàng vải trong chợ Bến Thành không mấy ai biết đến”.
Như vậy, tác giả chứng tỏ không biết Huyền Chi là ai, lại còn có ý chê thể thơ lục bát khi ông viết :” Anh (tức Phạm Duy) đã biến nhịp lục bát đơn điệu, tẻ nhạt thành những tiết tấu sinh động, tha thiết, phong phú”.
Để bạn đọc biết thêm Huyền Chi là ai, ở đây chúng tôi xin phác họa đôi nét về tác giả:
"Vào khoảng trước và sau 1954-1957, hầu hết học sinh, sinh viên miền Nam đều thích nhạc của Phạm Duy, trong đó có bài Thuyền Viễn Xứ, loại thơ phổ nhạc. Bài này được các ca sĩ nổi tiếng như Thái Thanh, Lệ Thu…thể hiện rất truyền cảm. Bọn trẻ chúng tôi lúc đó đang học Trường Trung học Phan Bội Châu - Phan Thiết. Không ai bảo ai. Đứa nào cũng “mê “, cứ lải nhải hát Thuyền Viễn Xứ, như ngầm chứng tỏ với nhau ta đây là dân…sành điệu.
Dần dần, tác giả bài thơ là Huyền Chi trở thành thần tượng của tuổi trẻ trường Phan Bội Châu - Phan Thiết. Không đứa nào không biết Huyền Chi bằng xương, bằng thịt, chính là vợ của thầy giáo dạy tiếng Pháp cho mình. Và tất nhiên, chúng tôi phải gọi nhà thơ, vợ của thầy mình bằng cô. Hơn nữa, cô Huyền Chi là người phụ nữ đẹp, tài sắc vẹn toàn. Cô có nước da trắng khỏe, dáng người cao, gương mặt tươi, miệng cười hiền hậu, dễ mến, tà áo dài màu thiên thanh đài các trong những chiều lộng gió, khi thầy cô sánh đôi giữa thành phố Phan Thiết, đã làm xao xuyến tâm hồn bao nữ sinh thời bấy giờ. Dưới mắt họ, đó là cặp đôi hoàn hảo.
Chúng tôi còn biết cha chồng của cô - cụ Đức Huy -, cũng là một người yêu văn thơ trong nhóm Liên Thành Thi xã, đã cùng các cụ Phú Khê, Phú Sơn, An Bình…xướng họa. Nhóm của các cụ cùng với nhóm Hương Bình Thi xã ở Huế thường trao đổi thi bài.
Cô Huyền Chi tên thật là Hồ Thị Ngọc Bút, sinh năm 1934, quê ở Bắc Ninh. Năm 1948-1949, cô ở Đà Lạt với người chị ruột. Năm 1950, 16 tuổi, cô về Sài Gòn ở với mẹ. Mẹ cô có sạp vải bán ở chợ Bến Thành, mỗi sáng cô thường giúp mẹ dọn hàng. Dọn hàng xong mới về đi học, có lúc vừa đi học vừa đi làm
Năm 1950-1952, cô làm thư ký tòa soạn tạp chí Phụ Nữ của bà Nguyễn Thị Lan Phương, chuyên trách mục thơ, cũng là phó nhóm Thơ-Văn-Nhạc Chim Việt. Cũng năm này, cô in tập thơ đầu tiên của mình là tập Cởi Mở tại nhà in Sống Chung của bà Đào. Theo lời cô kể:
“Khi tập thơ mới hoàn thành, tôi đang giở xem bản in đầu tiên thì ông Phạm Duy đến. Có lẽ ông này quen biết với chủ nhân nhà in. Qua lời giới thiệu của bà Đào, ông biết tôi là tác giả tập thơ, ông đến bên tôi và nói:
“Tôi là nhạc sĩ Phạm Duy, có thể nào cô cho tôi một quyển, nếu tôi thấy có bài nào hay, tôi sẽ phổ nhạc“. Ông còn yêu cầu tôi viết lời ký tặng. Đó là lần duy nhất tôi gặp nhạc sĩ Phạm Duy“.
Sau này, dường như năm 1953, bản nhạc Thuyền Viễn Xứ được in ra, thâu băng và phát hành ra nước ngoài. Thời ấy, cô Huyền Chi có người anh là một kỹ sư hàng không ở Pháp, có lúc ông anh gởi thơ nói với cô:
“Anh không ngờ thơ em qua tận Paris”.
Năm 1954, Huyền Chi lấy chồng. Chồng cô là người Huế, dạy học ở Phan Thiết. Lúc này, cô có mở một hiệu sách mang tên Bút Hoa tại nhà và vẫn cộng tác thơ với tạp chí Tiền Phong ở Sài Gòn. Nhưng về sau, cô không còn tiếp tục nữa. Tập thơ Cởi Mở bị thất lạc vào năm 1975, khi cô dọn nhà về Sài Gòn, do cuộc mưu sinh.
Trở lại câu chuyện hiện nay. Năm 2005, chúng tôi được biết nhạc sĩ Phạm Duy về nước và qua anh bạn Linh Phương, - tác giả bài thơ Kỷ Vật Cho Em cũng được Phạm Duy phổ nhạc - chúng tôi mới gợi ý với cô: nên chăng, cần cho Phạm Duy và bạn đọc hiện nay biết về tác giả Thuyền Viễn Xứ. Sau đó, chúng tôi và Phạm Duy trao đổi vắn gọn bằng thư. Nhạc sĩ Phạm Duy có trả lời, nhưng riêng Huyền Chi thì giữ ý không muốn gặp nhạc sĩ. Những năm gần đây, cô gởi cho chúng tôi một số bài thơ cô mới sáng tác.
Bây giờ tác giả Thuyền Viễn Xứ chẳng còn trẻ. Chồng nữ sĩ đã mất, nữ sĩ đang sống với các con ở Sài Gòn, hằng ngày dạy kèm tiếng Anh cho các cháu trong xóm. Nhạc sĩ Phạm Duy vừa ăn mừng lễ khánh thọ cửu tuần. May mắn là những người trong cuộc vẫn còn tại thế, nhưng hai người gặp nhau chỉ một lần qua tinh thần tập thơ Cởi Mở, chứng tích là bài Thuyền Viễn Xứ.
Nhắc lại chuyện này chỉ để giúp bạn đọc biết thêm đôi nét đan thanh của một tác phẩm, qua hơn nửa thế kỷ chưa nhuốm bụi thời gian.
Nhân đây chúng tôi cần xác minh: Huyền Chi và Hà Huyền Chi là hai nhà thơ riêng biệt. Người ta hay nhầm lẫn vì trong bút danh, có trùng hai chữ “Huyền Chi“. Ông Hà Huyền Chi là tác giả nhiều bài thơ trong quân đội Sài Gòn, thuộc chế độ cũ. Còn Huyền Chi, tác giả bài thơ Thuyền Viễn Xứ là phụ nữ.
Vừa qua, có người nghe ca sĩ Ánh Tuyết hát bài Thuyền Viễn Xứ, mà MC giới thiệu là thơ của Hà Huyền Chi (!).
Bài viết này đã được tác giả Thuyền Viễn Xứ thông qua và nhất trí. Xin cám ơn nữ sĩ Huyền Chi."
Nguyễn Phước Thị Liên- Nguồn: Nguyễn Phước Thị Liên , My.Opera.com
* * * Phạm Duy viết:
Ở đây chúng tôi không đề cập đến kỹ thuật âm nhạc và kết cấu bài thơ Thuyền Viễn Xứ, chỉ nêu một chi tiết chưa minh bạch về tác giả bài thơ.
Tạp chí Sông Hương số 273 tháng 11-2011, trang 62-69 có bài “Phạm Duy: thơ phổ nhạc“ của Đặng Tiến. Tác giả có nói đến bài thơ Thuyền Viễn Xứ của Huyền Chi nhưng chỉ với vài lời, vừa thuật, vừa trích lẫn lộn:
... " khi Phạm Duy phổ nhạc bài Thuyền Viễn Xứ, 1953, thuyền ơi viễn xứ xa khơi…sóng Đà giang…thơ của Huyền Chi, một cô hàng vải trong chợ Bến Thành không mấy ai biết đến”.
Như vậy, tác giả chứng tỏ không biết Huyền Chi là ai, lại còn có ý chê thể thơ lục bát khi ông viết :” Anh (tức Phạm Duy) đã biến nhịp lục bát đơn điệu, tẻ nhạt thành những tiết tấu sinh động, tha thiết, phong phú”.
Để bạn đọc biết thêm Huyền Chi là ai, ở đây chúng tôi xin phác họa đôi nét về tác giả:
"Vào khoảng trước và sau 1954-1957, hầu hết học sinh, sinh viên miền Nam đều thích nhạc của Phạm Duy, trong đó có bài Thuyền Viễn Xứ, loại thơ phổ nhạc. Bài này được các ca sĩ nổi tiếng như Thái Thanh, Lệ Thu…thể hiện rất truyền cảm. Bọn trẻ chúng tôi lúc đó đang học Trường Trung học Phan Bội Châu - Phan Thiết. Không ai bảo ai. Đứa nào cũng “mê “, cứ lải nhải hát Thuyền Viễn Xứ, như ngầm chứng tỏ với nhau ta đây là dân…sành điệu.
Dần dần, tác giả bài thơ là Huyền Chi trở thành thần tượng của tuổi trẻ trường Phan Bội Châu - Phan Thiết. Không đứa nào không biết Huyền Chi bằng xương, bằng thịt, chính là vợ của thầy giáo dạy tiếng Pháp cho mình. Và tất nhiên, chúng tôi phải gọi nhà thơ, vợ của thầy mình bằng cô. Hơn nữa, cô Huyền Chi là người phụ nữ đẹp, tài sắc vẹn toàn. Cô có nước da trắng khỏe, dáng người cao, gương mặt tươi, miệng cười hiền hậu, dễ mến, tà áo dài màu thiên thanh đài các trong những chiều lộng gió, khi thầy cô sánh đôi giữa thành phố Phan Thiết, đã làm xao xuyến tâm hồn bao nữ sinh thời bấy giờ. Dưới mắt họ, đó là cặp đôi hoàn hảo.
Chúng tôi còn biết cha chồng của cô - cụ Đức Huy -, cũng là một người yêu văn thơ trong nhóm Liên Thành Thi xã, đã cùng các cụ Phú Khê, Phú Sơn, An Bình…xướng họa. Nhóm của các cụ cùng với nhóm Hương Bình Thi xã ở Huế thường trao đổi thi bài.
Cô Huyền Chi tên thật là Hồ Thị Ngọc Bút, sinh năm 1934, quê ở Bắc Ninh. Năm 1948-1949, cô ở Đà Lạt với người chị ruột. Năm 1950, 16 tuổi, cô về Sài Gòn ở với mẹ. Mẹ cô có sạp vải bán ở chợ Bến Thành, mỗi sáng cô thường giúp mẹ dọn hàng. Dọn hàng xong mới về đi học, có lúc vừa đi học vừa đi làm
Năm 1950-1952, cô làm thư ký tòa soạn tạp chí Phụ Nữ của bà Nguyễn Thị Lan Phương, chuyên trách mục thơ, cũng là phó nhóm Thơ-Văn-Nhạc Chim Việt. Cũng năm này, cô in tập thơ đầu tiên của mình là tập Cởi Mở tại nhà in Sống Chung của bà Đào. Theo lời cô kể:
“Khi tập thơ mới hoàn thành, tôi đang giở xem bản in đầu tiên thì ông Phạm Duy đến. Có lẽ ông này quen biết với chủ nhân nhà in. Qua lời giới thiệu của bà Đào, ông biết tôi là tác giả tập thơ, ông đến bên tôi và nói:
“Tôi là nhạc sĩ Phạm Duy, có thể nào cô cho tôi một quyển, nếu tôi thấy có bài nào hay, tôi sẽ phổ nhạc“. Ông còn yêu cầu tôi viết lời ký tặng. Đó là lần duy nhất tôi gặp nhạc sĩ Phạm Duy“.
Sau này, dường như năm 1953, bản nhạc Thuyền Viễn Xứ được in ra, thâu băng và phát hành ra nước ngoài. Thời ấy, cô Huyền Chi có người anh là một kỹ sư hàng không ở Pháp, có lúc ông anh gởi thơ nói với cô:
“Anh không ngờ thơ em qua tận Paris”.
Năm 1954, Huyền Chi lấy chồng. Chồng cô là người Huế, dạy học ở Phan Thiết. Lúc này, cô có mở một hiệu sách mang tên Bút Hoa tại nhà và vẫn cộng tác thơ với tạp chí Tiền Phong ở Sài Gòn. Nhưng về sau, cô không còn tiếp tục nữa. Tập thơ Cởi Mở bị thất lạc vào năm 1975, khi cô dọn nhà về Sài Gòn, do cuộc mưu sinh.
Trở lại câu chuyện hiện nay. Năm 2005, chúng tôi được biết nhạc sĩ Phạm Duy về nước và qua anh bạn Linh Phương, - tác giả bài thơ Kỷ Vật Cho Em cũng được Phạm Duy phổ nhạc - chúng tôi mới gợi ý với cô: nên chăng, cần cho Phạm Duy và bạn đọc hiện nay biết về tác giả Thuyền Viễn Xứ. Sau đó, chúng tôi và Phạm Duy trao đổi vắn gọn bằng thư. Nhạc sĩ Phạm Duy có trả lời, nhưng riêng Huyền Chi thì giữ ý không muốn gặp nhạc sĩ. Những năm gần đây, cô gởi cho chúng tôi một số bài thơ cô mới sáng tác.
Bây giờ tác giả Thuyền Viễn Xứ chẳng còn trẻ. Chồng nữ sĩ đã mất, nữ sĩ đang sống với các con ở Sài Gòn, hằng ngày dạy kèm tiếng Anh cho các cháu trong xóm. Nhạc sĩ Phạm Duy vừa ăn mừng lễ khánh thọ cửu tuần. May mắn là những người trong cuộc vẫn còn tại thế, nhưng hai người gặp nhau chỉ một lần qua tinh thần tập thơ Cởi Mở, chứng tích là bài Thuyền Viễn Xứ.
Nhắc lại chuyện này chỉ để giúp bạn đọc biết thêm đôi nét đan thanh của một tác phẩm, qua hơn nửa thế kỷ chưa nhuốm bụi thời gian.
Nhân đây chúng tôi cần xác minh: Huyền Chi và Hà Huyền Chi là hai nhà thơ riêng biệt. Người ta hay nhầm lẫn vì trong bút danh, có trùng hai chữ “Huyền Chi“. Ông Hà Huyền Chi là tác giả nhiều bài thơ trong quân đội Sài Gòn, thuộc chế độ cũ. Còn Huyền Chi, tác giả bài thơ Thuyền Viễn Xứ là phụ nữ.
Vừa qua, có người nghe ca sĩ Ánh Tuyết hát bài Thuyền Viễn Xứ, mà MC giới thiệu là thơ của Hà Huyền Chi (!).
Bài viết này đã được tác giả Thuyền Viễn Xứ thông qua và nhất trí. Xin cám ơn nữ sĩ Huyền Chi."
Nguyễn Phước Thị Liên- Nguồn: Nguyễn Phước Thị Liên , My.Opera.com
* * * Phạm Duy viết:
"Trước khi gần một triệu người sẽ di cư vào miền Nam và ai cũng sẽ đều nhớ tới cảnh vật, sự việc và con người của thôn quê miền Bắc, tôi làm quen với một cô em bán vải ở Chợ Bến Thành tên là Huyền Chi. Cô ''Bắc Kỳ nho nhỏ'' này có một bài thơ nhớ quê hương cũ nhan đề THUYỀN VIỄN XỨ và đưa cho tôi phổ nhạc...
Bài thơ này nói lên tâm trạng một người phải rời bỏ bến Đà Giang ở miền Bắc để đi vào miền Nam và nói lên sự hoài hương, nhớ miền viễn xứ... Bài thơ trở thành bài hát và được phổ biến trong thời gian người Bắc ùn ùn di cư vô Nam nên ai cũng muốn hát nó, muốn nghe nó..."
Phạm Duy
Source: "phamduy.com"
Thuyền Viễn Xứ Nhạc: Phạm Duy
Thơ Huyền ChiTrình bày: Lệ Thu
Chiều nay sương khói lên khơi
Thùy dương rũ bến tơi bời
Làn mây hồng pha ráng trời
Sóng Đà giang, thuyền qua xứ người
Thuyền ơi, viễn xứ xa xưa
Một lần qua dạt bến lau thưa
Hò ơi, giọng hát thiên thu
Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn về
Nhìn về đường cố ly, cố lý xa xôi
Đời nhịp sầu lỡ bước, bước hoang mang rồi
Quay lại hướng làng, Đà giang lệ ướt nồng
Mẹ già ngồi im bóng
Nỗi tiếc thương mong con bạc lòng
Chiều nay gửi tới quê xưa
Biết bao là thương nhớ cho vừa
Trời cao chìm rơi xuống đời
Biết là bao sầu trên xứ người
Mịt mờ sương khói lên hương
Lũ thùy dương rũ bóng bên sông
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường.
Huyền Chi là bút danh của Hồ Thị Ngọc Bút, sinh năm 1934 tại Từ Sơn (Bắc Ninh), theo gia đình vào Nam từ trước năm 1954. Lúc mới vào Nam (1948-1949), cô ở với chị gái tại Đà Lạt, sau đó về Sài Gòn (1950) vừa đi học vừa phụ mẹ trông nom sạp vải ở chợ Bến Thành.
Bài thơ Thuyền viễn xứ là một trong 22 bài thơ nằm trong tập thơ Cởi mở của Huyền Chi xuất bản năm 1952, trong thời gian cô sinh hoạt với một nhóm văn nghệ sĩ trẻ và làm thư ký tòa soạn chuyên trách mục thơ cho Tạp chí Phụ Nữ của bà Nguyễn Thị Lan Phương.
Trong quyển Hồi ký Phạm Duy (tập 3, ấn bản 2008), tác giả Phạm Duy viết như sau:
"Gần hai năm đã trôi qua kể từ khi tôi bỏ vùng quê vào Hà Nội, rời miền Bắc vào miền Nam, lo ổn định nơi ăn chốn ở và thu xếp công kia việc nọ ở Sài Gòn... Vào thời điểm này (trước cuộc di cư 1954), Huyền Chi, một cô em bán vải ở chợ Bến Thành đưa cho tôi phổ nhạc bài thơ nhan đề Thuyền viễn xứ. Bài thơ này nói lên tâm trạng một người Bắc Việt phải rời bỏ bến Đà Giang để vào sinh sống tại miền Nam. Phổ nhạc xong bài thơ nhớ miền viễn xứ...".
Huyền Chi lập gia đình với giáo sư Trần Phụng Tường vào năm 1954, và theo chồng ra Phan Thiết, nơi ông đang dạy Pháp văn ở Trường trung học Phan Bội Châu. Ở đây bà mở hiệu sách Bút Hoa và dạy Anh văn.
Sau 1975, gia đình bà Huyền Chi chuyển vào Sài Gòn. Bà hiện vẫn còn sống tại đây, còn chồng bà - ông Trần Phụng Tường mất năm 2010.
Nguồn: Thuyền Viễn Xứ - Nhạc Phạm Duy- Tiếng hát Lệ Thu.
No comments:
Post a Comment