Jun 12, 2014

CHUYỆN BUỒN TRÊN NHỮNG CHUYẾN BAY



Chung Dao

Trên những chuyến bay dài và tẻ nhạt đã mang tôi đi và về giữa Mỹ và Việt Nam, đặc biệt là những chuyến bay từ Việt Nam sang Mỹ, tôi đã được nghe những cãu chuyện về nhiều mành đời bất hạnh.  Trên những chuyến bay đó tôi đã thường gặp những khuôn mặt ngơ ngác, với sticker “transit” dán trên ngực áo.  Họ là những người mới xuất cảnh lần đầu, tuy khuôn mặt có phãn lo lắng sợ hãi nhưng kèm theo đó là niềm phấn khởi sắp được đoàn tụ với thân nhân mình trên đất M.  Cho dù nỗi hân hoan đócũng sẽ chẳng kéo dài bao lâu khi phải đối mặt với thực tế cuộc sống không mấy thơ mộng và thanh thảnở Mỹ, khác hẳn với những gì họ đã nhìn thấy qua những hình ảnh đầy hấp dẫn được gởi về.  Tuy nhiên đó cũng là những người hạnh phúc hơn hàng ngàn người khác đang mỗi ngày bỏ tiền và công sức cho cuộc phỏng vấn khá gay go để lấy được tấm thông hành vào Mỹ.

Trên chuyến bay từ Việt Nam sang Mỹ vào tháng 2/2014, tôi tình cờ ngồi gần một em gái trong độ tuổi 30.  Thường thì khi thấy những người Việt Nam đeo sticker trên ngực áo tôi thường tìm cách làm quen nói chuyện, giúp họ trong việc trao đổi với tiếp viên khi cần, đồng thời làm giảm đi căng thẳng trong họ.
“em đi Mỹ đoàn tụ với gia đình hả?”
“dạ con qua theo diện đoàn tụ do mẹ bảo lãnh nhưng buồn lắm cô ạ”
“sao thế em?”
“dạ em gái con vừa bị chồng nó bắn chết vài tuần trước, vừa vặn con sang đoàn tụ với mẹ và lo cho mấy đứa cháu nhỏ, con của em con.”
“ủa sao lại bị bắn chết?”
“dạ vì chồng nó hơn nó 20 tuổi và rất ghen tuông, chồng nó đuổi mẹ con ra khỏi nhà nên nó đòi ly dị.  Ông ta bắn em con 3 phát vào đầu lòi cả mắt ra.  Sau đó ông chở hai đứa con nhỏ về cho mẹ con và quay về nhà tự bắn vào thái dương mình để tự sát.  Báo chí ở Little Saigon có đăng rùm beng đó cô ạ”
“trời sao hãi hùng vậy, thôi tôi xin chia buồn với em.  Mong em can đảm để lo cho mẹ và hai đứa cháu vì chúng đã mất cả cha lẫn mẹ.”
Tôi tưởng những câu chuyện buồn tương tự như vậy chỉ diễn ra với những cô gái Việt Nam vì nghèo và muốn cứu lấy gia đình mình khỏi cảnh đói khổ, đã đành nhắm mắt đưa chân lấy những ông chồng già, tật nguyền Đài Loan hay Đại Hàn. Sao đó lại kết thúc mạng sống của mình nơi đất khách quê người do thói vũ phu của ông chồng hay do tự mình kết liễu cuộc đời chẳng đáng sống của mình.  Chẳng ngờ câu chuyện thương tâm này cũng xảy ra trên đất nước văn minh bậc nhất thế giới như nước Mỹ, buồn thaycô lại trong danh sách những số phận nghiệt ngã đó.  

Vẫn còn chưa quên câu chuyện buồn đó, sau hai tháng ở Việt Nam, trở lại Mỹ tôi lại tình cờ nghe được một câu chuyện thương tâm khác.  Hầu như các chuyến bay đi Mỹ tôi đều xin được chỗ ngồi hoặc ngay cửa thoát hiểm hay ngay chỗ dành cho các bà mẹ có con nhỏ, như thế trong suốt chuyến bay tôi có thể duỗi chân thẳng ra cho đỡ mỏi, dù rằng đôi lúc cũng phiền vì bị quấy rầy bởi tiếng khóc của trẻ em.  Kỳnày tôi cũng ngồi gần một em gái khoảng 30 và đứa con gái nhỏ.  Thấy em đeo sticker “transit” trên ngực áo, cùng tay xách nách mang với đứa con nhỏ, tôi hỏi:
“em đi Mỹ đoàn tụ cùng chồng phải không?”
“dạ không cô, con sang làm đám tang cho chồng vì anh vừa mất mấy ngày trước. Con sang làm lễ phát tang thôi vì anh đã được hỏa thiêu” cô trả lời với giọng nói run run và đôi mắt ngấn lệ
“tôi xin lỗi, tội nghiệp quá.  Chồng em bao nhiêu tuổi và vì sao mà mất đột ngột như vậy”
“dạ thứ sáu chồng con còn nói chuyện với con, sau đó anh đi ngủ.  Thường thì cuối tuần, do không phải đi làm chồng con gọi điện thoại về nói chuyện cả ngày.  Tuy nhiên suốt thứ bảy con chẳng nhận được gì, gọi vào máy chồng thì không ai bắt máy cho đến tối chủ nhật, linh cảm có chuyện chẳng lành, con đành gọi cho cậu em chồng nhờ ghé nhà coi thì thấy anh nằm xõng xoài trên nền nhà, mặt đã bắt đầu trương phình có lẽ vì mất đã mấy ngày mà không ai biết.  Do đó chính phủ bắt phải thiêu và không cho quàn lại
“anh ấy bao nhiêu tuổi”
“dạ mới có 40, còn con 32, tụi con yêu nhau thật sự đã chin năm mới cưới chứ không phải do mai mốivậy mà trời bắt tụi con chia lìa nhau.  Anh ấy là hàng xóm cũ của con, khi sống anh vẫn thường nói với con sao anh có linh cảm anh sẽ luôn cô đơn một mình cho đến chết.  Bố mẹ bỏ anh từ nhỏ, bố đi lấy vợ, mẹ đi lấy chồng khác, anh em chia lìa sang nhà nội ngoại ở và đúng là khi chết anh vẫn một minh không có ai bên cạnh.  Kỳ về Việt Nam sau cùng, anh để lại một valise nói là để mẹ con con cuối năm sang đoàn tụ sẽ sử dụng ai dè bây giờ thay vì đi đoàn tụ thì đi nhận tang chồng và cha
“thôi thì số phận đã an bài, con của em đã có quốc tịch Mỹ, em nên xin ở lai đây vì bà mẹ đơn thân (single mom) ở đây rất được chính phủ giúp đỡ.  Rồi thời gian sẽ là liều thuốc nhiệm màu giúp em nguôi đi nỗi buồn để sống vì con của em
Cuối cùng thì máy bay cũng đáp xuống sân bay LA, tôi vội vàng ghi lại số điện thoại của mình ở Mỹ, trao cho em dặn khi nào có tin tức gì tốt lành thì báo cho tôi biết.  Chỉ tiếc là dù rất muốn giúp em với hành lý ngổn ngang và đứa con nhỏ nhưng đứa bé thì không theo người lạ, còn hành lý mình chẳng dám xách vì không biết có gì trong đó.

Một tuần sau, vào buổi trưa khi vẫn còn đang gà gật vì bị jet lag, tôi nhận được điện thoại của em báo tin đã nhờ người đưa đến sở An Sinh Xã Hội (Social Security) để trình bày hoàn cảnh của mình và xin ở lại chính thức, các nhân viên đã hứa sẽ làm hết sức mình và sẽ trả lời em trong vòng 3 tuần.  Dù tin vuichính thức chưa thực sự tới với em, nhưng tôi nghe như lòng mình bớt trĩu nặng khi nghe tin tốt từ em.  Chỉ cầu xin cho em được định cư ở Mỹ và có một cuộc sống ổn định ở đây, tôi tin là em sẽ được như vậy vì ông trời chẳng lấy của ai tất cả bao giờ……

Cali June 9th, 2014


3 comments:

  1. Mời các bạn ghé thăm ĐSTV với Chung Đao kể chuyện về những chuyến bay dài từ VN qua Mỹ và ngược lại .
    Câu chuyện được kể như giữa những người thân nhất ,dù chỉ là hai kẻ đồng bay trên một chuyến bay , nhất là những chuyến bay dài . Bao nhiêu cảnh ngộ , bấy nhiêu nỗi niềm , nhất là những người lần đầu tiên rời VN đi Mỹ .
    Cảm ơn Chung Đào đã ghi lại thật tỉ mỉ và đầy cảm xúc , những câu chuyện , dường như chỉ để kể và để nghe , và hôm nay để ghi lại , người ta không biết cũng như chẳng thể làm gì cho nhau , nhưng không thể nào quên ...........dù sao cũng xin góp lời cầu nguyệnsự tốt lành đến . cho tất cả

    ReplyDelete
  2. Hôm nay mới đọc được bài viết của Chung!!! Sao mà tội nghiệp cho mấy cô đó quá! Đúng là thật chẳng ai ngờ được chuey65n sẩy ra như vậy, Chung nhỉ?
    Cầu mong ngững người đàn bà trong chuyện sẽ vướt qua giai đoạn khó khắn và bắt đầu một cuộc sống tốt đẹp hơn, Chung nhỉ?

    KimThanh

    ReplyDelete
  3. Dung la cuoc doi tram luan co bao nhieu canh ngo trai ngang Chung nhi. Huong nghi la neu minh thay cuoc doi minh sao qua "boring" thi that ra minh la mot trong nhung nguoi rat la may man tren coi doi nay day!

    ReplyDelete