ĐỌC SÁCH GIÙM CÁC BẠN.
TUL
Nhân sắp đến ngày giỗ của nhà văn Nhất LINH NGUYỄN TƯỜNG TAM - chúng ta không khỏi nhớ đến những năm trung học trước 75 chương trình giảng văn với tiểu thuyết luận đề của nhóm Tự Lực Văn Đoàn và người sáng lập Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. TUL có cơ hội đọc được những bài viết về NL của soạn giả Nguyễn văn Lục , đăng trên báo Đàn Chim Việt ( CANA DA ), nhận thấy đây là những biên khảo có giá trị văn học lich sử VN cận đại , TUL xin trích lược một phần những ý cũng như dẫn chứng sưu tầm của NVL để chúng ta cùng có một ngày nhớ lại nhà văn Nhất Linh NTT.
Phần lớn bài chỉ là những trích đoạn rải rác về NL của tác giả NVL , nên không phản ảnh đầy đủ cũng như đúng mức về lập trường NL của tác giả NVL .
Các bạn muốn tìm hiểu thêm xin vui lòng ghé thăm:
http://www.danchimviet.info/archives/author/nguyenvanluc
Nhất Linh nhà văn rực rỡ một thời tiền chiến
Nếu mơ ước bình thường của một nhà văn là sách viết ra được có nhiều người đọc , được nổi tiếng thì Nhất Linh là một trong số những nhà văn ấy. (NVL)
Nhất Linh đã lên đường và mở đường cho một giai đoạn lịch sử Văn học. . từ 1932-1933..(NVL)
Khi viết Đoạn Tuyệt vào năm 1935, tác phẩm này đã gây được tiếng vang dữ dội trong quần chúng .. Tôi không ngần ngại gọi đây là một kiệt tác trong văn chương VN. Phải đặt mình vào bối cảnh xã hội năm 1935 còn nhiều cổ hủ, tập tục hủ lậu như chế độ đa thê, tính cách gả bán cưỡng ép trong hôn nhân đã gây bao nhiêu đau khổ cho thân phận người phụ nữ mới hiểu được sự thành công của Đoạn Tuyệt. Cuốn sách được coi như một cuộc Cách Mạng đả phá xã hội.( NVL)
Đoạn Tuyệt theo nghĩa phủ nhận hủ tục quá khứ, tiếp tay nhau tìm một cuộc sống mới trong tự do và hạnh phúc. Nó tiêu biểu trong cặp nhân vật Loan và Dũng.( NVL)
Giai đoạn tiền chiến đã đưa TLVĐ và Nhất Linh lên tuyệt đỉnh danh vọng như một lời tuyên dương của linh mục Thanh Lãng đọc trong đám tang Nhất Linh như sau:
“Tôi nhớ năm 1932 khi Phạm Quỳnh bỏ ” Nam Phong” đi làm quan cho người ta thương tiếc, tưởng như nền văn học Việt Nam sẽ suy sụp, thì ngược lại chính lúc ấy anh xuất hiện với báo” Phong Hóa” rồi ” Ngày Nay”, anh và các bạn anh đã khai sinh ra hẳn một thế hệ văn học mà anh là thủ lãnh, là Tổng thống trong cái nước cộng hòa văn học từ 1932-1945. Anh đã đem lại cho cho thanh thiếu nữ cả một đường hướng suy nghĩ cảm xúc và viết văn mới (… ) Tôi và anh em trong Trung Tâm Văn bút Việt Nam đem anh đến đây để đặt anh vào ngai vàng đó“(14)
Dù thế nào đi nữa, Đoạn Tuyệt đã đưa Nhất Linh cũng như những tác phẩm Nửa Chừng Xuân, Hồn Bướm mơ tiên của Khái Hưng lên đỉnh cao của hào quang nghệ thuật.( NVL)
Nhất Linh có chỗ đứng danh dự trên chiếu Văn học do những tác phẩm của ông cộng thêm nhóm TLVĐ mà ông là thủ lãnh. TLVĐ sau này như một cột mốc văn học đánh dấu giai đoạn từ 1933 đến 1945- uy tín và sáng chói-( NVL)
Nhất Linh nhà chính trị - dùng văn chương " làm chính trị"
Nói về một Nguyễn Tường Tam, nhà “cách mạng”, ” chiến sĩ”, “lãnh tụ đảng phái” thì không mấy sáng tỏ. ( NVL)
Thế Uyên, người cháu Nhất Linh có nhắc lại những kỷ niệm về ông bác đi làm cách mạng ở bên Tàu về, chỉ thấy ông lúc ẩn, lúc hiện trong bộ đồ da lạ mắt. Ấn tượng để lại là hình ảnh một nhà “cách mạng oai dũng” ( NVL)
NTT gửi gấm tâm sự chính trị vào các tiểu thuyết của ông. , những ước vọng chính trị.., hình ảnh nhân vật Dũng trong Đoạn Tuyệt cụ thể là một người hùng , người tình lãng mạn đã từng và tiếp tục hiện diện trong tim của không biết bao nhiêu người đẹp VN . Ca sĩ Ngọc Lạn vài năm trước khi mất trả lời phỏng vấn với nghệ sĩ Trần Quang , cô đã e ấp thú nhận Dũng là hình ảnhcủa người hùng trong tim cô.
Chính trị trong tiểu thuyết đều bàng bạc, mơ hồ, lãng mạn. Đều đẹp. Đều lý tưởng. Đều không thực. Nó gần như thể là thứ chính trị viễn mơ của ông.( NVL)
Nguyễn Tường Tam san sẻ thời gian giữa viết lách , làm báo ,làm chính trị và rất ít cho đời sống gia đình , ông thường bôn hải ngoại tham gia đảng phái , hội nghi, tỵ nạn vv... có khi ba bốn năm mới về nhà. ..( theo NVL)
Ông suốt đời mang một hoài bão , một giấc mơ thầm kín , một sự nghiệp trong thiên hạ
.
Cuộc đời chưa hoàn tất và cái chết tự chọn.
Năm 1963, NTT bị cáo buộc tham gia cuộc đảo chính lật đổ TT Ngô Đình Diệm , ngày 7 tháng 7 ông tự kết liễu đời mình với rượu và thuốc ngủ.. Sự ra đi cua ông cũng mang phần nào của một hình ảnh lãng mạn .. Theo NVL lúc đó NL ở trong tình trạng vô cùng trầm cảm và bệnh tật. kéo dài.
Họa sĩ Gia Trí cò vẽ chân dung Nhất Linh NTT, chưa vẽ xong thì họa sĩ bị đi tù , ra tù ông ngỏ ý muốn được vẽ tiếp bức chân dung vì chưa hoàn tất nhưng Nhất Linh từ chối , muốn cứ như thế, dở dang như chính cuộc đời và sự nghiệp chưa hoàn tất của mình..( theo NVL)
.
Mời các bạn ghé thăm ĐSTV với TUL trong mục Đọc sách giùm các bạn , để kỷ niệm ngày giỗ sắp tới của nhà văn NL người sáng lập ra Tự lực Văn Đoàn .. Chúng ta không quên những giờ bình giảng văn học , những tiểu thuyết luận đề như Đoạn Tuyệt , .Gánh hàng Hoa , bướm Trắng , Anh Phải Sống của NL và nhóm TLVĐ. Đọc để nhớ về những đóng góp của ông va TLVĐ cho văn học VN tiền chiến.Nhân đây xin nhắc lại thư mời tham dự triển lãm và hội thảo về NL & TLVĐ của Diễn Đàn Thế Kỷ vào tháng 7 ngày thú bảy (6) và chủ nhật ( 7) tai hội trường báo Người Việt. Xin mời các bạn tham dự.
ReplyDeleteCam on Thao UL da doc sach dum ban ve Nhat Linh. Hi vong la nuoc minh duoi bat cu the che chinh tri nao cung se dat tat ca nhung danh tai vao vi tri xung dang trong lich su Viet Nam.
ReplyDelete