Chuyện Các Ông Bố
Ông Hai Thương góa vợ từ lúc đứa con út chào đời . Ông có tới tám đứa con trai và bà vợ qua đời khi sinh đứa chót. Rồi ông bế con đi khắp xóm xin cho đứa nhỏ bú thép ... Và từ đó ông mặc bộ bà ba đen , mang chân không ( đi đất ) , ăn chay trường và không bao giờ tục huyền ! ông cứ thế mà sống cuộc đời gà trống nuôi con . Mặc cho bao nhiêu là bà thấy tội nghiệp đòi xin giúp đỡ ! Sự chung thủy khác thường của ông khiến bao đấng liền ông phải lé mắt khâm phục . Gương làm chồng làm cha thật có một không hai trên cái cõi đời ô trọc !
Người khâm phục ông đứng đầu danh sách phải kể là ông bố chồng của tôi .Lần đó quen biết ông Hai Thương vì do hai cậu quý tử của hai ông nằm cùng phòng , cùng bệnh viện và cạnh giường . Hai cậu đều hi sinh một phần thân thể cho chiến tranh chính nghĩa chống cộng, nên sau ngày Việt Cộng vào đuổi hết thương binh ra khỏi Y viện , ông Hai Thương đem con đến xin tá túc nhà người bạn cạnh giường của con ông. Hai cậu đang trên đường đi tìm chỗ làm chân giả!
Bố chồng tôi thì mặc dù vợ còn sống sờ sờ , vẫn đi lấy thêm một bà lẽ, không ăn chay trường mà thịt chó thì xơi tì tì... Đã thế còn rượu chè cờ bạc ! Tổ tôm tổ đỉa gọi là vào hạng đam mê cờ bạc, có chặt tay đi thì mới chừa đánh bài . Lúc chết phải bỏ vào hòm một bộ tổ tôm mà chược ! Nay thấy một người đàn ông góa vợ, ở vậy nuôi con , làm sao mà lương tâm mình không hổ thẹn ?
Ông Hai Thương góa vợ từ lúc đứa con út chào đời . Ông có tới tám đứa con trai và bà vợ qua đời khi sinh đứa chót. Rồi ông bế con đi khắp xóm xin cho đứa nhỏ bú thép ... Và từ đó ông mặc bộ bà ba đen , mang chân không ( đi đất ) , ăn chay trường và không bao giờ tục huyền ! ông cứ thế mà sống cuộc đời gà trống nuôi con . Mặc cho bao nhiêu là bà thấy tội nghiệp đòi xin giúp đỡ ! Sự chung thủy khác thường của ông khiến bao đấng liền ông phải lé mắt khâm phục . Gương làm chồng làm cha thật có một không hai trên cái cõi đời ô trọc !
Người khâm phục ông đứng đầu danh sách phải kể là ông bố chồng của tôi .Lần đó quen biết ông Hai Thương vì do hai cậu quý tử của hai ông nằm cùng phòng , cùng bệnh viện và cạnh giường . Hai cậu đều hi sinh một phần thân thể cho chiến tranh chính nghĩa chống cộng, nên sau ngày Việt Cộng vào đuổi hết thương binh ra khỏi Y viện , ông Hai Thương đem con đến xin tá túc nhà người bạn cạnh giường của con ông. Hai cậu đang trên đường đi tìm chỗ làm chân giả!
Bố chồng tôi thì mặc dù vợ còn sống sờ sờ , vẫn đi lấy thêm một bà lẽ, không ăn chay trường mà thịt chó thì xơi tì tì... Đã thế còn rượu chè cờ bạc ! Tổ tôm tổ đỉa gọi là vào hạng đam mê cờ bạc, có chặt tay đi thì mới chừa đánh bài . Lúc chết phải bỏ vào hòm một bộ tổ tôm mà chược ! Nay thấy một người đàn ông góa vợ, ở vậy nuôi con , làm sao mà lương tâm mình không hổ thẹn ?
Tôi nhớ một câu định nghĩa xanh rờn về cuộc đời như sau :
- Điều quan trọng nhất người cha làm được cho con cái là Thương Yêu Mẹ Chúng !
- Nếu bố yêu mẹ ,thì làm gì có chuyện bố phản bội , chia sẻ tình cảm và tiền bạc cho kẻ khác ? Như vậy bố chồng tôi đã chứng tỏ mình rất thiếu trách nhiệm , chưa lo tòan bổn phận của mình đối với vợ con !
Cha , vì là giống đực nên tình yêu dành cho con rất ít thể hiện ra ngòai . Hình như giống đực bộc lộ tình yêu cho giống cái nhiều hơn . Trong thiên nhiên , động vật có xương sống , lòai nào thì cũng thấy con trống đẹp hơn con mái, từ gà vịt, chim chóc cho đến cọp beo sư tử,hoặc hươu nai . Tạo hóa sinh ra như vậy để giống đực luôn luôn có một lực hấp dẫn giống cái. Nhưng lòai người thì trái lại. Phụ nữ được gọi là phái Đẹp , để cho cái khác phái kia say đắm yêu mê. Nếu cha yêu mẹ , thì con cái sung sướng mà trưởng thành.
- Một nhà hòa thuận hai thân vui vầy !
Cha mẹ thương yêu nhau, cha đem hết tài năng sức lực, nuôi dậy con cái, vun sới và bảo vệ tổ ấm , và những mái ấm đó sẽ tạo ra một xã hội ổn định và thịnh vượng .
Còn về phần tôi, vì mồ côi cha từ thuở nhỏ, nên tôi không thể biết và đòi hỏi những quyền có được của một đứa trẻ có cha . Nhưng dĩ nhiên là tôi không bao giờ muốn bị có một ông bố ích kỷ - lăng nhăng vợ nọ con kia, rồi tự biện hộ cho mình một cách rất hèn là cứ ỳ ra mà hưởng thụ .
Bố tôi rất điển trai , học giỏi và rất ư lịch sự . Công tử Hà Nội 100/100. Những năm 1956- 1957. Tôi mới sáu bảy tuổi mà đã thấy ông diện giầy deux colour , hai màu đen trắng rất mode. Áo sơ mi trắng , cà ra vát màu rất thanh nhã, khuy măng sét kiểu cọ lịch thiệp.
Bố điển trai như vậy làm sao mà phụ nữ không dấu bóng hình cao ráo lịch sự của ông trong trái tim ? Nghe bố khoe là ra đường thì các cô cứ liếc bố đưa tình lả lơi nhẹ nhàng như cung đàn trên sông lạnh ! Hóa ra các bà các cô đều ưa nét hào hoa công tử đất Hà Thành là thế ! Nhưng hào hoa cũng phải biết đến giới hạn , và bố cũng thừa khôn khéo để dừng lại đúng lúc khỏi làm mất hạnh phúc gia đình ! Vợ cái con cột ! Đó là lý do khiến người đàn ông xa nhà phải cẩn thận , đừng tạo ra những liên hệ phức tạp sẽ làm đổ vỡ mái ấm mà ông đã nhiều công vun đắp...
Có tiền thì xây được nhà , nhưng có tình mới xây được tổ ấm . Tôi không nhớ nhiều về sinh họat trong gia đình lúc bố tôi còn sống, chỉ biết ông làm việc ở SaiGòn, vợ con ông ở Đalat . Tối thứ Sáu, ông đi xe Minh Trung lên có mặt ở nhà lúc nửa đêm và tối chủ nhật thì xe lại đến đón ông tận nhà chở ông về SG đi làm . Lúc bố về thì nhà cửa vui hẳn lên, hoa cẩm chướng mầu đỏ được đặc biệt trưng bày trong phòng khách. Nhà cửa thì lúc nào cũng sạch như lau như ly... Mẹ tôi đặc biệt làm những món ngon mà bố thích . Bố tôi thích ăn Tả pín lù ,một hình thức như món Lẫu. Nhưng đặc biệt ông thích nhúng thịt bò và cuốn với các thứ rau tươi, tần ô,rau cải soong, cần tầu, cải thìa..
Tôi nhớ không lầm thì bố hay trêu và gọi mẹ là Cô :
- Cô tưởng tôi là mèo à ? Có ngần này thịt thôi sao ?
- Đĩa thịt bò tái , thái mỏng đầy tú hụ mà vẫn còn bị chê là ít !
Không biết có phải vì mẹ tôi là cô giáo ,nên bố tôi gọi mẹ là cô ? Hay dễ hiểu và dễ thương đó là cô em nhỏ ! ?
Cạnh nhà tôi có ông giáo dạy trung học,ông hiền ơi là hiền, bà giáo thì ôi thôi nhà quê đặc sệt , tôi thấy ông bà xưng hô gọi nhau là cậu với mợ ,nghe sao ngọt ngào âu yếm làm sao
- Cậu đi làm nhớ đội mũ cậu nhớ !
- Mợ sơi quà sáng đi mợ ạ, có món bánh giò ngon lắm đấy !
Tôi cho rằng hai ông bà giáo đã phải rất quí trọng nhau , tình yêu luôn bao phủ hạnh phúc của hai người thể hiện qua lời nói
Lời nói không mất tiền mua.
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau...
. Và bố mẹ tôi cũng vậy, cô trắng răng tân thời , lúc nào cũng ăn mặc lịch sự và luôn luôn ngọt ngào yêu chiều qúi chuộng chồng con. Ông thì lịch lãm , vào trong phong nhã ra ngòai hào hoa...Công tử đất Hà Thành văn vật, sành ăn, sành mặc, sõi đời rất sớm !
Quãng đời tôi có bố chỉ được chín năm ,hết ba bốn năm đầu đời chưa có trí khôn trí nhớ, mấy năm sau đó cũng nhạt nhòa vì nay tôi cũng đã già, mọi sự đều chỉ còn là hòai tưởng dư âm ...
Tôi nhớ về bố với đêm Noel năm 1958 , sau lễ nửa đêm , bọn tôi ở trong ban hát lễ, gào lên những bản nhạc ngợi khen Chúa Hài Đồng ,về đến nhà thì buồn ngủ díp cả mắt , chỉ một nước thẳng cẳng lên giường . Qua hôm sau , được ăn trưa với món ngỗng quay tại nhà. Bố tôi, đầu bếp trứ danh đã quay ngỗng vàng rượm thơm ngon ngọt thịt ,và món khoai chiên bằng chính củ khoai tây to nhất trong vườn nhà .
Những Xuân ,Hạ , Thu , Đông , những chuỗi ngày có bố, tôi đều có những kỷ niệm êm đềm . Cái Tết cuối cùng với bố ở ĐaLạt ,ông đem bánh chưng từ SàiGòn mà ông bà nội đã gói gởi cho các cháu.Mẹ tôi may cho các con gái áo dài vàng diện Tết. Em bé út mới được đầy tháng, tụi tôi được ngồi bồng em chụp hình chung . Rồi bố phát quà mừng tuổi, không phải tiền , nhưng mỗi đứa được một tấm thiệp đầu xuân . Bốn tiểu thơ, và một cậu ấm , đều được bố viết niềm kỳ vọng ( hòai mong các con thực hiện niềm mơ ước của bố ) đặt trước cái tên
- Bác Sĩ Lưu Hòang...
- Bác sĩ Lưu Thụy...
Tôi cũng bị được bố mơ trở thành bác sĩ ! ... và tôi không thể thực hiện nguyện ước của bố .
Khi tôi chín tuổi thì bố mất. Và từ đó gia đình tôi theo chế độ Mẫu Hệ. Mẹ và chị tôi quyết định mọi việc trong gia đình . hai người đàn bà đó phải đứng lên ngang hàng với đàn ông để mà tranh sống ! Mẹ tôi làm việc như đàn ông ,xốc vác, kiếm tiền . Lại phải sáng suốt mà tránh những thủ đọan và cạm bẫy Người ! Chị tôi thay mẹ và làm bố " Quyền Huynh Thế Phụ " giáo dục dạy dỗ các em . Tuy không hà khắc , nhưng rất đề cao tư tưởng quân bình , hơi có phần ngạo mạn Nữ nhi không thua gì Nam giới mà có khi còn hơn ! trên mọi lãnh vực, mọi vấn đề từ học vấn đến chỉ huy và cả cách xưng hô ! Chị ấy gieo vào đầu óc các em ý tưởng phụ nữ luôn luôn là thứ nhất ( Lady First ) Cánh liền ông phải xuống hàng thứ nhì !
Đìều này có đúng và đúng bao nhiêu phần trăm thì tôi xin thua, nhưng phải công nhận các ông rể trong nhà tôi không biết tại sao mà vào cùng cái hội Lesovo quá cỡ !
Hay là các ông đều đã lấy được con cháu hai bà ( bốn chị em Lưu gia trang đều học TV ) nên lúc nào cũng nơm nớp vì đang ở dưới trướng ! Nhưng từ khi các ông Rể được lên làm cha, được gọi bằng Bố , thì sự đời nó cũng có những cái biến đổi !
- Chị tôi gọi chồng bằng Bố ( thay cho các con )
Anh rể gọi chị bằng Mẹ !
Bố với chả Mẹ ! Nghe cứ lạnh cả mình ! Tôi không cảm được cách xưng hô này , nên tôi gọi chồng là Ông và xưng Tôi ! Rất tôn trọng và rất bình đẳng .
-Thưa ông , ông định ăn cơm lúc mấy giờ để tôi nấu ạ !
- Tôi sẽ ăn lúc tám giờ .
Đối thoại như thế lịch sự chín nghìn có thừa không ?
Các ông bà cụ kị nhà ta mà sống dậy , lạc vào thế giới ngày nay chắc các bô lão sẽ phải sửng sốt ngạc nhiên mà chết giấc ! Chuyện bố con ngày nay nó khác xưa 180 độ !
- Xưa , bố tôi chẳng bao giờ làm thủ công dùm cho tôi nó là cái gì cả !
- Nay trẻ con đi học lớp tiểu học thì : bố em Thục An và bố em Thúy Hiền thi nhau làm lồng đèn ông sao nộp cho cô giáo ! Hai bố đều được 10 điểm !
- Lên đến trung học, ( ở Mỹ ) bố Thomas và bố Cody thi nhau làm project (vật lý lẫn hóa học ) bố Thomas được A , bố Cody được B !
- Các ông bố ngày nay rất tiến bộ. Không những giỏi kiếm tiền nuôi con,mà còn phải giỏi đủ thứ để giúp đỡ các con trên đường học vấn !Thật đáng khâm phục . Chúc các bố một ngày Father's Day an lành hạnh phúc vì được hãnh diện làm Bố ./.
Có người hỏi tôi tại sao lại thiên vị ,kể xấu ông bố chồng quá xá, còn ông bố mình thì ngợi ca lên đến tận mây xanh ! Đời là thế ! Nhưng của đáng tội, ông bố chồng tôi nhiều tật xấu và đã gây cho tôi nỗi nơm nớp sợ hãi khi còn sống dưới mái gia đình có ông ! Một người đàn ông quá ư tàn nhẫn đối với vợ con . Cho nên lòng kính mến của tôi có bớt đi rất nhiều , tuy rằng ông cũng chẳng làm điều gì ác đối với tôi
Lần đó , sau khi đi đánh bạc thua cháy túi , ông trở về nhà với cái áo sơ mi phanh hết ngực áo. Mặt hầm hầm và lầm lũi đi vào nhà ... bắt đầu xả cơn tức giận bằng cách lấy cái nọ chọi vào cái kia , chọi đồ đạc cho hả giận ! Và làm tôi cũng nổi cơn lên , không thể chịu được những hành động vô lý như vậy. Tôi cũng hầm hầm chạy đến nhà lão công an khu vực , tên là Hàn Thắng . Tôi họanh họe :
- Ông Thắng, ông làm ăn cái gì mà để ở chung quanh đây tòan cờ bạc - ổ điếm ...Vậy làm sao mà tôi dậy dỗ ? Trẻ con nó bắt chước người lớn từng chút , ông có biết không ?
Lão Thắng ớ mặt.
- Mà đó là ông già của chị mà ?
- Già nua gì tôi không biết ! Chỉ biết cờ bạc thua về nhà đập đồ đập đạc ...không ra cái thể thống gì, trẻ con nó sợ khiếp vía !
- Ông làm sao đó thì làm . Tôi " phản ảnh " cho ông lần này là lần đầu và cũng là lần cuối đó nhé !
Chẳng gì lão Hàn Thắng cũng có con trai đang học lớp tôi dạy . Lão vội vàng bảo :
- Chị cứ yên tâm ...
Vài hôm sau , tôi thấy ông bác Năm ( anh ông Sáu là ông bố chồng tôi ) qua nhà tôi méc :
- Con mẹ giáo Niềm ở bên cạnh nhà dám đi tố cáo các cụ chơi tổ tôm ! xém nữa bị bắt bỏ bóp ! May mà công an khu vực chỉ cảnh cáo ! !
- Thì ra cô giáo Niềm đã bị nghi oan !
- Còn cô giáo Chi thì cười thầm hinh hích !
Nghe kể từ hồi xửa hồi xưa , các ông Năm ông Sáu ( và rất nhiều các ông bố, ông nội khác ) Đã cờ bạc đến bán hết cả ruộng nương nhà cửa, có ông còn bán vợ đợ con ! Rồi thì cô đầu con hát lọan xạ !
- Đó là chính sách của thực dân Pháp , xúi dục thanh niên Việt Nam sa vào con đường ăn chơi phá sản , tàn lụi ý chí , bạc nhược cơ thể với thuốc phiện và cờ bạc !
- Thời ấy đã qua rồi , và hậu quả tệ hại không ít đến vận nước của người Việt
Trong tâm tình của một người con nhớ đến công cha . Tôi nhớ ít nhiều đến tấm lòng thương con của ông Sáu khi phải vào Y Viện mà cõng con trai hãy còn chưa lành vết thương về nhà . Cuộc binh đao chấm dứt - Hết quân tàn dân ...Hàng thần lơ láo , phận mình ra sao ?
Tôi thấy ở đời , người ta đề cao lòng chung thủy, sự tiết độ, hay ca ngợi gương can đảm bản lãnh , và coi đó là tinh hoa của nhân lọai . Đặc biệt gọi đó là Văn Hóa !
- Văn Hóa là những cái gì chúng ta làm mà Khỉ không làm !
- Culture is roughly anything we do and monkeys do not !
Lord Ragland
Ông Tây ơi là ông Tây . Sao ông lại nhận xét nó sâu sắc làm vậy ?
Khỉ dĩ nhiên nó không làm văn hóa, nhưng tính nó hay bắt chước ! và nếu Người bắt chước Khỉ thì gọi là làm trò Khỉ ! Khỉ mà thấy mình bắt chước thì nó giận lắm ! Sách Cổ Học Tinh Hoa có câu truyện Đười Ươi như sau
Ở núi Phong Khê đất Thục có giống đười ươi , mặt như mặt người,biết cười biết nói. Máu nó dùng để nhuộm màu không bao giờ phai , nên người ta hay lừa bắt nó . Tính đười ươi thích uống rượu , thích đi guốc . Người ta biết thế , đem rượu và guốc bày la liệt ở quãng đồng không ,rồi nấp đi một chỗ . Đười ươi ngửi hơi rươu , kéo nhau ra thấy ruợu thấy guốc biết rằng người nhử mình , bèn chửi rủa người lập mưu đánh bẫy và nói thậm tệ đến cả ông cha người ấy . Đọan bảo nhau đi , lảm nhảm nói chớ có mắc mưu cái lòai khốn nạn chực hại mình ... Song đi mà vẫn ngỏanh lại , rồi bảo nhau : " Ta thử nếm xem , tưởng không hại gì " Tay chấm miệng mút, bén mùi làm mãi , thành say sưa mờ mịt, quên cả lờikhôn lẽ phải bấy lâu giữ gìn , chuếnh chóang nghiêng ngả , nói cười , chân đưa vào guốc thất thểu đi . Người nấp bấy giờ đổ ra thì đười ươi lảo đảo chạy con ngã nghiêng, con ngã ngửa, người ta bắt sạch không sót con nào ! Than ôi ! Biết người ta lừa gạt mình mà cứ tham lam mê muội để đến nỗi mắc lừa mà mất mạng !
- Rượu chè , thuốc phiện cờ bạc trai gái ... Ở đời có bao nhiêu sự đam mê , tuy vẫn bíết là tai hại , mà khốn cái máu mê nó như có ma lực xúi dục , đua nhau mà tìm đến mà say đắm , có khi tai hại cũng không chừa . Cho nên người ta phải cẩn thận giữ mình , khi đã biết sự đam mê có thể hại mình được thì cố tự chủ , tự trị mà hãm mình lại ngay, chớ để cho nhân dục thắng được thiên lý thì phí cả đời người . Tôi nghĩ người xưa mượn câu chuyện Đười ươi để mà khuyên răn người đời, mà các chuyện ngụ ngôn thì thấm thía quá xá ! Tôi không biết ngày xưa các ông bố của tôi có đọc chuyện này không ? Riêng tôi, mỗi lần đọc lại là mỗi lần ngẫm nghĩ đến những lỗi lầm của mình , và thầm tạ ơn Thượng Đế đã kịp cho tôi " Sáng Mắt " ra mà nhận thấy sự đam mê đang sắp sửa hại mình , chợt bừng tỉnh mà xa tránh , thắng được mình để khỏi bị hại. Còn ở trên bờ vực sâu , may mà biết giữ , chứ đến lúclăn xuống đáy vực , thì ăn năn sao cho kịp ?
Lòai người hơn hẳn các lòai động vật khác đó là Văn Hóa Ẩm Thực !
Thuở tôi biết các ông bố làm văn hóa ẩm thực , đích thị là thứ mà khỉ không thể làm được .
Bố chồng tôi ngòai cái món nấu thịt cầy rựa mận . Ông là người duy nhất trong xóm , đã lăn ra gói bánh chưng cho cả xóm ! Tôi phục lăn lóc và chỉ dám xin một chân thợ vịn . Từ hôm dưa ông Táo về trời 23 tháng Chạp thì ông Sáu ( tạm gọi tên húy của bố ) đã đi mua một ống giang về bỏ vào cái lu nước ngâm cho mềm . Lúc rảnh rỗi , ông đem ống giang ra chẻ và tước thành lạt. Lạt tước thật mỏng để gói , buồc bánh chưng , và ông đã gói cả mấy trăm chiếc nhanh thoăn thoắt, gói bộ , tức là
gói không cần có khuôn mà bánh vẫn vuông vức .
- Lá dong trải bốn đến sáu cái ( tùy lá to hay nhỏ ) Một bát gạo nếp đã vo sạch , một nắm đậu xanh chia hai , đặt lên trên đậu ba miếng thịt lợn ướp tiêu muối hành . Trải nửa nắm đậu xanh còn lại lên trên thịt . Lại một bát gạo nếp nữa . Gói lại vuông vức ,thắt lạt cho chặt. Xếp vào nồi bánh , đun nước sôi đổ vào tiếp tục nấu ,và canh cho lúc nào nước cũng phải ngập bánh , nấu từ mười đến mười hai tiếng . Ngày Tết được nếm bánh chưng của ông Sáu thật là đầy thi vị Xuân : Thịt mỡ dưa hành bánh chưng xanh câu đối đỏ ... Ôi Văn hóa Ẩm Thực . Đáng ngợi khen thay !
Ngày xưa , các ông bố mà phải vào bếp nấu nướng là cái chuyện hiếm lạ trên đời ở xứ An Nam . Nhưng tôi biết một điều không ai chối cãi được , ấy là những gì lừng danh , hạng nhất thế giới , đều lọt vào tay các đấng liền ông !
- Đầu bếp số một : ông Chef
- Thợ may ngọai hạng : Cũng một cậu nào đó
- Tài nuôi dạy con ngoan giỏi : Cũng là một ông
- không tin bạn cứ thử lên Google mà tìm xem tôi có nói đúng không ?
Thuở ấy bố tôi ( lại chuyện bố tôi ) vào bếp làm bánh Flan mà ông còn gọi là Cream Caramen . Ồng lấy khuôn bằng hộp bánh tròn , nướng đường cho thành caramen , xong ông đổ hỗn hợp trứng và sữa rồi chưng cách thủy. Tôi vô cùng thích ăn bánh Flan , vì thơm mùi đường cháy và ngọt ngào mùi sữa ! Đời sống có đủ mẹ cha, thỉnh thỏang bố vào bếp làm bánh cho các con ... Đời ngon như men say ... ngọt hơn cây trái.... Đời tuy ngon ngọt , nhưng nay các ông bố đã ra người thiên cổ , chẳng còn ai gói bánh chưng , làm bánh Flan cho mà ăn nữa. Nhưng tôi viết lại những câu chuyện này cho con cháu tôi, là hậu duệ của các ông Sáu, ông Hai , ông Cả... Mong đám hậu sinh đó có
được tình yêu gia đình ,yêu cha mẹ , ông bà...hơn là yêu những thứ " Đổ Bác " ở cõi đời .
An Khanh
- Điều quan trọng nhất người cha làm được cho con cái là Thương Yêu Mẹ Chúng !
- Nếu bố yêu mẹ ,thì làm gì có chuyện bố phản bội , chia sẻ tình cảm và tiền bạc cho kẻ khác ? Như vậy bố chồng tôi đã chứng tỏ mình rất thiếu trách nhiệm , chưa lo tòan bổn phận của mình đối với vợ con !
Cha , vì là giống đực nên tình yêu dành cho con rất ít thể hiện ra ngòai . Hình như giống đực bộc lộ tình yêu cho giống cái nhiều hơn . Trong thiên nhiên , động vật có xương sống , lòai nào thì cũng thấy con trống đẹp hơn con mái, từ gà vịt, chim chóc cho đến cọp beo sư tử,hoặc hươu nai . Tạo hóa sinh ra như vậy để giống đực luôn luôn có một lực hấp dẫn giống cái. Nhưng lòai người thì trái lại. Phụ nữ được gọi là phái Đẹp , để cho cái khác phái kia say đắm yêu mê. Nếu cha yêu mẹ , thì con cái sung sướng mà trưởng thành.
- Một nhà hòa thuận hai thân vui vầy !
Cha mẹ thương yêu nhau, cha đem hết tài năng sức lực, nuôi dậy con cái, vun sới và bảo vệ tổ ấm , và những mái ấm đó sẽ tạo ra một xã hội ổn định và thịnh vượng .
Còn về phần tôi, vì mồ côi cha từ thuở nhỏ, nên tôi không thể biết và đòi hỏi những quyền có được của một đứa trẻ có cha . Nhưng dĩ nhiên là tôi không bao giờ muốn bị có một ông bố ích kỷ - lăng nhăng vợ nọ con kia, rồi tự biện hộ cho mình một cách rất hèn là cứ ỳ ra mà hưởng thụ .
Bố tôi rất điển trai , học giỏi và rất ư lịch sự . Công tử Hà Nội 100/100. Những năm 1956- 1957. Tôi mới sáu bảy tuổi mà đã thấy ông diện giầy deux colour , hai màu đen trắng rất mode. Áo sơ mi trắng , cà ra vát màu rất thanh nhã, khuy măng sét kiểu cọ lịch thiệp.
Bố điển trai như vậy làm sao mà phụ nữ không dấu bóng hình cao ráo lịch sự của ông trong trái tim ? Nghe bố khoe là ra đường thì các cô cứ liếc bố đưa tình lả lơi nhẹ nhàng như cung đàn trên sông lạnh ! Hóa ra các bà các cô đều ưa nét hào hoa công tử đất Hà Thành là thế ! Nhưng hào hoa cũng phải biết đến giới hạn , và bố cũng thừa khôn khéo để dừng lại đúng lúc khỏi làm mất hạnh phúc gia đình ! Vợ cái con cột ! Đó là lý do khiến người đàn ông xa nhà phải cẩn thận , đừng tạo ra những liên hệ phức tạp sẽ làm đổ vỡ mái ấm mà ông đã nhiều công vun đắp...
Có tiền thì xây được nhà , nhưng có tình mới xây được tổ ấm . Tôi không nhớ nhiều về sinh họat trong gia đình lúc bố tôi còn sống, chỉ biết ông làm việc ở SaiGòn, vợ con ông ở Đalat . Tối thứ Sáu, ông đi xe Minh Trung lên có mặt ở nhà lúc nửa đêm và tối chủ nhật thì xe lại đến đón ông tận nhà chở ông về SG đi làm . Lúc bố về thì nhà cửa vui hẳn lên, hoa cẩm chướng mầu đỏ được đặc biệt trưng bày trong phòng khách. Nhà cửa thì lúc nào cũng sạch như lau như ly... Mẹ tôi đặc biệt làm những món ngon mà bố thích . Bố tôi thích ăn Tả pín lù ,một hình thức như món Lẫu. Nhưng đặc biệt ông thích nhúng thịt bò và cuốn với các thứ rau tươi, tần ô,rau cải soong, cần tầu, cải thìa..
Tôi nhớ không lầm thì bố hay trêu và gọi mẹ là Cô :
- Cô tưởng tôi là mèo à ? Có ngần này thịt thôi sao ?
- Đĩa thịt bò tái , thái mỏng đầy tú hụ mà vẫn còn bị chê là ít !
Không biết có phải vì mẹ tôi là cô giáo ,nên bố tôi gọi mẹ là cô ? Hay dễ hiểu và dễ thương đó là cô em nhỏ ! ?
Cạnh nhà tôi có ông giáo dạy trung học,ông hiền ơi là hiền, bà giáo thì ôi thôi nhà quê đặc sệt , tôi thấy ông bà xưng hô gọi nhau là cậu với mợ ,nghe sao ngọt ngào âu yếm làm sao
- Cậu đi làm nhớ đội mũ cậu nhớ !
- Mợ sơi quà sáng đi mợ ạ, có món bánh giò ngon lắm đấy !
Tôi cho rằng hai ông bà giáo đã phải rất quí trọng nhau , tình yêu luôn bao phủ hạnh phúc của hai người thể hiện qua lời nói
Lời nói không mất tiền mua.
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau...
. Và bố mẹ tôi cũng vậy, cô trắng răng tân thời , lúc nào cũng ăn mặc lịch sự và luôn luôn ngọt ngào yêu chiều qúi chuộng chồng con. Ông thì lịch lãm , vào trong phong nhã ra ngòai hào hoa...Công tử đất Hà Thành văn vật, sành ăn, sành mặc, sõi đời rất sớm !
Quãng đời tôi có bố chỉ được chín năm ,hết ba bốn năm đầu đời chưa có trí khôn trí nhớ, mấy năm sau đó cũng nhạt nhòa vì nay tôi cũng đã già, mọi sự đều chỉ còn là hòai tưởng dư âm ...
Tôi nhớ về bố với đêm Noel năm 1958 , sau lễ nửa đêm , bọn tôi ở trong ban hát lễ, gào lên những bản nhạc ngợi khen Chúa Hài Đồng ,về đến nhà thì buồn ngủ díp cả mắt , chỉ một nước thẳng cẳng lên giường . Qua hôm sau , được ăn trưa với món ngỗng quay tại nhà. Bố tôi, đầu bếp trứ danh đã quay ngỗng vàng rượm thơm ngon ngọt thịt ,và món khoai chiên bằng chính củ khoai tây to nhất trong vườn nhà .
Những Xuân ,Hạ , Thu , Đông , những chuỗi ngày có bố, tôi đều có những kỷ niệm êm đềm . Cái Tết cuối cùng với bố ở ĐaLạt ,ông đem bánh chưng từ SàiGòn mà ông bà nội đã gói gởi cho các cháu.Mẹ tôi may cho các con gái áo dài vàng diện Tết. Em bé út mới được đầy tháng, tụi tôi được ngồi bồng em chụp hình chung . Rồi bố phát quà mừng tuổi, không phải tiền , nhưng mỗi đứa được một tấm thiệp đầu xuân . Bốn tiểu thơ, và một cậu ấm , đều được bố viết niềm kỳ vọng ( hòai mong các con thực hiện niềm mơ ước của bố ) đặt trước cái tên
- Bác Sĩ Lưu Hòang...
- Bác sĩ Lưu Thụy...
Tôi cũng bị được bố mơ trở thành bác sĩ ! ... và tôi không thể thực hiện nguyện ước của bố .
Khi tôi chín tuổi thì bố mất. Và từ đó gia đình tôi theo chế độ Mẫu Hệ. Mẹ và chị tôi quyết định mọi việc trong gia đình . hai người đàn bà đó phải đứng lên ngang hàng với đàn ông để mà tranh sống ! Mẹ tôi làm việc như đàn ông ,xốc vác, kiếm tiền . Lại phải sáng suốt mà tránh những thủ đọan và cạm bẫy Người ! Chị tôi thay mẹ và làm bố " Quyền Huynh Thế Phụ " giáo dục dạy dỗ các em . Tuy không hà khắc , nhưng rất đề cao tư tưởng quân bình , hơi có phần ngạo mạn Nữ nhi không thua gì Nam giới mà có khi còn hơn ! trên mọi lãnh vực, mọi vấn đề từ học vấn đến chỉ huy và cả cách xưng hô ! Chị ấy gieo vào đầu óc các em ý tưởng phụ nữ luôn luôn là thứ nhất ( Lady First ) Cánh liền ông phải xuống hàng thứ nhì !
Đìều này có đúng và đúng bao nhiêu phần trăm thì tôi xin thua, nhưng phải công nhận các ông rể trong nhà tôi không biết tại sao mà vào cùng cái hội Lesovo quá cỡ !
Hay là các ông đều đã lấy được con cháu hai bà ( bốn chị em Lưu gia trang đều học TV ) nên lúc nào cũng nơm nớp vì đang ở dưới trướng ! Nhưng từ khi các ông Rể được lên làm cha, được gọi bằng Bố , thì sự đời nó cũng có những cái biến đổi !
- Chị tôi gọi chồng bằng Bố ( thay cho các con )
Anh rể gọi chị bằng Mẹ !
Bố với chả Mẹ ! Nghe cứ lạnh cả mình ! Tôi không cảm được cách xưng hô này , nên tôi gọi chồng là Ông và xưng Tôi ! Rất tôn trọng và rất bình đẳng .
-Thưa ông , ông định ăn cơm lúc mấy giờ để tôi nấu ạ !
- Tôi sẽ ăn lúc tám giờ .
Đối thoại như thế lịch sự chín nghìn có thừa không ?
Các ông bà cụ kị nhà ta mà sống dậy , lạc vào thế giới ngày nay chắc các bô lão sẽ phải sửng sốt ngạc nhiên mà chết giấc ! Chuyện bố con ngày nay nó khác xưa 180 độ !
- Xưa , bố tôi chẳng bao giờ làm thủ công dùm cho tôi nó là cái gì cả !
- Nay trẻ con đi học lớp tiểu học thì : bố em Thục An và bố em Thúy Hiền thi nhau làm lồng đèn ông sao nộp cho cô giáo ! Hai bố đều được 10 điểm !
- Lên đến trung học, ( ở Mỹ ) bố Thomas và bố Cody thi nhau làm project (vật lý lẫn hóa học ) bố Thomas được A , bố Cody được B !
- Các ông bố ngày nay rất tiến bộ. Không những giỏi kiếm tiền nuôi con,mà còn phải giỏi đủ thứ để giúp đỡ các con trên đường học vấn !Thật đáng khâm phục . Chúc các bố một ngày Father's Day an lành hạnh phúc vì được hãnh diện làm Bố ./.
Có người hỏi tôi tại sao lại thiên vị ,kể xấu ông bố chồng quá xá, còn ông bố mình thì ngợi ca lên đến tận mây xanh ! Đời là thế ! Nhưng của đáng tội, ông bố chồng tôi nhiều tật xấu và đã gây cho tôi nỗi nơm nớp sợ hãi khi còn sống dưới mái gia đình có ông ! Một người đàn ông quá ư tàn nhẫn đối với vợ con . Cho nên lòng kính mến của tôi có bớt đi rất nhiều , tuy rằng ông cũng chẳng làm điều gì ác đối với tôi
Lần đó , sau khi đi đánh bạc thua cháy túi , ông trở về nhà với cái áo sơ mi phanh hết ngực áo. Mặt hầm hầm và lầm lũi đi vào nhà ... bắt đầu xả cơn tức giận bằng cách lấy cái nọ chọi vào cái kia , chọi đồ đạc cho hả giận ! Và làm tôi cũng nổi cơn lên , không thể chịu được những hành động vô lý như vậy. Tôi cũng hầm hầm chạy đến nhà lão công an khu vực , tên là Hàn Thắng . Tôi họanh họe :
- Ông Thắng, ông làm ăn cái gì mà để ở chung quanh đây tòan cờ bạc - ổ điếm ...Vậy làm sao mà tôi dậy dỗ ? Trẻ con nó bắt chước người lớn từng chút , ông có biết không ?
Lão Thắng ớ mặt.
- Mà đó là ông già của chị mà ?
- Già nua gì tôi không biết ! Chỉ biết cờ bạc thua về nhà đập đồ đập đạc ...không ra cái thể thống gì, trẻ con nó sợ khiếp vía !
- Ông làm sao đó thì làm . Tôi " phản ảnh " cho ông lần này là lần đầu và cũng là lần cuối đó nhé !
Chẳng gì lão Hàn Thắng cũng có con trai đang học lớp tôi dạy . Lão vội vàng bảo :
- Chị cứ yên tâm ...
Vài hôm sau , tôi thấy ông bác Năm ( anh ông Sáu là ông bố chồng tôi ) qua nhà tôi méc :
- Con mẹ giáo Niềm ở bên cạnh nhà dám đi tố cáo các cụ chơi tổ tôm ! xém nữa bị bắt bỏ bóp ! May mà công an khu vực chỉ cảnh cáo ! !
- Thì ra cô giáo Niềm đã bị nghi oan !
- Còn cô giáo Chi thì cười thầm hinh hích !
Nghe kể từ hồi xửa hồi xưa , các ông Năm ông Sáu ( và rất nhiều các ông bố, ông nội khác ) Đã cờ bạc đến bán hết cả ruộng nương nhà cửa, có ông còn bán vợ đợ con ! Rồi thì cô đầu con hát lọan xạ !
- Đó là chính sách của thực dân Pháp , xúi dục thanh niên Việt Nam sa vào con đường ăn chơi phá sản , tàn lụi ý chí , bạc nhược cơ thể với thuốc phiện và cờ bạc !
- Thời ấy đã qua rồi , và hậu quả tệ hại không ít đến vận nước của người Việt
Trong tâm tình của một người con nhớ đến công cha . Tôi nhớ ít nhiều đến tấm lòng thương con của ông Sáu khi phải vào Y Viện mà cõng con trai hãy còn chưa lành vết thương về nhà . Cuộc binh đao chấm dứt - Hết quân tàn dân ...Hàng thần lơ láo , phận mình ra sao ?
Tôi thấy ở đời , người ta đề cao lòng chung thủy, sự tiết độ, hay ca ngợi gương can đảm bản lãnh , và coi đó là tinh hoa của nhân lọai . Đặc biệt gọi đó là Văn Hóa !
- Văn Hóa là những cái gì chúng ta làm mà Khỉ không làm !
- Culture is roughly anything we do and monkeys do not !
Lord Ragland
Ông Tây ơi là ông Tây . Sao ông lại nhận xét nó sâu sắc làm vậy ?
Khỉ dĩ nhiên nó không làm văn hóa, nhưng tính nó hay bắt chước ! và nếu Người bắt chước Khỉ thì gọi là làm trò Khỉ ! Khỉ mà thấy mình bắt chước thì nó giận lắm ! Sách Cổ Học Tinh Hoa có câu truyện Đười Ươi như sau
Ở núi Phong Khê đất Thục có giống đười ươi , mặt như mặt người,biết cười biết nói. Máu nó dùng để nhuộm màu không bao giờ phai , nên người ta hay lừa bắt nó . Tính đười ươi thích uống rượu , thích đi guốc . Người ta biết thế , đem rượu và guốc bày la liệt ở quãng đồng không ,rồi nấp đi một chỗ . Đười ươi ngửi hơi rươu , kéo nhau ra thấy ruợu thấy guốc biết rằng người nhử mình , bèn chửi rủa người lập mưu đánh bẫy và nói thậm tệ đến cả ông cha người ấy . Đọan bảo nhau đi , lảm nhảm nói chớ có mắc mưu cái lòai khốn nạn chực hại mình ... Song đi mà vẫn ngỏanh lại , rồi bảo nhau : " Ta thử nếm xem , tưởng không hại gì " Tay chấm miệng mút, bén mùi làm mãi , thành say sưa mờ mịt, quên cả lờikhôn lẽ phải bấy lâu giữ gìn , chuếnh chóang nghiêng ngả , nói cười , chân đưa vào guốc thất thểu đi . Người nấp bấy giờ đổ ra thì đười ươi lảo đảo chạy con ngã nghiêng, con ngã ngửa, người ta bắt sạch không sót con nào ! Than ôi ! Biết người ta lừa gạt mình mà cứ tham lam mê muội để đến nỗi mắc lừa mà mất mạng !
- Rượu chè , thuốc phiện cờ bạc trai gái ... Ở đời có bao nhiêu sự đam mê , tuy vẫn bíết là tai hại , mà khốn cái máu mê nó như có ma lực xúi dục , đua nhau mà tìm đến mà say đắm , có khi tai hại cũng không chừa . Cho nên người ta phải cẩn thận giữ mình , khi đã biết sự đam mê có thể hại mình được thì cố tự chủ , tự trị mà hãm mình lại ngay, chớ để cho nhân dục thắng được thiên lý thì phí cả đời người . Tôi nghĩ người xưa mượn câu chuyện Đười ươi để mà khuyên răn người đời, mà các chuyện ngụ ngôn thì thấm thía quá xá ! Tôi không biết ngày xưa các ông bố của tôi có đọc chuyện này không ? Riêng tôi, mỗi lần đọc lại là mỗi lần ngẫm nghĩ đến những lỗi lầm của mình , và thầm tạ ơn Thượng Đế đã kịp cho tôi " Sáng Mắt " ra mà nhận thấy sự đam mê đang sắp sửa hại mình , chợt bừng tỉnh mà xa tránh , thắng được mình để khỏi bị hại. Còn ở trên bờ vực sâu , may mà biết giữ , chứ đến lúclăn xuống đáy vực , thì ăn năn sao cho kịp ?
Lòai người hơn hẳn các lòai động vật khác đó là Văn Hóa Ẩm Thực !
Thuở tôi biết các ông bố làm văn hóa ẩm thực , đích thị là thứ mà khỉ không thể làm được .
Bố chồng tôi ngòai cái món nấu thịt cầy rựa mận . Ông là người duy nhất trong xóm , đã lăn ra gói bánh chưng cho cả xóm ! Tôi phục lăn lóc và chỉ dám xin một chân thợ vịn . Từ hôm dưa ông Táo về trời 23 tháng Chạp thì ông Sáu ( tạm gọi tên húy của bố ) đã đi mua một ống giang về bỏ vào cái lu nước ngâm cho mềm . Lúc rảnh rỗi , ông đem ống giang ra chẻ và tước thành lạt. Lạt tước thật mỏng để gói , buồc bánh chưng , và ông đã gói cả mấy trăm chiếc nhanh thoăn thoắt, gói bộ , tức là
gói không cần có khuôn mà bánh vẫn vuông vức .
- Lá dong trải bốn đến sáu cái ( tùy lá to hay nhỏ ) Một bát gạo nếp đã vo sạch , một nắm đậu xanh chia hai , đặt lên trên đậu ba miếng thịt lợn ướp tiêu muối hành . Trải nửa nắm đậu xanh còn lại lên trên thịt . Lại một bát gạo nếp nữa . Gói lại vuông vức ,thắt lạt cho chặt. Xếp vào nồi bánh , đun nước sôi đổ vào tiếp tục nấu ,và canh cho lúc nào nước cũng phải ngập bánh , nấu từ mười đến mười hai tiếng . Ngày Tết được nếm bánh chưng của ông Sáu thật là đầy thi vị Xuân : Thịt mỡ dưa hành bánh chưng xanh câu đối đỏ ... Ôi Văn hóa Ẩm Thực . Đáng ngợi khen thay !
Ngày xưa , các ông bố mà phải vào bếp nấu nướng là cái chuyện hiếm lạ trên đời ở xứ An Nam . Nhưng tôi biết một điều không ai chối cãi được , ấy là những gì lừng danh , hạng nhất thế giới , đều lọt vào tay các đấng liền ông !
- Đầu bếp số một : ông Chef
- Thợ may ngọai hạng : Cũng một cậu nào đó
- Tài nuôi dạy con ngoan giỏi : Cũng là một ông
- không tin bạn cứ thử lên Google mà tìm xem tôi có nói đúng không ?
Thuở ấy bố tôi ( lại chuyện bố tôi ) vào bếp làm bánh Flan mà ông còn gọi là Cream Caramen . Ồng lấy khuôn bằng hộp bánh tròn , nướng đường cho thành caramen , xong ông đổ hỗn hợp trứng và sữa rồi chưng cách thủy. Tôi vô cùng thích ăn bánh Flan , vì thơm mùi đường cháy và ngọt ngào mùi sữa ! Đời sống có đủ mẹ cha, thỉnh thỏang bố vào bếp làm bánh cho các con ... Đời ngon như men say ... ngọt hơn cây trái.... Đời tuy ngon ngọt , nhưng nay các ông bố đã ra người thiên cổ , chẳng còn ai gói bánh chưng , làm bánh Flan cho mà ăn nữa. Nhưng tôi viết lại những câu chuyện này cho con cháu tôi, là hậu duệ của các ông Sáu, ông Hai , ông Cả... Mong đám hậu sinh đó có
được tình yêu gia đình ,yêu cha mẹ , ông bà...hơn là yêu những thứ " Đổ Bác " ở cõi đời .
An Khanh
Mời các bạn ghé thăm ĐSTV với An Khanh Lưu Hảo Chi , bài viết từ 2011 nhưng xin post lại nhân dịp Father's day sắp tới . Xin cám ơn An Khanh đã " biên khảo" về Bố thật công phu chu đáo và vô cùng chí lý cũng như tràn ngập thương yêu .Tháng 6 sẽ là tháng viết về Bố , mời các bạn tham gia . ĐSTV xin trân trọng đón nhận sự đóng góp của các bạn, hãy kể và nói về Bố , hay chỉ nhắc và gọi Bố ơi thôi cũng làm tim chúng dịu lại và hình ảnh bố sống mãi .
ReplyDeleteDoc rat hay nhu moi khi mo Hao Chi a...
ReplyDelete