Jul 1, 2011

Ngày Quốc Khánh của Gia Nã Đại 01-07




Ngày Quốc Khánh của Gia Nã Đại 01-07
Chính trị
Canada giành độc lập ngày 1/7/1867 từ đế quốc Anh và ngày 1 tháng 7 hàng năm là ngày Quốc khánh. Canada theo chế độ quân chủ lập hiến:
Người đứng đầu Nhà nước là Nữ hoàng Anh được đại diện bởi một vị Toàn quyền người Canada (do Thủ tướng Canada đề nghị và được Nữ hoàng chấp thuận); Thủ tướng và nội các do đảng nắm đa số hoặc liên minh đa số ghế tại Hạ viện cử ra. Quốc hội gồm Thượng viện và Hạ viện. Thượng nghị sĩ do Toàn quyền cử theo khuyến nghị của Thủ tướng, làm việc đến 75 tuổi. Hạ nghị sĩ được dân bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm.
Dân số và thành phần dân tộc
Dân số Canada năm 2005 được ước lượng vào khoảng 32 triệu người. Dù là một nước có diện tích lớn thứ hai thế giới – khoảng 10 triệu km² – nhưng mật độ dân số của Canada lại cực thấp – khoảng 4 người/km. Canada lớn hơn Hoa Kỳ nhưng dân số chỉ bằng 1/9 của Hoa Kỳ.
Những cư dân đầu tiên của Canada là các dân tộc bản xứ mà người ta tin rằng đã đến từ Á Châu cách đây hàng chục ngàn năm trước bằng một con đường nối liền Siberia và Alaska. Vào khoảng đầu thế kỷ 10, người Viking có lập một chỗ cư trú tại bờ biển phía đông của Canada, di tích này vẫn còn tại Newfoundland. Đến khoảng giữa thế kỷ 16, những nhà thám hiểm người Pháp và người Anh bắt đầu khám phá các vùng đất Bắc Mỹ, và các di dân Pháp và Anh bắt đầu khai khẩn, cư trú ở Canada vào đầu thế kỷ 17.
Mãi cho đến Đệ Nhị Thế Chiến, hầu hết dân nhập cư đều đến từ Anh, Scotland, Ireland và Đông Âu. Từ năm 1945, diện mạo văn hoá sắc tộc của Canada phát triển phong phú hơn do số lượng di dân từ Nam Âu, Nam Mỹ, những hòn đảo Caribbean, Á Châu và nhất là từ các nước trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương càng ngày càng tăng. Ngày nay dân Canada hầu như đến từ khắp nơi trên thế giới do việc khuyến khích sự nhập cư.
Theo kết quả điều tra dân số gần đây nhất, hơn 50% dân số có nguồn gốc không phải là Anh hay Pháp. Trong số đó, số người không phải là dân da trắng chiếm 13%; các thổ dân, chiếm 3%; gốc Scotland chiếm 14%; gốc Ireland chiếm 13%; gốc Đức chiếm 9,25% và gốc Ý 4,3%. Con số này sẽ còn tăng thêm nữa theo quá trình "hoàn cầu hóa" hiện nay.

Thu Canada


Ngôn ngữ
Hai ngôn ngữ chính thức của Liên bang Canada là tiếng Anh và tiếng Pháp. Gần 60% dân Canada có tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh, 22% là tiếng Pháp. Đại đa số người nói tiếng Pháp sống tại tỉnh bang Québec, sau đó là các tỉnh bang Ontario, News Brunswick và Manitoba. Một số ngôn ngữ của các thổ dân cũng được xem là ngôn ngữ chính thức tại các lãnh thổ tự trị, đặc biệt là tiếng Inuktitut. Rất nhiều thứ tiếng của các thổ dân đã bị mai một hay đang đi đến tình trạng đó. Những tiếng khác được nhiều người nói là: tiếng Ý, tiếng Đức, tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha.
Québec là tỉnh bang độc nhất ban hành một đạo luật bảo vệ tiếng Pháp, mục đích để bảo vệ sắc thái văn hóa đặc biệt nhất Bắc Mỹ của họ. Tuy nhiên quyền lợi về ngôn ngữ và giáo dục của các cộng đồng nói tiếng Anh và các tiếng thổ dân cũng được bảo vệ. Ngoài ra, dân chúng có quyền dùng hoặc tiếng Anh hoặc tiếng Pháp trong khi giao tiếp với chính phủ.
Kinh tế

Canada là một quốc gia phát triển (thuộc Nhóm G8) và có nguồn năng lượng tự cung tự cấp. Nền kinh tế chính của Canada dựa trên các tài nguyên thiên nhiên.
Canada giàu tài nguyên, khoáng sản: quặng sắt, niken, kẽm, đồng, vàng, chì, potat, bạc, dầu mỏ, than, thuỷ lực, thuỷ sản... Canada là một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới. Các ngành công nghiệp chính gồm: khai mỏ, chế biến gỗ, giấy, thực phẩm, thiết bị vận tải, hoá chất, dầu khí, điện năng, công nghệ viễn thông, sinh học và dược phẩm... Sản phẩm nông nghiệp gồm: lúa mỳ, hạt có dầu, hoa quả, thịt gia súc, đồ uống, rượu... Bạn hàng chính của nước này là Mỹ, Nhật, Anh, Liên minh Châu Âu.
Quan hệ với Việt Nam:
Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao: 21/8/1973
Các điều ước kinh tế - thương mại:
Hiệp định hợp tác kinh tế và kĩ thuật giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Quebec (16/1/1992)
Hiệp định chung về hợp tác phát triển giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Canada (21/6/1994)
Hiệp định về hợp tác kinh tế giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Canada (21/6/1994)
Bản ghi nhớ giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Canada về một số sản phẩm dệt (16/11/1994)
Tuyên bố thoả thuận về hợp tác phát triển giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Canada (16/11/1994)
Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Canada về thương mại và mậu dịch (13/11/1995)
Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Canada về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập (14/11/1997)
Bản ghi nhớ Việt Nam-Canada về dự án dịch vụ và phát triển hạ tầng (7/3/2000)
Bản ghi nhớ Việt Nam-Canada về dự án hỗ trợ chính sách giai đoạn II (25/7/2001).
Kim ngạch buôn bán với Việt Nam: 192 triệu USD (năm 2001), 230 triệu USD (năm 2002) và 315 triệu USD (năm 2003).
Việt Nam xuất sang Canada chủ yếu là hàng dệt may, đồ da, giầy dép, xe đạp, nông-hải sản và thủ công mỹ nghệ.
Việt Nam nhập từ Canada hàng tân dược, thiết bị bưu điện- viễn thông, chất dẻo, bột giấy, phân bón, máy móc...
ODA của Canada dành cho Việt Nam: 18 triệu USD (năm 2003).
FDI của Canada đầu tư vào Việt Nam: Tính đến tháng 3/2004 có 37 dự án với tổng số vốn là 217 triệu USD.
(Theo Wikipedia, Mofa)

No comments:

Post a Comment