Mâu Thuẫn
Khi tôi tỏ ra can đảm với chính mình
Khi tôi tỏ ra can đảm với chính mình
Là lúc tôi mất hết can đảm
Tôi chỉ nghĩ đến một ngày
Mà đã quên hết một nưả khuya
Khi tôi tìm đến ngọn nguồn
Thì lạch sông đã là một bãi đầm lầy tù đọng
Tôi bị buả vây
Mùi sú khí lẫn sự ươn hèn
Khi tôi tưởng mình thăng hoa
Là lúc tôi xuống tận bùn đen
Cuả sự nhơ nhuốc
Ôi trăng lên
Đánh thức đôi mắt gầy
Đôi mắt dối gạt tình tôi.
Tôi chỉ nghĩ đến một ngày
Mà đã quên hết một nưả khuya
Khi tôi tìm đến ngọn nguồn
Thì lạch sông đã là một bãi đầm lầy tù đọng
Tôi bị buả vây
Mùi sú khí lẫn sự ươn hèn
Khi tôi tưởng mình thăng hoa
Là lúc tôi xuống tận bùn đen
Cuả sự nhơ nhuốc
Ôi trăng lên
Đánh thức đôi mắt gầy
Đôi mắt dối gạt tình tôi.
Đó là bài thơ tôi làm để nói lên cái phẫn uất, một tinh thần đối kháng mãnh liệt với những bất hạnh xảy ra cho tôi.
Tôi và chị là hai thái cực- Như hai cực Bắc Nam cuả thỏi nam châm. Tôi cũng không biết tại sao tôi luôn luôn mang một cái gì phản kháng đối nghịch với bà chị thân thiết cuả tôi!
Chị điềm đạm- lạnh lùng. Tôi lúc nào cũng bộc toà bộc tuệch-Nhiều lúc có vẻ như ngốc nghếch một cách lương thiện.
Chị hơn tôi ba tuổi- nhưng sự lịch lãm, mưu lược và từng trải, thì chắc phải tam thưà, tứ thưà lên mấy lần so với sự xuẩn ngốc cuả tôi. Thôi thì " Thua em kém chị" một tí cũng chẳng sao!!
Ông nội tôi đặt tên và goị các cháu bằng tên mà ông đã đặt, bất kể bố tôi có đặt các tên khác trong giấy khai sinh. Chị tôi được ông gọi là MINH CHÂU. Tôi thì láo lếu gọi là MINH CHÂU bâu ruồi. Vì trên cổ tay cuả chị có một nốt ruồi to lắm. Thuở bé (cỡ ba tuổi ) Chị thích cái hoa đẹp mọc ở dưới ao quá, chị bèn lò dò xuống ao hái hoa chơi. Rồi uống một bụng nước, sắp chết đuối, thì được vớt lên, làm một màn hô hấp nhân tạo- Sống- Không biết có bị ảnh hưởng gì không- Chỉ biết bả nhiều tài hơn tôi lắm lắm! Tôi hơi ghen tị mà nói ra vậy, không sợ xấu hổ vì trời sinh tôi ra là để thua kém. Nếu tôi không bị chê bai từ hồi nhỏ, thì cái ý thức là mình xấu, dở, đã chẳng hằn sâu vào tâm thức. Và muốn thoát thai thì phải ráng mà vượt vũ môn. Nhiều lúc cá vượt vũ môn mà cứ bị kỳ đà cản mũi. Hình như ngày xưa còn bé, chị ấy không thân với tôi lắm. Tuy hai trẻ ăn cùng mâm, ngủ cùng giường, nhưng lại chẳng hợp gì nhau!!
Khuôn mặt đó choắt, và cái cằm nhọn. Đôi mắt lúc nào cũng đong đưa, lòng đen di chuyển- Có những ý nghĩ trong đầu mà người ta luôn luôn giữ kín- Chỉ thoát ra bằng những tiếng cười gằn, hoặc cười khẩy!!
Nàng len lỏi để được chen vào hàng ngũ quý tộc, trưởng giả! Nhưng tôi chỉ muốn thoát ra ngoài vòng cương toả. Bay đi ngút ngàn, hay trôi giưã trời bao la:
Ngoài vòng cương toả chân cao thấp
Trong thú yên hà mặt tỉnh say!
Nguyễn Công Trứ
Ngoài vòng cương toả chân cao thấp
Trong thú yên hà mặt tỉnh say!
Nguyễn Công Trứ
Nàng chăm học- Đó là mọt sách, và chữ nghĩa thánh hiền không sổng ra ngoài trang sách mà làm cho đời thêm hương. Đời có lên hương là phải lăn xả vào đời mà sống. Sự lăn xả đó chứng minh bằng những đồng tiền nhỏ nhoi, dành mua thức ăn cho lũ trẻ nhà nghèo, sống là phải ăn uống, tận hưởng, là đàm luận, kể lể, làm quen, thân thiết với cõi nhân sinh quanh mình! Tôi đã trọn vẹn sống rất" hiện sinh" là phải đi chợ mỗi ngày, mua những thức ăn cuả giới bình dân mà chị không mấy thân thiện, đó là khoai lang hoặc bắp,và bún! Chị không thích ăn cơm! Chỉ chuộng ăn bún, ăn khoai!
Tôi không thích đeo mặt nạ, những mặt nạ đầy bí ẩn, vì tôi vui thì cười hỉ hả, mà tức giận hoặc đau khổ thì nó lù lù hiện ra trên khuôn mặt xưng xiả khó coi cuả tôi. Tôi không thể tự tạo cho mình một mặt nạ bình thản, che dấu những tư dục tràn đầy kinh khủng!! Ngày còn bé, tôi rất thần tượng chị- mà cả đến bây giờ tôi nào có vơi lòng ngưỡng mộ?? Nhưng " Kính Nhi Viễn Chi" Cái gì đã kính trọng thì phải đứng xa mà ngắm!!
Chị không phải hoa khôi, nhưng " Anh Hoa Phát Tiết Ra Ngoài" Nét mặt thanh tú, đôi mắt to-lúc nào cũng đưa đẩy, theo dõi những biến chuyển quanh mình. Giáo dục cuả chị là sự khích bác, bôi nhọ, và hạ bớt giá trị cuả kẻ đối diện bị dạy dỗ là tôi, đến mức tối đa. Và tôi thù sự khích bác bôi nhọ đó! Tôi không mấy trân trọng cái lối giáo dục "so sánh":
- Coi Nguyễn Văn A. Võ Thị B kià, người ta bằng tuổi mà người ta thế này, thế nọ...Và tôi có ác cảm với những tên A ,tên B đó vô cùng!
- Coi Nguyễn Văn A. Võ Thị B kià, người ta bằng tuổi mà người ta thế này, thế nọ...Và tôi có ác cảm với những tên A ,tên B đó vô cùng!
Chị rất khác thường, nếu theo đuổi một mục đích thì phải đạt mục đích cho bằng được !"cưú cánh biện minh cho phương tiện ". Chị có thời khoá biểu học và làm việc rất nghiêm túc. Ví dụ phải học đến sáu giờ chiều, thì dù có cháy nhà động đất vẫn bình chân như vại ngồi học, không hề dao động! Sau những biến chuyển không hề hấn gì ấy, thì chị lại thản nhiên bảo:
-Đấy có sao đâu mà phải cuống lên?!
-Đấy có sao đâu mà phải cuống lên?!
Bà chị tôi rất dữ đòn. Mà đòn cuả chị là cái hèo gác ngang cánh cưả. Tụi tôi chẳng phải mắc những tội tầy đình gì- Chỉ những lỗi quên không nhớ quy tắc, công thức toán, các Idioms cuả tiếng Anh. Đang bữa ăn, mà chị hỏi một câu, không trả lời được là mắc ba roi! Ghi sổ! Lúc nào rảnh rỗi, có khi mình đang chơi, thì bị chị gọi vào đánh đòn trả nợ! Tôi không bao giờ chiụ roi nào cuả chị, vì nếu mà chị cầm hèo sắp đánh thì tôi ba chân bốn cẳng chạy mất. Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách! Chỉ tội cậu em tôi, mê chơi, trốn học, không thuộc bài, chả nhớ công thức động tử chết tiệt cùng chiều nghịch chiều ra sao! Bị một lúc năm chục hèo. Mà cậu vẫn nằm sấp, cong chân lên mà chịu cho bà chị nghiến răng vào cầm hèo đét đít.
Chị tôi áp dụng đúng câu " Quyền Huynh Thế Phụ " một cách tối đa. Bố đã mất, mẹ đi làm xa. Nếu mà cứ nhông nha nhỗng nhão như tôi thì có mà hỏng bột hư đường. Tôi phải cám ơn đời sống khắc khổ: Ăn như tu, Ở như tù, nói như lãnh tụ, và làm việc nghiêm túc cuả chị- Có chút ảnh hưởng đến tôi, một kẻ du mục, trừ những lúc phải nấu cơm rưả bát, tôi hay lêu lổng la cà trong cái xóm bình dân ấy. Tôi thích cặp kè với em Thuận ở trước cưả nhà. Tôi yêu cái vẻ trầm mặc u buồn cuả cô bé lai Ấn Độ, nó bí hiểm như sông Hằng, mà nó cũng mộc mạc như tình cảm cuả tôi. Hình như tôi trọng sự thân thiện với đồng loại hơn là cái im lặng lạnh lùng cách biệt cuả bà chị.
Những bưã trời mưa, đứng trước hiên nhà ủ dột như con mèo ốm, tôi ngân nga lòng mình qua tiếng mưa rơi thánh thót, tôi thích mưa để nhìn nước nhỏ giọt trên mái tôn, những hàng nước lanh tanh theo nhau trong vắt, bám vào nỗi buồn hiu quạnh- và đó là tiếng lòng trong treỏ sầu muộn cuả tôi. Tôi chẳng biết mình sầu buồn cái gì khi còn ở tuỗi mười ba? Có lẽ những quyển sách cuả chị đầu độc tôi: Kafka, chuyện những con bọ người, bò lên khỏi miệng hồ lô vói một câu hỏi:
-Mi có muốn làm người trong gia đình naỳ không?
-Mi có muốn làm người trong gia đình naỳ không?
Tức là kiếp người có quyền lựa chọn những liên hệ. Nếu không muốn, Alê, có thể theo một đường hầm khác mà thoát đi. Kỳ lạ, bí hiểm, mình có thể chọn cho mình một ngọn nguồn lạch sông, chọn một liên hệ tuỳ ý! Đó là cái triết học nưả muà mà tôi vướng phải, và vẫn còn bị vẫy vùng trong cái lưới vô hình cuả những thắc mắc khôn nguôi về kiếp người!
Tôi cũng muốn thành đạt trong cái"lò hun đúc nhân tài" cuả chị, tức là đóng cưả im ỉm học ở trong nhà nóng muốn chết, hơn cái lò thiêu! Tôi thích dò dẫm trong cái xó chợ nghèo nàn, nhìn những con cá gầy ốm trơn trượt trên những chiếc khay cuả hàng cuả hàng bán cá, hay bùn nhầy nhuạ bước dưới chân đến hàng bắp hàng khoai,lép nhép đôi dép đến để mua bằng những đồng tiền ít ỏi- Khoai sắn dằn bụng trước khi đến trường dồi maì kinh sử.
Vẻ thanh tú lịch lãm- anh hoa phát tiết ra ngoài- nhưng người ta dư biết chúng tôi chẳng phải thuộc hàng vương giả! và có lẽ là họ hơi e ngại!
Tôi giữ trong tôi một ngăn bí mật, nuôi dưỡng những ước mơ. Dĩ nhiên tôi mơ ước vươn lên bằng sự học, và hiểu rằng phải cố gắng chăm chỉ- Tôi vẫn lên lớp, học lực trung bình, và chỉ có mơ mộng là vào hạng xuất sắc. Tôi mơ biển cả chập chùng, sâu thẳm và bao la- ước mong mình là con cá đỏ nhỏ xíu- lọt vào kẽ đá- chập chùng biển xanh. Tôi tự giáo dục mình qua những quyển sách đọc được cuả chị, hay cuả hàng xóm láng tỏi. Gần nhà tôi, có gia đình thằng Yên, bố nó nhiều sách lắm. Tôi tha hồ mượn đọc- Truyện tàu: Phong kiếm xuân thu- Nhiều bộ sách" Học Làm Người " cuả Nguyễn Hiến Lê, Hoàng Xuân Việt.
Hình như có những lúc người ta phải trốn cái khắt khe cuả định mệnh, là phải giả điên hay giả chết như Tôn Tẫn, và có lúc nào đó phải chịu sự phản bội vô cùng ác độc cuả những bạn bè như Bàng Quyên đã thi hành mưu kế mà chặt chân Tôn Tẫn. Riêng tôi, sự thành thật đến ngu ngốc cuả tôi, có lẽ cũng sẽ có một ngaỳ bị chặt hết đường về!!
Nẻo về cuả tôi- Một ngày kinh sợ, mà tôi thấy mình bị có kinh! Nếu tôi còn sống với bà nội, hay mẹ tôi có nhà, thì có lẽ tôi không lo sợ đến như vậy! Mà tôi không dám hỏi chị. Ghê rợn nhất là ngồi đâu cũng ướt đẫm đỏ loét! Chẳng ai chỉ bảo dạy dỗ, tôi dùng những miếng vải mỏng để thấm, mà sao nó mau ướt thế?! Tôi sợ và tôi phải tìm cách chấm dứt nó! Đôi lúc tôi khóc thầm! " Tôi thương tôi như thương kẻ tử tù " Chỉ có chết là mới hết! Tôi đã tự mua một lọ thuốc Optalidon, hình như hết mười đồng bạc, hai mươi lăm viên. Tôi ngây thơ hỏi chị- Làm sao cho chết quách cho rồi!! Chị chẳng hỏi nguyên nhân, chẳng vỗ về săn sóc, dỗ dành an ùi, chỉ bảo một câu xanh rờn ghê rợn:
- Ra cái viện bài lao kia kià, kiếm mấy cục đàm mà nuốt chết tốt!!
- Ra cái viện bài lao kia kià, kiếm mấy cục đàm mà nuốt chết tốt!!
Phụ nữ nhà tôi hay có những lời ác khẩu như vậy.
Tôi lẳng lặng chờ đến chiều hôm tối rồi, mới nốc hết hai mươi lăm viên thuốc vào bụng. Bà chị vẫn thản nhiên ngồi học, và còn bảo lũ em : Để mười lăm phút sau cho thuốc nó ngấm rồi chở nó đi nhà thương. Quà thật, mười lăm phút sau tôi bắt đầu mơ màng, và bị hàng xóm là nhà thằng Yên có mấy anh trai lớn, hì hục khiêng tôi ra Taxi chở vào bệnh viện. Tôi nhớ mình cũng còn la hét vùng vẫy, không biết có chửi ruả đời không?? Mà đời đã có làm gì đâu mà phải chửi ruả?? Trong cơn mơ, tôi thấy đằng xa một cành hoa đỏ, hình như đó là một bông hồng rực rỡ, tôi lò dò đi ra nẻo mơ đó mà đưa tay ngắt nụ hồng! Tôi chơi vơi rơi xuống vực thẳm, sâu hút.
Lúc tôi tỉnh dậy thì thấy mẹ tôi ngồi bên cạnh giường, nước mắt lã chã rớt xuống mặt tôi. Tấm thân tôi liên hệ từ khúc ruột cuả bà, nên bà đau xót là phải! Tội nghiệp mẹ tôi. Lương tâm tôi hằng xin lỗi với mẹ là đã làm mẹ lo buồn! và hưá sẽ không làm mẹ buồn nưã! Năm ấy tôi mới học lớp bảy (đệ Lục )
Hoá ra cái ước mơ được là con cá đỏ nhỏ xiú, lọt vào kẽ đá, chập chùng biển xanh đó, tôi không thể thực hiện được. Một hình thức trốn lánh đời và tìm vaò thiên nhiên vô tận. Biển bao la che chở. Trùng khơi vẫy vùng. " Khi tôi chết haỹ đem tôi ra biển" (thơ Du tử Lê). Ông này có cùng những ước vọng như tôi!
Năm tôi lên đệ ngũ , thì chị tôi từ biệt xóm nghèo! Nhìn mẹ sám sưả cho chị đi học xa, mà tôi không khỏi ngậm ngùi. Chị tôi chuẩn bị lên Đalạt để theo học đại học! Bộ Saigòn chắc chẳng còn có cái đại học nào xứng đáng cho chị ghi danh??
Tôi cảm thấy hơi run, khi nghĩ đến những ngày tới, tôi sẽ phải là đứa to đầu nhất trong nhà. Tôi sẽ trông coi hai đưá em mói học lớp sáu,và tôi thì học lớp tám. Mẹ đem em út ra Long Hải với mẹ.
Hỡi ôi "Sẩy đàn tan nghé" Mẹ tôi cũng phải đầu hàng số phận, chịu cảnh một chốn bốn nơi, để gởi chị đi Đalạt trọ học nhà ông cậu. Còn lũ trẻ ở nhà ra sao? mẹ chiụ thua, đề chúng tôi tự đảm đương một cuộc sống tự lập. Quen chịu khổ cực môt chút để rèn nghị lực. Tôi không bê trễ việc học, vẫn chăm chỉ học hành, tôi chỉ thấy một nỗi cô đơn khủng khiếp, vì không có người hướng dẫn!
Bằng moị phương tiện, phải làm sao đạt được cứu cánh. Chị đã thực hiện được ước mơ thành công trong sự học! Mẹ tôi hãnh diện hiu hiu khi dự lễ ra trường cuả chị ở Đalat- Đàn bà goá nuôi con nên người! hãnh diện lắm chứ!. Nhưng tôi luôn nhớ câu mẹ noí, những khi bà cảm thấy bó tay :
Mặc đời cua máy caý đào
Gai kia ai vót? Quả nào ai vê?
Mặc đời cua máy caý đào
Gai kia ai vót? Quả nào ai vê?
Câu ca dao này dành riêng cho tôi! Tôi là gai , và cũng là quả tự vê tròn!
Những hạt mầm, nếu gieo vào nơi đất tốt, nó sẽ vươn lên đâm chồi nẩy lộc, sinh bông trái và hoà vào nhịp sống. Tôi không biết mình có phải là một trái chín héo, bị hái vào lúc còn quá xanh, và những thành đạt thì chẳng ngon lành gì cái thứ quả chín ép đó!
Mẹ tôi đã đầu tư quá nhiều vào việc học cho chị- Không những tiền bạc, cung phụng (vì Đalạt là đai học tư) ăn ở cũng đắt đỏ, mà còn dành nhiều ưu ái cho chị (chắc vì học giỏi) và cậu em tôi (con trai duy nhất cuả bà goá).
Những hạt mầm, nếu gieo vào nơi đất tốt, nó sẽ vươn lên đâm chồi nẩy lộc, sinh bông trái và hoà vào nhịp sống. Tôi không biết mình có phải là một trái chín héo, bị hái vào lúc còn quá xanh, và những thành đạt thì chẳng ngon lành gì cái thứ quả chín ép đó!
Mẹ tôi đã đầu tư quá nhiều vào việc học cho chị- Không những tiền bạc, cung phụng (vì Đalạt là đai học tư) ăn ở cũng đắt đỏ, mà còn dành nhiều ưu ái cho chị (chắc vì học giỏi) và cậu em tôi (con trai duy nhất cuả bà goá).
Đôi lúc tôi tưởng mình chỉ là một kẻ đứng bên lề. Đứng bên lề nhìn cuộc đời như nhìn một bức tranh vân cẩu. Sự thăng trầm lên voi xuống chó! Tình đơì và lòng người! Và tôi rút ra được bài học quý giá là lòng tự trọng đối với chính bản thân, rồi cứ sống cho lương thiện thành thật, định mệnh vì thế sẽ bớt khắt khe.
Lối ngõ vào nhà tôi, có hai ky rác khổng lồ, mà tôi không biết đến những lúc nào thì mới được xúc hốt đi, bàn dân thiên hạ cứ đem rác rưởi ra mà liệng vào đó đầy lên như núi! Tôi phải đứng ở đầu ngõ chờ xe trường đến đón đi học. Tôi nghiệm ra cái mùi "xú khí ươn hèn" đó đi theo tôi một cách khó chịu, và tôi liên tưởng một cách tuyệt mỹ rằng mình luôn luôn là cô bé lọ lem. Tôi làm bài thơ như sau
Con đường định mệnh mở ra
Em vô tình lạc lối
Lạc mất bàn tay hạnh phúc
Bỏ lại chiếc giày thuỷ tinh
Cuả nàng lọ lem- bên ngõ hẻm nhà nàng
Chiếc giày rơi vào đống rác
Cho nên khi chàng đến
Em không thể tìm được chiếc thứ hai
Đi với chàng vào khu vườn hạnh phúc
.
.
Bàn tay chàng rời xa
Mang theo tình yêu của em
Với bao lời âu yếm
Ngỡ ngàng làm em dấu lệ
Hoàng tử ơi- sao chẳng tìm cô bé
Lọ lem xưa- Mất cả đôi hài
Em chân đất- trên đường về tơi tả
Cuộc đời sao nghiệt ngã thiếu bàn tay.
Hoá ra tôi có tưởng mình can trường, thăng hoa mấy chăng nữa thì tôi nghiệm thấy rằng tôi vẫn cần có một bàn tay che chở. Cô đơn quá đỗi khi cứ phải trốn vào những trang sách vở nát nhàu. Tôi khao khát một chút hạnh phúc đơn giản nhỏ nhoi là có được người nhủ lòng thương xót! Tuổi mười ba- mười bốn, tôi đâu nghĩ ra một chàng hoàng tử? Nhưng tôi đã ví một định mệnh khắc nghiệt sẽ bủa vây tôi, và tôi cứ mộc mạc chân đất mà chạy vào cõi nhân gian. Bàn tay nào đưa tôi vào chốn bình yên? Tôi ước ao được săn sóc vỗ về. Hình như tuổi thơ của những đứa trẻ côi cút quá khắc nghiệt, dẫn đến những tâm hồn hoặc là cằn cỗi, hơặc là quá ư nhậy cảm để mà trở nên dễ cáu kỉnh- ngạo đời!?
Xin ơn trên dành cho tôi chút ân tứ để tôi bình thản sống như những đưá trẻ bình thường.
" Mắt ta hằng nhìn dìu chân ngươi " (Kinh Thánh)
Tôi tin một Đấng Hằng Hữu đã thường săn sóc che chở tôi. Ôi đức tin cuả tôi chỉ bằng nưả hạt cải, để tôi khỏi thổn thức cõi lòng. Đức tín có thể dời được núi! Đức tin bằng nưả hạt cải của tôi dắt tôi ra khỏi chốn ngậm ngùi.
Những chiều đơn côi, tôi chờ mong một tà áo, tà áo mầu cà phê sữa của mẹ trở về, thăm hỏi- Mà nào có được bao lần!? Tôi cứ thế mà lớn lên, rụt rè những ước vọng- U ẩn như những vì sao đơn độc cuối trời!
Những ngày chị học ở Đalạt. Tôi chẳng hề nhận được một cánh thư, một lời thăm hỏi. Hình như chị quên mất số nhà!? Chỉ đến khi hè về, ra Long Hải với mẹ- Ưu ái làm sao, mỗi ngày mẹ sai bồi bếp là tôi ra chợ xã, chờ mua quả tim heo( vì một xã nhỏ, chỉ xẻ bán có một hai con heo) để đem về chiên cho chị ăn! Trước khi chị trở lại trường nhập học, thì mẹ sai tôi làm thịt chà bông, cá tôm chà bông, để cho chị đem đi học! Tôi phải làm hết ba bốn ngày trời. Thôi thì cũng ráng làm cho tròn bổn phận. "Hy Sinh Vì Đại Nghĩa" ! Nghĩa vụ cuả tôi là" chị nuôi muôn năm! " Bù lại, có lần mẹ cho tôi lên Đalạt nghỉ hè và thăm chị! (chính là đi nấu ăn cho chị học thi) .
Mẹ dẫn tôi đi mua quần jean đen, áo pull màu vàng chanh có những sọc ngang trắng dịu mắt. Một cặp kính mát rất a la mode. Lúc tôi lên máy bay,thì cô tiếp viên hàng không xinh đẹp (hơi giống bà Kỳ ) thấy cặp mắt kiếng cuả tôi le lói quá (!) Cũng bèn lấy kính mode ra đeo!
Tôi giã từ Đalạt những năm 59- mãi đến năm 67 mới trở lại nên cảnh vật khác xưa rất nhiều! Đalạt lúc này như Paris thứ hai, nhiều dân sành điệu quá. Sinh viên các trường đaị học Chính Trị Kinh Doanh, Võ Bị. Chiến Tranh Chính Trị, ra phố với những par dessus , khăn quàng, mũ beret... Tôi thích không khí đại học- mùi gác trọ, với sách đèn và hoa tươi khắp chốn. Bước vào nhà, là thấy những bình hoa đẹp, nụ hồng màu Bordeaux hài hoà trong chiếc bình nâu thanh tú! Chị đang học thi hết khoá- Tôi đi chợ, nấu soup, chiên trứng, chiên khoai, làm bánh làm mứt nấu chè cho chị ăn!! Có những đêm học thi suốt sáng- thấy đèn phòng chị còn thắp sáng. Ngoài đường khuya kia, những bạn học (giai) mà trồng cây si chị, thì vừa đi dưới đường vừa gào tên chị nhu bị ma nhập: Lưu Minh Châu! Lưu Minh Châu! Lưu Minh Châu!
Chị tôi mộ đạo. Tôi nghĩ cái cô đơn cũng là lý do khiến chị tìm vào tôn giáo như một cứu cánh. Chị có thể kiêng ăn, cầu nguyện, hoặc khóc ròng cả giờ, và bắt lũ em cũng phải chay tịnh khẩn cầu!!Tôi ngu ngơ mù mờ! Thượng Đế tôi tôn thờ, nhưng tôi mà phải ăn kiêng hay giữ ngày sa bát như chị thì tôi chán lắm. Tôi chẳng chay tịnh gì cả, vì tôi cảm thấy mình đâu có làm gì đâu để mà phải xám hối!!Tôi đọc trong Kinh Thánh, nếu thấy ai phạm những lỗi lầm tầy đình mắc phải, thì Chuá cũng dịu dàng bảo:
" Ta cũng không kết tội ngươi đâu, hãy đi đi và đừng phạm tội nữa"(Giăng 8:11)
Ngày bé, chị được học lớp "Thánh Kinh tiểu học đường " Ở Vĩnh Long. Sao tôi không được đi học nhỉ? Tôi cũng mộ đạo lắm chứ! Không được học đạo, thì tôi học đàn!! Tôi tự học guitar, tụi anh em nhà thằng Yên cho mượn đàn và hướng dẫn tôi nhiều lắm. Những buổi chiều sau cơn mưa đầu muà sầm sập ướt hết cả đất trời, bản đàn "Đường Em Có Đi" cuả tôi, sao mà nó thấm thía. Đất trời mở rộng ra - tỏa mùi nồng thắm cùa những con đường vừa được rửa sạch tinh khiết.
Đường em có đi, nở những đoá thơ ôi dị kỳ... (Nhạc Phạm Duy)
Tôi bắt gặp những hoa đời tươi thắm sau cơn mưa. Tôi cứ để lòng thư thả, trốn những muộn phiền trắc trở, và tôi dệt những vần thơ yêu đời yêu cuộc sống. Tôi tưởng mình đang rong chơi ở một vùng biển xa vời nào đó.
Mùa hạ ở Caribê
Ta nằm dài trên cát
Nắng chơi trò phu thê
Ta nhớ biển Đông -Hề
Ta nhớ sóng
Cơn sóng vỗ về,
Tình mộng ta nguôi ngoai...
Mùa hạ rồi cũng xa xôi - lên núi hay xuống biển - khát khao tình yêu cuộc sống! Năm đó (1969) mẹ tôi đem các con lên núi, lại những ngày sống ở Đalạt... Một ngaỳ đầu thu - Mặt trăng tròn sáng đẹp như một khách mời danh dự đến trước hiên nhà sừng sững, lộng lẫy, trang nghiêm và thân mật. Tôi sung sướng trong không khí tươi mát của buổi dạ tiệc. Một chiếc bánh kem khổng lồ, với lời chúc trang trọng cuả tỉnh trưởng Đalạt chúc mừng tân cử nhân.
Đêm trăng mười sáu và tôi mười tám xuân thì. Tôi mặc chiếc váy hồng trẻ trung rất ưng ý. Tôi ở trong ban tiếp tân cho buổi dạ tiệc "Đêm Không Ngủ"cuả các tân cử nhân, mới dự lễ ra trường buỗi sáng tại Viện Đại Học Đalạt. Chị tôi là một trong các tân cử nhân ấy và đứng ra tổ chức dạ tiệc - Mời cả Ông tỉnh trưởng! (dĩ nhiên là ông ta nào có thì giờ mà dự!) Nhưng vì phép xã giao và tôn trọng "Các quan Văn" nên đã gởi một món quà- sai lính đem tới tận nhà, mừng các tân trạng. Các bạn của chị đến nườm nượp - nam thanh nữ tú. Nhà tôi lúc ấy là một biệt thự song lập (cứ như cái tháp đôi ở NY!) toà nhà khang trang đẹp đẽ, chứa đến hơn một trăm người! Họp mặt lần cuối trước khi chia tay, sau bốn năm sách đèn ở Thụ Nhân, Viện Đại Học Đalạt.
Họ hát du ca, nhạc cuả Trịnh công Sơn và Nguyễn Đức Quang. Đờn ca suốt đêm. Hát chán, dẫn nhau ra nhẩy dây, rôì đọc cửu chương từ hai cho đến mười hai. Thật là vui inh ỏi.
Tôi phục chị sát đất vì tài tổ chức thành công và cũng một công đôi ba việc, chị giới thiệu " Foyer Đala " Toà biệt thự 69 Hai Bà Trưng đó được mẹ tôi quản lý, sẽ là nơi cho các nữ sinh viên lưu trú. Chị tôi mới tốt nghiệp trường "Chính Trị Kinh Doanh" nên phải đem cái kiến thức doanh nghiệp ra mà áp dụng chứ!! Những năm tháng thần tiên đó, cái cư xá sinh viên nhiều tân sinh viên đến ngụ tại nhà tôi. Các chị Lan, Minh, Chị Nguyên, Cúc Phương, Vân Hạnh, Bích Vân, Vượng, có chị Kim Triều, là người hình như mới học được nửa năm thì nhớ Huế quá, đành trở laị xứ thần kinh!!
Tôi phụ mẹ đắc lực trong việc bếp núc. Tôi là Chef cook cho cư xá!!
Mẹ tôi đi chợ Đalạt. Đôi lần tôi đi theo, phụ mẹ mua hàng! Ở hàng đồ khô mua quen, ghi sổ và cuối tháng mới thanh toán tiền một lần. Tôi đứng nháy nhó bà bán quán lấy cho tôi một gói thuốc lá "Basto Xanh" Cha mẹ ơi, tôi định làm thi sỡi nên phải có cà phê thuốc lá! Bà bán hàng không biết lý do gì mà tôi lại chuộng cái của nợ ấy, nhưng cũng cứ bỏ vào giỏ cho tôi một gói! Tôi về nhà, lén lén vào phòng một mình đốt thuốc và ho sặc sụa!! Một lần cho tởn đến già!! Hôm sau tôi phải đem bao thuốc tặng không cho lão giao bánh mì buổi sáng!! Những trò dớ dẩn đó, mỗi lần nghĩ lại mà phì cười!!
Tôi nấu ăn ngon, thật ra chẳng phải tài cán gì, nhưng vì nấu mãi thành quen. Năm đó ăn Réveillon, tôi làm món " Sườn Nấu Sữa " Ngon ba chê. Mọi người đang sửa soạn ăn, thì chị tôi làm một màn ngạc nhiên ngọan mục.
Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn cùng bạn bè: Hoài Khanh, Bửu Ý, Nguyễn văn Thanh (hoạ sỹ) và hai danh ca Khánh Ly , Lệ Thu đến ăn tối chung. Trịnh Công Sơn được mời vào ngồi cùng với các nữ sinh viên của Foyer Đala.
Sau bữa tối thịnh soạn: sườn nấu sữa, potato soup, bánh mì, salade.
Tiệc trà sau cùng với bánh flant cũng do tôi làm để đãi khách quí!
Bọn tôi tụ lại ở phòng khách rộng. Khánh Ly, Lệ Thu hát, Hoài Khanh ngâm thơ! Mà không biết sao hôm đó lại có cả một ông giáo sư dạy ở Chính Trị Kinh Doanh đến dự! Ông nhất định đòi hát "Nhìn Những Mùa Thu Đi" cho cả tổng nghe, và ráng mà nhịn cười! Ông chẳng sợ "Muá Rìu Qua Mắt Thợ" là cái gì cả !! Những năm tạm là bình yên đó, chiến trận tạm nguôi ngoai để rồi sẽ bùng lên khốc liệt.
Vì không đủ yếu tố thiên thời- địa lợi- nên Foyer Đala âm thầm đóng cửa!!
Xa trường quá, sinh viên không thích phải dậy sớm, tốn tiền xe để phải lên lớp đúng giờ!
Đáng lẽ tôi phải kiêm luôn chức "Thằng Tài" để chở các em sinh viên đi học. Nhưng chưa kịp tậu xe thì các em đã chuồn hết!! Các em tìm đến gần trường mà đi học cho tiện!! Trong khi đó thì chị tôi học cao học ở SaiGòn. Chị học một lớp toạ lạc ở trường Tabert. Chị chẳng biết dùng xe gắn máy lẫn xe đạp, nên đi học là phải có người chở! Chị tôi có rất nhiều tài xế tình nguyện. Lúc đó chị tôi đóng đô ở quán cà phê Đala ở đường Đào Duy Từ. Mẹ tôi bảo chị là " Tu hú đi đẻ nhờ " Vì công trình sáng lập gầy dựng quán đầu tiên của Sinh Viên trong cái thời Saigòn ào ào rủ nhau mở quán cà phê.
Chị tôi có thành công vượt bực thì mọi thứ cũng là trôi qua kẽ tay! của thiên trả địa. Tôi biết là tôi không thể chen chân vào chốn thương trường!
Có bàng cấp như chị- tài giỏi quán xuyến như thế, mà còn phải chào thua định mệnh, thì nói gì đến cái thứ tôi. Biệt tài của tôi là : " Buôn Buồn Bán Ngẩn Ngơ ". Tôi không có khiếu kinh doanh và sợ buôn bán!!
_
No comments:
Post a Comment