Năm tôi học lớp hai lớp ba gì đó ở Đalạt , thì nhà tôi có người làm. Đó là những chị Bốn, chị Đốc hoặc chị Bảy. Nhưng tôi nhớ nhất " người làm " mà là một cậu bé cũng khoảng trạc tuổi tôi ( dưới mười tuổi ) .Tôi không nhớ tên vì cậu làm có vài ngày, tôi tạm gọi là "Thằng Ở " vì có bài học thuộc lòng như sau:
Hôm qua thằng ở xin ra Xuyến ơi , em phải ở nhà nấu cơm Nồi đồng thổi gạo Tám Thơm Tính em háu đói chất rơm bốn bề Không ngờ quá lưả thành khê Mẹ em chế mãi thẹn ê cả người Em xin chị Xuyến đừng cười Vốn em háu đói lại lười nấu ăn Cả ngày chỉ mải làm văn Hễ mó đến bếp là nhăn nhó vào... Bây giờ biết tính làm sao ?
Đó là bài học thuộc lòng trong sách tập đọc lớp Ba ngày trước. Tôi không nhớ tên tác giả. Nhưng "'Thằng Ở " khoảng lên mười thì ai mà bắt thổi cơm ? Tôi nhớ nó chỉ biết khóc ! Có lẽ vì nhớ nhà. Mẹ tôi là người cũng dễ mủi lòng trước cảnh khổ, nên có ai đó xin bà cho "thằng ở " được vào làm để mà kiếm miếng ăn. Tôi biết chắc một điều là bố mẹ nó đã không thể nuôi nó được nên mới xin cho nó đi ở đợ. Mỗi lần thằng ở thấy bóng người nhà chủ, thì nó nín khóc,vội vàng quơ lấy cái chổi và rồi vưà khóc vừa quét nhà... nhìn nó " Phụ đồng Chổi " tôi thương quá mà chẳng biết làm sao cho nó nín. Tôi nhận thấy mình được đi học, ăn mặc bảnh chọe đẹp đẽ, áo đầm trắng, giầy trắng,thắt hai cái bím tóc cổt nơ đỏ... Tôi có cô bạn cạnh nhà, lại còn hẹn nhau mỗi ngày mặc cùng màu áo len cho nó là đôi bạn thân ! Tôi sung sướng thế, sao có kẻ sống cùng nhà ,mà lại tủi thân , lúc nào cũng khóc ? Nó khóc thấy thương lắm, chỉ chọn một góc nhà mà Ề ..Ề.... rồi gạt nước mắt vào tay áo. Đôi lúc tôi định ra làm quen nói chuyện thì nó vôị vàng vồ lấy cái chổi và lại hị hục quét nhà. Mặ dù nó đã quét đến lần thứ một trăm. Cậu bé đa cảm đó, mới tí tuổi đầu đã phải xa cha mẹ, xa cả quê hương lẫn bạn bè ... Không được cắp sách đến trường , mà phải đi quét nhà để được miếng ăn. Mà cho dù có no bụng, nhưng cậu vẫn cần một mái ấm, cần có mẹ như chú gà con kia còn phải quẩn chân gà mẹ mãi đến lúc thành " gà giò " choai choai thì mơí lià bầy mà đi kiếm ăn một mình. Tôi không nghĩ tơí cái điều luật bắt buộc không được mướn trẻ con làm việc. Nhưng vấn đề xã hội phức tạp lắm. Nếu quốc gia nào có được quỹ an sinh xã hội, thì đó đã là những quốc gia phát triển. Người ta lo lắng ưu tiên cho người già và trẻ con... Tôi ước gì cậu bé đó được trở về nhà với mẹ, cậu được ăn đi học,vàcậu sẽ quên đi những chuỗi ngày nước mắt ngắn dài mà "Phụ Đồng Chổi " ở nhà tôi. Tôi đòi giúp việc cho ta, Phải thương yêu họ như là người thân. Nguyễn Trãi- Gia huấn Ca.
Năm học lớp Ba, tôi biết chữ "Tôi Đòi " là người giúp việc". Tôi đòi" ,không phải là" Tôi muốn",mà là Người làm thuê... Kiếp tôi đòi bây giờ nó đầy dẫy đến chán vạn. Tôi nghe hình như xứ Sài Thành, hay Thành phố Bác! hoặc là thủ đô ngàn năm văn vật ! bây giờ phong trào mướn tôi đòi nó nở rộ, giá cả rẻ rề đến chóng mặt. Vợ lăm le ở vú Con tấp tểnh đi bồi Tú Xương
Khốn nạn những cuộc đời cơ cực, bỏ con ở nhà mà đi nuôi con người. Tuổi trẻ không được học hành, hoang phí đời trong những cái bếp un khói mỡ hành tiêu tỏi... Xào nấu những Sơn Hào Hải Vỉ cống hiến những đứa có tiền rồi kiêu hãnh với chính cả đồng loại. Tôi nghe hình như chúng lựa người làm còn hơn lưạ trâu chó. Bắt ne băt nét từng chút, khinh miệt gọi bằng thằng bằng con. và hất hủi trong từng lơì ăn tiếng nói. Tôi lại ước gì vận nước của tôi đến một bến bờ trong sạch. Quan chủ quận liêm khiết, học rộng. Có tầm nhìn xa, hay đức độ, thương người... Thì đỡ biết mấy ! Tôi sẽ chẳng phải ước ao ,giải non sông gấm vóc, có những con người hiền lành -đa cảm, và thật là tử tế đang chung sống vơi nhau, Đó sẽ là Sự Thật ?
|
Trẻ con ở những nước chưa phát triển , không những phải bắt buộc lao động, mà còn bị bắt cóc bán cho những tổ chức buôn người ! Chế độ Cộng Sản ở VN và Bắc Hàn... Chuyện nghèo đói, chà đạp nhân quyền,tệ nạn xã hội ... bút nào tả xiết !?
ReplyDeleteHC chi ke ve cai khoc cua mot cau be ma lam nguoi doc rat xuc dong truoc mot tham canh xa hoi thuong thay o nhung nuoc cham tien ngheo nan nhu nuoc minh. Buc hinh chup cang lam minh but rut them...LH
ReplyDeleteQuần áo lem luốc,tay chân bụi bậm bẩn thỉu, khay bánh còn nhiều và trông chẳng mấy hấp dẫn, nụ cười và nét mặt khờ khạo. Đúng là một cảnh chẳng vui, bài viết làm mình phải suy nghĩ cách gì đó giúp đỡ cho trẻ em nghèo ở Việt Nam .
ReplyDeleteTH