GỬI GIÓ ĐÔNG XUÂN. HANNAH NGUYÊN
Gió Đông Xuân- Chàng thanh niên gầy cao , hơi khòm khòm ...Đã về theo mây xám, tôi tưởng tượng như vậy cho mùa Đông khi gió lạnh tràn về, mây thấp, trời u uẩn và mưa. Lạnh buốt những nẻo đường. Tại sao người ta cứ cho mùa Đông ảm đạm ? Nhưng tôi vẫn thấy đó đây cái đẹp huy hòang của ngày Đông. Cánh cửa mở, sân vườn khựng lại vì cành Đào trơ trụi lá, nhưng muôn ngàn giọt nước đan vào nhau như những chuỗi ngọc kim cương, thật đều, thật trong trẻo dưới sự tĩnh lặng và tinh khiết của đất trời. Ngước mắt tha thiết ngắm cành cây giao hòa với nước . Hiện tượng vật lý, chất rắn hút chất lỏng ! Bài học năm nào từ ngày quen với những định luật của sự rơi . Chất lỏng trong suốt, là tụ kết biết bao tinh anh của đất trời, nước trong vắt tựa như " Trăm muôn giọt lệ nối lời vu vơ " ( Huy Cận ) Nhưng mà như muôn ngàn hạt lệ ( thiếu nữ mừng vì tan chiến tranh chồng về ( giọt mưa trên lá ) |
|
|
|
| Hoa mai đỏ. |
| Hoa lộc vừng Hà Nội |
Tôi bảo đó là nụ cười của bình minh, khi mưa Đông đã tạnh và nắng sớm rọi trong vườn, hoa lá, cỏ cây ...thẫm ướt sương đêm. Mùa nào đối với tôi - Đất trời hoa cỏ luôn luôn làm tôi say đắm, không phải chỉ yêu mùa Thu, thích mùa Hạ hay hạnh phúc mùa Xuân . Tôi yêu mưa Đông não nùng gió rét, cái buốt giá đêm trường rờn rợn sau lưng để mà nghĩ thương người lữ khách. Mùa Đông giá, có ở xứ tuyết lạnh rồi mới thấy nhớ những ngày Hè ấm áp , nhớ nhung làm sao khi phóng mình vào biển cả, đại dương ấp ủ , mây trời lồng lộng và những lớp sóng dồn. Nhưng không ở xứ tuyết làm sao thấy hoa tuyết bay ? Tôi thấy tuyết bay một ngày Đông lạnh khi ghé xứ Phù Tang một sáng êm đềm. Gọi là quá cảnh thì đúng hơn ( ở phi trường Nhật Bản ) . Phù Tang, tên một loài cây thần mọc ở nơi mặt trời mọc đã phù hộ cho xứ sở này. Ghé phi trường Narita , tôi chờ chuyến bay kế tiếp để về lại xứ Cờ Huê . Phù Tang - gợi cho tôi một miền hoa cỏ, tôi ước mong thấy được cây Thần hay những kỳ hoa dị thảo, và mong tìm hiểu cội nguồn , trả lời được vì sao dân Nhật , sau cuộc chiến tranh điêu linh tàn bạo , giết chết muôn vạn sinh linh , sụp đổ tan tành , vậy mà ngày nay, họ vẫn ngẩng cao đầu mà ngạo nghễ với nhân gian ? Tôi muốn tìm hiểu và có câu trả lời được cho cái thắc mắc của tôi : Ai là người có ảnh hưởng đến chính tương lai của cả một dân tộc- Là cha , là mẹ, hay thầy giáo ? Võ sĩ đạo hoặc Thiên Hòang ? Tôi muốn tìm hiểu để có thể tìm một bài học cho chính tôi, một người Việt Nam đã hơn ba mươi lăm năm sau chiến tranh , tôi đã nhìn thấy gì ? làm được gì cho niềm tự hào của một người Việt Nam ? Ở phi trường Narita , tôi thấy rất nhiều sắc dân . Họ là những chuyên viên, kỹ thuật gia, những thương gia ... Nhìn họ sao lịch sự kiểu cách, người ta ung dung tự tại với những bộ Âu phục trang nhã từ màu sắc đến kiểu cọ hợp thời trang. Các bà các cô thì ôi thôi, sao họ thanh lịch và rất nền nã. Tôi không làm sao thấy được cái lam lũ quê mùa ! Và tôi ước mong được thấy nhiều công dân Việt thanh lịch đầy tự tin như họ . Tôi về lại Miền Đất Hứa Xứ Cờ Huê , để chuẩn bị đón Tết với gia đình. Bay theo gió Đông lạnh nhưng ấp ủ cái diệu vợi huy hoàng của mùa Xuân sẽ tới. Ngày đó sẽ là những ngày có lễ hội Tết Việt Nam. Ăn Tết hay thưởng Xuân |
|
|
|
| Hoa Đào Mỹ |
Sắp đến Tết rồi, đến trường cũng vui,về nhà cũng vui...Mẹ đang may áo mới nghe, Ai cũng vui mừng ghê! ...Bài hát của trẻ con, năm đó, tôi mới học lớp Đồng Ấu, (Pre K ) mà bố tôi cũng cho tôi và chị nhớn- dắt nhau đi đem quà đến Tết thày. Bố khéo dạy tôi phải biết " Tôn Sư Trọng Đạo " từ lúc còn bé. Tôi không biết mình đã học được của thày bao nhiêu chữ Y Tờ, nhưng chắc thày là người đã khai mở trí óc non nớt của tôi. Làm sao quên được cái hân hạnh đem quà đến biếu Thày, quà là một cặp bánh chưng rất ý nghĩa để Tết thày giáo. Ở Đalat ngày đó đi bộ muốn chết mới đến được nhà thày, mưa Xuân mà cũng ướt lất phất, đường vào ngõ nhà thày quanh co, cỏ non xanh mát mắt ,tôi hay nhìn trời mây, có mây xám và nhiều cánh én bay xôn xao...Ngày xuân con én đưa thoi... Và cứ mỗi dịp Xuân về, tôi vẫn mang mang nhớ buổi sáng đến viếng thày thuở ấy. Ông thày của tôi không phải là cụ đồ già, mà là một thày cũng chẳng trẻ mấy.Thày tiếp tôi cũng không niềm nở gì , vì tôi nhãi nhép, mới năm sáu tuổi, chỉ biết đi theo chị mà chúc Tết thày. Nhà thày trống trơn " thoáang gió " Chắc thày cũng phải ngạc nhiên trước tấm thịnh tình của một gia đình có học trò còn nhỏ mà quý thày quá xá ! Tôi ra về và lòng vui sướng vì đã làm một việc đầy ý nghĩa, đem niềm tôn kính từ một tấm lòng trẻ thơ mà tạ ơn thày ! Phong tục Việt Nam đó là một điều hay mà tôi nghiệm thấy. Lễ Tết để tỏ lòng hiếu thảo với các đấng sinh thành, nhớ công ơn dưỡng dục.
Mùng Một Tết cha ( họ Nội ) Mùng Hai Tết mẹ ( họ Ngọai ) Mùng Ba Tết thày |
|
|
|
Vui xuân, thưởng Tết, ngòai cây nêu tràng pháo , bánh chưng xanh, gởi những cánh thiệp đầu xuân với những lời cầu chúc tốt đẹp đến những người mình thương mến. Ba ngày Tết, mặc đẹp, diện mạo vui vẻ, đến viếng ông bà nội ngọai, mừng thọ mẹ cha, cám ơn thày học. Người người ăn ở với nhau sao thắm thiết mặn mà. Ôi, sắp đến Tết rồi...đến trường cũng vui...về nhà cũng vui...Gởi gió Đông Xuân niềm vui của tôi đến với mọi người.
|
|
|
|
|
No comments:
Post a Comment