Jul 31, 2012

Hoa Diên Vĩ Buồn - Hà Ghi

Ý NGHĨ TRONG NGÀY
HOA DIÊN VĨ BUỒN
HÀ GHI
Hoa diên vĩ
tranh của cậu ấm Thạch.

Tháng Bảy đang mùa hè ở Mỹ , tuy vậy vẫn có nhiều lọai hoa đang đến kỳ nở rộ, không biết có hoa Phượng, còn gọi là Phượng Vĩ màu đỏ thắm,và để hát lên khúc hát Nỗi Buồn Hoa Phượng?! Hoa Diên Vĩ , tôi không biết hoa có buồn không ? nhưng màu tím nao lòng của hoa khiến tôi vẩn vơ thơ thẩn cả ngày ! 
- Ông Thanh Sơn, tác giả bài Nỗi Buồn Hoa Phượng, với bài hát này tôi thấy hoa Phượng chuyên chở nỗi buồn của tuổi học trò, vì phải chia ly, xa trường xa bạn, nhiều đứa phải thuyên chuyển và vì cha mẹ đổi nhà đổi công tác đi chỗ khác, sẽ bị biệt vô âm tín với bạn như chơi. Rồi trong khỏanh khắc, lớp học cũ, thầy xưa, tất cả thành dĩ vãng không thể bao giờ tìm lại được ... Thế là Buồn, và người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ ? Bởi vậy cánh hoa Phượng đỏ thắm đep não nùng, nhưng :
- Hoa ơi, rụng làm chi xuống nỗi sầu ly biệt ?
- Mùa hè đến ngòai sân trường với nỗi háo hức được nghỉ hè và những cuộc rong chơi thú vị! Cho nên học trò trường nhà nước ( tức các trường công lập ) bảo đảm có đuợc những ngày hè thơ thới hân hoan, vì trường đóng cửa!
- Trong khỏanh khắc sách bài là giấy cũ ! ( Thơ Xuân Tâm ) 
- Vui buồn lẫn lộn! Kỷ niệm một năm học chín tháng sẽ chỉ còn trong lưu bút ngày xanh!
- Tôi lẩn thẩn nghĩ đến Phượng, vì lòai hoa được ca tụng nhiều trong thi ca... Phượng Yêu, Phượng buồn, Phượng âu sầu ảo não ! Và tên Phượng Vĩ, có họ hàng chi với Hoa Diên Vĩ? - Lòai hoa vốn có tên Tây rất đặc biệt là Iris. Iris tên của một nữ thần Hylạp. Nàng thường xuất hiện dưới hình một chiếc cầu vồng. Iris mang thông điệp của các vị thần linh từ con mắt " Thiên Đường " và vì thế,  tên  lòai hoa này có nghĩa là tròng đen con mắt. Điều này ngụ ý mỗi người trong chúng ta, đều mang trong mình một mảnh của thiên đường! 
- Một mảnh thiên đường , quý giá long lanh và đẹp . Mắt là cửa sổ của linh hồn !
- Tôi không biết có đôi mắt nào đẹp và buồn bằng mắt của hoa Diên Vĩ . Cứ ngắm một đóa hoa sầu mầu tím lung linh, tím như nhung và mềm mại, cánh hoa như lặng đi trong chiều nắng nhạt .Hoa chẳng thốt một lời nào, nhưng vẫn tỏa ra nỗi u hòai viễn vông của kiếp nhân sinh! tôi cho là như thế, vì vậy chàng hoa sỹ Van Gogh đã từng để hồn bát ngát trong màu hoa Diên Vĩ mà sáng tác bức họa tuyệt vời . Bức danh họa Hoa Diên Vĩ được Vincent van Gogh vẽ vào năm cuối cùng của một cuộc đời ngắn ngủi ...Những cảm xúc mãnh liệt điên cuồng trào dâng cuộn xóay được thể hiện trong hai bức " Đêm Sao " và " Hoa Diên Vĩ " ...Màu sắc của thiên nhiên ( màu vàng được dùng nhiều trong tác phẩm hội họa này ) như nắng và mặt trời chói chang cho đến khi thân mình như nướng chín , hai
con mắt toé lửa!

Irises, Saint-Remy, c.1889 Art Print
 Irises
Vincent Van Gogh
 - Hoa Diên Vĩ - Nhắc đến sự cuồng lọan và sự kết thúc của nghệ sỹ !
- Nỗi buồn Hoa Phượng hay nỗi sầu Hoa Diên Vĩ ? ai mà biết được ? 
- Một ngày cuối tháng Bảy, nỗi quạnh hiu như tên hai lòai hoa bên trời chói chang nắng lửa! Hè về rồi đây tâm hồn luyến lưu ./.


IRISES
Van Gogh
Irises
Vincent Van Gogh
  Vase of Irises, c.1890 Art Print

Jul 30, 2012

Thơ Của Hà - Trả Về Biển Cả -

ANGLE 3
Tranh Nguyễn Liên Hương
Tôi như con cá Hường ,
Đã lọt vào lưới đời nghiệt ngã 
Cái lưới trùm bắt , bủa vây,
Từ đó thân phận lưu đầy 
Tôi nằm thoi thóp . Hả miệng ngáp ngáp 
Tôi nhận ra tất cả nỗi đau đớn 
Đã nằm sẵn trên từng lớp vẩy xếp đều trên lưng tôi 
- Mỗi chiếc vẩy là một nỗi buồn dán chặt vào thân 
Không thể cưa quậy !
Rồi người ta sẽ nhặt tôi lên ,
Đánh vẩy cho những nỗi buồn văng ra tứ tán, 
Tôi sẽ đau đớn tróc hết vẩy cá ,
Nỗi buồn tách ra khỏi thân phận 
Nhưng tôi sẽ không thể trở về biển cả 
Đại dương ơi, nơi dung dưỡng nỗi buồn tôi ! 
Con cá Hường đã lọt vào lưới đời oan nghiệt .
Chỉ có đại dương che chở nỗi buồn 
Hãy trả tôi về biển cả 
Với tất cả vẩy cá trên nỗi buồn tôi !

                                                          Thơ của Hà 


Ăn Cơm Việt Nam



Ăn Cơm Vit Nam


Có hai yếu tố chính tạo thành món ăn của mỗi dân tộc trên thế giới:  sản phẩm có sẵn trong nước và nền văn hóa chính của người dân trong nước ấy. 
Tuy nhiên, mỗi nước có nhiều vùng khác nhau về địa lý, chất đất, khí hậu, lượng nước, và sinh vật (thú vật và cây trái) khiến cho mỗi vùng trong nước có thể có những sản phẩm địa phương khác biệt.  Đồng thời, người dân sống trong một vùng có thể có một nền văn hóa riêng tư trong vùng ấy.  Những yếu tố này khiến xuất hiện những "món ăn vùng" đặc biệt tại những vùng trong cùng một nước.
Ở Việt Nam, quan niệm về "vùng" và "văn hóa trong vùng" được thấy rõ trong 10 "món cơm" khác nhau dưới đây.  Mỗi "món cơm" gồm có cơm - có thể được nấu theo những cách khác nhau - và những "món ăn" đi kèm với cơm để tạo thành "món cơm" thật "đẹp," thật "ngon miệng," thật "địa phương" và thật "văn hóa vùng."
1. Cơm lam
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh5i_RBvr-Edvtr9MYR1_z1Fh5r6ifcBxqM8PWtHz5gPPexBM_E_tiJWXQNIHOcec6h_nYvzNPfLlHJL2hxHsLIqxeul0GLqfMjPOoY8bWtZik_4E75W0FJ7RYHRK47gIt1rHU0Mni4nEM/s640/CM1.jpg

Cơm lam là loại cơm được làm từ gạo (thường là gạo nếp) cùng một số nguyên liệu khác, cho vào ống tre, giang, nứa v.v. và nướng chín trên lửa.
Cơm lam bỏ trong những ống tre, đốt trực tiếp trên lửa, khi ăn chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài. Cơm lam ăn ngon, lạ miệng, hương vị khác hẳn cơm thường, chỉ cần bỏ ống cơm ra đó thấy mùi thơm rất hấp dẫn. Bẻ miếng cơm lam, chấm muối vừng hoặc muối lạc cho vào miệng, ta sẽ thấy ngon, thơm, dẻo, rất đậm đà, ngoài hương thơm của gạo nếp còn thoảng hương vị thơm thơm của nứa rừng qua lửa.
Cơm Lam là món cơm đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc Việt Nam, Tây Nguyên.
2. Cơm niêu đập
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh7j8FPXeZN1lon6Z8774pfRo2ZUgYGD6-C9EmT4mFwSyNLpdeWV0hHukFsgiFrMXF4hAmJwwcqiQr7IfknT9f27Yy5-akRJxObXh_HsKJx32czLNChuGFgSNnnPC4us7gQ6-ZWCFyjcVk/s640/CM2.jpg

Theo văn hóa của người Việt cho rằng nồi đất là nồi nấu ăn ngon nhất. Gạo Tám mà nấu bằng nồi đồng hoặc bằng các thứ nồi khác đều không thể có hương vị như nấu bằng niêu đất.
Cái niêu đất nung nâu sẫm be bé, miệng hơi khum to hơn tô canh một chút đậy nắp kín với đôi đũa cả gác một bên. Ăn cơm đập ở các nhà hàng, khi niêu cơm được bê lên, người phục vụ mới gõ nhẹ chiếc búa nhỏ vào niêu, những mảnh đất nung vỡ vụn rơi xuống đất còn lại trên tay là ổ cơm chín mịn màng ở giữa nhưng chung quanh là một lớp cháy ròn đều vàng mỏng.
Thường, cơm niêu được ăn kèm với cá kho tộ, cà pháo chấm mắm tôm, canh cua mồng tơi...
3. Cơm cháy - Ninh Bình
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiPiZi-tiGkDvgdm6-cYtZeU2JiygAxuyf0RwcktGU3Fyw7UPaP7OIVTFpMw6clwrdICzGFGEV006Yi0YhSuRy2vWEZKwKBPzsDjdzQkYgWV_12_N0puDTDGIwZBmgbA6o3THgMbG5BJpo/s640/CM3.jpg

Tương truyền, cơm cháy Ninh Bình được hình thành hơn 100 năm (từ cuối thế kỷ 19), do một chàng thanh niên người Ninh Bình tên là Hoàng Thăng học được và phát triển từ một món ăn của người Hoa, sau đó mở rất nhiều tiệm ăn ở Hà Nội lẫn Ninh Bình. Từ đó món cơm cháy được lưu truyền, phát triển và trở thành một đặc sản của vùng đất Cố đô.
Để làm món cơm cháy thơm ngon, người Ninh Bình dùng gạo nếp hương, chọn hạt gạo tròn và trong để nấu. Khi nấu phải nấu bằng than củi và dùng nồi gang thì mới có miếng cơm cháy vàng thơm, vừa dẻo vừa ngon. Cháy lấy ra từ nồi mang ra phơi từ hai đến ba nắng. Cơm cháy cần được bảo quản nơi khô ráo, tuyệt đối tránh ẩm mốc, lúc gần ăn thì mới mang ra chiên giòn. Nếu chiên để qua buổi hay qua ngày thì cơm đều bị hôi dầu, ăn sẽ không ngon.
Ăn cùng cơm cháy có thể là thịt bò, tim, cật lợn xào với các loại rau như hành tây, nấm rơm, cà rốt và cà chua... ăn đến đâu, chan lên miếng cơm cháy đến đó. Miếng cơm kêu xèo xèo, bốc khói, toả ra mùi thơm. Khi ăn, cơm giòn tơi, chứa nhiều hương vị của món ăn thập cẩm nóng sốt mà đậm đà.

 
4. Cơm hến - Huế
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj5RHx9zkiEnzkUDlNLrIm7GcCvRiBl4FQ_972FIgWxYgaOIy-oIoLjovP02ZYZOuQ-gbYBiusX3hWo_MAxk8jGf4KVWrgDd4Vay9C3bPsaZk4NwKyoXrCDzX2L8iU1EfHG9tXwCo0fbOo/s640/CM4jpg.jpg

Người Việt Nam bao giờ cũng ăn cơm nóng, còn cơm hến của xứ Huế lại được chế biến từ cơm nguội đánh tơi nhưng cơm hến được nấu từ thứ gạo ngon nên mềm dẻo. Ăn cơm hến tưởng như là một món trộn với những nguyên liệu phong phú mà đơn giản như cơm nguội cùng hến luộc, nước hến, hoa chuối thái rối, khế chua, rau răm...
Cơm hến hòa cùng vị bùi của đậu phộng, vị cay của ớt, vị đậm đà của mắm ruốc, tạo nên một món thanh đạm.
Cơm hến là món ăn cay, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi. Cơm của cơm hến là cơm nguội, mùi ruốc mặn nồng thơm nức mũi, vị chua thanh của khế, mùi thơm ngây ngất của rau thơm, chuối bắp, bạc hà, vị ngọt đằm thắm của nước hến, béo ngậy của tóp mỡ, vị cay đến xé lưỡi, đến phỏng miệng của ớt tương... Người ăn cơm hến đôi lúc vẫn chưa vừa lòng với món ớt tương cay nồng sẵn có, còn cắn thêm trái ớt tươi" rồi xì xụp, xuýt xoa hít hà cho nước mắt nhỏ giọt, mới thấm thía được cái ngon của cơm hến.
5. Cơm Âm phủ - Huế
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjYsa1t7ZGjNtF1itI-91Vpi0d_t0PCHcGW3dnuphcuFMVrJxlN09rJbSpscAVEFONAlVCtsh4YnysWnX6TPdmlHs04wRRl2oXtbIq1Yy2YB60G4VNuu6IXUqrj4IBq_6kSnpqYs3fFm1k/s640/CM6.jpg

Cơm Âm phủ là một món ăn có từ lâu đời của đất cố đô, rất đậm "chất Huế" gồm nhiều nguyên liệu tạo thành, đa màu đa sắc nhưng lại rất bình dân. Cái tên nghe rất lạ, tạo cho thực khách vẻ "sờ sợ" nhưng lại là một món ngon độc đáo trong nghệ thuật ẩm thực Huế.
Cơm Âm phủ gồm các nguyên liệu như: cơm trắng, tôm, thịt nướng, chả lụa, trứng tráng, rau thơm, dưa leo, đồ chua... , cách làm cũng khá công phu. Cơm là thành phần chính nên việc chọn gạo để nấu là rất quan trọng. Để cơm ngon phải chọn gạo thơm, có chất lượng tốt.
Cơm Âm phủ có trong bốn mùa. Nếu có dịp đến thành phố Festival Huế, đắm chìm trong khung cảnh thơ mộng của nơi đây, du khách hãy thưởng thức món cơm đậm chất Huế này.

6. Cơm gà - Hội An
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh82O5seWbz-DlLQeaHUcbnAuvDjBZida5vV7CvkGBG_OBdPPcKKrgbjsL5Kwp4qjlRQSHeMVjllnqxFnVlAjlSr3m6wKicE8qF6lOUwM_sU0czhRFpluYzIKrdEC-awNvXirHGx5TrQGw/s640/CM7.jpg

Chưa ăn cơm gà xem như chưa tới Hội An. Cách nói có phần cường điệu ấy có lẽ xuất phát từ lòng tự hào khi đề cập đến cơm gà - một thứ hương vị quê nhà bình dị, khó quên của người dân phố Hội.
Cơm gà đơn giản là cơm nấu ăn với gà luộc nhưng cái đặc sắc là những yếu tố trong món ăn bình dị này như cơm, gà, nước chấm, đồ chua ăn kèm đều mang hương vị, phong cách ẩm thực rất riêng của miền Trung.
Cái đặc biệt của món cơm gà xứ Hội bắt nguồn từ nét riêng của cách chế biến thịt gà theo "gu" miền Trung, nghĩa là gà xé nhỏ, bóp thấm với hành tây, rau răm và gia vị. Cái khéo của người làm là khiến miếng thịt mang thơm thơm, cay cay nhưng vẫn không bở thịt và mất mùi gà.
Nước dùng gà được dùng để nấu cơm nên hạt cơm không trắng mà ánh một sắc vàng nhẹ, căng tròn, ngọt lịm vị gà. Với phong cách nhỏ nhẹ của người miền Trung, món cơm gà được bày trong chiếc đĩa nhỏ chỉ đủ làm lưng bụng thực khách. Đĩa cơm thường trang trí thêm ít lá bạc hà, rau răm, những lát hành tây trắng nõn, tương ớt đỏ tươi, muối tiêu lấm chấm, ăn kèm với loại tương ớt sền sệt, cay xé lưỡi theo khẩu vị của người địa phương.
Có một cách khác làm món cơm gà, nhưng người vùng Tam Kỳ - Quảng Nam hay Đà Nẵng mới thường chế biến theo cách này. Thịt gà không xé sợi mà chặt thành từng miếng vừa phải, vàng ươm. Gà không chỉ luộc, đôi khi còn được chiên giòn.
7. Cơm Tấm - Sài Gòn
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjp0x1t70Xl6ZvIf46mTcwHOjWYW1C6gTqKnCpwfdz3bb3CQ4QHuROPdf9BGE-XSfBqI9uB6Oeml5Zb3GPh7x8-cLR-Yoll1nZwpvZOGPiTkP60TAInrHw3iAt-sTccdqAj6wRSRkNIXT0/s640/CM8.jpg

                                   Cơm tấm bì sườn chả
Cơm tấm vốn là món đặc sản truyền thống của người dân miền Nam mà đặc biệt là người Sài Gòn. Xưa kia, người dân thường sử dụng món ăn này trong bữa sáng, vừa đơn giản mà thuận tiện. Nhưng nay, món cơm tấm độc đáo này được dùng trong nhiều cửa hàng, quán xá, nhà hàng, khách sạn như một món cơm chính trong bữa trưa, tối...
Cơm tấm là món ăn độc đáo bởi lẽ đây thứ cơm được nấu từ những hạt gạo vỡ nhỏ, vụn. Những mảnh hạt gạo vỡ được sàng riêng và nấu chín lên bằng bếp củi.
Cơm tấm có hương vị thật nhẹ nhàng nhưng rất đặc biệt và hấp dẫn người thưởng thức. Một đĩa cơm tấm ăn kèm với sườn, bì, chả, trứng và nước mắm sẽ khiến cho các vị giác của bạn phải trầm trồ bởi vị ngon mà không ngấy.
8. Cơm Dừa - Bến Tre
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEghMTB6sJ229j-7F52_huolBm5WxRQzRG3bFCiTGx7EJpZWaA-HO9Ed-j5z2KL6flFkQJJS1bzeJUMLSJwe17PijaqsA_kZb3LyUjsgTgnCPUSMyruFepwr15OvU1hnzDDLlWDSDMqXgws/s640/CM9.jpg

Xứ dừa Bến Tre không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm kẹo dừa, rượu dừa, qua bàn tay tinh tế của người dân nơi đây biến món cơm dân dã hằng ngày trở thành một đặc sản lạ lẫm với người ăn bằng món cơm dừa.
Nấu cơm dừa cầu kỳ. Để được món cơm dừa ngon phải mất gần hai giờ đồng hồ. Những trái dừa xiêm được cắt ngang một phần trên đầu quả dừa để trút nước ra và dùng miếng cắt đó như cái nắp để đậy lại. Gạo ngon vo sạch bằng nước rồi sau đó vo lại nước cuối cùng bằng nước dừa, để ráo nước. Cho gạo vào trong trái dừa rồi đổ lượng nước dừa vào vừa đủ, đậy nắp lại cho kín.
Cơm dừa nấu với nước dừa được hấp cách thủy trong nồi nên hương thơm, vị ngọt đều kết đọng lại trong mỗi hạt cơm. Khi cơm chín hơi ngả màu vàng nhạt do bị thấm hơi dầu từ cơm quả dừa. Cơm dừa ăn có vị beo béo nên ăn nóng mới ngon.
Cái thú khi ăn cơm dừa là ăn trực tiếp trên trái dừa, không phải ăn bằng chén. Với trái dừa xinh xắn trắng ngà, mùi thơm của dừa hòa quyện cùng làn khói bốc lên làm cho tất cả các giác quan đều hưởng trọn vẹn hương vị của món ăn.
9. Cơm nị
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjWWHRWHH4824nNpketojaEs6eqvCPsfXfFFRgzWnM7ntaUBUlfFp7Pc3gATwjWxfrI3jc2r9R8XJNLox0Rj-v2WN_Yr7QwfU6WKfeeAA-Zntaud75v_aB9V6ue5Jsyk5hQChYn2KsUVdo/s640/CM10.jpg
Cơm nị một món ăn truyền thống của người Chăm, Châu Giang, An Giang. Cơm nị thường là gạo nấu với sữa nhưng có người lại thích thêm nho khô vào để tăng thêm khẩu vị.
Người Chăm hay ăn Cơm nị với cà púa là món ăn được chế biến từ thịt bò rất độc đáo. Hai món ăn này thường bổ sung cho nhau tạo nên hương vị độc đáo và cầu kỳ mang khẩu vị người Chăm.
Cơm nị - cà púa mang mùi ngọt béo của sữa, vị bùi của đậu phộng, vị mặn ngọt của thịt bò cùng với vị cay xè của ớt, vị ngọt của nho khô làm ngẩn ngơ lòng thực khách. Tất cả đem lại cho người ăn một cảm giác thơm ngon, thật lạ miệng, no bụng mà chẳng thấy ngán.
10. Cơm Ghẹ - Phú Quốc

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh_TCnXdSR9pu8SgCI9BZ58z-Vbo1rcRnAwU_F5UzGTFdd8Ysm0uiDb5I5gs4sVrpOyRL8nuy6ivb-nryTy2o8NXQk2SX92fF2_ZQSQ26O_HQFr_ven3bSR0hasshJXltbN6_3N2tSDV2I/s640/CM11.jpg

Cơm ghẹ là món ăn ngon, giàu chất đạm, vị lạ đặc trưng rất ấn tượng và cũng rất khó quên khi đặt chân đến Phú Quốc.
Thành phần chính của cơm xào ghẹ Phú Quốc là cơm trắng, thịt ghẹ bóc sẵn, hành tây xắt lát mỏng, tỏi, ít tương cà vàng, dầu ăn. Thịt ghẹ khoảng 300g bỏ vào chảo xào sau khi phi tỏi vàng cùng với hành tây, cơm trắng khoảng một ký cho năm người dùng. Tương cà giúp cho món ăn có màu sắc đẹp, nêm gia vị vào để có hương vị ngon, khi chế biến cũng thể dùng hạt nêm Knorr thay thế cho gia vị.
Cơm xào ghẹ Phú Quốc khi chế biến có màu vàng ươm cũa tơ vàng óng ánh rất đẹp. Cơm khi xào xong được ăn kèm với dưa leo xắt nhuyễn, rau tươi, cà chua xắt lát dùng với nước mắm pha chế sẵn.  

Nguồn : Evangeline Phương Thảo

Jul 28, 2012

Tiệc cưới con trai Diệu Hiền




TIỆC CƯỚI  CON  TRAI DIỆU HIỀN

28 tháng 7 năm 2012

Cô dâu chú rể cùng Trưng Vương 6370

Các bạn thân mến,

Diệu Hiền vừa tổ chức xong đám cưới cho con trai lớn tại Saigon. Con trai là Nguyễn Hồ Quốc Dũng và con dâu là Vũ thị Như Ngọc.
Ngày thứ năm 26.7.12 nhà trai lên Bảo Lộc dự tiệc cùng nhà gái. Sáng thứ sáu 27.7.12 đón dâu về Saigon. chiều thứ bảy 28.7.12, lúc 18g nhà trai đãi tiệc tại nhà hàng Đông Phương 2, đường Hoàng việt.Tân Bình.HCM.
Vì quá bận rộn và chỉ 1 mình lo đám cưới cho con nên DH lặng lẽ làm thinh vì thấy các bạn chia sẻ những nỗi bất hạnh của bạn bè, người thân vịt TV, chia sẻ những mảnh đời bất hạnh nghèo túng của người dân ở quê nhà.
Trường hợp ra đi bất ngờ của Kiều Mai, DH có biết và còn rủ Bảo châu đi cùng, nhưng trời xui đất khiến ngay lúc chuẩn bị đi, DH bị tụt huyết áp, tay chân bủn rủnrủn không đi được, đành cầu cứu Kim Hoa để đóng góp cho bạn.
Cám ơn các bạn TV Saigon đã đến chung vui cùng gia đình DH và cũng xin tạ lỗi các bạn TV hải ngoại.


Kính báo. DHien






Các chân dài TV6370
 Chiều thứ bẩy hôm nay (28/7)mát mẻ nhờ có làn mưa lất phất bay bay trong gió... Cô Chi Hương cùng nhóm Trưng Vương 63-70 gồm các bạn: Minh Châu, Tân, Bảo Châu, Dung, Kim Hoa,Thành Oanh, Dung, Liên, Thư và Kim Thanh cùng đến dự tiệc cưới của con trai Diệu Hiền, Quốc Dũng và Như Ngọc, cặp cô dâu chú rể trẻ trung đẹp đôi tại nhà hàng Đông Phương 2.
    Cụm trung tâm tiệc cưới ở gần Lăng Cha Cả cũ là trung tâm tụ họp các đám cưới :nhà hàng Đông Phương, Hoa Sứ, Đệ nhất khách sạn, Hoa sứ đỏ...đều tập trung ở khu vực này.Cứ thứ bẩy và chủ nhật tốt ngày là nơi này đông nghịt xe cộ, xe đi đến đây phải nhích từng bước từng bước mới đi qua được...
    Thanh và Thư tập trung tại nhà Dung -Liên, định đi xe máy nhưng sau đó bàn lại, rủ nhau đi "xe hơi" (taxi) cho sang!
Đến nơi, ngồi chung một bàn, nói chuyện rôm rả , chờ xem cô dâu, chú rể lên bục làm lễ ,đặc biệt chú ý đến Bà "mẹ chồng" Diệu Hiền. Phải công nhận Diệu Hiền hôm nay "hiền" thật! Vừa hiền lại vừa dễ thương nữa , cứ chốc chốc lại bàn tụi Thanh hỏi thăm ăn có ngon miệng không? Hỏi han hết bạn này đến bạn khác! Làm tụi Thanh cảm động quá xá!!!
    Kim Hoa có lên tặng quà của Minh Tâm phương trời xa, chúc mừng cô dâu chú rể, khiến bà "mẹ chồng" cảm động không thốt nên lời...Cô Chi Hương thì lần đầu dự đám cưới con trai của học trò cũ,Cô gần nhà Minh Châu nên đi cùng xe với Minh Châu,gặp học trò Cô cũng thấy vui vui...
    Thanh cũng có chụp vài tấm hình tượng trưng ,các bạn muốn xem nhiều hình thì chờ Thành Oanh gửi nhé!


KIM THANH

      You are invited to view ngo oanh's photo album: Hinh wedding nha Dieu Hien 28072012


Hinh wedding nha Dieu Hien 28072012
Jul 28, 2012
by ngo oanh
Hinh dam cuoi nha Dieu Hien 28072012



                                                                

An toàn khi đi tắm biển


Minh Tâm sưu tầm



 

Cẩn thận về dòng chảy xa bờ- An toàn khi đi tắm biển
Bài này copy từ bài dịch của BS Linh và BS Vũ (BVCR)...



Khi đi biển có những mối hiểm họa gây chết người. Điều quan trọng đầu tiên là chúng ta nên tắm biền ở những bãi tắm có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp và tắm trong những khu vực được báo hiệu an toàn. Ngoài ra, trước khi cho con mình xuống biển, chúng ta cẩn quan sát bãi biển để tìm dòng chảy xa bờ (rip current) cũng như ước lượng độ dốc và độ sâu của bãi biển.




Dòng chảy xa bờ



Dòng chảy xa bờ là danh từ tôi tạm dịch từ “rip” hay “rip current”. Đây là một dòng nước mạnh chảy từ bờ hướng ra biển. Chúng ta biết là sóng sẽ đánh và đưa nước biển vào bờ, nhưng khi nước biển được liên tục đưa vào bờ thì chúng tập hợp lại thành một dòng đi ngược ra biển. Dòng nước biển đi từ bờ ra biển này được gọi là rip (hay rip current). (Ghi chú: tôi rất cám ơn nếu có anh chị nào cho biết danh từ chính xác hơn để dịch từ rip current)




Hình ảnh trên cho chúng ta thấy một dòng chảy xa bờ. Trong thí nghiệm này, người ta rắc chất màu sát bờ biển. Người ta quan sát thấy chất màu bị kéo ra xa bờ, chứng tỏ nơi đó dòng nước đi ngược từ bờ ra biển. Chúng ta cũng thấy nơi dòng nước đi từ bờ ra biển là vùng nước lặng, hầu như không có sóng.
Dòng nước ngược này có thể ổn định không thay đổi trong suốt cả tháng hoặc cả năm, tuy nhiên chúng cũng có thể liên tục thay đổi mỗi vài giờ. Ở một số bãi biển, dòng nước ngược này không đi hướng ta biển mà chạy dọc theo bờ biển.

Vì sao chúng ta phải nhận ra dòng chảy xa bờ trước khi xuống biển? Vì chúng rất nguy hiểm.


Tại sao dòng chảy xa bờ nguy hiểm?

Dòng chảy xa bờ là được xem là một trong những nguy hiểm hàng đầu trên bờ biển. Nó cũng là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp cứu nạn và chết đuối khi tắm biển. Dòng chảy xa bờ được ví như một dòng sông nhỏ sẽ cuốn tất cả những gì rơi vào nó xa khỏi bờ và đưa thẳng ra biển. Vận tốc trung bình dòng chảy có thể thay đổi từ 0,5 m/giây đến 1m/giây, khi đó không ai có khả năng bơi ngược nó để vào bờ. Có khi do những thay đổi đột ngột của sóng biển, vận tốc dòng chảy xa bờ có thể lên đến 2,5 m/giây, nhanh hơn cả vận tốc bơi của một vận động viên bơi lội Olympic! Dòng chảy xa bờ thường hẹp, có chiều ngang khoảng từ 1-3 mét. Tuy nhiên, có khi dòng chảy xa bờ rộng đến cả chục mét.

Dòng chảy xa bờ có thể cực kỳ nguy hiểm vì nó kéo người biết bơi ra xa bờ làm cho người biết bơi kiệt sức hoảng loạn rồi chết đuối do kiệt sức khi cố bơi ngược dòng chảy xa bờ.

Đối với người không biết bơi, dòng chảy xa bờ có thể kéo người đó ra chỗ sâu hơn dù người đó đang đứng ở mực nước ngang hông. Khi đó người không biết bơi sẽ hoảng loạn và có thể chết đuối.

Mặt nước nơi có dòng chảy xa bờ thường lặng, ít sóng nên thường làm cho người ta hiểu lầm đó là nơi an toàn. Người ta sẽ di chuyển sang tắm nơi đó thay vì tắm nơi có biển báo an toàn. Khi người tắm biển bơi vào dòng chảy xa bờ đó, ngay lập tức họ sẽ có thể bị cuốn trôi ra biển.

Do đó, khi tắm biển, chúng ta cần nhớ rằng vùng nước lặng không có nghĩa là vùng nước an toàn.



Trong hình trên đây, nơi có sóng bạc đầu là nơi dòng nước đi từ biển vào gần bờ. Nếu chúng ta tắm biển nơi có sóng bạc đầu (breaking waves) thì chúng ta sẽ được sóng đánh đưa vào bờ. Tuy nhiên nếu chúng ta di chuyển vào tắm chỗ lặng sóng (giữa hai mũi tên) là chúng ta rơi vào dòng chảy xa bờ. Dòng sông nhỏ này sẽ lập tức kéo phăng chúng ta ra xa khỏi bờ và đưa thẳng chúng ta ra biển. Như vậy, vùng có sóng không phải là vùng nguy hiểm mà vùng lặng sóng mới chính là vùng nguy hiểm.




Một ví dụ khác như hình trên đây. Vùng không có sóng bạc đầu chính là dòng chảy xa bờ. Vùng này rất nguy hiểm dù chúng lặng sóng. Khi chúng ta đi vào vùng này, chúng ta có thể bị bị dòng chảy xa bờ cuốn trôi ra biển.

Làm thế nào để nhận ra dòng chảy xa bờ?


Trước khi xuống biển, bạn nên dành khoảng 5-10 phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ trên bờ biển mà bạn sắp xuống tắm.

Bạn có thể nhận ra dòng chảy xa bờ nhờ những đặc điểm sau đây:

• Dòng chảy xa bờ có màu sậm hơn vì nơi đó nước sâu hơn.


• Dòng chảy xa bờ có mặt nước lặng hơn, thường có sóng nhỏ hơn

• Đôi khi chúng ta có thể thấy các mảnh vỡ hay bọt nước nổi trên mặt dòng chảy xa bờ và trôi ra biển

Cách thoát ra khỏi dòng chảy xa bờ

Các khảo sát cho thấy dòng chảy xa bờ không kéo người ta xuống nước. Dòng chảy xa bờ chỉ kéo người bơi ra xa bờ và thường sẽ đưa người bơi vào vùng có sóng bạc đầu (breaking waves) và sóng sẽ đưa người đó lại vào bờ. Tuy nhiên người ta thường chết đuối khi rơi vào dòng chảy xa bờ vì bản năng tự nhiên khiến người biết bơi bơi ngược dòng chảy xa bờ để vào bờ khiến người đó mau chóng kiệt sức rồi chết đuối. Bên cạnh đó, sự hoảng loạn khiến người bơi không còn khả năng phán đoán chính xác.

Dòng chảy xa bờ có thể gây nguy hiểm bất cứ lúc nào, không phải chỉ khi có sóng lớn. Khi sóng to thì vận tốc dòng chảy xa bờ cũng nhanh hơn gây nguy hiểm hơn cho người bơi. Tuy nhiên, khi đó thường ít có người xuống biển tắm vì e ngại sóng to. Vào những ngày sóng không lớn, trái lại, người ta thường chết đuối nhiều hơn vì có nhiều người xuống biển tắm. Khi thấy sóng không quá to người ta thường chủ quan và không quan tâm đến dòng chảy xa bờ.


Điều quan trọng khi bị rơi vào dòng chảy ra bờ là tuyệt đối không được cố bơi ngược dòng chảy xa bờ để vào bờ.




 
Lời khuyên của chuyên gia khi chúng ta bị rơi vào dòng chảy xa bờ:

• Bình tĩnh. Không hoảng loạn

• Không cố bơi ngược dòng chảy xa bờ

• Đối với người bơi giỏi: nếu bạn tự tin, hãy bơi song song với bờ biển, thường sẽ hướng đến chỗ vùng có sóng bạc đầu và nhờ sóng đưa bạn trở lại vào bờ

• Đối với người bơi yếu: bất cứ khi nào bạn thấy không thể chạm bờ biển hoặc thấy đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức và gọi trợ giúp.

• Nếu dòng chảy xa bờ yếu đi, cố gắng bơi song song với bờ biển để đến chỗ có sóng bạc đầu nhờ sóng đưa bạn vào bờ.

• Một lần nữa, bất cứ khi nào bạn thấy không thể chạm bờ biển hoặc thấy đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức và gọi trợ giúp.

Để giảm nguy cơ rơi vào dòng chảy xa bờ, bạn cần phải có những hiểu biết về chúng, biết cách nhận dạng và không nên bơi trong hoặc gần dòng chảy xa bờ.

Bạn nên tắm biển ở những bờ biển có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp và bơi ở vùng an toàn (ở Úc là vùng giữa cờ đỏ và cờ vàng). Bạn cần quan sát các chỉ báo an toàn và nếu cần thì nên trao đổi với nhân viên cứu hộ để biết đặc điểm bờ biển mà bạn sắp xuống tắm

Ngoài ra bạn cũng cần biết bơi và không nên bơi một mình. Nếu bạn không chắc thì không nên xuống biển tắm.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 720x546.


Lời kết

Trước khi tắm biển, chúng ta cần tìm hiểu đặc điểm và độ an toàn của bãi biển mà chúng ta sắp xuống tắm. Chúng ta cần dành vài phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ và không nên bơi gần những vùng đó. Khi chẳng may rơi vào dòng chảy xa bờ, chúng ta cần bình tĩnh tìm cách thoát ra khỏi dòng chảy đó bằng cách bơi song song với bờ biển hoặc bơi vuông góc với dòng chảy xa bờ để vào vùng có sóng bạc đầu để nhờ sóng đưa chúng ta vào bờ. Tuyệt đối không nên bơi ngược dòng chảy xa bờ và luôn nhớ là vùng bờ biển lặng sóng không có nghĩa là nơi đó an toàn.

Chúng ta hãy cùng nhau phổ biến kiến thức về dòng chảy xa bờ này đến mọi người để cùng nhau tắm biển một cách an toàn.

Trắc nghiệm:

Các bạn hãy chỉ ra dòng chảy xa bờ thấy được trên hình sau đây







Jul 25, 2012

Chia buồn cùng Di Linh và anh Phúc


 Được tin buồn thân phụ anh Phúc 
là nhạc phụ của TV63-70 Di Linh

Cụ Ông : TRƯƠNG HỮU DIỆP

được Chúa gọi về ngày 24/7/2012 tại Montreal, CANADA

Hưởng thọ 100 tuổi

Các bạn TV 63-70  xin thành thật chia buồn cùng 
anh Phúc-Di Linh và tang quyến,  cầu nguyện để hương linh bác được yên nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.

 ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

--------------------------------------------------------------------------------
hình  giếng mà Vũ Minh Tâm đã xây để hồi hướng công đức cho Cụ 
Trương Hữu Diệp


Mai thân mến, 
Xin cho Linh-Phúc và gia đình chân thành gởi đến Như Mai lòng cám ơn xâu xa về những gì bạn đã làm. Nhân dịp,nhờ Mai chuyển đến Minh Tâm và các bạn Trung-Vương đã nghĩ đến Linh và làm giúp cho gia đình một việc rất có ý nghĩa Xin khắc ghi tận đáy lòng và nguyện sẽ nhớ mãi. Chúc tất cả các
bạn những điều tốt lành nhất.
Linh và gia đình.



Jul 24, 2012

NHỚ NHỚ QUÊN QUÊN




 NHỚ NHỚ QUÊN QUÊN

 Bích Quy

 Đã gọi là quên, sao lại phải nhớ?
 Đã bảo rằng nhớ sao lại đành quên?
 Cuộc đời nhớ nhớ quên quên
 Mà sao cố nhớ lại quên thế này

 Alô , Hẹn bác đi ăn
 Ừ, tui sẽ đến, ngày này nhớ ghi
 Nhưng rồi đến ngày phải đi
 Thì tôi quên mất chẳng còn nhớ chi

 Lỡ hẹn tui đành cười khì
 Xin bác xá lỗi tui thì hay quên
 Ăn rồi còn chẳng nhớ cho
 Lại đi ăn nữa bụng no lình bình

 Chìa khóa tui để chỗ nì
 Thế mà tìm mãi nó đi đằng nào
 Thơ thẩn đi ra đi vào
 Chẳng biết chìa khóa nó nằm nơi nao

 Tờ báo tui cầm trên tay
 Muốn giương mục kính xem cho rõ hình
 Đi quanh tìm kính để mang
 Mà sao cái kính "lang thang" đâu rồi ?

 Hồi nhỏ đâu đến nỗi nào
 Học đâu nhớ đó , lớp lên ào ào
 Bây giờ nhớ trước quên sau
 Cứ như cái não nó đi chơi rồi

 Chuyện xa xưa thì sao cứ nhớ
 Chuyện bây giờ muốn nhớ lại quên
 Thôi thì ta hãy cố lên
 Đọc to , chú ý ghi tâm từ từ

 Tập thể dục mỗi ngày cho đủ
 Máu lưu thông lên não đều đều
 Ăn uống giữ sao cho điều độ
 Cuốc bộ nhiều cho khỏi máu cao

 Rồi bình tĩnh nhớ từ chút một
 Được bao nhiêu là đỡ bấy nhiêu
 Đọc sách , đọc báo cho nhiều
 Trời thương thì sẽ ít nhiều ban cho

 Suốt ngày bận rộn kiếm tìm
 Vào , ra, lên, xuống , tội tình lắm thay
 Tuổi già được thế còn may
 Đến khi xóa trắng thế là quy tiên

 Chẳng còn gợn chút buồn phiền
 Chẳng còn vương vấn cháu con, ta bà
 Xưa ăn cháo lú lên trần
 Nay ta xóa hết về phần cõi tiên.

BÍCH QUY

Jul 23, 2012

Quenna thắng giải nhất về piano tại Southwestern Youth Music Festival



Mời các bạn thưởng thức tiếng đàn của Quenna, cháu vừa được giải nhất này ngày hôm nay 22/7/2012 
Thân mến 
MP


DSTV xin chia vui và chúc mừng cháu Quenna và bà ngoại MP về tài chơi dương cầm của cháu, nhìn tay lướt trên phím đàn thấy dễ thương và điêu luyện quá.
Quenna đã thắng giải nhất trong cuộc tranh tài dương cầm được tổ chức tại Southwestern Youth Music Festival vào ngày 22-07-2012 ,CSU- Long Beach.
Đúng là tuổi trẻ tài cao, hậu duệ  làm cho các TV6370 được hãnh diện lây.

 KĐ


P gửi theo đây môt video clip khác Quenna  chơi một bản nhạc khác của Haydn,  tác giả   soạn bản nhạc này cho hai người chơi cùng một lúc,, cháu Quenna đã dùng bản nhạc này để dự thị  trong cùng ngày, nhưng Quenna đã không nhận được giải thưởng của bản này có lẽ cháu đã bị một vài mistake nên bị trừ điểm 


Jul 21, 2012

Muôn vàn ngã rẽ...


 Phương Hà sưu tầm

Muôn vàn ngã rẽ...


Trong cuộc đời, chúng ta sẽ gặp rất nhiều người, nếu có duyên, sẽ đi cùng nhau một đoạn đường. Nhưng cuộc đời dài thế, có trăm ngàn ngã rẽ, kiểu gì cũng có người phải rẽ trước. Và thế là mỗi người lại tiếp tục đi con đường của mình, có thể gặp lại ở một ngã rẽ nào đó, cũng có thể không bao giờ gặp nữa. Có những người, khi đi lướt qua nhau sẽ thành người xa lạ...Nhưng mỗi cuộc gặp, mỗi đoạn đường, mỗi người đi cùng ta một đoạn đường, đều có ý nghĩa với ta.

Cho dù đó là người cùng ta chơi chung những trò chơi ngày thơ bé, cùng ăn chung một cái bánh con con, cùng khóc vì mẹ mắng, cùng tay lấm mặt lấm cười vui, rồi lớn lên, mỗi đứa một chí hướng, một con đường, một ước mơ, rồi xa nhau và không bao giờ gặp lại. Ngày bé những ước mơ trong trẻo thường giống nhau, lớn lên thì mỗi đứa một quan niệm sống, những gì bạn cho là hạnh phúc, với ta có thể là tầm thường, những gì ta theo đuổi, với bạn có thể là viển vông. Đi mãi, đi mãi, rồi quay nhìn lại, điều chung duy nhất chỉ là kí ức, kí ức lấm lem màu mực trên quần áo và nụ cười vỡ ra trong veo trưa hè...


Cho dù đó là người bạn thân thiết đã chia sẻ cùng ta những nước mắt, nụ cười của rung động đầu đời, để rồi vì một vài hiểu lầm mà xa dần nhau, mà không thể hiểu nhau, bên nhau thêm nữa. Người ta nói tình bạn giống như một quả bóng, nhìn thì rất đẹp, nhưng chỉ cần một cái gai nhỏ châm vào cũng đủ nổ tung. Thế gian có gì là mãi mãi bền vững, huống chi hai con người vốn không chung gì cả ngoài cảm giác thân thiết, hiểu nhau, cảm thông. Đến khi không còn cảm giác đó nữa thì tình bạn tan vỡ và người ta rời xa nhau...

Cho dù đó là mối tình đầu trong sáng và vụng dại, khi người ta yêu mà chỉ biết là yêu thôi. Tình cảm đó sẽ theo suốt cuộc đời, cho dù không nguyên vẹn. Giống như một chiếc bình pha lê đẹp nhưng mong manh, dễ vỡ, và tuổi trẻ với sự hiếu thắng, ngây thơ, thiếu sâu sắc đã làm nó vỡ thành ngàn giọt nước mắt, nhưng người ta gói ghém ngàn giọt long lanh ấy vào hành trang của mình và mang theo. Mối tình đầu thiêng liêng đến nỗi, lúc đó, ai dám nói đó không phải là tình yêu thực sự, rằng mình không trân trọng, không sẵn sàng dâng hiến cả tuổi trẻ, cả cuộc đời cho nó, nhưng sau này khi bước vào những tình yêu khác, mới hiểu rằng lúc đó tình yêu đầu chưa đủ sâu sắc để ta hiến dâng, hi sinh. Đó chỉ là thứ tình cảm trong trẻo và đẹp đẽ như ban mai, như mùa xuân thôi. Nhưng cuộc đời còn có nắng sớm, mưa chiều, còn có mùa hạ rực rỡ, mùa thu dịu dàng, mùa đông lạnh giá..
.Cho dù là người yêu, người cùng ta đốt cháy tim mình với đam mê, ngọt ngào, nhớ nhung, cay đắng. ngươì nào khi yêu không mong muốn được cùng nắm tay người yêu đi đến cuối con đường đời, nhưng không phải ai cũng có may mắn ấy. Có những người trước khi gặp được người sẽ cùng mình đi đến chặng cuối cùng sẽ phải đi một mình rất lâu hoặc chia sẻ những đoạn đường ngắn với một vài người khác. Thế gian rộng lớn như vậy, có biết bao nhiêu người sẽ đến, biết ai là người xa lạ, ai sẽ cùng ta đi đến chặng cuối cùng? Có lẽ chỉ có định mệnh và sự nhạy cảm của con tim mới có thể trả lời, nhưng cả hai đôi khi cũng nhầm...

Cuộc đời dài như vậy, có trăm ngàn ngã rẽ, ắt sẽ có người phải rẽ trước. Có người chung đoạn đường dài, có người chia đoạn đường ngắn. Có người trở thành xa lạ, có người sẽ gặp lại nhau. Chưa đi đến cuối con đường cũng khó mà biết người đó có cùng ta mãi mãi? Nhưng con người dường như có một linh cảm khi gặp ai đó, rằng đó chính là người sẽ mãi đi cùng ta trên con đường đời thăm thẳm này...
Dù sao đi nữa, dù ngắn dù dài, dù thành xa lạ hay thân thiết, mỗi một người đến trong đời ta, đi chung với ta một chặng đường đều đáng trân trọng. Họ đã là một phần đời của ta.


 

 Serenade Dạ Khúc
 Lệ Thu trình bày

Jul 19, 2012

Thiên Đường Giữa Sa Mạc

Nguyễn Hiền sưu tầm



 
ỐC ĐẢO TRĂNG LƯỠI LIỀM –
THIÊN ĐƯỜNG GIỮA SA MẠC

 

Sa mạc Gobi (Trung Quốc) nổi tiếng thế giới bởi sự khắc nghiệt, xứng danh là một trong các vùng đất “khó sống” nhất trên hành tinh.
Những đụn cát cao ngút, những trận bão sa mạc và nạn thổ phỉ kinh hoàng trong truyền thuyết xảy ra liên miên, cướp đi sinh mạng của biết bao nhiêu thương nhân khi qua đây. Nó trở thành nỗi ám ảnh lớn với rất nhiều người và không mấy ai nghĩ địa điểm này thích hợp cho sự sống. Ấy thế mà đã có một hồ “trăng lưỡi liềm” và mảnh đất thiên đường “rơi” xuống sa mạc Gobi và trở thành một trong những ốc đảo tuyệt vời nhất trên Trái đất này.


Cách vùng ngoại ô thành phố Đôn Hoàng khoảng 6km, ốc đảo hồ trăng lưỡi liềm tọa lạc giữa sa mạc Gobi, tựa như một tấm lụa mềm mại xua tan cái nóng cực độ của mảnh đất khắc nghiệt miền Tây xứ Trung Hoa.

Theo các tài liệu lịch sử, cách đây hơn 2.000 năm, nơi này có người tới sinh sống. Những người đầu tiên phát hiện ra nó chính là các thương nhân Ả Rập đi thông thương buôn bán qua con đường tơ lụa, nối liền phương Đông huyền bí với phương Tây phát triển.

Xét trên khía cạnh địa chất học, ốc đảo này được hình thành nhờ mạch nước ngầm dồi dào dưới lòng đất. Cùng với đó, nhờ có ảnh hưởng của chế độ gió đặc biệt mà cát xâm lấn ốc đảo luôn bị thổi dạt lại về phía những cồn cát cao tới 250m xung quanh đó.

Từ trên cao nhìn xuống, ốc đảo trông giống như đôi mắt của một thiếu nữ đẹp, trong sáng và đầy đam mê với đôi lông mày cong xanh ngọc. Đó chính là hồ hình trăng lưỡi liềm, một nét đặc trưng tạo nên danh tiếng của địa danh này.

Hồ trăng lưỡi liềm tuyệt đẹp là nguồn nước chính cho cư dân sống trong thành phố Đôn Hoàng.

Ốc đảo trăng lưỡi liềm nổi tiếng với một bề dày văn hóa khá lâu đời: đây là điểm dừng chân không thể bỏ qua của các thương nhân trên con đường tơ lụa huyền thoại. Đồng thời, nó cũng nằm trên tuyến hành trình về với cõi Phật của các tín đồ Phật giáo từ khắp nơi.

Với người Trung Hoa cổ đại, ốc đảo này được mệnh danh là cửa ngõ phía Tây của Trung Quốc. Đến đây, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình kiến trúc mang đặc trưng phong kiến xưa, không khác gì một cung điện giữa sa mạc hoang vu.

Sâu hơn trong thành phố, người ta cũng có thể khám phá những ngôi chùa lớn xây dựng vào thời nhà Hán, hệ thống công trình dân sinh kết hợp giữa hiện đại và cổ điển, vẫn giữ lại được những nét tinh tế.

Gần đó là hang động Mạc Cao thuộc thành phố Đôn Hoàng, nơi có những bích động với niên đại từ thế kỷ thứ tư, được phỏng đoán là do các nhà sư mang theo Phật giáo xuống trung nguyên truyền thụ để lại. Địa danh này cũng là nơi lưu truyền rất nhiều những câu chuyện hay truyền thuyết bí ẩn trong văn hóa người Trung Hoa.

Người dân trong ốc đảo trăng lưỡi liềm sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Nguồn nước ngầm từ hồ trăng chính là nguồn tưới tiêu, sinh hoạt duy nhất của cư dân bản địa trong nhiều thế kỷ liền. Nó đã tạo nên vẻ trù phú và đẹp lạ thường của thiên đường lạc lối giữa những đụn cát mênh mông.

Tuy nhiên, hiện nay, dân số ở đây đã tăng lên gần gấp đôi, từ 100.000 lên 180.000 người, tạo sức ép vô cùng nặng nề lên nguồn nước từ hồ trăng lưỡi liềm.

Một nguyên nhân khác nữa khiến mực nước hồ sụt giảm một cách nghiêm trọng là sự phát triển nông nghiệp quá mức, tận khai thác của cư dân địa phương. Trong vòng 30 năm qua, hồ đã cạn dần nước, tụt sâu xuống tới 7,62m. Độ sâu trung bình cũng chỉ còn 0,9 – 1,3 m mà thôi.

Chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy vẻ đẹp nơi ốc đảo với chính sách Ba cấm: không đào giếng mới, không tăng thêm đất nông nghiệp mới và không nhập cư.