Trâu vàng lững thững tới rồi
Feb 11, 2021
TRÂU VÀNG TÂN SÚU- TUL
Trâu vàng lững thững tới rồi
HELLO MR TÂN SỬU
Nữ phóng viên CÔ-ĐI chạy xe vù vù lên núi Hỏa Diệm Sơn, chỗ trú ngụ của Ngưu Ma Vương. Đại vương là anh em kết nghĩa với Tề Thiên Đại Thánh. May quá CÔ-ĐI gặp Đại vương đang đứng ở triền núi. Phóng viên ta nhảy xuống làm cuộc phỏng vấn vài phút.
- Cháu chào Đại vương, cháu là phóng viên của hãng Thông tấn CAPCAP, xin trò chuyện với Đại vương chút xíu được không?
- Ừ ! à ! được OK.
- Người ta gọi Đại vương là Ngưu Ma Vương nghĩa là trùm xã hội đen của đám trâu ?
- Ta là trùm nhưng không có xã hội đen à nghe! Tên cúng cơm của ta là Trâu, hồi bé ta được gọi là Nghé, “ních nêm” của ta là Sửu, tên chữ Hán là Ngưu, Vương hiệu năm nay của ta là Tân Sửu.
- Cháu không phải là người Việt, nhưng yêu mến người Việt và hiểu khá nhiều về văn hóa Việt Nam. Người Việt Nam thương yêu con trâu lắm, coi nó là gia súc mà. Có nhiều ca dao, tục ngữ ca ngợi sự cực khổ, nhẫn nại của con trâu như “trâu cày, ngựa cỡi”. “Trâu ơi ta bảo trâu này, trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta….”. “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. “Trên đồng cạn dưới đồng sâu. Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa”.
Đại vương cười híp mắt : “ Bọn ta chịu cực khổ phụ giúp con người, không có con vật nào chịu khó nhọc như bọn ta đâu” . Nhưng văn học Việt Nam còn nhiều ca dao, tục ngữ nói về bọn ta phải không?
- “Đàn gãy tai trâu” nè.
- Ý nói tụi ta ngu hả?
- Không có, ý nói là đặt vấn đề sai chỗ, nên không có hiệu quả. “Trâu buộc thì ghét trâu ăn. Quan võ thì ghét quan văn dài quần” ám chỉ mấy người ganh ăn, tức ở.
“Trâu chậm uống nước đục”: ám chỉ loại người chậm chạp, khù khờ nên chịu thua thiệt.
- Ừ thì bọn ta đi đứng, xoay trở chậm chạp mà.
- “Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết” : Coi chừng hàng xóm đánh nhau, văng miễng trúng mình. “Bông hoa lài cắm bãi cứt trâu”.
- Là nghĩa gì?
- Tiếc cho người phụ nữ xinh đẹp, giỏi giang lấy phải anh chồng bợm rượu hoặc mê bài bạc, không có nghề nghiệp gì để nuôi vợ con. “Trẻ trâu” là từ mới bây giờ ám chỉ mấy đứa nhỏ hư mà lỳ không nghe chỉ dẫn của người lớn. “Ai bảo chăn trâu là khổ? Tôi chăn nàng (chàng ) còn khổ hơn trâu! “ “Trâu sanh, chó đẻ”.
- Nghe có vẻ khinh miệt bọn ta lắm à nhe.
- “Trâu già gặm cỏ non”.
- Là nghĩa gì?
- Chọc quê mấy người già mà còn lấy vợ / chồng nhí quá.
Đại vương cau mày không hài lòng khi nữ phóng viên CÔ-ĐI giải thích tục ngữ này . Vì Đại vương có bà thứ nhì là Ngọc Diện Công Chúa.
- Này, cô định thọc lét ta hay sao vậy ?
- Dạ cháu đâu dám.
- Ờ mà nãy giờ ta không biết tên cô ?
- Cháu tên là CÔ-ĐI.
- Sao cái tên này có hơi hám nghe quen quen.
- Cháu là em của con Corona CÔVID-19.
- Hả ? Đại vương trợn mắt, chụp cây Hỗn Thiết Côn. Chị gái ngươi cả năm vừa qua làm bao nhiêu người chết, bao nhiêu người khóc vì không làm ăn gì được. Năm nay ta giữ ngai Vương luân lưu, ta quyết không để chị gái ngươi tiếp tục hoành hành nữa nghe. Ta mà làm không xong sẽ nhờ đến phu nhân của ta là Thiết Phiến Công Chúa, lấy quạt Ba Tiêu quạt chúng mày văng ra khỏi quả địa cầu này. Ta phải dẹp hết sát thủ đem lại an vui cho mọi người.
Đại vương liền vung cây Hỗn Thiết Côn lên, nhưng phóng viên CÔ-ĐI xanh máu mặt đã chạy té khói mất rồi.
Ngô Oanh
Feb 4, 2021
Sớ Sinh Hoạt TV6370 Đại Dịch Covid-19 (2020)
Sớ Sinh Hoạt TV6370
Đại Dịch Covid-19 (2020)
Đại dịch đại dịch
Cô Vít Vũ Hán
Lan tràn thế giói
Trong năm Canh Tý
Mọi việc đình trệ
Bế quan tỏa cảng
Năm nay trình Sớ
Thần xin ngắn gọn
Chỉ qua mạng ‘Zoom’
Tránh mọi tụ họp
Ngọc Hoàng thông cảm
Miễn chấp thứ tha
Táo không diện kiến.
Thần xin mở lời
Kính Chào Ngọc Hoàng
Nhóm Vịt TV6370
Tiên khởi Chúc Tết
Sau mới trình tấu
Thương Chúc Ngọc Hoàng
Sống lâu trăm tuổi
An bình, khoẻ mạnh
Hạnh phúc tràn đầy
Trong năm Tân Sửu.
Xin Ngài đoái thương
Tình hình khẩn trương
Ban nhiều liều thuốc
Dẹp tan Covid 19.
Dịch bệnh lan truyền
Trong năm Canh Tý (2020)
Trên toàn thế giới
Giới nghiêm nhiều nơi
Hơn 100 triệu người
Vướng vào Cô Vít
Giết trên 2 triệu
Cứ nhắm nhóm già
Cỡ tuổi chúng con
Sắp sang Thất thập
Về châu Diêm Vương
Đau thương, khổ lụy
Kể sao cho hết.
Kinh tế suy sụp
Lầm than khắp nơi
Châu Mỹ, Châu Âu
Chuyến này lãnh đủ
Hơn sao ‘Qủa Tạ’
Người chết như rạ
Mặt Nạ bắt đeo
Không được tụ họp
Tránh mọi đám đông
Để bớt lây lan
Vì thế nhóm thần
Cũng phải hủy bỏ
Họp mặt Trưng Vương
Nhân dịp đại hội TV
Đặt cọc đi cruise
Sau ngày DHTV
Tháng Tư 2020
Kỷ niêm 50 năm
Xa trường thân yêu
1970-2020
Chỉ vì Covid.
An vui biến dần
Lần lần trầm cảm.
Nhóm thần năm nay
Sinh hoat giảm thiểu
Vẫn giữ truyền thống
Quà biếu Giáo Sư
Vào dịp Tết đến
Các bạn ở VN
Thanh, Thư, Trinh, Liên
Thêm Hiền Đan Mạch
Đại diện cho nhóm
Đến thăm các Cô
Cô Ninh, Cô Hiền
Cô Túy Nga, Cô Chi Hương
Cô Vân Nhung, Cô Gia Lai
Nhớ ơn giảng dạy.
Đánh dấu thời điểm
50 năm kỷ niệm
Rời trường Trưng Vương
1970-2020
Các bạn ở Mỹ
Đã định họp mặt
Vào cuối tháng tư
Cùng nhau ăn mừng
50 năm kỷ niệm
Như thần đã kể
Tiếc thay, không thành
Đại dịch Covid
Cancel tất cả
Muôn sự 'tại nhân'
Thành sự 'tại thiên'
Tuy nhiên các bạn
Cũng nhân dịp này
Làm việc bác ái
Số tiền đặt cọc
Cho việc đi chơi
Khi được hoàn lại
Chu Oanh kêu gọi
Giúp cho người nghèo
Tất cả đồng ý
Hoan hô các bạn.
Việt Nam may mắn
Ít bị Cô Vít
Tháng sáu vừa qua
Họp mặt với nhau
Nhà hàng Hoàng Ty
Ăn uống, vui vẻ
Rồi thăm trường xưa
Kỷ niệm 50 năm.
Feb 3, 2021
Quái Kiệt Trần Văn Trạch
Hiện tượng Trần Văn Trạch đã đến với tôi vào năm 1939 tại rạp hát Thầy Năm Tú, Mỹ Tho vào mùa bãi trường năm ấy.
Trần Văn Trạch sinh năm 1924 tại làng Đông Hòa, tỉnh Mỹ Tho, học sinh trường Collège de Mỹ Tho. Ngày lễ phát thưởng bãi trường niên học 1937-38 của trường được tổ chức long trọng tại rạp hát Thầy Năm Tú. Trần Văn Trạch lúc bấy giờ mới học lớp 2ème (deuxième année tức là đệ nhị niên tức là lớp 7 bây giờ) được phân công phụ trách phần văn nghệ, đồng thời là hoạt náo viên (animateur) vừa bằng tiếng Việt vừa bằng tiếng Pháp. Có nghĩa là nhà trường khoán trắng cho Trần Văn Trạch, một học sinh lớp 7 cáng đáng một trọng trách không dễ chút nào.
Vân Tiên cõng mẹ đi ra
Đụng phải cột nhà cõng mẹ trở vô
Vân Tiên cõng mẹ trở vô
Đụng phải cái bồ cõng mẹ trở ra
Vân Tiên cõng mẹ trở ra
Đạp bãi cứt gà cõng mẹ trở vô
Vân Tiên cõng mẹ trở vô
Đụng phải chày vồ cõng mẹ trở ra
Vân Tiên cõng mẹ trở ra
…
Mặc dù còn nhỏ tuổi, trới phú cho Trần Văn Trạch một giọng ấm áp, cùng với lối diễn xuất lẩm ca lẩm cẩm cỏng mẹ ra, vô... đầy tính chất mộc mạc phương nam, khán giả đổ ra cười nghiêng, cười ngửa. Đợi cho mọi người thôi cười, Trần Văn Trạch lấy lại vẻ trịnh trọng, xoa xoa tay và nhỏ nhẹ thưa: “Kính thưa quí vị, quí vị có biết Lục Vân Tiên cõng mẹ đi đâu không? Chính mẹ bịnh nên Lục Vân Tiên cõng mẹ đi tìm thầy hốt thuốc, nhưng vì mù loà, Lục Vân Tiên đi ra đụng vật nầy đi vô đụng vật kia. Loay hoay mãi không tìm ra lối đi... Vậy mà quí vị nỡ nào cười cho cái đau khỏ của một người con hiếu thảo cõng mẹ đi trị bịnh. Lẽ ra quí vị nên chỉ đường cho Lục Vân Tiên mới phải...”.
Không khí đang vui vẻ ồn ào bỗng trở nên lặng trang. Quí bà mẹ học sinh dự lễ lấy khăn ra lau nước mắt. Các cô học sinh gái sụt sịt khóc, kể cả thầy cô cũng chưng hửng cho cái tài năng sớm lộ của đứa học trò mình.
Chưa hết, tiếp tục đi vòng quanh Đông Dương, Trần Văn Trạch đưa khán giả ra Huế. Nơi đây, chàng nghệ sĩ tí hon nầy không biết học ở đâu, vì thời bấy giờ việc giao lưu văn hóa giữa ba miền còn rất hạn chế, đã cho khán giả nghe với một giọng Huế nữ đặc sệt, trọ trẹ, nặng nặng, ấm ấm, ức ức... khó cho người miền Nam bắt chước:
Chiều chiều trước bến Vân Lâu
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm,
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông.
Thuyền ai thấp thoáng bên sông,
Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non.
Tiếp tục ra Bắc, lại một thể loại dân ca đặc thù bài hát theo điệu cò lả:
Con cò... là cò bay lả... í a lả lả bay la
Bay từ... là từ cửa phủ... bay ra là ra cánh đồng
Tình tính tang... là tang tính tình
Cô mình rằng... ấy anh chàng ơi
Rằng có biết biết hay không... rằng có nhớ là nhớ hay không?
Một chuyện nhỏ. Bản nhạc “Xổ số Kiến thiết”, một bản nhạc “quảng cáo” thôi, tầm thường như vậy, thế mà vào tay của Trần Văn Trạch đã trở thành một ca khúc hay mãi đến bây giờ cũng không ai có thể hát được như vậy.
Một chuyện không nhỏ. Ngay khi còn nhỏ tập tành ca hát là Trần Văn Trạch, với giọng thiên phú nên bắt chước ca sĩ Pháp là Tino Rossi hát giọng ténor. Ca sĩ ténor Tino Rossi biết được điều nầy nên khi Trần Văn Trạch đến Pháp, chính Tino Rossi, không tị hiềm, lại tìm Trần Văn Trạch để lời khen ngợi và còn lăng-xê cho Trần Văn Trạch hát trên Radio, trên Télé của Pháp.
Người đời ban tặng ông danh hiệu “quái kiệt” không ngoa và quái kiệt Trần Văn Trạch bị ung thư gan từ Mỹ trở về Paris chữa bệnh và đã mất vào ngày 12 tháng 4 năm 1994 ở tuổi 70. Và ông đã yên nghĩ tại nghĩa trang Valenton, Paris