Mar 31, 2015

TV6370 dự Đại Hội Trưng Vương Hải Ngoại 2015 tại Houston

ĐẠI HỘI TRƯNG VƯƠNG HẢI NGOẠI 2015 tại HOUSTON

TV6370 tại Đại Hội Trưng Vương Hải Ngoại 2015

Ngày Tiền Đại Hội

Năm nay Đại Hội Trưng Vương Hải Ngoại được tổ chức tại thành phố Houston, Texas vào ngày 29 tháng 3 năm 1015
Nhóm TV 6370 ngoài những bạn ở Houston còn có nhiều bạn từ xa đến dự Đại Hội rất vui,  gồm có Thanh Nguyễn, Kỷ Niệm, Chinh, Hoàng Hà ,Bích Tạ, Bích Diệp từ Toronto, Minh Nguyệt, Minh Ngọc. Và vào giờ chót thật bất ngờ mợ Bùi thị Mỹ cũng đến dự Đại Hội.

Các mợ Vịt 6370 đã có 2 ngày Tiền Đại Hội và Đại Hội họp mặt thật vui vẻ.
Thanh Nguyễn từ Houston đã gửi những hình ảnh họp mặt của các mợ Vịt, và Phương Hà đã làm thành album ghi lại kỷ niệm ngày họp mặt của các bạn tại Đại Hội TV 2015 tại Houston.

Mời các bạn cùng xem.




.

Mar 28, 2015

Video Lễ giỗ Hai Bà Trưng 2015 do Hội Cựu Nữ Sinh Trưng Vương Cali tổ chức.

Mời các bạn xem video chương trình văn nghệ trong Lễ Hai Bà Trưng 2015 do Hội cựu nữ sinh Trưng Vương Nam Cali tổ chức.

Trưng Vương 6370 cũng đóng góp trong chương trình văn nghệ, Thiên Nga góp mặt trong một màn tứ ca, và Ngô Lý trình diễn trong tiết mục Áo dài tân thời Le Mur.



Mar 27, 2015

Hỏi đáp y khoa Bs Nguyễn Ý Đức

Mỹ Trang sưu tầm

Bệnh & Hỏi đáp y khoa 


 Bệnh lẹo mắt
 Bệnh vẩy nến có thể chữa được không?
 Bệnh viêm gan là gì?
 Bột ngọt
 Botox và Da Nhăn
 Cạo gió
 Cao huyết áp
 Cắt bao quy đầu, nên hay không nên?
 Chảy nước mắt sống
 Chóng mặt, quay cuồng
 Cơ quan thính giác
 Cơn Đau Tim và Cơn Đau Thắt ngực
 Công dụng của mật ong
 Đau dạ dày, nôn ra máu
 Đau Đại tràng
 Dầu Dừa/Alzheimer
 Đi tiểu khó khăn tức tối lắm
 Điều trị bệnh Thống phong
 Đông trùng hạ thảo
 Dùng thêm Testosterone
 Giầy cao gót
 Hay bị khó thở, hụt hơi
 Hội chứng Chân - Không - Nghỉ
 Khập khiễng cách phục hồi
 Mắt bị chói thường xuyên
 Miếng Trầu là đầu câu chuyện
 Mổ nội soi ruột thừa
 Ngủ nghiến răng có thể chữa được không?
 Những dấu hiệu báo trước Stroke
 No hơi
 Serving
 Tại sao kiêng thịt đỏ?
 Thạch cao ăn có độc không?
 Thế nào là già?
 Thuốc nào chữa lở miệng
 Thuốc ngừa thai Seasonale
 Ù tai
 Uống nước nóng, nước lạnh
 Uống thuốc chống trầm cảm và chống lo âu?
 Viêm dạ dầy
 Viêm gan A
 Viêm não Nhật Bản
 Vỡ ống nhiệt kế thủy ngân

image
image

*****
http://baomai.blogspot.com/

Jan 22, 2015
Nếu như phải đối diện với một người không còn sống được bao lâu nữa, thì từ ngữ nào là thích hợp để nói với họ? Chrissie Giles đặt câu hỏi với các bác sĩ làm thế nào để họ có cuộc nói chuyện khó khăn nhất này với bệnh ...

Nov 17, 2014
Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về bệnh tiểu đường. Việt Nam hiện đứng đầu Đông Nam Á về tỷ lệ bệnh tiểu đường với 3,7% dân số mắc bệnh này, theo thống kê của Liên đoàn Tiểu đường Quốc tế IDF đưa ra hôm qua.
Dec 17, 2014
Cán bộ y tế ngây thơ cứ tưởng rằng chỉ cần kiêng muối cho cơ thể là làm biến mất bệnh phù, đã cho anh ăn đường. Điều này đã làm cho anh suy yếu thêm. Một buổi sáng, sau một đêm lạnh hơn thường lệ trong mùa, không ...
Oct 12, 2014
Đó là lời nói đầu tiên của bác sĩ Kent Brantly, 33 tuổi, cư dân của thành phố Forth Worth, Texas, khi rời bệnh viện Emory tại Atlanta ngày 21 tháng 8 năm 2014 sau gần 20 ngày điều trị bệnh Ebola. Ông và chuyên viên vệ sinh ...
Sep 24, 2014
Khoa học y tế hiện đại có rất nhiều phương pháp điều trị để giúp một bệnh nhân ung thư gan có thể sống sót. Nhưng điểm quan trọng cần làm là phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Dưới đây là những triệu chứng đầu tiên của ...
Jul 11, 2014
USA -- Hiểm họa vô hình cho lá gan của bạn: thuốc giảm cân và thuốc trị bệnh Tim mạch và trị ung bứu. tất cả thuốc ngoài luồng đều nhập từ phân xưởng tại China . Khảo sát cho biết thuốc giảm cân là nguyên nhân cho 20% ...
Feb 24, 2014
Thường thì cơn gout có thể bị đẩy lui bằng các thuốc hiện có và nếu bệnh nhân chịu theo cuộc điều trị và chấp nhận ăn kiêng thì có thể ngăn chặn được bệnh nhưng nên nhớ rằng đây là loại bệnh không thể chữa dứt, nghĩa ...
Aug 03, 2012
Ông nói rằng bệnh mất ngủ cũng liên quan tới các thói quen không lành mạnh như hút thuốc lá và chế độ dinh dưỡng kém. Theo ông, một số người có thể ngủ quá nhiều, nhất là những người già, khiến họ dễ bị nhiễm bệnh.
Mar 25, 2013
Vào lúc số người lớn tuổi trên nước Mỹ ngày càng đông thì những nhu cầu chăm sóc đặc biệt những người lớn tuổi với bệnh mất trí nhớ và bệnh Alzheimer cũng ngày càng tăng. Thông tín viên Faiza Elmasry đi thăm một cơ ...
Jul 10, 2014
Tôi có một cô bạn trẻ, hàm vị tiến sĩ, hiện đang làm cho hội thiện nguyện “Melinda and Bill Gates Foundation”; công việc của cô là chuyên nghiên cứu... phân người để giúp đỡ về việc phòng chống bệnh tật cho các xứ nghèo ...
Jul 29, 2014
Đi khám bác sĩ da liễu chuẩn đoán là bệnh bạch biến và cho toa mua thuốc bôi, tên thuốc là Meladinine, và đã sử dụng được 2 năm nhưng không thấy giảm, mà vết loang ngày càng lớn hơn. Sau đó có đi khám bác sĩ da liễu ...
Jun 13, 2012
Nếu bề mặt móng tay xuất hiện vệt gợn sóng hoặc hõm xuống, đó là dấu hiệu ban đầu của bệnh vẩy nến hoặc viêm khớp vảy nến. Thông thường, khi bị bệnh, móng sẽ đổi màu và da dưới móng chuyển sang màu nâu đỏ. 6.
May 19, 2014
Hơn 10 năm qua tôi đã cho 2 nhóm bệnh nhân trên: Mỗi buỗi sáng uống 1 ly chanh đường pha 1 muỗng cặn lắng nước tiểu của chính bệnh nhân. Uống liên tục trong 4 tháng/năm, có thể lặp lại năm sau, điểm khởi đầu sớm ...

Apr 04, 2014
Thông tín viên VOA Carol Pearson nói chuyện với một chuyên gia về việc chữa trị cho các bệnh nhân cao tuổi bị nhiễm trùng đường phổi tái phát. Dân chúng Nam Phi và những người ngưỡng mộ ông trên khắp thế giới đã .
Dec 04, 2012
Người ta chưa thực sự biết rõ nguyên nhân gây nên sự nhạy ứng của đường thở trong bệnh suyễn. Giả thuyết hiện tại được nhiều người tin nhất là sự viêm sưng (inflammation). Trong niêm mạc của các ống phổi, có những ...
Jun 27, 2013
Ông giải thích: “Những bệnh như sưng phổi gây sức ép lên các hệ thống cơ quan khác. Và chúng tôi lo ngại về các chứng tiểu đường, chức năng thận, chức năng gan nặng hơn. Nhiều chứng bệnh đó có thể tệ hơn khi chúng ...
Jun 21, 2011

Các chuyên gia về động vật đều cho rằng, gây nuôi động vật hoang dã, bao gồm cả hợp pháp và bất hợp pháp, nhất là buôn bán quốc tế, là một trong những tác nhân lây lan bệnh dịch từ nguồn gốc hoang dã sang động vật ...

doctor animated GIF

Mar 25, 2015

LỄ HỘI TRƯNG VƯƠNG tại SAIGON 2015







Thế là năm nay Lễ Hội Hai Bà một lần nữa lại được tổ chức tại trường Trưng Vương thuở nào...
    Tuy kiến trúc đã thay đổi, nhưng con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn còn đó với hai hàng cây dài bóng mát!
    Trường Võ Trường Toản giờ chỉ là trường Cấp II ( từ đệ thất đến đệ tứ),còn trường Trưng Vương là cấp III ( từ đệ tam đến đệ nhất) khác hẵn nhau về "cấp bậc"! Còn đâu cảnh nam sinh Võ Trường Toản hẹn hò với nữ sinh Trưng Vương thuở nào ?
     Từ xa Thanh đã thấy các tà áo dài xanh tím, xen lẫn những váy áo hoa văn nhiều màu sắc của đa phần là phái nữ chúng ta! Thanh phải đến sớm đê đưa thiệp mời Trưng Vương cho các bạn , các thiệp này Thanh nhờ Tân bên pháp văn lấy hộ tai trường.
   Năm nay nhóm TV mình đi cũng được mười mấy bạn: Tân, Kim Hoa, Tâm mini, Đào Bích Liên,Liên Đoàn,Thanh mặt trời,Thanh gầy,An, Dung nha sĩ,Loan,Minh Châu, KimThanh,Thành Oanh
   Chộn rộn, chụp hình, lao xoa nói chuyện,vào bàn ngồi mà cũng không yên, chạy đi chạy lại lung tung tìm kiếm Thầy Cô... Thanh đi khắp sân trường, cả hơn 60 bàn tìm được có Cô Ninh, Cô Hiền, Cô Chi Hương và Cô Vân NHung, còn rất nhiều Thầy Cô khác, cựu học sinh niên khóa khác rất lạ mặt vì chắc lúc mình học xong ra khỏi trường thì các Thấy Cô mới về dạy.
    Năm nay sân khấu đặc sắc là hình phông nền có cảnh trường Trưng Vương xưa cũ và bài thơ "Đến hẹn lại về" trông rất đẹp mắt do một cựu học sinh TV làm tặng! Hệ thống đèn và âm thanh cũng rõ ràng hơn những năm trước! Văn nghệ cũng khá sinh động và màn trình diễn trang phục công sở với áo váy do TV Tuyết Nhung ban Văn nghệ thiết kế, may tặng!
    
 Màn sổ xố càng về cuối càng hấp dẫn! Đào Bích Liên may mắn trúng giải nhất là một chiếc xe đạp thể thao trị giá hơn 6 triệu vnd! Chúc mừng Bích Liên nhé!
     Tám giờ tối, trời Saigon mát rượi các phố đã lên đén...ra về lòng còn quyến luyến, mong ngày gặp lại....
                             
 
KimThanh

Mar 21, 2015

TÌNH NGHĨA PHU THÊ- ANH THƯ






      Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hằng năm  được Tổng thư ký Liên hiệp quốc Bankimoon chính thức công bố tại một hội nghị của Liên hiệp quốc về vấn đề này từ tháng ̉ 6/2012. Đến nay đã có 193 quốc gia thành viên , trong đó có VN cùng cam kết ủng hộ, hành động tích cực và nỗ lực nhiều hơn để đem lại hạnh phúc cho nhân loại.  Bài thơ TÌNH NGHĨA PHU
THÊ  của Anh Thư  như một món quà dâng lên  tình yêu vĩnh cửu của những lứa đôi .  Hạnh phúc đó vô cùng đơn giản , như những giọt mồ hôi , những nụ cười , sự giúp đỡ cận kề bên nhau , hồn nhiên và thương quý như hai trẻ thơ .  
     Nhưng đâu phải ai cũng được hưởng , phúc đức đó từ Trời ban cho  nhưng cũng là món quà cho những ai biết  gìn giữ nâng niu qua năm tháng







 Tôi nhìn thấy tình yêu như vĩnh cửu
 Của vợ chồng những người dân bình dị
 Không lâu đài , không quyền quý cao sang
 Không kim cương, không lá ngọc cành vàng

 Không xe hơi, không quyền cao chức trọng
 Họ chỉ là những người dân nghèo khổ
 Những cụ già chân chất mãi bên nhau
 Quạt cho nhau xua nắng quái mùa hè

 Tiếp cho nhau nguồn nước mát ngoài đồng
 Dội cho nhau gáo nước sạch trên đầu
 Lau cho nhau giọt mồ hôi thấm đẫm
 Cho dù móm mém, mắt mờ, chân chậm

 Cho dù tóc bạc, lưng còng, tay run...
 Các nếp nhăn không ngăn được nụ cười
 Khi bên nhau chồng nắm lấy tay vợ
 Nâng chén trà , nâng hạnh phúc lứa đôi

 Là nâng niu, là thấu hiểu bạn đời
 Ôi, hạnh phúc sao mà giản dị thế
 Bao người kiếm tìm nhưng không phải dễ
 Có được rồi lại để mất như không.....


ANH THƯ

Mar 20, 2015

Trưng Vương , Khung Trời Yêu Dấu


Trưng Vương , Khung Trời Yêu Dấu

Mỹ  Điệp
Kính tặng cô giáo Thành
Giáo sư chủ nhiệm lớp đệ thất A2 niên khoá 1963-1964


Thủa đi học , biết bao nhiêu kỷ niệm đã khắc sâu trong tâm trí tôi , không thể nào quên được .
Năm 1962, thi vào đệ thất là cả một vấn đề to lớn đối với tôi, lúc đó tôi 11 tuổi , bố tôi đổi ra Đà Nẵng dạy học , dĩ nhiên là mẹ tôi phải đi theo , nên tôi ở với bà nội , tuy học lớp nhất là năm thi , nhưng bà nội tôi sợ tôi buồn vì xa bố mẹ , nên tuần nào cũng đưa tôi đi xem cải lương đoàn Kim Chung ở rạp Olympic (đường Hồng Thập Tự ) , tối về , hai bà cháu toàn nói chuyện ... tài tử cải lương chi bảo như Kim Chung , Bích Hợp , Huỳnh Thái ... đóng những vai thật hay , thật khéo . làm tôi mê cải lương hồi nào không hay , và việc học .. đang trên đàng xuống dốc hồi nào tôi cũng không để ý tới ..
Cho đến ngày nghỉ hè, chờ để đi thi đệ thất , bà nội tôi trịnh trọng may cho tôi một chiếc áo dài trắng , mặc dù tôi còn bé tí , chả có ngực gì cả, nhưng cũng phải đóng bộ áo dài vào , đi đôi guốc quai nhung , đầu đội nón .. xếp ( là cái nón có thể xoè ra , xếp nhỏ lại được ) năm đó bố tôi nộp đơn cho tôi thi vào trường Lê Văn Duyệt , vì có bác tôi dạy ở đó , hy vọng có quen biết chút đỉnh thì dễ ..lọt vào .., ai ngờ sự học hành dốt nát của tôi , chỉ chơi bời lêu lổng nơi chốn ... cải lương , nên làm bài chẳng được , toán đố thì làm sai , tập làm văn thì tả vớ vẩn , nên đã nhanh nhẩu ... đạp vỏ chuối .
Sau lần rớt đó , tôi sợ cải lương cám dỗ lắm , nhất định đòi về ở với bố mẹ tôi . Một năm trời văn ôn ..võ luyện , để đi thi , lần này bố tôi chọn trường Trưng Vương .
Buổi sáng thi tập làm văn , buổi chiều thi toán đố , ngày thi này cách đây gần 50 năm , nhưng tôi vẫn nhớ như in , bố tôi đưa đi thi tại trường Trưng Vương , trong phòng ngay đầu cầu thang lầu 2, chẳng biết bài tôi làm được thế nào , nhưng lúc ra về , bố tôi hỏi có làm đựơc không , thì tôi còn biết trả lời là : Dạ , con làm được , chứ năm ngoái đi thi , tôi vẫn chưa hiểu tại sao mình đi thi đệ thất .
Rồi sau đó , mẹ tôi dắt tôi đi xem bảng , tôi đậu hạng 105 gì đó , thế là tôi có duyên nợ với Trưng Vương , tôi ngắm nhìn cửa trường với lòng ngưỡng mộ tuyệt đối , chao ôi , cổng kín tường cao , đúng là trường con gái , hai chữ Trưng Vương sừng sững như hình bóng oai phong , lẫm liệt của Trưng Trắc , Trưng Nhị trên lưng voi .
Tôi mong chờ ngày nhập học , một ngày đầu tháng 9 năm 1963, các học sinh đệ thất xếp hàng để vào lớp . Đệ thất A 2 được học trên lầu 3, phòng tận cùng ... khí quyển , ( sát dinh thự của Bà Tổng Giám Thị ) tôi nhớ đi xuyên qua lớp A 3 thì
Cô Thành , dạy anh văn , là giáo sư chính của lớp tôi , cô người Huế, có giọng nói nhẹ nhàng , cô mặc áo dài kiểu Huế hơi suông đuột , tóc cô không dài và cũng không ngắn , nhưng lúc nào cô cũng cột lại và điểm bằng một cái nơ có hoa hồng , lúc thì mầu tím , lúc thì mầu xanh , tùy theo mầu áo dài của cô . Cô trang điểm phớt nhẹ trên gò má mầu hồng tươi và mầu son hơi đậm hơn .
Lần đầu tiên tôi được học anh văn , ngôn ngữ cuả ngoại quốc , tôi chẳng hiểu gì , ngồi nghe cô nói và viết , tôi cứ phục lăn , và lạ lẫm ...vì chương trình học của lớp đệ thất khác hẳn với lớp nhất , được học nhiều môn hơn , có môn mỗi tuần chỉ học có một giờ , như sử , địa , công dân giáo dục .. còn những môn quan trọng có 3,4 tiếng 1 tuần như anh văn , toán , lý hóa ..nên những con bé cuả lớp nhất rất bỡ ngỡ , học bài nhiều quá.
Học nhiều thì học , tụi tôi vẫn là con nít của lớp nhất ,nên nghịch phá như giặc , lúc nào đến lớp cũng chơi rượt bắt , giựt khăn , cười đùa vỡ lớp , có khi chạy rần rần trên bàn ..
Một hôm , đang chơi đùa , la hét ngon trớn , bỗng cánh cửa sau , cuối lớp mở ra , bà Tổng Giám Thị Nguyệt Minh xuất hiện như một hung thần ... đệ nhất ác .. . bà .. quát tháo :
_A! Các cô gớm nhỉ ! Hò hét thế này thì ai mà ngủ nghê gì được .
_Cô nào ! Cô nào đầu têu chạy la hét thế hở ???
Cả lớp im phăng phắc !
Mấy con nhỏ đang nhảy nhót trên bàn đã leo xuống từ lúc nào không biết , ai cũng đứng yên trong vị trí chỗ ngồi của mình ( thế mới hay )
Bà Tổng lại trừng mắt :
_Cô nào nhảy nhót trên ghế lúc nãy thế , có phải cô này không , đứng lên !
Bà chỉ từng đứa một, mặt đứa nào cũng xanh như tàu lá, nhưng lắc đầu quầy quậy ...
Bà Tổng giáng cho một đòn :
Không cô nào nhận thì tôi trừ cả lớp điểm hạnh kiểm .
Ố Ô.. Cái này thì không đựơc rồi , cả lớp đang im , bỗng có một tiếng nói :
_ Thưa cô , em .
Cả lớp quay lại nhìn, đó là Nguyễn thị Thảo ( Thảo Uyên Ly ) Thảo là phó trưởng lớp ( tôi quên mất trưởng lớp là ai , có phải là Phạm Ngoc Thanh không ??) Thảo như một anh hùng cái thế , một Zoro xuất hiện đúng lúc để ..cưú ..các bạn .. Thảo rất .. người lớn , không chạy chơi , đùa nghịch la hét như cái đám loi choi bàn đầu .. 




Nhưng bà Tổng đâu có để cho một người đứng ra nhận tội như thế , bà chỉ tay :
Cô kia , cô kia nữa , cả cái cô cột bandeaux kia kià , đứng lên !
Bà chỉ Nguyễn Phương Dung ( Dung Kều )
Dung nói :
_ Không phải em .




Nhưng dễ gì mà bà Tổng tha , bà còn chỉ thêm vài cô nữa , và cứ thế mà phạt ... trừ điểm hạnh kiểm
Thật ra hôm đó có 3 đứa đeo bandeaux chạy đùa nghịch là Tăng Minh Trâm , Đào Bích Huyền và Trần Mỹ Điệp , nhưng không hiểu sao bà Tổng chỉ thấy có Phương Dung ( vì Dung đeo bandeaux giống Điệp ) nên Dung Kều bị oan , còn 3 đứa kia thoát nạn .
( năm 2008 , tôi sang Mỹ gặp lại Dung kều , Dung niú aó đòi... cái nợ bị trừ oan điểm hạnh kiểm , gặp nhau , kể lại những kỷ niệm của lớp A 2, cái tội nghịch phá , em nào cũng mắc phải )
Khi Bà Tổng trừ điểm hạnh kiểm xong , thì đến phiên cô Thành , cô vào lớp , trừ thêm lần nữa ...
Tôi còn nhớ , hôm đó , cô vào lớp , mặt đỏ bừng ( một phần vì phấn hồng , một phần vì giận )
Cô nói : ( giọng huế nhẹ nhàng )
_Các em hư qua .
_Các em co biệt nhà cuả bà Tổng ở đằng sau không ?
_Con gái , con đứa gì mà mất nết , làm ồn như rưá , ( cô hay dung chữ mất nết )
Thay vì hôm đó là :
What is it ?
What is that ?
Lại là một bài moral của cô , cô la tụi em như mẹ ..mắng con , cô truy ra thủ phạm làm giặc hôm ấy là 3 bàn đầu bị tố cáo gồm có :
Vũ thị Ngân , Ngô thị Sinh , Hoàng minh Thước , Chu Kim Tích , Nguyễn chính Thái , Phạm lệ Nga , Nguyễn thu Nguyệt , Đào bích Huyền , Tăng Minh Trâm , Tạ thị Bích , Trần mỹ Điệp
Trong đám ấy , nhờ có chút ...máu mặt , nên .. cũng được cô Thành nương tay , sau đợt trừ hạnh kiểm đó , lớp tôi thật ngoan , không còn làm ồn ào quá đáng nưã , cái bé tí của lớp nhất đã biến mất , những cô nữ sinh Trưng Vương với áo đầm , áo dài đã bắt đầu xuất hiện như mở một trang cuộc đời mới ...
Năm 2008 , tôi theo ông xã đi họp khóa hải Quân , gặp lại bao nhiêu bạn bè của tuổi thiếu thời , ôn lại bao nhiêu kỷ niệm ngày xanh , nhắc tên từng thầy cô , bạn bè ở khắp bốn phương trời .
Tôi đã kể rằng :
Hôm 18/oct/2008 toi có hẹn với một số các bạn ( cùng dạy học chung trường ở VN ) tại San Jose, đia điểm hẹn là : nhà cô Đức 4926 Rice Dr
Hôm đó , cậu em họ đưa đi chơi Monterey , đến chiều thì đưa về điạ chỉ đó cho tôi họp bạn .7 giờ tối , tôi đến nơi , các thầy cô đã đến đông đủ , món ăn bầy la liệt , ê hề , tụi tôi xúm lại nhắc những chuyện cũ khi còn dạy ở VN , kể tên vài thầy cô còn ở lại .. Tôi ngồi bên cạnh “ chị “ Đức đồng nghiệp , “ chị “ kể chị dạy đến năm 1979 thì xin đổi sang trường khác , “chị “ hỏi thăm tôi dạy đến năm nào thì đi ? Sang Mỹ thăm ai ? Đã đi chơi những đâu ?
Tôi nói sang đây gặp lại các bạn học Trưng Vương vui lắm ạ .
“Chị “ nói : ồ ! Lúc trước tôi cũng dạy ở Trưng Vương .
_ Uả ! Thế “ chị “ dạy năm nào ?
_ Tôi dạy lâu lắm rồi , từ năm 1960
_ Uả ! Chị có biết cô Thành không ạ ?
_ Cô Thành nào ?
_ Cô Thành dạy anh Văn ạ .
_ Là tôi đây chứ ai !
Trời ơi ! lại uả nữa sao ! Tôi thật láo lếu quá , chính là cô Thành đây mà tôi không nhận ra sao ?
Ngắm nhìn cô một chốc thì tôi nhận ra ngay những nét quen thuộc của cô cùng với giọng nói Huế nhẹ nhàng .
Chúa ơi ! Sao Chuá cho con một sự hội ngộ đầy hứng thú , bất ngờ . 





Cô Thành kể : Từ khi cô lấy chồng ai cũng goị cô theo tên của thầy , nên đi dạy , cô vẫn được gọi là cô Thành , sau năm 1975 , cô lấy tên của cô trở lại là : Cô Thân thị Nhân Đức .
Thảm nào , tuy dạy chung trường , nhưng tên cô là cô Đức , thì tôi đâu có để ý làm gì vì đâu có ... quen .. vả lại có khi gặp cô , nhưng cũng không thể nào nghĩ ra cô Thành là ..cô Đức ,còn người giống người là thường ..
Em xin lỗi cô , bao năm dạy cùng trường với cô , gặp cô mà không biết , thật là đắc tôị với cô.
Giờ đây cô đã ngoài 70 , tóc đã bạc phơ , nhưng tinh thần cô vẫn còn minh mẫn , , cô vẫn nhớ đến các học trò Trưng Vương , em tự nhiên có duyên kỳ ngộ gặp lại cô , trong trí nhớ cuả em vẫn còn hình ảnh cô Thành đáng yêu , tay cầm phấn , đứng trên bục giảng , viết những chữ anh văn khó nhớ , khó hiểu , khó học ... cô thật hiền , suốt nắm đệ thất , chẳng thấy cô la rầy một học sinh nào .
Cầu mong ơn trên phù hộ cho cô và gia đình luôn được mọi sự như ý muốn và sức khoẻ thật dồi dào
Mong các bạn ở lớp đệ thất A 2 nhớ đến cô Thành thỉnh thoảng gọi hỏi thăm cô với số phone : 408-281-9326


Học trò cuả cô
TRẦN MỸ ĐIỆP 


DẬY THÌ - Truyện ngắn của Bình Minh

DẬY THÌ

BÌNH MINH




Bà Tư chỉ có mỗi một cô con gái nên cưng lắm. Lại nữa bà sanh con lúc tròm trèm gần bốn chục tuổi nên đối với bà, trời cho một đứa con xinh xắn, khỏe mạnh là cả một trời hạnh phúc.

Từ lúc mới lọt lòng, con bé không khóc, bà đỡ phải đét vào mông mấy cái, con bé mới chịu khóc. Ấy vậy mà khi người ta đặt con lên ngực mẹ, con bé lại im thin thít, mở to mắt nhìn mẹ. Bà Tư xúc động lắm, chẳng còn thấy đau đớn gì, cứ như bị mê hoặc bởi đôi mắt to và gương mặt nhỏ xíu, trắng hồng của con gái. Không bao giờ bà quên được phút giây đầu tiên ấy và sao phục ông trời nghĩ ra chuyện sinh con sao mà kỳ diệu thế.
Bà Tư nghỉ việc từ hồi có con.Từ nhỏ xíu đến giờ, con bé toàn một tay mẹ chăm sóc. Ông Tư thì chỉ một việc, chiều nào đi làm về,ông tắm sạch sẽ rồi là hí hửng ôm bế con gái, cho bú bình sữa mà bà Tư đã chuẩn bị sẵn, miệng ông thì rao « sữa nóng dòn đây ». Còn thì ông để cho bà Tư làm hết, chỉ khi nào con bé khóc, dù là gắt ngủ hay không chịu ăn, ông Tư đều lên tiếng bênh con, mắng bà Tư sao để con khóc, và làm cử chỉ «nghĩa hiệp » là dành ôm lấy con đong đưa ru qua ru lại, làm như thể tại bà Tư mà con bé khóc. Ấy vậy mà con bé cứ khóc, ôm một lúc dỗ mãi mà nó vẫn khóc, ông lại đẩy con sang cho bà Tư, con bé được mẹ ôm lại, nín thinh ngay như sợ mẹ giận không bế như lúc nãy.
Ở nhà, hai ông bà đều nói với con tiếng Việt, và năm nào Tết đến, bà cũng trang hoàng nhà cửa theo kiểu VN, có một cành mai hay đào trong phòng khách, có treo những phong lì xì đỏ chót. Bà Tư rị mọ gói từng cái bánh chưng xanh, làm đầy đủ thịt kho dưa muối, củ cải, phơi khô bằng lò sưởi rồi dầm nước mắm đường. Bà còn làm vài ba loại mứt để nhâm nhi và lấy trong tủ bộ chén bát ăn cơm  riêng để ăn Tết .Con bé thích Tết lắm và cũng quen những xôn xao trước Tết khi thấy mẹ chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị trang hoàng nhà cửa. Ngày Tết lên trên Nội họp mặt đại gia đình, con mặc áo dài biết khoanh tay chúc Tết bà Nội và các cô chú khi được mừng tuổi bằng một phong lì xì đỏ chót và đầu năm, biết đòi mẹ  cho đi xem múa lân ở phố Tàu.
Bà hãnh diện  về cô con gái bé bỏng, biết nói sõi tiếng Việt, dù là được sinh ra và lớn lên ở Tây. Bà Tư hay kể chuyện khi về VN,  có ai hỏi con thích ăn gì, con bé trả lời con thích nhất đậu phụ chiên chấm tương Cự đà, làm ai cũng ngạc nhiên trố mắt, vì làm gì còn tương Cự Đà mà sao nó biết được, lại còn bún riêu mà phải có váng của cua xay nát mới chịu ăn... Con hay ngồi lòng các bác, đọc báo VN cho các bác nghe làm bác nào cũng thích lắm.  Các bác mà đi chơi theo cơ quan là thế nào cũng lôi cô cháu gái đi theo, cô bé nói tiếng Việt mà chẵng ai ngờ con ở Tây về, chỉ ngờ ngợ vì nước da đẹp của con..

Nhưng từ hồi con bé bắt đầu lên trung học, dịp Noel hay sinh nhật con được tặng cho những món quà điện tử để chơi, để học như những trẻ em khác. Con bắt đầu gần gũi với mấy mấy cái màn hình của máy to máy nhỏ hơn là ngồi lòng mẹ tỉ tê truyện trong lớp. Con thường xuyên « chat » với bạn bằng hai ngón tay cái nhỏ xíu và nhanh thoăn thoắt nhảy nhót trên những hình phím chữ của cái điện thoại di động..Nhiều khi trong bữa ăn bà hỏi thăm về trường, về lớp, con bé trả lời qua loa. Chỉ khi mang số điểm về, bà mới yên tâm con vẫn còn chịu học tử tế như xưa.
Mà ở xứ Tây này, hồi con bà còn học lớp chót bậc tiểu học, mà con bé đã được học về bộ phận sinh dục nam, nữ và chức năng sinh sản, quan hệ nam nữ là như thế nào, cách ngừa thai là như thế nào. Bà Tư thấy dạy chi cái chuyện đó, sớm sủa quá cũng chẳng làm gì, chỉ tổ làm đứa nhỏ thêm một đề mục để mất tập trung học những cái gì cần thiết hơn. Hồi đó bà không có học mục đó, bà cũng lập gia đình, cũng có con được đó thôi? Chỉ khi con bé có kinh nguyệt mà không hề sợ hãi khi thấy máu như bà hồi trước, con chỉ dặn mẹ mua hộ con gói băng vệ sinh, bà thấy con chẳng hề thắc mắc phải làm sao, coi như chuyện bình thường tự nhiên của trời đất, bà chẳng phải dặn dò, chỉ dẫn gì; lúc này, bà Tư mới thấy, bên đây cách giáo dục của Tây cũng có cái hay của nó.

Năm nay con bé mừơi ba, cao nhỉnh hơn mẹ một chút và tròn trịa tươi mát như một nụ hoa sắp nở. Bây giờ không hiểu sao, nó cứ không bằng lòng với chính bản thân nó, lúc thì nó " than cổ chân con sao to quá, sao bắp đùi con mập quá , sao mẹ đẻ con ra có chân to thế này", lúc thì "sao con có hai cầm giống cô Út quá..chắc con có gien mập giống trên Nội". Nếu như bà Tư đồng ý với con gái, thì nó không bằng lòng, vì có khác chi mẹ xác nhận là con xấu, nếu như bà Tư không đồng ý với ý kiến của  nó vì cho như vậy là đầy đặn xinh đẹp thì cũng không xong, vì nó cho rằng bà Tư chẳng hiểu gì về thẩm mỹ,  về sức khỏe cả.
Bà Tư biết con bé đang vào tuổi dậy thì nên hay khó chịu như vậy với mọi người xung quanh. Bà nhớ hồi đó bằng tuổi nó , bà đâu có rắc rối nhiều vậy. Hồi đó bà rất là vô tư, tan học về là tụ tập với bạn bè tí xíu , tranh cãi tí xíu chuyện bài vở, bàn bạc tí xíu chuyện xi nê, ca nhạc hay dở, thỉnh thoảng tíu tít hẹn hò nhau đi bơi hay đi ăn chè, trước khi đứa nào về nhà đứa nấy.Ở nhà còn khối việc, học xong, thì có việc nhà, việc giúp cha mẹ kiếm sống vì thời của bà lúc mới lớn là lúc đất nước mới hết chiến tranh, mọi sự đều thiếu thốn trăm bề, chẳng có đầu óc đâu mà điệu đàng, làm dáng, bà cũng chẳng hề cãi bố ,cãi mẹ như con bé bây giờ.Có lẽ cái câu “con cãi cha mẹ, trăm đường con hư”, nó ăn sâu vào máu huyết, vào tâm não của bà, nên ở tuổi dậy thì của bà và ngay các chị em bà, chẳng người nào có vấn đề gì với bố mẹ cả.
Bây giờ, con bé đi học về là vào phòng nó, con học hay chát với bạn, hay làm gì nữa, bà mà thắc mắc mở của phòng xem con bé làm gì thì nó dặn :
_Lần sau mẹ vào phải nhớ gõ cửa nhe.
Đấy đấy, coi chừng chạm vào cái gọi là « tự do cá nhân » của con bé. Nhiều khi bà phải làm bộ như vào gom đồ mang giặt chung cho cả nhà để dòm chừng con làm gì. Ấy vậy, mà nhiều khi thấy bà lui tới trong phòng nó, lau chùi cái này, dọn dẹp cái kia,nó dặn mẹ:
_Mẹ nhớ để lại chỗ cũ cho con, mẹ hay quên rồi để lộn xộn lắm.
Nghe có thấy ghét không, mặc dù bà có hay quên thật. Bà tự nhủ lần sau để con bé dọn dẹp lấy , nhưng cứ thấy im ắng quá cả ngày, bà lại nổi máu tò mò không biết con bé làm gì, bà lại lấy cớ dọn dẹp hay cất cái này, cái kia vào tủ cho con để liếc xem con làm gì. Bà ít khi thấy nó đi đâu, ngay cả khi gặp mấy chị em họ, mỗi đứa cũng một cái màn hình nho nhỏ, không hiểu chat với ai, chẳng đứa nào nói chuyện với đứa nào, hèn chi mà sau này khi lên Nội chơi, bốn năm chị em tụ tập một phòng mà chẳng nghe tiếng nói cười như hồi còn nhỏ xíu.

Bây giờ thế hệ của con sống đầy đủ tiện nghi hơn thời của bà, nhưng bà Tư thấy con bà không có những niềm vui sống động như của bà hồi xưa. Ở bên đây, không có chuyện cha mẹ áp đặt ý kiến riêng của mình vào con cái. Con bé nhiều khi hay cãi lại bà Tư theo kiểu phát biểu tự do như trong lớp, nhiều khi thấy nó hỗn với mình, tức ghê gớm, chỉ muốn vả vào cái miệng xinh đẹp một cái mạnh cho bõ ghét. Nhưng Bà nghĩ lại, tập cho con phục tòng mình, nhiều khi chưa chắc là tốt, sau này ra đời quen cái lối phục tòng đó, chỉ có dễ bị người khác bắt nạt. Thôi thì đành giảng giải, và bao giờ bà cũng thòng thêm một câu :
_ Con lớn rồi, mẹ nói mà con không nghe thì con ráng chịu.
 Ấy vậy mà sau đó con bé suy đi nghĩ lại có khi làm theo lời khuyên của mẹ, làm bà Tư thấy hỉ hả.

                               

Con bé đang ở cái tuổi chú ý cơ thể nó. Có sự thay đổi mà. Hôm nó đi ăn sinh nhật cô Út, gặp cô Mười khen con dạo này phổng phao, thế mà bà Tư cứ nghe con bé lẩm bẩm « phổng phao, phổng phao, mập thì nói đại là mập đi, phổng phao, phổng phao…”.Rồi bà Tư thấy con bé không hiểu từ lúc nào cứ hay hỏi mẹ làm món nầy có gì ở trong đó. Lúc đầu bà Tư tưởng nó quan tâm tới nấu ăn, ai dè không phải vậy, con hỏi để tính toán bao nhiêu calo trước khi ăn. Bây giờ mà hỏi chất béo nào tốt chất béo nào xấu, quả táo bao nhiêu calo 100g, quả bơ bao nhiêu calo 100g là nó thuộc vanh vách,…tính toán calo nhiều ít rồi mới ăn. Bà tự nghĩ, thôi con ăn uống cẩn thận, biết tính toán cho không mập quá cũng tốt, vì bà thấy con thon thả hơn trước, mặc quần áo trông xinh xắn hẳn ra.
Nhưng bà Tư thấy con xinh xắn, có eo, có ngực có mông, lại đâm lo. Ở bên đây, lớp  vừa có con trai ,vừa có con gái, lại được học quan hệ nam nữ là như thế nào, nhiều khi nhỡ chúng lại đem nhau ra “làm thử cho biết là như thế nào” thì sao?
Trong bếp, trên tủ lạnh, bao giờ bà cũng dán cái thời khoá biểu của con gái, để theo dõi giờ đi giờ về. Trường thì gần nhà lắm, con chỉ đi về mươi phút là đến nhà, vậy mà thỉnh thoảng bà lấy cớ đi chợ để đi chung với con. Khi con gặp bạn là bà để các con đi cùng nhau, và bà lùi ra sau đi về phía chợ. Nhờ vậy bà cũng biết được con bé hay chơi với bạn nào, bạn trai nào hay đi về với con. Nhiều khi bà hỏi chuyện hơi quá đà, nhất là để dò xem tình cảm con mình với mấy bạn trai. Bà mà sốt ruột có ý kiến, con bé lại la lên:
_Mẹ làm như con chơi với nó là con cho mẹ lên làm bà ngoại liền vậy.

Thật ra, ông bà Tư cho là cái gì cũng có duyên có phận của nó. Như hai ông bà Tư có bao giờ nghĩ có ngày lập gia đình được với nhau đâu? Ông Tư thì đi Tây, còn bà Tư thì làm phiên dịch bên Đông Đức, quen nhau từ hồi trung học cùng trường cùng lớp, vậy mà có ngờ đâu, có ngày Tường Berlin sập, để hai ông bà lại gặp lại nhau sau bao năm thư từ mà không hy vọng gì gặp lại. Biết là có duyên thì gặp, không tránh được, nhưng bà lo con gái gặp duyên chưa phải lúc lại khổ.
Ông Tư thì từ lúc con mới học tiểu học, ông hay ca bài “tuổi nào việc đó”:
_Bây giờ con ở tuổi đi học thì con lo học, nếu con ở tuổi đi học mà con lo yêu đương chẳng hạn, thì đầu óc đâu mà học được, cứ lo nghĩ về người yêu thì đầu óc đâu mà suy nghĩ bài vở của mình? Mà nếu con lớn một chút thì học khó hấp thu lắm, đâu phải lúc nào học cũng vô được. Như mẹ bây giờ làm sao học vì hay quên ? Bây giờ bố mẹ con lo cho con được, con chỉ lo mỗi chuyện học, chứ khi bố mẹ già yếu, con còn lo kiếm tiền nuôi mình, thì giờ đâu mà học cho vô. Mình làm việc gì cho đúng lúc đúng thời thì sẽ để gặt hái được kết quả tốt hơn, nhanh hơn. Con công nhận không ?

Dạo này quét nhà, sao thấy nhiều tóc rụng trong phòng con gái. Lúc này bà mới để ý, con vẫn không ăn uống lại bình thường mặc dù đã thon thả, từ lâu đã mặc vừa mấy cái quần gin thun bó mà cách nay vài tháng còn chui không lọt. Con bé cân đong từng li từng tí đồ ăn khi cho vào chén. Ở nhà buổi trưa, thỉnh thoảng con phải ở lại trường, một mình, có lần bà cũng ăn thử theo con, thấy đói ghê gớm, đói không chịu nổi. Hèn chi miệng con bé lúc nào cũng nhai sinh gum và có mùi. Bây giờ mà đùng đùng bắt nó ăn uống như xưa là chắc chắn hai mẹ còn lại cãi nhau.Mẹ thì ở tuổi mãn kinh, con thì đang dậy thì, nên hai mẹ con hơi tí là « có chuyện hục hặc”. Ông Tư thì muốn nhà cửa êm đẹp, nên khi thì bênh con, khi thì bảo mẹ nói không sai. Mà con bé dạo sau này, cứ toàn sổ tiếng Tây, nhất là những lúc nó cáu kỉnh, dường như những cái dễ thương hồi nhỏ, ăn nói nhỏ nhẹ lễ phép mà bà chắt chiu truyền đạt lại cho con, nó quên đi đằng nào.
Bà tư lo lắng trước những thay đổi “từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới” của con gái, bà đang suy nghĩ tìm cách để nói con ăn uống bình thường lại như xưa, bà nghĩ ăn đói như vậy, làm sao có sức để học, chưa nói là làm cho con người ta cáu kỉnh, vì muốn ăn mà phải nhịn..,   bỗng nhiên có điện thoại từ trường của con bé. Bà Tư giật mình vì người ta bảo bà phải đến trường đón con về từ trạm xá. Con bé té xỉu và trặc chân.
Gặp bà y tá, bà Tư mới biết con không đủ sức chạy trong giờ thể thao nên vấp trặc chân và xỉu. Nói chuyện với bà y tá, bà mới biết ở tuổi con, nhiều đứa cũng nhịn ăn để làm gầy, nhưng không ăn uống lại được như xưa, vì mất cảm giác no, đói, cộng thêm vẫn sợ cái mập như lúc trước, nên đứa trẻ mất định hướng, mất dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong người tiêu hao, xài hết lượng chất béo trong người, nó dùng đến lượng đạm, lúc đó thì các cơ bị teo lại, trong đó có các cơ quan tim, gan, thận  cũng bị teo và mất dần chức năng hoạt động Có đứa phải đưa vào nhà thương để theo dõi và giúp đỡ về mặt tâm lý, làm đứa trẻ thay đổi lối suy nghĩ sai lầm về ăn uống, và giúp nó ăn uống lại bình thường. Có đứa bị nặng, ăn là ói ra, mất sức và chết giữa cái tuổi đang nảy nở xuân thì.
Bà Tư nghe mà lạnh hết cả người. Trên đường về, bà ôm con gái, lo lắng và ân hận đã để con nhịn ăn mà không ngăn cản, lại còn thấy hài lòng với cái thon thả mà con đánh đổi bằng những cơn đói dằn vặt đến thành thói quen, nước mắt đầm đìa trên má bà hồi nào không hay. Con bé ngước nhìn mẹ :
_Sao mẹ khóc vậy mẹ ?
 Bà Tư kể cho con nghe nỗi lo của mình và những gì bà y tá kể. Bà xin lỗi con đã không kịp ngăn con đã tiếp tục nhịn ăn. Bà năn nỉ con bé thương mẹ, hãy ăn uống như xưa, vì con đã mặc vừa những gì con muốn mặc. Con bé òa khóc, rút trong túi áo một cọc mấy thỏi schewingum để trong túi áo dành nhai những lúc đói ở trường đưa cho mẹ :
_Chắc con bị anorexie rồi mẹ ơi.
Bà Tư nghe cái từ thật xa lạ, bà không tưởng tượng được ở xứ sở văn minh, những đứa trẻ mới lớn, đầy đủ vật chất, không thiếu thốn tình thương như con gái bà, mà chỉ vì ham làm đẹp, như mấy cô người mẫu, ham làm đẹp để ăn mặc theo thời trang, ham làm đẹp để hãnh diện với bạn bè cùng lứa trong lớp, mà đến nỗi nhịn ăn đến kiệt quệ cơ thể mình.
Những ngày sau đó, bà Tư cho cân vào tủ khóa lại, để con bà không cân đong đồ ăn từng chút. Bà làm những món không dầu mỡ để con bé yên tâm ăn được nhiều hơn, rồi từ từ bà thay đổi dần các món rau nhưng trộn dầu trong đó để con bé quen dần. Cũng phải mất thời gian lâu lắm, dần dần con bé mới hồng hào trở lại. Cứ cuối tuần, cả nhà lại nhảy lên cân một lần, lên cân chút xíu thì ăn ít đi, xuống cân thì mẹ lại thêm vào bữa món nọ món kia, nhưng tuyệt đối không cân đong từng ngày, cộng trừ calor từng chút.

Bẵng đi một thời gian, Tết lại đến, bà Tư mừng chưa từng thấy vì con gái lại vòi mẹ làm bánh chưng, củ cải dầm, mứt Tết và đòi ăn ngay cả mấy món có chất béo nhiều như chả giò, như giò thủ…con bé lại nhỏ nhẹ, lại tía lia tiếng Việt trong bữa ăn, kể cho bố mẹ nghe chuyện trong lớp…những điều tưởng chừng như thật tầm thường nhưng bà Tư đã cảm nhận với muôn vàn hạnh phúc. Có con gái thật đáng yêu nhưng cũng không phải thật đơn giản như bà nghĩ. Bây giờ bà mới hiểu bố của bà ngày xưa, khi   người con gái út trong đám con « ngũ long công chúa” của ông đi lấy chồng, ông đã nói với người chị của ông khi đưa thiệp cưới :
_Chị ạ, em gỡ được nốt quả bom nổ chậm cuối cùng rồi này !.

Bình Minh.

Mar 19, 2015

Chia buồn cùng GS Thân thị Nhân Đức và tang quyến



Được tin trễ
Phu quân của GS Thân thị Nhân Đức (Cô Thành dạy Anh văn) cựu giáo chức trường Trưng Vương


Thầy Hoàng Ngọc Thành 
 Pháp danh Từ Thanh Quảng 
 Tạ thế lúc 12 giờ 15 trưa ngày 22 tháng 2 năm 2015
 Nhằm ngày mùng 4 tháng Giêng năm Ất Mùi 
hưởng thọ 90 tuổi
 

 


TOÀN THỂ CỰU NỮ SINH TRƯNG VƯƠNG THUỘC NIÊN KHÓA 63-70 XIN CHIA BUỒN CÙNG CÔ VÀ TANG QUYẾN . XIN CẦU CHÚC ANH LINH THẦY ĐƯỢC YÊN NGHỈ NƠI MIỀN TỊNH ĐỘ..

 
ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
.
 

Mar 18, 2015

Người Việt ở Mỹ tri ân Hai Bà Trưng

Người Việt ở Mỹ tri ân Hai Bà Trưng

Cộng đồng người Việt ở Mỹ hôm qua tổ chức tưởng niệm công lao của Hai Bà Trưng với các nghi lễ truyền thống và những tiết mục nghệ thuật đặc sắc.

  
Lễ Hai Bà Trưng do hội cựu học sinh Trưng Vương ở Nam California tổ chức tại thành phố Fountain Valley, với sự hỗ trợ của các hội đoàn người Việt tại đây. Từ trước giờ khai mạc, rạp hát đã chật kín với khoảng hơn một nghìn khán giả, đa số là người cao tuổi. 
  
Theo nghi thức, buổi lễ bắt đầu với lễ rước kiệu hai bà và tiếp theo là lễ tế. 
  
Chương trình không chỉ nhằm tri ân chiến công của hai nữ tướng Trưng Trắc, Trưng Nhị trong lịch sử, tôn vinh và bảo vệ những giá trị truyền thống của quê hương, mà còn góp phần vun đắp hiểu biết cho giới trẻ Việt ở Mỹ về cội nguồn dân tộc.
  
Ngoài các nghệ nhân lớn tuổi, chương trình còn có sự tham gia của đông đảo thanh thiếu nhi là con em của những người Việt trong cộng đồng. Dù còn nhỏ tuổi, các em đã thể hiện được sự hiểu biết về lịch sử dân tộc và ý thức gìn giữ những truyền thống mà cha ông truyền lại.
  
Sau phần nghi lễ là các tiết mục nghệ thuật mang đậm bản sắc truyền thống. Trong hình, học sinh các trường tiếng Việt mang đến điệu múa "Rước lộc đầu xuân" rộn ràng.


  
Tiết mục của một nhóm tứ ca.
  
Các học sinh hóa thân thành những thiếu nữ trong liên khúc dân ca ba miền.
  
Một trong các tiết mục nổi bật của buổi lễ là màn trình diễn bộ sưu tập áo dài tân thời của họa sĩ Cát Tường.  Trong hình, ông Hiền, con trai của họa sĩ, giới thiệu về 12 mẫu áo dài.
  
Các mẫu áo dài do cựu học sinh trường Trưng Vương thực hiện theo hình vẽ của họa sĩ Cát Tường. Từ trái sang lần lượt là các mẫu áo năm 1938, 1936 và 1934. 
  
Nhân dịp này, các cựu học sinh Trưng Vương cũng  trao giải thưởng cho học sinh xuất sắc của các trung tâm tiếng Việt.
Tuy Ca
n
Hongtuoc
Tuyết Loan chuyển 

Mời xem thêm hình

 https://plus.google.com/photos/112596496334334247207/albums/6126635546525635169.

**************************************************************** 

Hội Phụ Nữ Việt Nam vùng Montreal và các Hội Đoàn tổ chức Lễ Hai Bà Trưng vào ngày 8 tháng 3, 2015 
(Ngày Phụ Nữ Quốc Tế)