May 27, 2012

Chuyện Tuổi Nhỏ - An Khanh .

ÔNG TIỀU




          Ông Tiều là người lối xóm cạnh nhà ông bà nội tôi thuở ấy. Sở dĩ ông có cái tên đặc biệt này chắc là vì ông là Ba Tàu , Các Chú . 
-         Đó là một người đàn ông trung niên , sống độc thân và rất cần mẫn với nghề mua bán ve chai . Nhà ông Tiều sát vách nhà tôi , cách nhau có cây Sung cao chót vót . Căn nhà trống trải , chỉ có một cái ghế bố bên vách nhà , còn giữa nhà là một đống khổng lồ sắt vụn , nơi đó còn là cái " nhà máy chế biến nguyên liệu phế thải " . Ông Tiều nấu sắt vụn , phân tích các món hàng mua về và tổng hợp lại cùng phân lọai từng món . Tôi đóan thế , bởi vì tôi thấy ông suốt ngày bận rộn , hết lựa ve chai, lại cầm búa nện các lon sữa bò cho nó mỏng dẹp lại... Nhà ông Tiều không có cửa sổ , và là căn cuối cùng của cái xóm nghèo ấy . Lũ trẻ con chơi lêu lổng , thỉnh thỏang tụ lại trước cửa nhà ông ,coi ông đập sắt vụn , chúng che hết ánh sáng của căn nhà , nên lâu lâu ông Tiều lại phải đứng lên khua chúng nó đi chỗ khác ,như xua đàn ruồi , nhưng chỉ được một lúc , chúng lại bâu vào, ông lại đuổi , có khi đem nước ra tạt , cuối cùng đành phải xì tiền ra cho mỗi đưa năm cắc , thì chúng mới thật sự giải tán ( để đi mua kẹo )
         - Không thấy ông Tiều thổi nấu , nhưng tôi đóan là ông có cơm tháng giao tận nhà . 
         - Những chiều sau công việc , ông Tiều hay đi đâu đó chơi , lúc về , ngày nào ông cũng đưa sang biếu cho bà nội tôi một gói bánh tiêu bánh bò .
        - A bà cụ à... ăn đi ... cái lầy ngon lắm à... 
        - Ông Tiều đặc biệt quý tình lối xóm . Tuy chẳng ai biếu xén ông món gì , nhưng họ cũng như những người láng giềng tốt bụng mà coi chừng nhà cho ông , mỗi khi ông đi vắng .
        - Tôi nhớ ông Tiều gọi mỗi người bằng một cái  tên mà ông tự đặt cho họ . Ai cũng bắt đầu bằng một chữ A :
        - A bà cụ , A chị , A Tỉnh , A Nhỏ ...Vân Vân ....và tôi là A Hà .
        Lúc tôi lên chín , về ở với ông bà nội . Tôi có nhận xét về người đàn ông Tàu đặc biệt này .
        - Tuy làm nghề mua bán ve chai , nhưng ông ta lại rất hào phóng , với cả chính ông và với mọi người chung quanh. Mỗi buổi chiều xong công việc vất vả và lầm than ! ông tắm gội sạch sẽ , diện cái quần kaky dài tới đầu gối , chiếc áo sơmi trắng phanh ngực , phủ trên tấm lưng hơi còng ... Ông mang guốc kêu quèn quẹt ... và ông xức dầu thơm , thơm nức xóm , chẳng còn đâu dấu tích ông Tiều bán ve chai . Ông đủng đỉnh ra phố bằng xích lô , kéo ông vào chợ lớn xem phim Tàu ! 
        - Sự cần mẫn  thường thấy ở những người lao động nghèo . Ông Tiều làm việc quanh năm suốt tháng , để  đền bù lại sự cô đơn trống vắng của một người độc thân , lũ trẻ con quanh xóm thường được ông cho tiền mua kẹo , vì ông coi chúng nó như những liên hệ ruột thịt . 
Một lần ông bị xe đụng nặng lắm , người ta chở ông vào nhà thương Bình Dân nằm cả tháng , vì ông bị gẫy mất mấy cái ba sườn ! 
       -Thấy ông vắng nhà , bà con lối xóm chẳng biết nguyên nhân tại sao ? Vì không biết rành thân nhân của ông . Nhưng sau có hội Ái Hữu của người Tiều , họ cho người đến thăm nom ở bệnh viện , ông Tiều đã hồi phục , bèn nhờ người trở về nhà ông mà đào hũ vàng ông đã chôn dấu ,phòng khi cơ nhỡ ! Thật đúng là " quân tử phòng thân ..." là như vậy đó .
      - Những năm binh lửa ngụt trời ( 1968 ) khu nhà ổ chuột cạnh gốc cây Sung của xóm Vườn Bà Lớn cũng đã bị theo bà hỏa mà tiêu tán . 
       - Rồi sau đó mọc lên chung cư Nguyễn Thiện Thuật  khang trang sạch sẽ hơn . Hình như mọi cái tốt thường do cái sai lầm mà ra ? ? Và đám dân nghèo thành thị ,trong đó có ông Tiều , bà Cả và gia đình bà nội tôi , mỗi nhà đều được chia một căn hộ ở chung cư Nguyễn Thiện Thuật .
       - Ông Tiều vẫn tiếp tục nghề mua bán ve chai , ông ở Lot C và ở lầu hai . 
       - Trẻ con vẫn tiếp tục đứng trước cửa nhà chầu ông như chầu xem xicàlama ! ông vẫn tiếp tục cho bọn nhóc tiền mua kẹo , và vẫn có những chiều một mình thơ thới hân hoan vào chợ lớn xem phim Tàu .
       - Cái xóm nghèo bình dân ấy ,ai cũng đã nợ ông Tiều một chút tình cảm chân thật và một tấm lòng quý giá . Rồi sau cuộc đổi đời bi thảm , không biết bây giờ ông Tiều đang ở đâu ? và cái hội Ái Hữu của người Tiều có còn họat động mà cưu mang giúp đỡ đồng hương đồng lọai ? 
       - Riêng tôi , những lúc nhớ về Sài Gòn thuở xưa , tâm trí tôi lại nhớ đến căn nhà bên gốc Sung , tiếng guốc quèn quẹt của ông Tiều ... và tiếng ông Tiều nói với người lối xóm :
       - A bà cụ à ...ăn bánh đi ...cái lầy ngon lắm ....
       - Còn câu mắng để đời của ông ,khi thấy ai đó làm điều trái tai gai mắt :
       - A cái nị à - Cái nị con chó một thứ đó ....
       Lâu rồi đời mình cũng qua , nhớ những chuyện xưa ngày đó , dầu sao thì cũng phải công nhận ông Tiều là người giàu tình cảm , dễ thân thiện với bà con lối xóm , và nhất là thấu hiểu hòan cảnh của từng gia đình trong cái xóm nghèo ấy , rồi ông thường ngấm ngầm giúp đỡ . Tuy chẳng cùng ngôn ngữ , nhưng chung quốc tịch Người Việt , và cùng màu da tôi có ý tưởng mình rất thân thuộc với ông Tiều...Nhất là thấy cái hội ái hữu người Tiều đã làm đủ bổn phận khi người trong hội lâm nạn ! thì ra nhân lọai có cộng đồng tương thân tương ái là thế đấy ! 
       - Người ta không phải chỉ sống bằng cơm bánh mà còn phải sống được nhờ tình thương đồng lọai ! 

                                                                            An Khanh
-   

5 comments:

  1. Xưa nay Người Việt chúa ghét mấy anh ba Tàu và coi bộ cái tình cảm ghét đó ngày càng trầm trọng đến độ gớm ghiếc . Người "Chai ni " bị mang đủ các tiếng xấu và cũng gần đúng như vậy hoặc đúng quá đi chứ lị
    vv...tuy nhiên cá thể có những người Tàu sống ở VN , cuộc dời họ cần mẫn thật thà chân chất như hình ảnh ông Tiều trong chuyện tuổi nhỏ của An Khanh . Ghi lại đậm nét một người Tàu" ngô nghê tốt bụng".
    Hình ảnh người đàn ông này không cần biết đến gì khác ngoài cái cộng đồng nhỏ bé trong đó ông ta sinh sống và thương yêu . Cái thế giới đó bình lặng không thắc mắc , cũng hưởng thụ đời sống bằng những chiều được ngồi trên xe kéo đi xem cine, cái thế giới đạm bạc đáng yêu đó cũng được chuẩn bị kỹ cho những bất trắc bằng một hũ vàng chôn dưới đất .......té ra sự nghèo khổ lam lũ là một bề mặt thơ thới được chọn lưạ
    một cách hạnh phúc.
    Mời các bạn ghé thăm ĐSTV với chuyện tuổi nhỏ ôNG Tiều của An Khanh.

    ReplyDelete
  2. Đúng là thời xưa đó, có một số người Tầu ở chung với cộng đồng người Việt. Nhưng mấy hàng xóm người Tầu ở chung quanh nhà Ba Mẹ Thanh đa số lại là nhà giầu hoặc khá giả, chứ không có ai nghèo cả! Đa số sống bằng nghề buôn bán, nhìn cách ăn xài thì thấy khá hơn nhà người việt tụi Thanh nhiều! Sau 1975 một vài năm họ đã chuyển về Trung quốc hay đi nước nào đó,nên giờ không con gia đình nào là người Tầu nữa cả!
    Người Tầu biết gia đình Ba Thanh đi dạy học nên có vẻ kình nể vì họ tôn trọng nghề dạy học, nhưng không bao giờ cho con cái đi học nghề dạy dỗ bao giờ! Chỉ toàn là cho đi làm ăn buôn bán thôi!

    KimThanh

    ReplyDelete
  3. Trong Kinh thánh sách Mathi Ơ có nói rõ lời đức Jê sus khuyên : Hãy yêu kẻ lân cận như chính mình ! Dường như nhu cầu lớn nhất của một người sau khi sinh ra và đến lúc chết là : LOVE .

    Trâm

    ReplyDelete
  4. Truyen An Khang viet hay lam! Huong thac mac la tai sao co luc mo dung but hieu An Khang va co luc dung but hieu Hao Chi?

    Khi thay Trung Cong ha hiep dan minh thi minh noi "thu ghet" nguoi Tau rat de. Nhung khi nhin thay mot khuon mat, mot gia dinh, mot lang mac ngheo kho ben Tau thi khong the nao minh co the noi "thu ghet" mot cach de dang nhu vay...

    LHuong

    ReplyDelete
  5. LHương ơi ,Hảo Chi là tên cúng cơm , còn bút hiệu An Khanh thì được dùng từ lúc học lớp đệ Lục , làm báo Mê Linh ở trường TV . Nhiều lúc lười thì dùng một tên An Khanh , lúc nào siêng thì viết thêm tên Lưu Hảo Chi vào ... cho vui vậy mà ! Thank You LHương đọc và không chê bài viết của Chi . Có thế mới phồng mũi ra và viết tiếp ! Hì hì ... Chúc vui khỏe .
    An Khanh - Lưu Hảo Chi .

    ReplyDelete