NHẠC SĨ LƯU HỮU PHƯỚC TÁC GIẢ HAI BÀI HÁT ĐƯỢC HAI CHÍNH THỂ ĐỐI NGHỊCH CHỌN LÀM QUỐC CA.
Hiếm có trường hợp nào như thế.
"Giải phóng miền Nam" được nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (bút danh Huỳnh Minh Siêng) sáng tác vào năm 1961, là bài hát chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1961-1976), và là quốc ca của Nhà nước Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (1975-1976)
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời năm 1960 đặt ra nhu cầu tự nhiên về một bài ca chính thức dành cho Mặt trận. Các ông Mai Văn Bộ và Huỳnh Văn Tiểng phác thảo ca từ của bài hát còn ông Lưu Hữu Phước được phân công viết phần nhạc. Bộ ba Huỳnh - Mai - Lưu trong vòng một tuần đã hoàn tất ca khúc Giải phóng miền Nam.
Một điều kỳ lạ là phía bên kia chiến tuyến lại chọn một bài hát khác của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác năm 1939 là bài Thanh niên hành khúc làm quốc ca.
Bài hát này được sử dụng một cách bất hợp pháp (không có sự đồng ý của tác giả), sửa đổi một chút lời để thành bài "Tiếng gọi công dân" - quốc ca của Quốc gia Việt Nam rồi Việt Nam Cộng hòa từ 1949 đến 1975.
Điều thú vị là ông Mai Văn Bộ là người tham gia viết phần lời cho cả hai bài hát Giải phóng miền Nam và Thanh niên hành khúc.
Một trùng hợp nữa là năm 1980 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chủ trương cuộc thi sáng tác quốc ca mới thay cho bài Tiến Quân ca của nhạc sĩ Văn Cao sáng tác tháng 12 năm 1944 thì chính quyền ông Ngô Đình Diệm năm 1956 cũng tổ chức thi chọn quốc ca mới thay cho bài Tiếng gọi thanh niên của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Cả hai cuộc thi đều không chọn ra được bài nào hay hơn để thay thế.
ĐỌC THÊM VỀ BÀI HÁT TIẾNG GỌI THANH NIÊN
Ban đầu bài này có tên là "La Marche des Étudiants" ra đời cuối năm 1939, do Lưu Hữu Phước sáng tác nhạc, Mai Văn Bộ đặt lời tiếng Pháp để làm bài hát chính thức của Câu lạc bộ Học sinh (Scholar Club) trường trung học Petrus Ký. Bài hát nhanh chóng trở thành bài hát chính thức của học sinh miền Nam thời bấy giờ. Năm 1941, Tổng hội Sinh viên Đông Dương đã chọn bài hát này làm bài hát chính thức và Lưu Hữu Phước đã viết lại lời tiếng Việt với tên gọi "Tiếng gọi thanh niên", chia thành 3 phần.
Lời 1 do Mai Văn Bộ và Lưu Hữu Phước soạn năm 1941, trước năm 1945 chỉ hát bí mật.
Lời 2 là "Tiếng gọi sinh viên" do Lê Khắc Thiều và Đặng Ngọc Tốt soạn cuối năm 1941, xuất bản năm 1943 rồi bị cấm.
Lời 3 do Hoàng Mai Lưu soạn tháng 4 năm 1945, xuất bản trong những ngày tiền khởi nghĩa tháng 8-1945.
Năm 1945, tổ chức Thanh niên Tiền phong được thành lập, lấy hiệu kỳ là Cờ vàng sao đỏ. Bài hát cũng được thay đổi một chút và trở thành bài hát chính thức của tổ chức Thanh niên Tiền phong với tên gọi "Tiếng gọi thanh niên" hay "Thanh niên hành khúc".
Năm 1948, chính phủ của Nguyễn Văn Xuân đã chọn bài "Tiếng gọi thanh niên" làm quốc ca với tên mới là "Tiếng gọi công dân" hay "Công dân hành khúc". Năm 1956, sau khi Việt Nam Cộng hòa thành lập, Đài Phát thanh Sài Gòn đã tự ý lấy bài hát, sửa chữa một vài đoạn để làm thành bản quốc ca của Việt Nam Cộng hòa với tên gọi là TIẾNG GỌI CÔNG DÂN.
Ngay từ năm 1949, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã có văn bản kịch liệt phản đối việc tác phẩm bị sử dụng trái phép, và sau này, trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam nhiều lần ông nhắc lại sự phản đối đó nhưng bài "Tiếng gọi thanh niên" của ông vẫn bị Việt Nam Cộng hòa sử dụng.
Cho đến nay những người chống cộng ở Hải ngoại vẫn hát “quốc ca nước Việt Nam tự do” - bài hát của một nhạc sĩ cộng sản.
Sau năm 1975, bản gốc của bài hát được chính thức lưu hành tại nước Việt Nam dưới tên "Tiếng gọi thanh niên”
LỜI BÀI HÁT
La Marche des Étudiants – SINH VIÊN HÀNH KHÚC (1939)
(TIếng Pháp)
Étudiants ! Du sol l'appel tenace
Pressant et fort, retentit dans l'espace.
Des côtes d'Annam aux ruines d'Angkor,
À travers les monts, du sud jusqu'au nord,
Une voix monte ravie:
Servir la chère Patrie !
Toujours sans reproche et sans peur
Pour rendre l'avenir meilleur.
La joie, la ferveur, la jeunesse
Sont pleines de fermes promesses.
Điệp khúc.
Te servir, chère Indochine,
Avec cœur et discipline,
C'est notre but, c'est notre loi
Et rien n'ébranle notre foi!
TIẾNG GỌI THANH NIÊN (1941)
Lời 1.
Này anh em ơi! Tiến lên đến ngày giải phóng.
Đồng lòng cùng nhau ta đi sá gì thân sống.
Cùng nhau ta tuốt gươm, cùng nhau ta đứng lên.
Thù kia chưa trả xong thì ta luôn cố bền.
Lầm than bao năm ta đau khổ biết mấy.
Vàng đá gấm vóc, loài muông thú cướp lấy.
Loài nó chúng lấy máu đào chúng ta.
Làm ta gian nan, cửa nhà tan rã.
Bầu máu, nhắt tời đó, càng thêm nóng sôi. Ta quyết thề phá tan quân dã man rồi.
Điệp khúc
Vung gươm lên, ta quyết đi tời cùng!
Vung gươm lên, ta thề đem hết lòng.
Tiến lên đồng tiến, sá chi đời sống.
Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng!
Lời 2.
Này sinh viên ơi! Đứng lên đáp lời sông núi.
Đồng lòng cùng đi đi đi mở đường khai lối.
Kìa non sông nước xưa, truyền muôn năm chớ quên.
Nào anh em Bắc Nam cùng nhau ta kết đoàn.
Hồn thanh xuân như gương trong sáng.
Đừng tiếc máu nóng, tài xin ráng.
Thời khó, thế khó, khó làm yếu ta.
Dù muôn chông gai, vững lòng chi sá.
Đường mới, kíp phóng mắt, nhìn xa bốn phương.
Tung cánh hồn thiếu niên, ai đó can trường.
Điệp khúc
Sinh viên ơi, mau tiến lên dưới cờ.
Anh em ơi, quật cường nay đến giờ.
Tiến lên cùng tiến, gió tung nguồn sống.
Cháy trong lòng ta ngàn mớ lửa hồng.
Lời 3.
Này thanh niên ơi! Tiến lên đến ngày giải phóng.
Đồng lòng cùng đi đi đi sá gì thân sống.
Nhìn non sông nát tan, thù nung tâm chí cao.
Nhìn muôn dân khóc than, hờn sôi trong máu đào.
Liều thân xông pha, ta tranh đấu.
Cờ nghĩa phấp phới, vàng pha máu.
Cùng tiến, quét hết những loài dã man.
Hầu đem quê hương thoát vòng u ám.
Thề quyết, lấy máu nóng mà rửa oán chung.
Muôn thuở vì núi sông nêu tiếng anh hùng.
Điệp khúc
Anh em ơi, mau tiến lên dưới cờ.
Sinh viên ơi, quật cường nay đến giờ.
Tiến lên cùng tiến, gió tung nguồn sống.
Cháy trong lòng ta ngàn mớ lửa hồng
TIẾNG GỌI CÔNG DÂN - Quốc ca Việt Nam Cộng hòa (1956–1975)
Này Công Dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng.
Đồng lòng cùng đi hi sinh tiếc gì thân sông.
Vì tương lai Quốc Dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dù cho thây phơi trên gươm giáo,
Thù nước, lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
Người Công Dân luôn vững bền tâm trí.
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!
Điệp khúc
Công Dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
Công Dân ơi! Mau làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống
Xứng danh nghìn năm dòng giống Lạc Hồng!
H.PHUC
No comments:
Post a Comment