Apr 29, 2019

BÀI THƠ KHÔNG ĐỀ - Tác giả NGỌC CAO

Image may contain: one or more people, people standing, child, outdoor and nature

BÀI THƠ KHÔNG ĐỀ.

Tháng tư đi nhặt nỗi buồn 
Buồn vương trong lá vàng nhiều nỗi xưa
Sài Gòn ngày ấy không mưa
Biển dâng nước mặn ướt thừa tang thương
30/4/2019

Bích Ngọc TV69-76

Apr 27, 2019

SƯƠNG KHÓI MONG MANH - Tác giả Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Phúc

SƯƠNG KHÓI MONG MANH

Nguyễn Ngọc Phúc


Nhân tháng 4 đen và ngày 30/4 trở lại trong năm 2019, tôi muốn nhớ về một kỷ niệm xót xa trong thời chiến trước năm 1975.
Thủa trung học, tôi có hai người bạn rất thân thiết. Không những chúng tôi chia sẻ ngọt bùi  cho  nhau mà ngay cả cuộc đời tình ái của mỗi đứa trong tuổi hoa niên mơ mộng và yêu đương, chúng tôi cũng chẳng dấu diếm gì với nhau.

Tình yêu của Dương, một trong hai người bạn thân của tôi, là một câu chuyện tình lãng mạn tôi không bao giờ có thể quên được.
  blank

Ra trường trung học, Dương đã tình nguyện vào Không Quân năm 65 và được gửi sang Mỹ học khóa huấn luyện phi công. Sau khi tốt nghiệp, Dương trở về Việt Nam phục vụ cho đất nước.

Trong một buổi tối đầu năm Dương Lịch 1970 vào khoảng cuối năm Kỷ Dậu, Dương đến đánh sập xám ở trên lầu nhà tôi.

Mãi mê đánh bài cho tới quá nửa đêm, tôi chợt nhớ và hỏi Dương :
- Mai mày có đi bay không?
Dương trả lời:
- Có
Tôi hỏi tiếp:
- Mấy giờ?
Dương đáp:
- 5 giờ sáng.
Nhìn đồng hồ thì thấy gần 2 giờ đêm rồi. Tôi bèn quyết định:
- Thôi nghe. Hết ván này nghỉ, cho mày về ngủ, mai sáng còn đi bay. Mai mốt chơi tiếp.
Mọi người OK. Sau đó, tụi tôi tan sòng.

Tôi lên giường ngủ ở trên lầu và thiếp đi lúc nào không hay. Chớp mắt được một lúc, tôi bật tỉnh người ngồi dậy vì nghe có tiếng dộng cửa dưới nhà rầm rầm liên tục. Mắt nhắm mắt mở và nhăn mày khó chịu, tôi lầu bầu xuống cầu thang chạy ra cửa để xem đứa nào sáng sớm dám dộng cửa nhà mình ầm ầm trong mấy ngày cuối năm này.

Mở cửa ra, thấp thoáng thấy một thằng bé trai tuổi chừng 12, 13 đang đứng mếu máo, tôi chưa định thần được xem nó là ai thì nghe tiếng nói trong tiếng khóc:
- chú Nguyên ơi, chú Dương chết rồi.
Nó nói mấy lần như vậy.
Tôi giật nẩy người và tỉnh hẳn trong giấc ngáy ngủ. Lúc đó, mới nhận ra, thằng bé đang khóc  chính là cháu của Dương, tên Thanh, con trai của anh cả của Dương.
Tôi la lên:
- Cái gì? ai chết? Sao chết?
Nó khóc tiếp:
- rớt máy bay.
Trời đã ửng sáng. Quay đầu lại nhìn đồng hồ trong nhà, thấy gần 8 giờ sáng.
Tôi vội nói với nó:
- chờ chú một tí, chú sẽ qua nhà cháu ngay bây giờ.

Cho đến nay, tôi vẫn mang nỗi ân hận này hoài. Không biết có phải vì đêm đánh bài khuya ở nhà tôi đã làm cho Dương mệt mỏi để sáng hôm sau bị tai nạn rớt máy bay chăng?

Sau 49 năm qua, tôi đã được biết thêm các chi tiết của tai nạn gây ra cái chết cho Dương, một cái chết “định mệnh.”

Tai nạn xẩy ra và máy bay rớt ở phi trường Tây Ninh.

Thật may mắn, không như tôi nghĩ, Dương không phải là phi công lái chiếc máy bay bà già L19 trinh sát hôm đó mà là observator, quan sát viên, ngồi ghế sau.

Theo lời kể của bạn bè, máy bay đáp xuống phi trường Tây Ninh quá ngắn và có đàn bò đi ngang phi đạo ở cuối sân trong khi máy bay chưa kịp thắng đứng lại. Vì vậy, sợ đụng đàn bò, phi công phải lấy lại tay lái và tống ga để cất cánh lên ở cuối phi đạo.

Nhưng vì không đủ cao độ an toàn, cho nên, hai bánh xe của máy bay đã vướng vào giây cột điện ở cuối phi đạo làm máy bay bị giựt lại và lật ngược ở cuối đường.

Máy bay rớt lật ngửa và nổ trong một đám cháy lớn. Dân chúng trong làng chạy ra cứu nhưng thật khó khăn và kinh hoàng vì lửa bùng lên quá lớn, cháy lan ra phòng lái và ở cánh phi cơ lại có gắn hỏa tiễn. Dân làng mở được cửa phòng lái bị lật ngược và cứu được người phi công lái ở đằng trước, còn Dương ở đằng sau, vẫn còn sống và bị gẫy chân, không ra được vì bị dính vào seat belt máy bay, dân làng không biết cách mở seat belt để cứu và kéo Dương ra ngoài. Trong khi đó, ngọn lửa càng ngày càng lớn cháy lan rộng tới dàn hỏa tiễn ở bên cánh.

Dương vẫn còn sống ở trong phòng lái nhưng rồi tuyệt vọng và tuyệt vọng cho cả Dương lẫn người cứu. Cuối cùng, dân làng chịu thua bỏ chạy và đã để Dương ở lại một mình trong cõi chết.

Ông bố của Nghĩa, người bạn thân thứ hai của tôi, đã nói một câu về Dương khi mất đi như một lời khắc trên mộ bia cho Dương. Cho đến bây giờ, tôi vẫn ghi trong lòng :

" Một cái chết định mệnh "

Bởi Dương đã yêu một cô gái nhưng đời trai lính chiến sống chết nay mai là một nỗi lo sợ của gia đình cô gái vì không muốn con gái mình trở thành góa phụ quá sớm. Cho nên, tình yêu đó chỉ đếm được từng ngày trong nỗi buồn của đôi tình nhân.

Thôi thì cứ để định mệnh trôi theo dòng đời ở mỗi ngày và từng ngày đi qua nhưng không ngờ tạo hóa đã kết thúc định mệnh đó thật bi thảm và bất ngờ.

Tình yêu của Dương là cửa ngõ đi vào thiên đường nhưng Dương không thể nào bước chân qua được ngưỡng cửa địa đàng. Dương đã đứng ở đó chờ rất lâu và không biết bao giờ cánh cửa thiên đường sẽ mở. Không ai kể cả Dương và người yêu của mình có được cái chìa khóa để mở.

Cuối cùng, định mệnh đã lấy đi cái chìa khóa đó và cánh cửa thiên đường đã bị khép lại vĩnh viễn.

Lúc còn sống, Dương là một người bạn hiền lành, hay cười xuề xòa vui vẻ, dễ dãi, không có những ước mơ nào to lớn và cũng không bao giờ có lời ta thán về cuộc đời và tình yêu.

Một khuôn mặt, một con người và một người bạn tôi không bao giờ quên.

Sau khi được biết chuyện về tai nạn của Dương, tôi đã được giải thoát khỏi nỗi ân hận sau 49 năm dài mang trong người nhưng nỗi nhớ và buồn về người bạn thân này vẫn còn đây.

Nỗi day dứt của tôi cho một cái chết định mệnh đã khiến tôi viết ra được một ca khúc để tưởng nhớ đến người bạn thân và câu chuyện tình sử của bạn mình.

Nó có thể nguội, nó có thể mờ, nó có thể nhạt nhòa trắng đen không mầu sắc, nó có thể vô nghĩa xa lạ với mọi người, nó có thể không hay và tầm thường nhưng với tôi, nó là một lời tôi muốn nói với Dương từ khi Dương mất đi.

Tôi muốn để kỷ vật này thay lời khắc " Một cái chết định mệnh" trên mộ bia cho Dương dù rằng tất cả đã mờ nhạt theo thời gian.

Bài hát có tên Bâng Khuâng, là một nửa đầu về cuộc tình của bạn tôi.

Xin mời thưởng thức bài hát trên youtube theo link sau đây:

https://youtu.be/hOqa1LZI6ME




   BÂNG KHUÂNG

   Nhạc & lời: Nguyễn Ngọc Phúc

 Chiều xuống bâng khuâng
Theo em về cuối trời
Chiều tím bâng khuâng
Chân anh mang nỗi ngàn Thu
Yêu tà áo trắng
Tim khờ khạo im bước
Khép nỗi cô đơn
Anh ngập ngừng lặng lẽ theo

Ngày tháng bâng khuâng
Em mang cả thiên đường
Có áo em bay
Bên hoa thơm nắng lượn quanh
Sợi tóc tung tăng
Tay vội vàng cuống quít
Cuộn đời mưa bay
Nghiêng vai rơi một chút tình

Một mình bước
Theo em từng cơn mưa buồn
Chiều nhẹ rơi
 Yêu em từ muôn kiếp nào
Chờ đợi tình
Thương tà áo trắng
Chờ đợi người
 Mơ chiều hoang vắng
Rồi thì thầm
Khắc khoải
 Yêu em

Giờ hết bâng khuâng
Anh đi mang cả thiên đường
Không áo em bay
Không hoa không nắng lượn quanh
Ôi! nắng phôi pha
Ôi! Ngàn trùng xa vắng
Cuộn mình chơi vơi
Buông tay khép lại thiên đường

Vỗ giấc ngủ vùi
Quên dấu địa đàng
Quên những chiều vàng
Giấc mơ tan rồi.

Khi viết xong Bâng Khuâng tháng 4 năm 2018, tôi thật xúc động và trong trái tim mình, bỗng nhiên,  thật nhiều kỷ niệm và hình ảnh xa xưa đã dồn dập ào ạt trở về.

Tôi không thể ngăn chận được nỗi cảm xúc lớn lao đó. Vì vậy, một thời gian ngắn về sau, tôi quyết định viết thêm một nửa sau về cuộc tình của Dương.

Cái chết của Dương năm 1970 đã trôi qua cả chục năm sau đó, tôi không biết cuộc đời của bạn bè nhất là người yêu của Dương đã sang trang như thế nào nhưng tôi biết chắc một nửa sau của cuộc tình này sẽ là một nỗi cô đơn chơ vơ rất lớn:

Một tiếng yêu anh
Ở cuối thiên đường
Tưởng đã phai nhòa
Òa....nỗi nhớ

và người ở lại:
Từ mỗi cơn mê
Từ lúc đêm về
Mở cánh thư xưa
Em...úa tàn.

Từ đó, bài thơ Thiên Đường Đã Khóc đã được viết ra trước tiên và sau đó, được phổ nhạc.

Ca khúc Thiên Đường Đã Khóc ra đời vào ngày 1 tháng 1 năm 2019.

Chắp nối hai nửa này với nhau, tôi nghĩ tôi đã hoàn tất trọn vẹn một câu chuyện tình đẹp trong cuộc chiến với một kết thúc buồn thảm mà nhà thơ Linh Phương và Phạm Duy đã từng gọi đó là Kỷ Vật Cho Em.

Cái tên nghe xót xa quá. Tôi không muốn vậy. Đối với tôi, cuộc tình thơ mộng và lãng mạn này phải được thăng hoa lên trên đỉnh yêu thương thật cao, trên cả những xót xa và bi lụy của cuộc đời.

Những lời thơ được phổ nhạc chính là dáng dấp của tình yêu đã ở lại với người tình mà tôi muốn dành tặng cho những người con gái Việt Nam nào đã từng có người yêu là lính và hy sinh trong chiến tranh Việt Nam.

Tôi sẽ góp lại hai nửa câu chuyện của tôi ở trong tùy bút Sương Khói Mong Manh và để Dương, nếu được thở chữ yêu thương bên tai người yêu, lời thì thầm của Dương sẽ như gió thoảng:

“ Sương là Em, Khói là Anh và Mong Manh vì tình yêu của chúng mình thật mong manh như Sương và Khói, không biết tan vỡ vào lúc nào.”

https://vietbao.com/images/file/6iu0hofN1ggEAJle/thien-duong-da-khoc-duyen-quynh.mp3


THIÊN ĐƯỜNG ĐÃ KHÓC
Nhạc và thơ:  Nguyễn Ngọc Phúc

Trăm năm buồn
Giờ là sương khói
Một chút hương thơm
Cho cõi đời
Trăm năm dài
Trải vào hư vô
Dù đã phôi pha
Ngày tháng tàn

Trăm năm đợi
Từ ngàn đêm tối
Rơi xuống thinh không
Hạt mưa sầu
Trăm năm chờ
Từng giọt sương khuya
Từ lúc trăng lên
Ôm lịm hồn em

Mê trầm mình em
Cuộn nỗi cô đơn
Đêm mưa hiu hắt
Bước chân ai về
Như tiếng anh thì thầm
Bên tai lời
Nồng nàn êm ái
Thở chữ yêu thương
Thiên đường đã khóc

Hạnh phúc mong manh
Từng nỗi xót xa
Đêm nghe hoang vắng
Vói ánh trăng khuya
 Che nỗi chơ vơ buồn
Một tiếng yêu anh
Ở cuối thiên đường
Tưởng đã phai nhòa
Òa....nỗi nhớ

Lệ ướt tim em
Rơi xuống hương yêu
Trên căn gác cũ
Bóng anh xa xôi
Em ngóng trông mong chờ
Từ mỗi cơn mê
Từ lúc đêm về
Mở cánh thư xưa
Em...úa tàn.

Nguyễn Ngọc Phúc
Ngày 1 tháng 1 năm  2019.

Thành phố Đà Lạt & kiến trúc sư Ngô Viết Thụ


Thành phố Đà Lạt & kiến trúc sư Ngô Viết Thụ





Mai Trần‎ đến Người Đà Lạt
20 giờ

Hơn 50 năm trước, có một tân sinh viên nghèo đi từ Huế vào Đà Lạt. Anh học trò nghèo tay trắng, xách vali vào Đà Lạt để theo học tại Trường cao đẳng Kiến trúc. Người đầu tiên anh gặp là một nữ sinh cấp hai: “Cô ơi cho tui hỏi đường tới nhà trọ này”. Nghe chỉ đường xong, anh đi và ngoái lại hỏi thêm một câu: “Gạo một ký bao nhiêu?”, cô gái giơ hai ngón tay: “Hai đồng”.


Sau đó, vì học giỏi, anh được giới thiệu dạy kèm cho các gia đình ở trung tâm thành phố. Cậu sinh viên trở thành gia sư cho cô gái và các em của cô, rồi trở nên thân thiết với gia đình. Nhiều năm sau, họ thành vợ chồng.

Đó là câu chuyện của cha mẹ tôi. Sau này, hai ông bà giao hẹn là mỗi khi giận nhau, không quan trọng là lỗi của ai, chỉ cần một người giơ hai ngón tay lên thì xí xóa làm hòa, không giận nữa.

Cha tôi, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, sau này có lần nói, ông thành công ở xứ người, vì luôn tự nhủ phải ráng học thật giỏi để xứng đáng với tình cảm của mẹ tôi. Một trong những điều tự hào nhất mà cha tôi đã làm cho mẹ, là đánh điện tín báo tin mừng cho mẹ biết đầu tiên ngay sau khi thắng giải Khôi nguyên La Mã, và sau khi tin đó lan truyền ra toàn Đà Lạt và cả nước, nhiều lãnh đạo và những người thân quen tấp nập đến chúc mừng ông bà ngoại và mẹ tôi. Sau khi du học Pháp về, một trong những nơi đầu tiên ông quay lại để giúp xây dựng chính là Đà Lạt. Ông thường nói với tôi, Đà Lạt là một trong những nơi rất khó làm quy hoạch, vì giá trị cốt lõi của thành phố không phải công trình, mà là thiên nhiên.

Sau này, cha mẹ tôi về TP HCM sống và làm việc, dù lên phố núi nhiều lần lúc còn bé, nhưng mãi tới khi học cấp hai, tôi mới thực sự "phải lòng" Đà Lạt. Đó là một buổi sáng, thức dậy, mở cửa sổ, tôi thấy xung quanh chỗ nào cũng mờ ảo sương mù. Tôi cảm giác mình bỗng chốc rơi vào xứ thần tiên nào đó. Những tháng ngày niên thiếu ấy đối với tôi, sương mù trở thành người nghệ sĩ tuyệt vời. Bất kỳ công trình nào sau làn sương đều biến thành lâu đài. Cảm xúc ấy vẫn còn trong tôi đến tận bây giờ. Mà đến sau này, cho dù ở Paris, London, Rome, New York, ... tôi đều không thể có được cảm xúc tương tự.

Đà Lạt với tôi là nơi rất đẹp, mộng mơ, người dân thân thiện. Nhưng càng về sau này, tôi cảm thấy buồn vì Đà Lạt mất dần đi những thứ đó. Mà sự mất mát là bởi con người.

Một trong những điều làm tôi lo lắng là dự án quy hoạch lại trung tâm Đà Lạt sẽ biến cô gái má hồng e thẹn thành cô gái thành thị lạnh lùng. Đề án đó, theo tôi chưa giải quyết được các vấn đề quan trọng nhất của thành phố: lợi ích về kinh tế, văn hóa lịch sử, và môi trường.

Thứ nhất, về khía cạnh kinh tế. Phải phân biệt sự khác nhau hoàn toàn giữa một quy hoạch trung tâm của thành phố du lịch cao nguyên với quy hoạch dự án địa ốc.

Tại sao nói đây là một dự án địa ốc? Bởi những thay đổi quan trọng nhất của dự án là lấy đất công chuyển thành mục đích thương mại: đẩy Dinh Tỉnh trưởng về một góc để nó thành công trình phụ và xây lên một khách sạn cao tầng trên đồi Dinh; lấy một khu đất công khác xây lên một trung tâm thương mại ngay giữa khu Hòa Bình - trái tim Đà Lạt. Những khu nhà phố trung tâm, dãy nhà cao tầng chạy từ Hồ Xuân Hương đến chợ và chung quanh, trong đó có nhiều miếng đất công sẽ bị đập bỏ.

Nếu nhà nước giao đất cho nhà đầu tư, đền bù giải tỏa hết những khu vực này thì chỉ có chủ dự án bất động sản được lợi bởi vì họ sẽ có tầm nhìn đẹp hơn, thoáng hơn, giá trị của bất động sản tăng lên. Gánh nặng ngân sách để giải tỏa thì nhà nước chịu. Người dân, du khách cũng không được lợi bao nhiêu, vì dịch vụ thương mại thì làm ở đâu mà chẳng được.

Không cần các dự án bất động sản lớn như khách sạn cao tầng đem thêm vào trung tâm thương mại, mà Dinh Tỉnh trưởng, rạp Hòa bình, chợ Đà Lạt, và quần thể những con đường nối vào khu trung tâm hoàn toàn có thể biến thành một khu trung tâm đi bộ hấp dẫn, thơ mộng và gia tăng giá trị rất nhiều cho Đà Lạt. Đầu tiên, chỉ cần làm vài việc: trồng cây xanh, sơn phết lại các công trình, chấn chỉnh lại biển quảng cáo, khuyến khích người dân dần dần thay mái nhà thành mái ngói và mái bằng thành vườn cây, giấu bồn nước tôn dưới mái ngói, sơn lại và trồng thêm nhiều cây và hoa trước sân nhà. Bộ mặt trung tâm Đà Lạt ngay lập tức sẽ đẹp hơn rất nhiều, mà không tốn kém bao nhiêu.

Ai đến Đà Lạt cũng muốn được đi bộ trên những con phố nhỏ xinh để tận hưởng không khí, nhìn ngắm cảnh quan. Nếu ta tiếp cận theo hướng lấy cộng đồng làm trung tâm, cho người dân tham gia vào dự án này, tạo điều kiện để họ tham gia chỉnh trang khu phố, và kinh doanh bằng chính ngôi nhà họ đang ở như làm dịch vụ thương mại, lưu trú bằng cách biến những con đường như Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Bùi Thị Xuân, Ba tháng Hai... thành những con phố đi bộ thì càng có lợi về lâu dài. Người dân có thu nhập, du khách thích thú vì được sống trong cộng đồng, họ sẽ đóng thuế cho nhà nước nhiều hơn. Trong khi nhà nước không tốn nhiều tiền đầu tư, đất công vẫn thuộc về thành phố, để cải tạo thành những công trình phúc lợi cộng đồng như bảo tàng, nhà hát đa năng, thư viện,... chứ không bị giao cho ai hết.

Nói về lợi ích kinh tế, cuối cùng vẫn phải nhìn vào thu nhập của ngân sách. Ngân sách có thể được lợi ban đầu bằng cách bán đất thu tiền, nhưng nếu mình không bán đất thì đất vẫn nằm đó và giá trị còn tăng lên trong tương lai. Nếu bán, tiền đó có khi không đủ để nâng cấp hạ tầng phục vụ các dự án mới của nhà đầu tư, và thu nhập của ngân sách có thể còn bị âm.

Thứ hai, về mặt lịch sử, đây là một sai lầm chiến lược. Đà Lạt là một đô thị có trên 100 năm phát triển, đã có khu lịch sử phố Pháp ở phía Nam và đừng quên là nó cũng có khu phố Việt. Đó chính là khu phố lịch sử của người Việt đã xây dựng hàng trăm năm tại khu vực Hòa Bình. Khu này có vai trò như khu vực 36 phố phường của Hà Nội, có tính vai trò lịch sử của riêng nó và gắn bó với người dân từ rất lâu. Nên nếu phá khu vực Hòa Bình để xây thành công trình hiện đại, tức chỉ trân trọng khu phố Pháp, phá bỏ khu phố Việt lịch sử, thì có lỗi lớn với tiền nhân.

Một thành phố du lịch phải kể được rất nhiều câu chuyện hấp dẫn, trong đó có câu chuyện nó đã phát triển như thế nào, có những sự kiện gì. Nếu mình đập đi xây lại hết thì Đà Lạt sẽ vô hồn. Du khách cũng không cần đi cả hàng trăm, nghìn km để để thấy Đà Lạt cũng giống như Singapore, TP HCM.

Thứ ba là giá trị môi trường. Những ai sống hoặc đã mến Đà Lạt thì đều biết, điều quan trọng nhất của Đà Lạt là khí hậu mát mẻ và sương mù - đặc sản của Đà Lạt. Cả hai thứ đó chỉ có được nếu giảm bê tông và tăng thêm cây xanh. Một phần giá trị của đô thị du lịch nghỉ dưỡng đã bị mất mát bởi sương mù bây giờ rất hiếm. Đà Lạt không hợp với những công trình có khối tích lớn, bởi triết lý phát triển của Đà Lạt phải là một thành phố ở trong rừng, đi theo hướng môi trường, cảnh quan, văn hóa, lịch sử chứ không cần thêm bản copy của các thành phố khác.

Để giải bài toán tương lai của thành phố chính là phải trồng thêm cây và tăng không gian mặt nước chứ không phải chặt cây đi. Việc mất bớt cây cối, tăng bê tông, sử dụng nhiều máy lạnh sẽ làm khí hậu Đà Lạt nóng lên, và có thể làm Đà Lạt mất sương mù mãi mãi.

Tôi rất hy vọng khi phát triển Đà Lạt, chúng ta hãy cân nhắc, đừng nên quá chạy theo tư duy mét vuông như ở TP HCM để có thể trả lại cho người yêu Đà Lạt và du khách những cảm giác nên thơ như tôi từng được hưởng.

Khi mình nhìn nhận khu trung tâm thành phố với một tầm nhìn rộng mở, tất cả mọi người sẽ đều có lợi. Và quan trọng nhất, ta vẫn giữ được giá trị của một đô thị nghỉ dưỡng, giúp cho ngân sách thành phố tăng lên. Còn nếu vội vã theo những quy hoạch dự án địa ốc không phù hợp thì có thể sau này, ta phải bỏ ra rất nhiều tiền của và công sức mà chưa chắc sửa chữa được sai lầm.
-----------------------

Theo bài viết của KTS Ngô Viết Nam Sơn - Con trai KTS Ngô Viết Thụ, người từng gắn bó và có những công trình kiến trúc tiêu biểu cho thành phố mộng mơ như Chợ Đà Lạt, Viện Nguyên Tử Đà Lạt...


Ngô Viết Thụ - Người tạo nên biểu tượng Dinh Độc Lập cho Sài Gòn

Thứ 5, 23/06/2016

31382

Ngô Viết Thụ không chỉ đơn giản là một kiến trúc sư thiết kế những công trình để lại dấu ấn sâu sắc mà ông còn là một họa sĩ, nhà điêu khắc,...Những công trình kiến trúc của ông là sự tổng hòa giữa nét đẹp Á Đông và nét cổ điển của kiến trúc phương Tây. Cùng Designs.vn tìm hiểu về kiến trúc sư tài năng này.






Ngô Viết Thụ (1926- 2000) là một kiến trúc sư nổi tiếng, là niềm tự hào của kiến trúc Việt Nam. Những công trình của ông là sự kết hợp giữa triết lý Á Đông và phong cách kiến trúc cổ điển châu Âu.

Ông am hiểu sâu sắc về phong thủy, kín đáo vận dụng khéo léo hiểu biết trong mỗi tác phẩm kiến trúc của mình, chỉ ai có kiến thức trong lĩnh vực này mới nhận ra. Đối với ông vận dụng phong thuỷ trong kiến trúc là để chiêm nghiệm xem thực hư ra sao, vì nó là lĩnh vực không dễ dàng nói bằng lời.

Ngô Viết Thụ sinh ra ở Thừa Thiên Huế, ông có một tuổi thơ nhọc nhằn, túng thiếu, ở với ông ngoại và may mắn được ông kèm cặp chữ Hán. Năm 1948, học xong Trường Cao đẳng kỹ thuật Đà Lạt, được gia đình vợ giúp sang du học ở Pháp. Năm 1950, Ngô Viết Thụ thi đậu vào Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris. 5 năm sau ông bảo vệ đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư xuất sắc D.P.L.G, được hưởng suất học bổng ba năm nghiên cứu và sáng tác tại khu biệt thự Madicis của Viện Hàn lâm Pháp tại La Mã. Tại đây, ông đã dự thi thiết kế công trình Ngôi thánh đường trên Địa Trung Hải có sức chứa 40 ngàn tín đồ. Đồ án được lọt vào vòng trong, bao gồm 10 tác phẩm xuất sắc nhất. Vòng cuối, tác phẩm của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đoạt Giải thưởng Lớn Roma về kiến trúc (Premier Grand Prix de Roma).





Bản thiết kế giúp ông dành được giải thưởng lớn khi còn học bên nước ngoài

Ông là thành viên Hội Kiến trúc Sư Pháp SADG (Société des Architectes Diplômés par le Gouvernement) từ 1955 và thành viên Kiến trúc sư Đoàn Việt Nam từ năm 1958. Năm 1962, ông là người châu Á đầu tiên trở thành Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (H.F. A.I.A.) đồng lúc với một số kiến trúc sư danh tiếng cùng thời như J.H. Van den Broek, Arne Jacobsen, Steen Eiler Rasmussen, Hector Mestre, Amancio Williams, Hernan Larrain-Errazuriz, Emilio Duhart H., Jerzy Hryniewiecki và John B. Parkin. Sau năm 1975, Ông là cố vấn Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam, và cũng là cố vấn Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư TP HCM các nhiệm kỳ I, II, III, và IV. Ông là thành viên tổ chuyên gia tư vấn kiến trúc cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong thời gian đương nhiệm.







Bút tích và chữ ký của KTS Ngô Viết Thụ



Năm 1960, KTS Ngô Viết Thụ về Sài Gòn làm việc theo lời mời của Tổng thống Ngô Đình Diệm ở tuổi 30. Về Việt Nam, con đường kiến trúc rộng mở đối với ông, nhiều công trình xây dựng của ông lưu dấu ấn đầy giá trị về kỹ thuật lẫn mỹ thuật.




Dinh Độc Lập - Công trình biểu tượng của Thành phố Hồ Chí Minh



Mặt tiền...



...và một phía thân chữ T

Đây là công trình đầu tay của ông khi vừa tốt nghiệp ở phương Tây trở về, tuy nhiên, nhìn tổng thể, ông không cứng nhắc theo phong cách kiến trúc hiện đại phương Tây mà có sự kết hợp nhuần nhuyễn với kiến trúc Á Đông, đặc biệt là kiến trúc truyền thống Việt Nam. Kiến trúc Định dạng hình chữ T, là một trong bộ ba kết hợp thành tên của KTS- THU bao gồm Dinh Độc Lập- Chợ Đà Lạt- Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

Khi thiết kế Dinh Ðộc Lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông. Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT ( 吉 ) có nghĩa là tốt lành, may mắn; Tâm của Dinh là vị trí phòng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ KHẨU ( 口 ) để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ KHẨU ( 口 ) có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG ( 中 ) như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM ( 三 ), theo quan niệm dân chủ hữu tam viết nhân, viết minh, viết võ, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con người hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG ( 王 ), trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ ( 主 ) tượng trưng cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của dinh thự, toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ HƯNG ( 興 ) ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi.







Bức rèm hoa đá đặc sắc



Chợ Đà Lạt- Kiến trúc chữ H

Chợ Đà Lạt được khởi công xây dựng từ năm 1958, được KTS Ngô Viết Thụ chỉnh trang, đặc biệt là thay đổi diện mạo mặt tiền, thiết kế bổ sung cầu bê tông nối từ khu Hòa Bình (khu B) vào chợ lầu (khu A). Chợ Đà Lạt có 3 tầng, là một trong những chợ lầu đầu tiên tại Việt Nam. KTS Ngô Viết Thụ còn thiết kế một công viên trước chợ kéo dài ra tận hồ Xuân Hương, các dãy phố lầu xung quanh chợ, bên hông có bậc tam cấp dẫn lên đường Lê Đại Hành, tất cả tạo thành một quần thể kiến trúc hài hòa, đẹp mắt giữa lòng thành phố. Nhờ đó, nhiều năm nay chợ Đà Lạt là điểm đến thú vị của du khách thập phương.



Chợ Đà Lạt năm 1970






Chợ Đà Lạt ngày nay

Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh- Giảng đường hình chữ U

Mặt chính là tòa nhà Phượng Vỹ được thiết kế theo hình chữ U. Theo KTS giải thích về ý nghĩa của kiến trúc tòa nhà thì thiết kế mặt tiền tòa nhà Phượng Vỹ theo những đường nét của chữ Nông theo Hán tự – 農 – với mỹ ý luôn nhắc nhở chúng ta “Vụ Nông Vi Bản” nghĩa là lấy nông nghiệp làm gốc.

Kiến trúc mặt ngoài dùng đường nét thẳng, mạnh mẽ, vật liệu bằng đá rửa, bên trong sàn dùng đá mài trắng, tường cách âm và ốp chân lambri gỗ.



Mặt chính giữa...



...và phía bên trái tòa nhà Phượng Vỹ

Con trai của KTS Ngô Viết Thụ - KTS Ngô Viết Nam Sơn cũng là một người nổi tiếng trong giới kiến trúc Việt Nam và thế giới. Ông có định hình phong cách riêng, tuy nhiên có rất nhiều tư tưởng ông học tập từ cha mình. Ông tự hào chia sẻ về người cha đáng kính: "Thiết kế của KTS Ngô Viết Thụ thể hiện quan niệm kiến trúc Việt Nam hiện đại, không sao chép các chi tiết của kiến trúc cổ điển, nhưng vẫn hài hòa và mang bản sắc văn hóa dân tộc, hoàn toàn đi theo hướng khác với các đóng góp thiết kế dinh của các KTS danh tiếng cùng thời, trong đó đa số hoặc theo xu hướng kiến trúc cổ điển Pháp hoặc mang nặng ảnh hưởng kiến trúc tôn giáo và cung đình. Ngoài ra, Dinh Thống Nhất đánh dấu sự khởi đầu cho phong cách kiến trúc mang dấu ấn riêng của KTS Ngô Viết Thụ sau này trong các công trình Đại học Nông nghiệp Thủ Đức, Trụ sở Hàng không Việt Nam, Tổ hợp Khách sạn Hương Giang I và II... Trong các tác phẩm của ông, các yếu tố mỹ thuật và kỹ thuật luôn mang tính đổi mới và sáng tạo, nhưng điều quan trọng hơn, mỗi tác phẩm đều ẩn tàng một bản sắc độc đáo và triết lý sâu sắc.



KTS Ngô Viết Nam Sơn

Khi thiết kế dinh Độc Lập, nhiều người hiểu sai, cho rằng cha tôi thiết kế riêng cho ông Ngô Đình Diệm. Thực ra không phải vậy, ông xây dựng chung cho những vị nguyên thủ quốc gia, chính vì vậy mà khu ở của thủ tướng không làm gì hết. Ông quan niệm vị trí thủ tướng chỉ là tạm thời. Về mặt phong thuỷ, đa số công trình của các vị vua ngày xưa đều xây dựng theo triết lý bá đạo, tức là làm sao có lợi nhất cho chủ nhân, mà không tính đến chuyện gây hại cho người khác.

Ông áp dụng khoa chiết tự vào thiết kế mặt đứng để nhắc nhở những ai chủ trì tại đó phải có tài đức của một nhà lãnh đạo (chữ Vương, và chữ Tam - tượng trưng cho Nhân, Minh, và Võ đức), giữ vững chủ quyền đất nước (chữ Chủ), đảm bảo tự do ngôn luận của người dân (chữ Khẩu), trung với quốc dân (chữ Trung), và làm sao cho đất nước ngày càng hưng thịnh (chữ Hưng)...

Cha tôi theo quan điểm vương đạo, tức là làm sao cho cộng đồng phát triển tốt, khi cộng đồng phát triển tốt, trong đó sẽ có mình. Nhiều người cho rằng trục chính đi thẳng vào dinh là xấu, nhưng cha tôi vẫn làm, và dùng hồ nước để hoá giải. Ông cho rằng làm vua thì phải làm gương, phải đứng ra gánh vác, chiếu không ngay, không ngồi. Tôi tự hào về cha, và ảnh hưởng nhiều về phong cách Á Đông kết hợp với kiến trúc cổ điển Pháp trong các công trình kiến trúc của ông.

Ba tôi chỉ dạy cái thần thái - linh hồn trong một tác phẩm. Ba không bao giờ chỉ tôi vẽ cửa làm sao, vẽ cầu thang như thế nào… Ba dạy tôi chí hướng và cách tư duy ý tưởng, chứ không dạy về kỹ thuật, bởi kỹ thuật thì có giới hạn. Tôi hầu như học kỹ thuật ở trường.

Khi hai cha con đi chơi với nhau, khi nhìn thấy một công trình, ba tôi sẽ nói dấu ấn làm nên thần thái của công trình là gì. Điểm này được, điểm này chưa được và tại sao? Ba tôi thường bắt cái tinh thần của một tác phẩm để nói với tôi hơn là đi vào chi tiết kỹ thuật. Bởi vì chi tiết thì qua thời gian có thể thay đổi. Còn tinh thần cốt cách của tác phẩm thì bền lâu hơn.

Càng về sau thì tôi càng thấy cách dạy của ba tôi là đúng. Vì nếu tôi học từ ba cách vẽ kiến trúc thời đó, có lẽ thời nay không còn phù hợp.Vì mỗi thời, mỗi thế hệ có cách diễn đạt, đường hướng và gu thẩm mỹ riêng".

Ngoài kiến trúc, ông còn chứng tỏ năng lực xuất sắc của mình trong lĩnh vực hội họa với các bức tranh nổi tiếng Thần tốc, Hội chợ, Bến Thuyền, và bộ tranh Sơn hà cẩm tú. Bộ tranh này và được treo trong Dinh Độc Lập, gồm có 7 bức, mỗi bức dài 2 m và rộng 1 m. Ông tổ chức nhiều triển lãm cá nhân về quy hoạch, kiến trúc, điêu khắc, và hội họa, trong đó có triển lãm tại Tòa Đô chính (Năm 1960), tại Nhà Triển lãm Công viên Tao Đàn (Năm 1963) và tại Viện Kiến trúc Philippines ở Manila (Năm 1963), triển lãm lưu động tại Viện Smithsonian và một số thành phố khác tại châu Âu (Hàn lâm viện Pháp tại Rome và Paris năm 1956, 1957, 1958) và tại Mỹ (Năm 1963).



Một trong 7 bức của bộ tranh Sơn hà cẩm tú được treo ở Dinh Độc Lập



Tranh sơn dầu vẽ hoa ngày Tết năm 1972




Ngõ Trúc

Ông cũng là một nghệ sĩ điêu khắc (Tác phẩm điêu khắc kim loại đặt trước toà đô chánh, nay không còn), và sành sỏi các loại nhạc cụ dân tộc như đàn nguyệt, đàn tranh, đàn kìm và sáo, và là một nhà thơ có tài, để lại hàng trăm bài thơ và bài viết.

Một số công trình ấn tượng khác của KTS Ngô Viết Thụ

Nhà thờ chính tòa Phủ Cam

Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam (Phường Phước Vĩnh, Thành phố Huế) là một trong những nhà thờ to lớn, nổi tiếng và lâu đời nhất tại Huế. Nhà thờ có lịch sử từ năm 1682, khi đó được dựng bằng tranh tre. Đến đầu thế kỷ 20, nhà thờ đã trở thành một công trình bằng đá chắc chắn. Nhà thờ có mặt bằng xây dựng mang dạng thánh giá, đầu hướng về phía Nam đuôi hướng Bắc. Nhà thờ có kết cấu theo kỹ thuật xây dựng hiện đại nhưng phần trang trí vẫn theo nghệ thuật cổ điển của phương Tây. Lòng nhà thờ rộng, có thể chứa được 2.500 người đến dự lễ. Nhìn tổng thể, kiến trúc nhà thờ Phủ Cam toát lên vẻ thanh thoát nhẹ nhàng với điểm nhấn là hai đỉnh nhà thờ vút cao, vừa giàu tính nghệ thuật, vừa mang vẻ uy nghiêm của nơi thực hành tôn giáo...









Viện nguyên tử Đà Lạt (Nay thuộc viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam)








Đây là lò phản ứng duy nhất ở Đông Dương do KTS Ngô Viết Thụ thiết kế.

Thiết kế chính là lò phản ứng ở giữa, xung quanh là các phòng làm việc của viện hình vòng cung.


Trường Đại học Sư phạm Huế






Lối kiến trúc độc đáo với giảng đường hình chữ Y

Nhà thờ Bảo Lộc







Bản vẽ thiết kế Việt Nam Quốc Tự









Bùi Mỹ Trang sưu tầm

Apr 23, 2019

Chia buồn cùng Anh Bằng và tang quyến

Đươc tin buồn

Phu quân của Anh Bằng



Guise Bosco Lâm Hiệp Phước

vừa về với Chúa tại Vancouver USA
hưởng dương 64 tuổi





Các bạn đồng niên cùng ĐSTV 6370 xin thành kính chia buồn cùng Anh Bằng và tang quyến. Nguyện xin anh linh Giuse Bosco Hiệp Phước được hưởng nhan thánh Chúa  nơi cõi Thiên Đàng

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU 


**************************


Các bạn TV 63 70 thương mến , 

Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn đã gửi mail , gọi điện thoại thăm hỏi , an ủi , chia buồn với Anh Bằng... 

Anh Bằng rất xúc động trước những tấm lòng chân thành quảng đại của các bạn . Nhất là với những kỉ niệm thời xa xưa của chúng ta , mà như là tất cả tụi mình đều có giữ lại ở một góc nào đó trong từng mỗi trái tim . Để rồi đến lúc tình cờ gặp chuyện hơi buồn , kỉ niệm đáng yêu xưa được nhắc lại . Thật là êm đềm ! phải không Kiều Nga .... 

Một lần nữa , AB rất cám ơn sự quan tâm , an ủi , chia buồn của các bạn . Giờ thì mọi việc đã xong , AB và các cháu chỉ xin nhận nơi các bạn ít lời cầu nguyện cho linh hồn Giuse Bosco , ngoài ra là không dám nhận thêm bất cứ gì , mong các bạn hiểu cho AB và gia đình . 



Cám ơn các bạn thật nhiều
Anh Bằng .

Apr 15, 2019

GIẾNG HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC CHO THÂN MẪU BẠN ĐOÀN KIỀU NGA



Các bạn thân mến,

 Theo thông lệ của nhóm, Tâm đã đại diện các bạn Trưng Vương 6370 để làm một cái giếng, trước là để chia buồn với bạn Đoàn Kiều Nga cùng gia đình, đồng thời cũng để hồi hướng công đức cho thân mẫu bạn.



 Tuy đã quá vãng nhưng mỗi ngày hương linh Cụ Mẹ vẫn có thể tiếp tay với Trời Phật để ban phát nguồn nước trong sạch cho đồng bào nghèo khó, và tự tạo thêm được ít nhiều phúc đức...

 Các bạn và Tâm xin thành thật chia buồn cùng Kiều Nga và gia đình một lần nữa. Cầu xin cho hương linh Cụ Mẹ Diệu Trì Võ Minh Quảng được sớm tiêu sinh tịnh độ. 

 Thành kính phân ưu.

Các bạn Trưng Vương 6370



Apr 11, 2019

Những điều người già nên tránh - BS Nguyễn Văn Đức

Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lão hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổi cần phải lưu tâm đề phòng.


1. Không nên tập luyện vào lúc sáng sớm
Ta vẫn có quan niệm cho rằng tập luyện vào buổi sáng là tốt vì không khí trong lành. Điều đó không đúng. Vì từ 4-6 giờ sáng theo quy luật của đồng hồ sinh học của người già thân nhiệt đang cao, huyết áp tăng, thận thượng tuyến tố cũng cao gấp 4 lần buổi tối, nếu vận động mạnh, chạy hoặc đi bộ nhiều gặp gió lạnh, tim dễ ngừng đập. Đã có không ít cụ đi bộ buổi sáng sớm về ra mồ hôi, tắm xong huyết áp tăng đột ngột, đứt mạch máu não, đột quỵ luôn. Tốt nhất là nên tập vào chiều tối, tuy không khí không được thanh sạch như sáng sớm nhưng an toàn hơn nhiều.

2. Đang ngủ không nên trở dậy vội vàng
3. Không nên ngoái đầu một cách đột ngột
Người già mạch máu thường xơ cứng, thành mạch dày hẹp và đàn hồi kém. Nếu đột nhiên quay ngoắt đầu về phía sau, mạch máu ở cổ bị chèn ép, động mạch vốn đã hẹp bị chèn ép lại càng hẹp hơn cộng thêm thần kinh giao cảm bị kích thích mạnh làm mạch máu co lại, máu lưu thông chậm làm não thiếu máu cục bộ, thiếu ôxy nên bị choáng, hoa mắt, chóng mặt, có người đã bị ngã. Vậy đang đứng hoặc đang đi có ai gọi từ phía sau, chớ có quay ngoắt đầu lại ngay mà nên quay chầm chậm. Tốt nhất là xoay cả người lại, tránh chỉ quay đầu.

4. Không nên đứng co một chân để mặc quần
Xương của người già thường bị xốp do thiếu canxi. Nếu không bị xốp thì xương cũng giòn. Khi mặc quần mà đứng co chân để xỏ từng chân vào ống quần dễ bị ngã do mất thăng bằng hoặc do vướng vào quần. Người cao tuổi đã ngã thì dễ gãy xương, dập xương. Khi mặc quần tốt nhất là nên ngồi trên ghế hoặc trên giường. Trong nhà tắm nếu không có chỗ ngồi thì phải dựa mông vào một bên tường để giữ thăng bằng cho khỏi ngã. Nhiều người bị ngã gãy xương ống chân, dập xương chậu vì đứng co chân mặc quần.

5. Không nên quá ngửa cổ về phía sau
Có lần một ông già đã về hưu cạnh nhà tôi, sức khỏe tốt, khi ăn tối xong ngồi nghỉ trên ghế tựa có lẽ do mỏi cổ nên ông đã ngửa cổ về phía sau hơi quá nên bị xỉu luôn. Khi con cháu biết thì nửa người bên phải của ông đã bị liệt, nước mũi nước dãi chảy ròng ròng và không nói được nữa, phải đưa ngay vào viện. Trường hợp này là do gần mạch máu nơi cổ có nhiều đốt xương, bình thường giữa các đốt có chất nhờn bôi trơn nhưng về già chất bôi trơn kém đi, các đốt xương trở nên sắc cạnh. Khi ngửa cổ ra phía sau quá giới hạn cho phép, phần xương sắc cạnh đó làm tổn thương đến mạch máu, hạn chế lượng máu đưa lên não gây ra thiếu máu não làm ngất xỉu. Vì vậy, người già khi ngồi ghế tựa không nên ngửa cổ quá mức về phía sau.

6. Không nên thắt dây lưng quá chặt
Vùng bụng quanh dây lưng là nơi gần dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng và hậu môn. Dây lưng mà thắt chặt quá sẽ chèn ép các mạch máu bụng, cản trở máu lưu thông, đoạn trực tràng gần hậu môn có thể dễ bị lòi ra ngoài khi đi đại tiện mà ta thường gọi là lòi dom. Dây lưng thắt chặt, dạ dày, ruột non luôn ở trạng thái chịu sức ép ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Vì vậy, không nên thắt chặt dây lưng và tốt nhất là dùng dây đeo quần qua vai, tiếng Pháp gọi là Bretel (bờ rơ ten). Bình thường ở nhà chỉ nên mặc quần ngủ lồng chun, không nên mặc quần âu cứ phải thắt dây lưng làm bụng luôn bị gò bó.

7. Khi đi đại tiện không nên rặn quá mức
Táo bón là hiện tượng thường gặp ở người già. Tâm lý khi đi đại tiện không ai muốn ở lâu trong nhà vệ sinh nên thường muốn rặn mạnh để đi cho nhanh nhưng nếu rặn quá sức, mặt mũi đỏ gay rất nguy hiểm. Các khảo nghiệm về y học đã cho biết khi rặn mạnh dễ giãn tĩnh mạch ở hậu môn gây chảy máu nhưng điều quan trọng hơn là huyết áp sẽ tăng có thể dẫn tới tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Để đỡ phải rặn khi đi ngoài, người già cần ăn nhiều rau quả, chuối, khoai, uống nhiều nước để chống táo bón.

8. Không nên nói nhanh, nói nhiều
Một số nhà khoa học Mỹ phát hiện khi ta nói chuyện bình thường dù chỉ là chuyện vui nhẹ nhàng, các tế bào trong cơ thể vẫn chịu tác động và ảnh hưởng tới huyết áp. Thử nghiệm khoa học với 100 người mỗi người đọc 2 trang tài liệu với tốc độ nhanh chậm khác nhau. Kết quả cho thấy người đọc tốc độ vừa phải thì huyết áp, nhịp tim bình thường. Người đọc nhanh quá, đọc liến thoắng thì lập tức huyết áp tăng, nhịp tim tăng nhưng khi đọc thong thả trở lại, huyết áp, nhịp tim lại giảm xuống. Qua đó ta thấy người già nên nói ít, nói chậm thì có lợi cho sức khỏe. Những cụ nào bị bệnh tim mạch, bị huyết áp càng phải nói chậm, nói ít.

9. Không nên xúc động
Đối với người già mạch máu đã lão hóa nếu xúc động mạnh, quá giận dữ hoặc quá vui dễ bị nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não. Do đó, người già không nên xúc động tránh mọi sự tức giận, buồn phiền mà cần sống thanh thản, hòa nhã, vui vẻ, bỏ qua hết mọi chuyện, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe.
Có một câu nói rất hay: "Đừng để chết vì thiếu hiểu biết". Vì thật ra đã có rất nhiều người chết vì thiếu hiểu biết kể cả những người còn trẻ. Qua sự hiểu biết ít ỏi của bản thân, qua kinh nghiệm cuộc sống và qua tham khảo các tài liệu y học mới nhất của nước ngoài, mong rằng với bài viết ngắn này sẽ giúp các bậc cao niên sống lâu, sống khỏe, sống vui tăng thêm nhiều tuổi thọ./.


BS Nguyễn Văn Đức

Anh Thư sưu tầm

Apr 9, 2019

TẢN MẠN VỀ BIA

TẢN MẠN VỀ BIA
Lại một tình cờ đã đưa tới sự khám phá ra cách chế biến món nước “Tinh Thần”, uống cho tới tận cùng say xỉn này.


Truyền thuyết kể lại là cách đây trên mươi ngàn năm, một cô bé đang ăn miếng bánh mì khô uống với ly nước lạnh, thì có bạn gọi đi chơi trò nhẩy dây. Cô ta ném miếng bánh vào ly nước, để trên mặt bàn rồi chạy ra ngoài. Đó là miếng bánh cũ bỏ quên trong cặp sách đã lâu, có bám bụi xanh.

Mấy ngày sau bà mẹ dọn bàn thấy ly nước trong trong, có mùi thơm thơm. Đang khát nước, bà bèn uống. Một lúc sau cảm thấy trong người sảng khoái, lên tinh thần. Bà khoe với ông chồng và ngỏ ý muốn có thêm. Chiều vợ, ông chồng làm nước đó cho vợ và gia đình.

Lối xóm bắt chước và thiên hạ cũng làm theo. Thế là Bia ra đời.



Anh ngữ gọi là Beer, Pháp ngữ là Biere từ chữ Latin “Bibere” nghĩa là Uống.

Người Việt ta phiên âm là LA DE từ chữ La Biere cho tiện việc sổ sách..

Tiếng Đức Baere, từ chữ Barley là loại lúa mạch dùng nhiều nhất để làm la de.

Trung hoa gọi bia là Ty tửu vì có ít ethanol.



Theo các nhà khảo cổ, thì la de được dân chúng thành phố Babylon chế ra đầu tiên một cách khá quy mô, cách đây trên 6000 năm. Họ ngâm nước cho hạt lúa mạch lên mốc xanh, nghiền nát, trộn với nước, để dăm ngày rồi uống. Khi đó, la de rất được dân chúng ưa thích, mà khả năng biến chế giới hạn nên các Lãnh Chúa bèn đặt chế độ khẩu phần. Dân lao động chỉ được mỗi ngày hai lít, công nhân viên nhà nước ba lít, quan chức cao cấp và quý ngài tu sĩ năm lít.




Từ Ai Cập, la de lan tràn ra các nước khác và được phổ thông trước khi nho được trồng làm rượu vang, vào thời kỳ đế quốc La Mã. Con dân đế quốc coi la de như thứ nước uống của người man di, còn họ uống thứ nước dành cho Thần Linh, ấy là rượu vang.
Cũng nên nhắc là việc nấu la de, theo luật đời xưa, là việc làm của nữ giới. Đến sau Thiên Chúa giáng sinh thì la de được đưa vào thị trường thương mại, ai mua cũng được.

Chuyện này cũng có lý do. Vì đã có một thời kỳ, làm la de được các tu viện hầu như dành quyền ưu tiên chế biến và là nguồn lợi tức đáng kể cho cơ sở tôn giáo. Ngoài lợi tức, các tu sĩ còn muốn tự do dùng la de chung với thực phẩm ngon mà họ được cung cấp. Đồng thời la de không bị cấm trong thời gian ăn chay, nên các ngài tự do dùng và mỗi tu sĩ được chia tới 5 lít một ngày.

Chỉ sau thời kỳ Cải Cách giáo hội Thiên Chúa Giáo La Mã, đưa đến sự thành lập các giáo hội Tin Lành vào thế kỷ 16, sự ưu đãi độc quyền làm bia này cho tu viện mới được bãi bỏ. Bia được các nhà sản xuất thương mại trách nhiệm.



Nhưng phải công nhận là nhờ kiến thức của các tu sĩ mà kỹ nghệ làm bia tiến bộ rất nhiều, từ việc một miếng bánh rơi vào ly nước tới những máy móc, tuy thô sơ, nhưng mau lẹ, làm được nhiều lại an toàn vệ sinh, có phẩm chất ngon hơn.

Kỹ nghệ sản xuất bia thực sự cải thiện vào đầu thế kỷ thứ 19 với sự sáng chế ra máy hơi của James Watt và hệ thống làm lạnh của Carl von Linde. Trước đó, bia thường được làm vào mùa Đông, thuận tiện cho sự lên men của bánh. Từ khi khám phá ra hệ thống làm lạnh, bia được sản xuất quanh năm. Đầu máy hơi nước của James Watt giúp sự sản xuất bia từng loạt với số lượng nhiều hơn.




Trong việc làm bia, nhà bác học Pháp Louis Pasteur cũng cống hiến một khám phá quan trọng: Đó là sự tìm ra những nấm lên men mà ông đã trình bày trong nghiên cứu tựa đề “ Etude de la Bierre”, vào năm 1876. Nhờ khám phá này mà ngày nay ta đã nuôi được men và dùng rộng rãi trong kỹ nghệ làm bia và rượu vang.

Một khoa học gia khác người Đan Mạch, Christian Hansen, đã thành công trong việc tách một thứ nấm, trồng trong dung môi dinh dưỡng và dùng hàng loạt vào việc lên men lúa mạch để làm bia.

Làm bia

Muốn có một lon bia, ta cần bốn vật liệu chính yếu: Nước, ngũ cốc, men và cây Hoa Bia (Hop= Houblon).

A_ Ngũ cốc



Bia có thể được làm từ gạo (Việt Nam,Trung Hoa Nhật Bản), ngô (Thổ dân American Indian), mì ( Đức wheat), lúa mạch đen ( Nga, ryes) yến mạch ( Oats) nhưng thông thường nhất vẫn là bằng hạt lúa mạch ( Barley) rồi đến lúa mì. Ngô và gạo cho loại bia kém phẩm chất.

Lúa mạch có nguồn gốc từ Châu Á và Ethiopia và là loại ngũ cốc được sản xuất đứng hàng thứ tư sau lúa mì, gạo và ngô. Lúa mạch có lượng carbohydrates khá cao, tới 67% và 13% chất đạm.



Trước hết, mạch được ngâm trong nước độ một tuần cho nẩy mầm đồng thời tinh bột của mạch được chuyển hóa thành đường maltose. Sau đó mạch có mầm được đun chín rồi sấy khô, say khỏi vỏ rồi ngâm trong nước nóng. Đường trong mạch sẽ hòa vào nước cho một dung dịch có vị ngọt.

Dung dịch này được đun sôi khoảng hai giờ để diệt hết vi khuẩn. Đây là lúc mà Hoa Bia được thêm vào để tạo ra vị đắng cho bia.

B_ Hoa bia




Houblon là loại cây leo có hoa mọc thành từng chùm. Hoa được sấy khô để tạo vị đắng cho bia. Đun càng lâu thì chất đắng của hoa bia càng tan nhiều trong nước, bia sẽ đắng hơn.

Nghiên cứu ở Mỹ cho biết cây Hoa Bia có chất chống oxy hóa Antioxidant Prenylated Flavonoids rất tốt để giúp cơ thể giảm nguy cơ bị các bệnh tim, ung thư, sa sút trí tuệ và cao cholesterol.

Dung dịch được để nguội, vớt hết lá hoa bia và cặn bã ra rồi men được thêm vào

C_ Men

Men bia là những nấm nhỏ li ti có khả năng chuyển đổi tinh bột ra đường. Nấm có nhiều trong thiên nhiên.

Hai loại men thường dùng trong kỹ nghệ bia là Sacchromyces cerevisiae nổi lên mặt dung dịch và loại Saccharomyces uvarum, chìm dưới đáy. Mươi ngày sau men sẽ chuyển hóa hầu hết đường maltose và lúc đó ta đã có một lon bia.




Nhưng chưa đủ, muốn có hơi sủi bọt, bia được chuyển vào một bình điều hòa để lên men lần thứ hai và có hơi carbonates.Vì còn vẩn đục, nên bia được lọc.

Bia vô lon hoặc chai được đun nóng ( Pasteurized) để diệt hết các vi khuẩn còn sót và để chặn sự lên men.

Draft bia không đun nóng nhưng phải giữ ở nhiệt độ lạnh cho tới khi dùng để bia thôi lên men. Uống ngay sau khi sản xuất, Draft bia ngon hơn vì trong khi chuyên trở đi xa, sự thay đổi nhiệt chung quanh ảnh hưởng tới phẩm chất của bia.

D_ Nước




Nước dùng để làm bia cũng rất quan trọng.. Nước có nhiều khoáng chất thì bia đắng hơn là nước có ít khoáng chất.

Beer cũng như rượu vang có từ 2-6% Ethanol trong khi đó rượu mạnh như wisky, gin, vodka có tới 45-50% ethanol.

Một vài loại bia

Như đã nói ở trên, bia có thể làm từ lúa mì, ngô, gạo nhưng lúa mạch thường được dùng nhiếu nhất.

Ngay cả làm từ lúa mạch, bia cũng có nhiều loại tùy theo men nổi hay chìm, nhiệt độ và thời gian để mạch lên men, số lượng Hoa bia, thời gian và nhiệt độ nơi cất giữ bia. Theo luật, bia không được có quá 5% chất rượu ethanol.



- Ale nặng hơn beer và dùng men nổi mà beer thì dùng men chìm dưới đáy.


- Bitter là la de có nhiều Hoa bia nên đắng hơn và được dân Anh rất thích.



- Lager cũng là la de nhẹ, mầu lạt, rất phổ thông bên Đức.



- Malt liquor mạnh hơn beer.



- Shandy là hỗn hợp beer với nước chanh (lemonade) hoặc ginger beer)


- Sake của Nhật được chế từ gạo, có nồng độ ethanol từ 14-%, nên thường được gọi là rượu gạo rice wine. Nhưng thực ra sake là một loại beer vì cũng được làm bằng sự lên men của gạo.

Sake không có mầu, không có hơi, hâm nóng uống ngon hơn, trong khi đó beer phải uống lạnh mới đã.

Dinh dưỡng

Về phương diện ăn uống, ngoài nước, bia có một số lượng các chất dinh dưỡng rất khiêm nhường vì đa số đã bị tiêu hủy trong quá trình chế biến.



Một ly 360 cc (12 Oz) cho 140 calories mà 60% là do chất rượu ethyl alcohol của bia; 17mg calcium; 28mg magnesium; 40mg phosphore; 85mg potassium; rất ít Zinc, sinh tố B.

Các chất đạm, chất béo, sinh tố C và sinh tố hòa tan trong chất béo đều có rất ít nên bia được nhiều người coi như chẳng bổ dưỡng gì ngoài một số calories. Chẳng thế mà bác sĩ David Williams của đại học Wales, Anh Quốc đã cổ võ là trong chương trình giảm béo, nên uống nửa lít bia một ngày vì bia có tới 93% là nước lã, không đường, không chất béo.

Bia còn giữ hương vị thơm ngon nếu tiêu thụ trong vòng hai tháng sau khi làm, do đó không nên mua tích trữ quá nhiều và quá lâu. Cất bia ở chỗ mát, không có ánh nắng mặt trời để bia khỏi lên mùi.

Ly để uống bia cần sạch, không vết mỡ vì mỡ làm bia hết bọt.

Cũng không nên uống bia quá lạnh vì nhiệt độ thấp làm giảm mùi thơm của bia.

Bia với Sức Khỏe

Trang báo Forbes ngày 17 tháng 3 năm 2008, tác giả Allison Van Dusen có nêu ra 8 lý do lành mạnh để uống bia, căn cứ vào một số nghiên cứu khoa học. Đó là từ 30-35% ít bị heart attack, tăng chất béo lành HDL, giảm rủi ro máu cục, giảm hóa già, bảo vệ khỏi tử vong vì bệnh tim mạch, tăng trí tuệ giảm Alzheimer, giúp xương chắc mạnh, giảm biến chứng tiểu đưởng.
Nhưng Allison nhấn mạnh ở chữ vừa phải moderation. Vừa phải là 240 cc, ngày hai lần, quý bà thỉ chỉ ½ mà thôi.

Lưu ý là uống bia mãn ngày mãn tháng, lon trước rước lon sau thì hậu quả tai hại cũng nhiều.



Chẳng hạn như trở thành bét nhè nghiện rượu, xơ cứng ung thư gan, ung thư miệng…Ấy là chưa kế phá rối an ninh trật tự công công khi say xỉn, gây gổ hận thù, thân chủ thường xuyên của khám nhỏ khám lớn. Ngoài ra, có nghiên cứu cho là uống vài ly bia/ngày có thể tăng rủi ro ung như nhũ hoa nữ giới.

Thành ra bia không phài là tốt cho mọi người.

Như giáo sư Charlie Bamforth, Đại học California ở Davis, nhắc nhở là không nên coi bia như một dược phẩm. Uống bia vì ý thích nhưng vừa phải là điều cần nhớ.

Nancy Quách sưu tầm