Nov 2, 2018

NGUỒN GỐC ĐỊA DANH MIỀN NAM 2 - Bài khảo cứu của Giáo sư Đoàn Văn Phi Long

NGUỒN GỐC ĐỊA DANH MIỀN NAM 2

GS Đoàn văn Phi Long

Địa danh gốc Cao Miên rất dễ nhận vì thường có nghĩa vu vơ, vô nghĩa, tối nghĩa, sai văn phạm, nữa nạc nữa mỡ. Miền Bắc và miền Trung cũng có trường hợp tương tự như Kẻ Sặt, đảo Ba Lạt, Tam Đảo, Sà Mâu. Có vài chục mạng viết về Nguồn gốc địa danh miền Nam, hầu hết dựa vào các tên thông thường tiếng Khmer như cá, cây tre, tầm ruột, cà ràng v.v. mà quên rằng địa danh Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp là tên thần Hindu, đa số hiện diện ở Angkor Wat và Angkor Thom. Tiêu biểu cho các bài này là bài của Lê Trung Hoa.

Ghi chú: Lời bàn trong hai ngoặc kép (# LTH #) là ý kiến không đúng của Lê Trung Hoa hay tác giả khác. Địa danh có dấu * là khá chính xác.

a. Tên một số tỉnh

Sốc Trăng: Srok Kleang*

chớ không phải là sốc (làng) nuôi nhiều trăng. Ở Angkor Wat, đền Kleang (965-1010) thờ Shiva có một kiểu kiến trúc đặc biệt, còn có tượng hình dương vật (linga) tượng trưng thần Shiva. Thị xã Sốc Trăng có chùa Kleang của người Miên, trên mái ngói có Thần Điêu Garudas biểu tượng của hàng không Indonesia.

# LTH. Theo cố học giả Vương Hồng Sển, đúng ra phải gọi là Sốc Trăng. Sốc Trăng xuất phát từ tiếng Khmer “Srock Khléang”. Srock có nghĩa là xứ, cõi. Khléang là kho chứa vàng bạc của vua. Srock Khléang là xứ có kho vàng bạc nhà vua. Trước kia người Việt viết là Sốc Kha Lăng, sau nữa biến thành Sốc Trăng.Tên Sốc Trăng đã có những lần bị biến đổi hoàn toàn. Thời Minh Mạng, đã đổi lại là Nguyệt Giang tỉnh, có nghĩa là sông trăng (sốc thành sông, tiếng Hán Việt là giang; trăng là nguyệt). Đến thời ông Diệm, lại gọi là tỉnh Ba Xuyên,châu thành Khánh Hưng. Bây giờ trở lại là Sóc Trăng #

Đại Ngãi: T'ngai*, thần Khmer chớ không phải là một địa danh bên Tàu.

Mỹ Tho: Mea To(?), chớ không phải là Mỵ cà Tho tức cô gái tên Tho (Thời Hùng Vương Mỵ là con gái).

Bỏ xứ Gò Công, thẳng xông chợ Mỹ

Đến chốn Saigon làm đĩ nuôi thân

# LTH Mỹ Tho: Người Khmer gọi là “Srock my so” (xứ nàng trắng) #

Cần Thơ: Chang ho*, biến thể của Kanthor* hay Yukanthor* hay Kantoli*

Cần Thơ là tỉnh

Cao Lãnh là quê

Anh đi lục tỉnh bốn bề

Mảng lo buôn bán không về thăm em

Đây là tên hải cảng cổ rất quan trọng của đế quốc hàng hải Srivijaya ở Nam Dương khoảng 441 AD (trang 47 của quyển A History of South-East Asia D.G.E. HALL).

Khi đế quốc Funan tan rã, đế quốc hàng hải Srivijaya phát triển tại phía tây Nam Dương vào thế kỷ thứ 5AD, buôn bán với Trung Hoa, Ấn Độ, Tích Lan và Đông Dương. Hải cảng quan trọng nhất là Kantoli ở Nam Dương. Nam Vang hiện nay có đường Yukanthor.

# Có nhiều giải thích theo nghĩa thông thường

-Theo wikipedia: Khi đối chiếu địa danh Cần Thơ với tên Khmer nguyên thủy của vùng này là Prek Rusey (sông tre), không thấy có liên quan gì về ngữ âm, người nghiên cứu chưa thể vội vàng kết luận là Cần Thơ là một địa danh hoàn toàn Việt Nam và vội đi tìm hiểu căn cứ ở các nghĩa có thể hiểu được của hai chữ Hán Việt "cần" và "thơ".

- Người khác: Cần Thơ tiếng Khmer ព្រែកឫស្សី / Prêk Rœ̆ssei /, rạch tre.

ព្រែក ( n ) [prɛɛk]: kênh, rạch, sông

ឫស្សី ( n ) [rɨhsəy]: cây tre

-Một người khác: Khi đối chiếu địa danh Cần Thơ với tên Khmer nguyên thủy của vùng này là Prek Rusey (sông tre), không thấy có liên quan gì về ngữ âm, người nghiên cứu chưa thể vội vàng kết luận là Cần Thơ là một địa danh hoàn toàn Việt Nam và vội đi tìm hiểu căn cứ ở các nghĩa có thể hiểu được của hai chữ Hán Việt “cần” và “thơ”. Cần Thơ không phải là từ Hán Việt và không có nghĩa. Nếu dò tìm trong hướng các địa danh Việt hóa, người nghiên cứu có thể thấy ngữ âm của Cần Thơ rất gần với ngữ âm của từ Khmer “kìntho”, là một loại cá hãy còn khá phổ biến ở Cần Thơ, thông thường được gọi là cá sặc rằn, nhưng người ở Bến Tre vẫn gọi là cá “lò tho”. Từ quan điểm vững chắc rằng “lò tho” là một danh từ được tạo thành bằng cách Việt hóa tiếng Khmer “kìntho”,người nghiên cứu có thể sưu tầm các tài liệu về lịch sử dân tộc, về sinh hoạt của người Khmer xa xưa trong địa phương này, rồi đi đến kết luận là địa danh Cần Thơ xuất phát từ danh từ Khmer “kìntho”

-Lại thêm một người khác: Ngày xưa là vùng đất của người Khmer và có tên là Prek Rưsây – sông tre. Người Khmer gọi Cần Thơ là Sróc Cơn-thô: cá sặc rằn là “Kần tho” (có nhiều ở vùng này). Người Bến Tre gọi là cá Lò tho”

- Chính Petrus Trương Vĩnh Ký là người đưa ra thuyết này Trong Tiểu Giáo Trình Địa Lý Nam Kỳ, ông đã công bố 1 danh sách đôi chiếu 187 địa danh Việt Miên ở Nam Kỳ, như Cần Giờ là Kanco, Gò Vấp là Kompăp, Cần Giuộc là Kantuọc và Sài Gòn là Prei Nokọr #

Bạc Liêu: Bâ Kew(?) chớ không phải tiếng Hán chỉ xứ Liêu Đông ở bên Tàu. Ở đây có công tử Bạc Liêu vang bóng một thời, phân nữa dân Bạc Liêu là Triều Châu

Bạc Liêu là xứ quê mùa

Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu

# LTH Bạc Liêu: Pooeu, nghĩa là cây lâm vồ (cây bồ đề) #

Rạch Giá: Preah Chas* hay Kramuon Sâr*, tùy người viết vì do người Miên dùng chữ Latin không theo qui tắc nhất định như tiếng Việt.

# Theo một giả thuyết thì Rạch Giá là do người Triều Châu đặt là Sạch xế, tiếng Hán Việt là Thạch Xa tức Xe Đá. Nhưng làm gì có xe bằng đá, đâu phải là nơi cư trú của người tiền sử trong truyện hoạt họa The Flinstone?#

# LTH Rạch Giá hỗn hợp Khmer-Việt. Rạch bắt nguồn từ tiếng Khmer prêk (dòng sông nhỏ); giá là “cây bụi nhỏ vùng nước mặn, có nhiều mủ trắng độc, ăn da”. Rạch Giá là “rạch chảy qua vùng có nhiều cây giá #

Sa Đéc: P'sa Dek* hay Sandek*. Ở Nam Vang có đường mang cả hai tên này, p'sa là chợ. Bà Năm Sa Đéc thì ai cũng biết và thời Tây nơi đây đèn đóm sáng choang

Đèn nào sáng bằng đèn Sa Đéc Gái nào đẹp bằng gái Nha Mân Anh thả ghe câu lên xuống mấy lần Thương em đứt ruột, nhưng tới gần lại run

# LTH Sa Đéc (Đồng Tháp) xuất phát từ “Phsar đek”, phsar là chợ, dek là sắt–chợ (bán) sắt #

Châu Đốc: Châu Toch* chớ không phải châu của ông Đốc phủ nào đó. Vùng Châu Đốc có nhiều người Chàm gọi là Chà Châu Giang, hiện thời vẫn còn theo mẫu hệ.

Ngó lên Châu Đốc vàm Nao

Thấy buồm em chạy như dao cắt lòng

Gần đấy, phía bên Miên có Prek Toch (Prek là rạch, sông nhỏ).

# LTH Châu Đốc: (An Giang) Khmer: “moát chrúc” = miệng heo #

Cà Mau: Tà Khmau*, Hắc thần Hindu, mặt đen xì, đen hơn cả màu đen.

# LTH Cà Mau là sự Việt hoá của tiếng Khmer “Tưck Khmau”, có nghĩa là nước đen #

Mỹ Lồng: Mebong* tên thần Hindu

# LTH Mỹ Lồng thuộc huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Tiếng Khmer : Srok Mi Lôn = xứ, xóm của nàng tên Lôn #

Núi Sam Châu Đốc: Núi Cham*

Sam không phải là con sam ở biển, con đực đeo dính như sam vào con cái hoặc cái đuôi sam, mốt nhà Mãn Thanh. Sam chỉ là một cách viết khác của Cham. Người Mã Lai gọi người Chàm ở Mã Lai là Cham cũng như người Miên gọi người Chàm là Cham, Kampong Cham là vũng Chàm. Như vậy núi Sam là núi Chàm, một ngọn núi thiên hạ đồn là linh thiên.

Vàm Nao: Spean Tnaot* hay Peam Tnout*

Tên các vùng khác: Được phân chia ra nhiều loại như sau:

b. Bà : Tôn giáo toàn thế giới có rất ít nữ thần, chỉ lai rai vài vị so với hàng ngàn nam thần. Thế nhưng lại có rất nhiều địa danh mang tên bà, kể cả ở miền Bắc như Bà Đậu, Bà Dâu, Bà Đáng có tượng hình dung cổ quái, trông rất dữ dằn, giống ông hơn bà. Thực sự Bà không phải là bà mà là ông Tà hay một cái gì khác.

Châm ngôn có câu: “Đàn bà cần đàn ông cũng như con cá cần cái xe đạp”

Bà Rịa: Thần Băt Prea hay Barrays là đập nước.

Tân Đường Thư (651-655) viết “ Bà Lỵ ở phía nam Chiêm Thành và ở Phía nam có nước Thù Nại (Đồng Nai hay Nông Nại) bị Chiêm Thành thôn tính“ Như vậy sau khi đế quốc Phù Nam tan rã, nhiều tiểu quốc đã dành được độc lập như Bà Rịa, Đồng Nai, Chiêm Thành, Hạ Lào. Về sau đế quốc Khmer thống nhất lại thành một mối. Tên có ít nhất thời nhà Đường nên Đồng Nai, Bà Rịa phải là từ phiên âm tiếng Khmer chớ không lẽ người Miên biết rành tiếng Việt và tiếng Tàu. Mà dẫu cho có biết sao họ không đặt tên tiếng Miên mà đặt tên ngoại quốc. Vậy mà không ai nghĩ ra và cố gắng giải thích bằng tiếng Việt!

Có người còn sáng tác có đầu đuôi hẳn hòi là Bà Rịa vốn là người Phú Yên theo gia đình vào Nam năm 1680. Năm 1698 Chưỡng cơ Nguyễn Hữu Cảnh đem quân đến Phước Lễ và vùng này bị lụt lội cuốn trôi hết đường sá cầu cống. Bà Rịa qui động dân chúng tu sữa nên được chúa Nguyễn sắc phong. Năm 1759 Bà Rịa qua đời để lại 300 mẫu đất chia cho dân chúng nên dân nhớ ơn đặt tên là đất Bà Rịa. Ai đặt giả thuyết này chắc là chưa đọc đoạn trên của Tân Đường Thư, không biết tên Bà Rịa có ít nhất vào thời nhà Đường và là tiếng Khmer.

Vũng Tàu chắc chắn là tiếng Việt và là nơi để tắm biển. Có lúc lại là một trong những nơi rất thuận tiện dùng để vượt biên. Dân ở đây chuyên canh me, mỗi đêm cả xóm đánh cá canh chừng. Dân lạ tối đến đi ngoài là cả xóm đều thức giấc hết.

Xin kể chuyện hai anh khờ mướn một chiếc thuyền đi câu ở Vũng Tàu và câu được một số cá. "Chúng ta hãy đánh dấu nơi này", một anh đề nghị và hai người sơn một dấu chéo 'X' dưới đáy thuyền. Nhưng một anh nói, "Không được đâu, kỳ tới có thể chúng ta không mướn được cùng chiếc thuyền này"

c. Kampong: Tiếng Việt là bến, cửa sông, vũng, vàm, hàm, tầm phong. Peam cũng biến thành vàm.

Kampong Chhnăng có nghĩa là Bến đồ gốm (port of pot, chhnăng day là đồ gốm).

Tân Thuận, Tầm phong Long, Hàm Luông: Kampong luang* có nghĩa là bến lớn. Có người tưởng lầm luang là vua nên đặt tên là Bến Ngự?

Vàm Láng: Piam Kleang*, piam là vàm còn Kleang là tên thần Hindu

Cũng trũng, cũng gò, cũng rẫy, đồng

Một bề biển lớn, ba bề sông

Bèo theo nước cuốn qua Vàm Láng

Nắng mở đường lên họp Chợ Giồng

Thế sự nếu dồn cơn nước nổi

Tình quê xin thắp bóng đèn chong

Ruộng biền, muối mặn đời thanh đạm

Dấu giữa phù hoa, há lạt lòng

# -Học giả Sơn Nam cho láng là nước đen láng! Nhưng Vàm Láng nước đâu có đen

- Một học giả khác cho Vàm Láng là địa điểm ven biển ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Vàm Láng nửa Khmer nửa thuần Việt. Láng là chỗ ngập nước, ở đây là Láng Lộc. Láng Lộc do láng ở gần rạch Cần Lộc. Vậy vàm Láng Lộc rút gọn thành Vàm Láng. Lộc ở đây có người cho rằng do có nhiều hươu nai sinh sống trước kia #

Lời bàn: Các địa danh hầu hết là tiếng Khmer thì làm sao giải thích theo nghĩa tiếng Việt cho được?

Chợ Rẫy: S’rice*

Rẫy là do tiếng Miên s'rice có nghĩa là lúa gạo. Tiếng Anh rice cũng do s'rice mà ra, ai bảo Khmer còn chậm tiến? Nhà thương Chợ Rẫy có thể ngày xưa nơi này là chợ ở giữa đồng lúa hoặc là chợ buôn bán gạo. Lúa không phải phát xuất từ bên Tàu hoặc Ấn Độ như nhiều học giả Ta và Tây đã nhầm lẫn. Lúa có nguồn gốc từ một loại lúa hoang độc nhất vô nhị trên thế giới, đó là lúa ma ở Đồng Tháp Mười, tự động mọc và lớn rất nhanh theo con nước nổi.

Vàm cỏ: Piam Chho*, piam là vàm còn Chho là tên thần Hindu

Sông Vàm Cỏ phát xuất từ Campuchia, gần làng Prei Chho bên bờ sông Mekong

Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy

Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng

Ai về Mỹ Thuận Tiền Giang

Có thương nhớ gã đánh đàn năm xưa

# LTH Sông Vàm Cỏ bắt nguồn từ tiếng Khmer “piăm vaïcô”, nghĩa là “vàm (piăm) đánh/lùa (vaï) bò (cô). Điều này cho biết sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây chính là con đường lùa trâu bò thuở xưa #

Trâu bò lùa xuống sông nước chảy xiết thì chết đuối cả bầy là cái chắc.

Vũng Thơm: Kampong Soâm*. Từ này cũng có thể phát sinh ra Sầm Sơn ở Thanh Hoá bởi vì Sầm Sơn không có nghĩa gì rõ rệt trong tiếng Việt nên đây phải là một từ ngoại quốc, có thể là tiếng Khmer Kampong Thom hay tiếng Chàm. Chẳng lẽ Sầm Sơn là mầu sơn tối sầm? Nói đến sơn lại nhớ đến chuyện anh cả đẩn:

Một anh nhận được một cái job là sơn một lằn trắng ở một xa lộ mới mở. Ngày đầu, anh ta sơn được 6 cây số; ngày thứ hai, anh ta sơn được 3 cây; trong ngày thứ ba được ít hơn một cây.

Anh cai không vừa lòng :” Anh sơn theo kiểu nào mà càng ngày càng ít đi như vậy?”

“Vì càng ngày tôi càng xa lon sơn!”

d. Cần

Cần Giờ: Cantho?

Giặc Tây đánh đến Cần Giờ

Bậu đừng thương nhớ đợi chờ uổng công

# LTH Cần Giờ vốn có nguồn gốc từ tiếng Khmer Kầnchoeu nghĩa là cái thúng? #

Cần Đước: Kan Toek*

# LTH Có gốc từ tiếng Khmer là andoek tức là con rùa dạng trung bình. Chắc hẳn thời xa xưa có rất nhiều rùa sống ở đây? #

Cần Giuộc: Kan Tuot*

e. Trà

Trà Vinh: Tên xưa là Trà Vang, do Tra Venh hay Trapeang Venh* mà ra.

# LTH - Xuất phát từ “prha trapenh” có nghĩa là ao linh thiêng. (phải chăng là “Pría tropeng – ao Phật?)

-Giải thích khác “Theo wikipedia: Trà Vang hoặc Trà Vinh xuất phát từ âm Khmer /Préah Trapéang/ có nghĩa là nơi tìm được tượng Phật bằng đá trong ao nước. Sự tích này không biết có từ bao giờ, năm đó, trong một trận nước lụt dân làng thấy một tượng Phật trôi tấp vào bờ ao, liền rước về một gò cao, cạnh đó xây chùa thờ phượng. Chùa được đặt tên Bodhisalareaj, nay gọi là chùa Ông Mẹt, tên vị sư cả đầu tiên. /Trapéang/ được Hán Việt hóa thành âm /Trà Văn/, sau bị nói trại thành Trà Vinh. Trong Monographie de la Province de Trà Vinh (1903) ở trang 6 và trang 34, có chép chuyện ao tên Préah Trapéang. Có một ông hoàng Chân Lạp chạy nạn, đến đây thuyền bị chìm, nhờ Phật độ nên thoát hiểm. Quốc vương lập chùa thờ Phật để tạ ơn, trong chùa có một cái ao to. Ao này nay vẫn còn ở xã Đôn Hóa (làng Lương Sa/ Luông Sa)

- LTH Chữ ព្រះត្រពាំង / Preăh Trâpeăng /, ao Phật.

* ព្រះ ( adj ) [preah]

o thần linh

o Đức Phật

o vua quan

* ត្រពាំង ( n ) [trɑpeaŋ]: ao, hồ, đầm #

Trà Ôn: Kra Ôm*, quê hương của vua sáu câu vọng cổ Út Trà Ôn.

Trong một nhà hàng, một người nhỏ thó rụt rè chạm tay vào cánh tay một người đang khoác lên một cái áo ba đờ su và nói "Xin lổi, có phải ông là Út ở Trà Ôn, chủ của cái áo khoát nầy không?"

"Không, không phải", người kia trả lời.

"Ờ hớ, tôi là Út ở Trà Ôn"

Trà Cú, Trà Khúc: Ta Kuk* trùng tên với Pleiku.

Địa danh miền Nam thường được giải thích bằng tên thông thường hằng ngày như dưới đây:

# Nguồn gốc địa danh Trà Cú

-Theo wikipedia:

Trà Cú là một huyện duyên hải thuộc tỉnh Trà Vinh. Huyện có đông đồng bào Khmer nhất tỉnh, chiếm 60% dân số so với dân số toàn huyện, chủ yếu sinh sống ở các xã vùng sâu, vùng xa. Trung tâm của huyện là thị trấn Trà Cú.

Tiếng Khmer gọi Trà Cú là ថ្កូវ / tkəv, thkuv /, cây gáo trắng -Theo blogcaycanh.vn

Cây gáo, còn được gọi là cây thiên ngân, và một số loài như gáo trắng, gáo vàng, gáo tròn, là cây gỗ thường xanh thuộc họ cà phê Rubiaceae.

* Cây Gáo trắng, Gáo tàu, Cà tôm, Cà đam, danh pháp khoa học là Neolamarckia cadamba, nhiều tài liệu sử dụng tên Anthocephalus chinensis. Cây gáo trắng tại Ấn Độ gọi là Kadamba hoặc Kadam tree, là một loài cây linh thiêng.

* Cây Gáo vàng hay gáo nam, Nauclea orientalis

* Cây Gáo tròn là loại cây mọc hoang ở trong rừng thuộc cây thân gỗ có tên khoa học Haldina cordi #

Trà Đuốc ở Rạch Giá: Ta Kouk (?)

Trà Nốc: Ta Nob*

f. Dầu

Thủ Dầu Một: Kosomok* tên Khmer

# -Có người giải thích thủ là đồn bót thời Tây, có lẽ gợi ý từ câu “Ba năm trấn thủ lưu đồn, ngày thì canh điểm tối dồn việc quan”, và ở gần một cái đồn bót do Tây lập ra trên một đoạn chảy qua thị xã để giữ gìn an ninh còn Dầu Một là có một cây dầu mọc lẽ loi nên dân chúng đặt tên thị xã là Thủ Dầu Một #

Nếu thế thì phải là Thủ Một Dầu chớ sao lại là Thủ Dầu Một trật văn phạm Việt. Hơn nữa Dầu Dây, Dầu Tiếng chẳng lẽ là Dầu có giây và Dầu có tiếng?

# -Cũng có thuyết cho thủ là đứng đầu, Thủ dầu một là cây dầu to số một #

Tên Thủ Dầu Một không có nghĩa rõ ràng nên người ta cố gắng giải thích theo nghĩa tiếng Việt

-Ở đó có Dầu Một (cây dầu lớn đơn độc). Diên Khánh (Khánh Hòa) có cây Dầu Đôi (hai cây dầu gắn liền phần gốc).

Thủ Dầu Một là độc nhất Một Cây Dầu, còn Dầu Đôi như ở Diên Khánh là hai cây #

Lời bàn: Các nhận xét không đúng vì

-99.99% cây là đơn, chẳng lẽ lúc nào cũng nói cây dừa một, cây bàng một, cây cao một.

- Thủ Dầu Một xa cách Diên Khánh ngàn dậm làm sao biết có cây dầu đôi nên phải đặt Dầu Một để phân biệt?”

-Cây dầu không có nước ĐNÁ nào gọi tương tự tên Thủ Dầu Một:

Dipterocarpus alatus Thái: yang na, Khmer chhë tiël ba:y, chhë tiël tük, chhë tiël thom or chheuteal; Việt Nam: dầu nước, dầu rái là một cây rừng nhiệt đới, rừng rậm thường xanh hoặc hỗn giao dày đặc, ở châu Á nhiệt đới. Nó được coi là dễ bị tổn thương. Nó thường xuyên xuất hiện dọc theo bờ sông và là một loài cây trồng chủ yếu để tái sinh đất bị mất rừng xung quanh sông Đồng Nai và Vườn Quốc gia Cát Tiên. Trích từ Wiki

-# Tiếng Khmer gọi Thủ Dầu Một là ទួលតាមោក /Tuŏl Ta Moŭk/, nghĩa là Đồi Cọp !

* ទួល ( n ) [tuəl] : gò, đồi

* តាមោង ( n ) [taa mouŋ]: con cọp, hổ (theo cách gọi của người thiểu số ở Campuchia, có thể là người Mạ, Xtiêng?); con ma, con bù nhìn. Con hổ tiếng Khmer gọi là ខ្លា ( n ) [klaa] #

Dầu Tiếng: Pou Tieng*, tên một ngôi đền ở Angkor. Không có truyền thuyết vì khó dàn dựng. Chẳng lẽ nói có cây dầu cao nổi tiếng như cồn, nơi trú ngụ của ông Tà Á Rặc.

Dầu Dây: Pou Yeay* hay Yeay Pou, tên đền thờ ở Angkor Wat. Yeay cũng là bà nội hoặc ngoại. Truyền thuyết nói rằng vua Preah Ket Mealea đi qua hồ Bati (Batri) quấn quít nàng Peau (Pou). Sau đó sinh ra vua cùi Ta Prom (Bà Hom).

A Yây lôt tưk

Ai ở Campuchia đều biết chuyện này: Anh Yây bị bắt và chở qua sông để chém đầu ở Pnom Penh. Anh nói trước khi về chịu tội xin hãy hò cho vui.

Người trên thuyền đồng ý và hò:

A Yây lot tuk ho eh

Nghĩa là

Thằng Yầy nó nhãy xuống sông, hò khoan Trong khi mọi người hò khoan thì thằng Yầy đã vọt mất

Túc Trưng: Kuk Cheung* hay Kuk O Chreung*.

Thuở nhỏ hay thắc mắc không biết Túc Trưng nghĩa là gì, chẳng lẽ có liên quan đến họ của hai bà Trưng, hoá ra là tiếng Miên.



                                                            H1 Prasat Chrung

Trảng Bàng: Trapeang*.

# Một tác giả nào đó giải thích nguồn gốc cái tên như sau: Trảng là vùng đất trống không có cây cao ở cạnh khu rừng, bàng là cây lát dùng đang giỏ đệm #

Trảng Bom: Ta Bom*, bên kia biên giới Khmer có xã Bom Bit.

Chẳng có một cái trảng nào ở Trảng Bom nên nên không phải là tên một vùng đất trống bị Tây dội bom hay trồng cây bom.

Sóc Bom bo*

Tiếng chày trên sóc Bom Bo là một trong những bài hát mà nhạc sĩ Xuân Hồng tâm đắc nhất và cũng là bài hát mà ông thai nghén lâu nhất.

Sóc Bom Bo nay là ấp I của xã Bom Bo, huyện Bù Đăng, Bình Phước.

Sóc Bom Bo lúc đó có chưa tới một trăm gia đình người dân tộc S’tiêng, họ hoàn toàn sống tự lực cánh sinh, tự làm nương rẫy, trồng lúa trồng khoai lấy lương thực. Những năm thất mùa họ hoàn toàn ăn củ khoai rừng để sống.

Ra khỏi Biên Hoà dọc theo quốc lộ số một ta sẽ đi qua các xóm đạo Hố Nai, Bùi Chu, Phát Diệm, Gia Kiệm, Trà Cổ rồi mới tới ấp Trảng Bom, sau đó đi Túc Trưng, Dầu Dây, Xuân Lộc. Thời Pháp thuộc có Công ty gổ BIF và Công ty Cao su LCD (tụi này lúc nhỏ kêu là L..n con đ.) mà đa số là Bắc Kỳ cũ, do Tây mộ vào cạo mủ cao su trong thập niên 30. Ngày xưa là rừng chứ chẳng phải là một cái trảng bị Tây dội bom. Năm 1948 còn thấy mọi ở, chuyên môn bắn ná lãy tẩm thuốc độc rất thiện nghệ. Một bữa nọ không biết vì sao mà một ngọn cây khô cao lớn toé khói. Sợ cháy nhà nên người trong xóm nhờ một anh mọi đến cứu chữa. Đầu tiên anh dùng ná lãy bắn tên để bứng đi đóm lữa nhưng không được. Cuối cùng anh ta trèo lên ngọn cây nhanh như tạc zăn và dập tắt được đóm lữa. Họ là đồng bào thuộc tộc Mon Khmer vì một người thân dùng tiếng Khmer nói chuyện được với họ, tuy ngôn ngữ hơi khác một chút nhưng vẫn còn hiểu được, giống như trường hợp người Chàm và Mã Lai, Phi Luật Tân. Ngày nay họ đã rút vào rừng sâu hoặc bị tiêu diệt hết.

g. Rạch, Bến

Prek là rạch hay lạch nhưng Preah cũng có thể trở thành rạch, bến mặc dầu có nghĩa là thần.

Rạch Cát, Bến Cát: Prek Kak*

Sông rạch miền miền Nam ít khi có cát mà toàn là bùn sình. Vì lầm tưởng là cát nên nhà Nguyễn đổi Rạch Cát thành Sa Giang.

Bảng địa danh các miền

MIỀN NAM                        MIỀN BẮC               CAO MIÊN                      MIỀN TRUNG

Ba Tri                                   Ba Vì                          Patri
Bà Rịa                                  Bà Trịa                       Bât Prea
Bà Đen, Cà Mau                Sà Mâu                       Ta Khmau
Gò Đen                              Gò Mun                        sông Mun (Bassac)
Bến Tre, Hòn Tre            Chàng Rế, Hòn Gai      Đền Banteay Srei               Hòn Né, Hòn Tre
Bình Đại, Cửa Đại           Cái Đại ở Cái Bàn        Banteay Kdei                     Cửa Đại (Hội An)
Bến Cát, Rạch Cát          Cát Bà                           Preah Kak,Ta Kak
Ba Lai, Ba Lạt                Đảo Ba Lạt(Hồng hà)   Đền Barrays
Bà Rá                             Chùa Bà Đá                   Pradak hay Brama
Hàm Luông                    Hạ Long                         Kampong Luang                   Hàm Rồng
Bà Quẹo                         Bà Trẹo (Ba Vì)             Ta Keo, Trà Kiệu
Bình Khang                    Bình Than                       Preah Khang
Cô Tô (Long Xuyên)     đảo Cô Tô                       Kopos hay Potoli
Củ Chi                                                                   Puri,Pu Chri,Pouthi               núi Phù Thị
Gò Quau                       Câu Lậu                           Cầu Lầu, Krau
Đồng Nai,Đầm Dơi    Núi 5 voi,đồi 100 voi,         Domrei, voi
                                    chùa Trăm gian
Đại Ngải                      Ngòi Tom                            Tngai Tom
Kẻ Sặt (Cà Mau)        Kẻ Sắt (Hải Dương)           Khsăt
Xả Ếch (Sốc Trăng)                                                 Ta Ei, Ta Ar                         Tả Ao
Rạch Giá                     Thạch Xá (Ba Vì)                Preah Chas
Trảng Bàng,TràVinh    Cái Bàn, Trà Bàn              Trapeang Venh                   Trà Bàng,Chà Bàn
Trà Cổ (Hố Nai)           đảo Trà Cổ                         KrâKôr
                                      Đầm Dạ Trạch                   Ta Trach                              Sông Tà Trạch
Trà Cú                                                                     Ta Kuk, Prei Kuk                 Plei Ku
Vàm Láng,Bàu Láng,    Chùa Láng                        Kampong Kleang,
Chùa Khleang                                                         Beung Kleang
Vũng Thơm (Sốc Trg), Sầm Sơn, Sóc Sơn            Kampong Som,Srok Som
Hà Tiên                                                                  Ta Chen                                   Đền Chén

Bến Lức: Prek Leach*. Bên Cao Miên có quận Leach và làng Leach Pi. Chưa có ai bịa đây là bến đò có ghe chài chở gạo lức đi các nơi khác.

# Vậy mà cũng có người giải thích “ Bến Lức vừa gốc thuần Việt vừa gốc Khmer, là “bến có nhiều cây lứt”. Lứt (lức) gốc Khmer Rolưk là một loại cỏ lá nhỏ, mọc theo bờ nước, rễ là vị thuốc sài hồ. Tên dịch ra từ Hán Việt của Bến Lức là Lật Giang”

Bến Lức vừa gốc thuần Việt vừa gốc Khmer, là “bến có nhiều cây lứt”. Lứt (lức) gốc Khmer Rolưk là một loại cỏ lá nhỏ, mọc theo bờ nước, rễ là vị thuốc sài hồ. Tên dịch ra từ Hán Việt của Bến Lức là Lật Giang #

h. Bình

Bình Đại: Banteay Kdei* (pháo đài Kdei), đền ở Ankor Thom do vua Suryavarman II xây năm 1181- 1201.

Nếu đây là tiếng Hán Việt phải là Đại Bình tức là bình lớn chớ không thể là Bình Đại vì như thế là sai cú pháp. Đặng Tiểu Bình là cái bình nhỏ không thể là Đặng Bình Tiểu được. Ở ngay cửa vào đền Banteay Kdei có Thần Điêu Garudas cầm bức tượng bốn mặt tượng trưng Avalokiteshvara.

Bình Tuy, Bình Tây, Bình Thuỷ: Bânteay* hay Bantheay*

Bình Khang: Preah Khan*

Casino Đại thế giới của Bảy Viễn Bình Xuyên ở khu vực Bình Khang, từ này phát xuất từ tiếng Miên Preah Khan. Đền Preah Khan (Khan là đao) ở Ankor Watt do vua Jayavarman VII xây năm 1191.

k. Cái

Cái ở đây không phải là giống cái, cũng không phải là to, đứng đầu tàu như thợ cái, làm cái khi đánh bạc hoặc Bố Cái Đại Vương mà là ông Tà Á Rặc. Xin đừng lầm lẫn với ông toà áo đỏ Á Rập đang xử kiện:

"Anh hãy trả lời có tội hay không có tội?"

"Ông toà có câu nào khác không?"

Ở miền Nam, tà là vị ác thần, thường ở cây cao bóng mát như cây đa, ở chổ âm u, tuy không hút máu như Dracula nhưng chuyên bắt hồn người, lúc đó gọi là bị tà nhập, phải nhờ người cao tay ấn làm exorcist.

Ở cho phải phải phân phân,

Cây đa cậy thần, thần cậy cây đa

Đối với ngườl Khmer, Tà là Thần, là Thánh, là God.

Cái Răng (thuộc Cần Thơ): Ta Reang* chớ không phải là Cười lên đi cho cái cái răng vàng sáng chói.

Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền

Anh thương em cho bạc cho tiền

Đừng cho lúa gạo, xóm giềng họ hay!

# Cái răng là sự Việt hoá của tiếng Khmer “Chờ ran” là bếp lò nấu bằng củi, có thể trước kia đây là vùng sản xuất hoặc bán cà ràn #

Cái Sắn: Krasăng*, không phải là khu chuyên trồng củ sắn. Củ sắn ở miền Nam là một củ để ăn giải khát còn ở miền Bắc là khoai mì.

Một người tham ăn mua một bịch củ sắn ngâm lạnh. Anh ta đưa cho vợ một củ. Được một lúc, bà vợ đòi thêm một củ nữa. "Chi vậy? Sắn nào cũng giống nhau cả mà em."

Cái Vồn: Ta Von*. Miền Nam nói là Cái Dồn nên xin đừng nói lái. Viết bằng chữ V chứng tỏ tên có gốc Ấn Độ và người xưa đã viết đúng âm cách phát âm.

Cái Mơn, Nha Mân:

Đèn nào sáng bằng đèn Sa Đéc

Gái nào đẹp bằng gái Nha Mân

Anh thả ghe câu lên xuống mấy lần

Thương em đứt ruột, nhưng tới gần lại run.

Trái cây Cái Mơn nổi tiếng là ngon còn gái Nha Mân trắng trẻo đẹp đẽ không thua người đẹp Bình Dương hay người đẹp Tô Châu. Nội cái tên Nha Mân nghe như tên một động Thiên Thai nào đó bên Tàu. Cả hai tên Cái Mơn và Nha Mon là Ta Mon.

Sông Cái Lớn ở Rạch Giá, núi Ta Lơn ở Châu Đốc: Ta Von?

l. Cà

Cà có nhiều ở miền Bắc như cà cuống, cà cưỡng nhưng Miền Nam có nhiều cà hơn như cà lơ xích xụi, cà riềng cà tỏi, cà thọt, cà lăm, cà chớn.

Chắc cà đao. Chắc là làm đổ, đao là nóng. Người Miên nào cũng biết câu chuyện kể rằng Tổng binh Lê Văn Duyệt bảo hộ Cao Miên rất khắc nghiệt, nếu bắt được người Miên làm phản thì đem ba người chôn sống để làm một cái cà ràng ông táo, trên nấu một nồi nước trà thật to. Lữa nóng nên cả ba giẫy giụa và làm đổ nước. Lính lấy cây đập lên đầu và mắng "Chắc tức tê ông" nghĩa là làm đổ nước trà của ông. Chuyện này có thực hay chỉ là tuyên truyền của Khmer để gây thù hận thì khó thể biết được.

m. Thủ
Thủ có nhiều nghĩa như đầu, thủ đô, đồn bót, tay v.v.

Thủ Đức: Kôuk Kduôch. Cái tên chỉ có ý nghĩa bâng quơ cho ta thấy đây là tiếng Miên

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm canh dài thức đủ năm canh

Đố là gì?

Thủ Thừa (ở Long An): chưa tìm được tên Cao Miên nhưng con trai ở đây coi bộ sáng giá

Gái Tầm Vu đồng xu ba đứa

Con trai Thủ Thừa cỡi ngựa xuống mua

n. Linh tinh

Cai Lậy: Do tiếng Miên Kley* chứ không phải ông cai tên Lậy hay ông cai lậy vợ tùm lum, bạ đâu lậy đó, già không bỏ nhỏ không tha, thường được gọi là hạm.

Xã Ếch: Ta Ei*, xả ở Trà Vinh. Đây là tên thần chớ không phải là nơi có nhiều cóc, ễnh ương, chàng hiu, ếch nhái.

Một du khách đang thưởng ngoạn cảnh đồng quê ở xã Ếch thì khát nước, bèn ghé tạt vào một căn nhà gần bên đường. Khi gần tới nhà thì thấy một con ếch có bốn chân sau và hai chân trước. Anh ta chụp định bắt con ếch nhưng bắt mãi không được. Khi tới nhà, du khách hỏi chủ nhà về con ếch sáu chân. Chủ nhà giải thích: "Khi tôi còn đi học, tôi có nghiên cứu di truyền học nên nhờ đó tôi tạo con ếch có bốn đùi để làm món đùi ếch chiên bơ"

Du khách rất chú ý. Anh ta hỏi: "Ngon không?"

"Không biết. Chúng tôi không ai bắt được loại ếch này. Bốn đùi ai mà chụp được, chụp ếch thì có"

Cao Lãnh: Krâlanh* chớ đừng đoán mò là lãnh binh họ Cao.

Cần Thơ là tỉnh

Cao Lãnh là quê

Anh đi lục tỉnh bốn bề

Mảng lo buôn bán không về thăm em

Chẹt Sậy: Kesei*, không phải là cầu bị lao sậy chẹt cứng, ghe thuyền khó qua lại.

Kẻ Sặt: Khsăt*, không phải người bị sặt vì ăn vội vàng hay cá sặc.

Xà Tón: Svay Ton* hay Svay Don*. Cũng có thể là stong, tiếng Khmer có nghĩa là con kinh.

Có người cắt nghĩa sway là khỉ, ton là đánh đu. Khỉ tiếng Miên là s'wa, thường được dạy làm trò người

Đi dọc theo một dãy phố, Tuấn móc một đồng bỏ vào hợp thiếc do một con khỉ của người ăn xin, đang ôm trong tay.

"Em hơi lấy làm lạ, nghĩ là anh đời thuở nào tội nghiệp người ăn xin", vợ Tuấn nhắc khéo.

"Biết chớ, nhưng con khỉ trông dễ thương quá"

Xà No: Ta Nob*.

Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,

Anh có thương em, xin sắm một con đò,

Để em qua lại mua cò gởi thơ

Cầu Kè: Koh Ker*, tên thủ đô của đế quốc Khmer dưới đời vua Jayavarman IV (928-942), không phải cây cầu chiều chiều có nhiều trai gái cặp kè qua cầu gió bay. Cặp kè là được xữ dụng ở miền Nam khoảng thập niên 30 và hiện nay được tái xữ dụng trong phim tập Hồng Kông nghe khá ngộ nghĩnh và bình dân đáo để.

Ba Thắc: Sông Bassac* ở Cao Miên khi chảy qua miền Nam về sau được gọi là Hậu giang, Sông Mékong chảy qua VN được gọi là Tiền Giang.

Gạo Ba Thắt trắng như bông bưởi,

Nước phông tên tiền rưỡi một đôi,

Sài Gòn vui lắm em ơi,

Lấy chồng về đó một đời sướng thân.

Cát Lái: Kak Klev* chớ không phải là lái chở cát bằng ghe đem bán, tương tự lái heo chở heo đi bán ở chợ Cầu Ông Lãnh.

Ô Môn: O Mon (?) tên Khmer, không phải là cái cửa màu đen.

Đức Lập: Toek L'ak*

 BaCăn (ở Vĩnh Long): Ba Khăm*

Năm Căn: Khum Krăng*, chứ không phải năm căn nhà như chùa Trăm Gian miền Bắc được giải thích là chùa có 100 gian. Thực sự Trăm gian là Dumrey, tiếng Khmer chỉ voi thần Ấn giáo.

Giồng Riềng: Kon Kriel* hay Rieng chớ không phải cái giồng trồng củ riềng.

Xoài Riêng: Sway Kriel

# Xoài Riêng là cây xoài (svay) có hàng lối (rieng) #

Lời bàn: Nhận xét không đúng vì xoài là phlesveay phát âm là phết sơ vay chớ không phải là svay.

Trà Cú: Ta Kuk*, Prei Kuk*

# Theo wikipedia:

Trà Cú là một huyện duyên hải thuộc tỉnh Trà Vinh. Huyện có đông người Khmer nhất tỉnh, chiếm 60% dân số so với dân số toàn huyện, chủ yếu sinh sống ở các xã vùng sâu, vùng xa. Trung tâm của huyện là thị trấn Trà Cú.

Tiếng Khmer gọi Trà Cú là ថ្កូវ / tkəv, thkuv /, cây gáo trắng

Theo blogcaycanh.vn

Cây gáo, còn được gọi là cây thiên ngân, và một số loài như gáo trắng, gáo vàng, gáo tròn, là cây gỗ thường xanh thuộc họ cá phê Rubiaceae.

* Cây Gáo trắng, Gáo tàu, Cà tôm, Cà đam, danh pháp khoa học là Neolamarckia cadamba, nhiều tài liệu sử dụng tên Anthocephalus chinensis. Cây gáo trắng tại Ấn Độ gọi là Kadamba hoặc Kadam tree, là một loài cây linh thiêng.

* Cây Gáo vàng hay gáo nam, Nauclea orientalis

* Cây Gáo tròn là loại cây mọc hoang ở trong rừng thuộc cây thân gỗ có tên khoa học Haldina cordi #

Vàm Láng: Spam Kleang*

Spam là vàm còn Kleang là thần Hindu hay Kampong Kleang. Ở Hải Phòng có chợ Vàm Láng

                                                               H2 Khleangs

# Láng chỗ đất thấp sát bên đường nước chảy nên do nước tràn lên làm ngập nước hoặc ẩm thấp quanh năm. Ở Đức Hòa (giữa Long An và Sài Gòn) có Láng Le, được gọi như vậy vì ở láng này có nhiều chim le le đến kiếm ăn và đẻ. Vùng Khánh Hội (quận 4 Sài Gòn) xưa kia được gọi là Láng Thọ vì có những chỗ ngập do nước sông Sài Gòn tràn lên. Người Pháp phát âm Láng Thọ thành Lăng Tô, một địa danh rất phổ biến thời Pháp thuộc #

Trảng Bàng Trapeang* hay Prei Trapeang Vea*

# Trảng là chỗ trống trải vì không có cây mọc, ở giữa một khu rừng hay bên cạnh một khu rừng. Ở Tây Ninh có Trảng Bàng, địa danh xuất phát từ một cái trảng xưa kia có nhiều cỏ bàng vì ở vùng ven Đồng Tháp Mười. Ở Biên Hòa có Trảng Bom và Trảng Táo #

Bải Xào: Bai chao*.

Bai là cơm, chao là sống, theo truyền thuyết kể lại thì ngày xưa dân Miên đi đánh giặc nấu cơm quá gấp rút lại bị gió to thổi nên cơm bị sống. Truyền thuyết có vẽ do một vị nào đó sáng tác.

Thốt Nốt: Kok Thlok* chớ không phải là cây thốt nốt sản xuất đường thốt nốt ngon và béo hơn đường mía, ngày xưa có rất nhiệu ở miền Nam nhưng nay đã tuyệt chủng.

Núi Chứa Chan: Chuôr Chan*, chuôr là dãy, Chan là tên.

Chợ Đũi: Chợ Tuôi*

Có lẽ nên viết Chợ Đuổi đúng hơn vì do Tuôi* tiếng Khmer. Không phải cái chợ bị mã tà đuổi không cho buôn bán hoặc cái chợ bị ủi (đũi).

Cây da Chợ Đũi nay nó trụi lủi, trốc gốc, mất tàn

Tình xưa còn đó, ngỡ ngàng nan phân!

# Có người giải thích Chợ Đũi (có một số người tưởng lầm là Chợ Đuổi vì người buôn bán hay bị nhân viên công lực rượt đuổi) ban đầu chuyên bán đũi, là một thứ hàng dày dệt bằng tơ lớn sợi, bây giờ mặt hàng đó đã biến mất nhưng địa danh thì vẫn còn đó #

Luôn tiện xin giải thích luôn một số địa danh Tây Nguyên mà cư dân ở đây ngày xưa là người thuộc chủng tộc Mon Khmer, Mã Lai, Thái, Lào.

Jarai: Sau 75 đổi thành Gia Lai

Ở phía bắc Cao Miên có làng Charai, Phan Thiết có Gia Rai, Cà Mau có Giá Rai rồi đây sẽ bị đổi tuốt thành Gia Lai, chọc giận mấy anh Khmer.

Pleiku: Prei Kuk*

trùng tên với Prei Kuk (còn có tên là Isanapura) ở Kompong Thom, là thủ đô của đế quốc Chenla. Có thể Tây nguyên thuộc vào đế quốc Chenla.

Ban Mê Thuột: Sau 75 đổi thành Buôn Mê Thuột. Không có nước nào trên thế giới thay đổi địa danh như thay ao. Các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam, Giang Tô, Hồ Nam đã trải qua biết bao nhiêu cuộc đổi thay, từ thuở Bách Việt bị nhà Hán xâm chiếm cho tới khi bị đồng hóa, mà tên vẫn được các triều đại Trung Hoa cũng như Mông Cổ, Mãn Châu giữ y nguyên như thời cổ.

Trở lại từ Ban Mê Thuộc, ban là do bản tiếng Thái còn Buôn là poom, tiếng Khmer, cả hai đều là làng. Chung quanh tỉnh có nhiều bản cũng như buôn, ta không biết chắc chắn Ban Mê Thuột là làng thuộc chủng tộc Thái hay Khmer. Nếu muốn đổi không nên đổi nữa chừng xuân mà phải đổi thành Poom Mei Touk tức là Làng Xả trưởng Mập.

Đà Lạt: Có thể do tiếng Lào Dtalat tức là chợ búa. Cũng có thể tên một chủng tộc Mon Khmer là Lat hay Alak.

Đạt Lắc: Toek L'ak

Đà Nẳng: Danau tiếng Mã Lai dùng để chỉ cái hồ, ao.

Thủ Thiêm, Thủ Ngữ (ở Sài Gòn)

Gió đưa tàu chuối la đà

Tiếng chuông Xá Lợi, canh gà Thủ Thiêm

Bắp non mà nướng lửa lò

Đố ai ve được con đò Thủ Thiêm

Tiếng Khmer không có âm thiem, thưa nên đây là tiếng Hán Việt.

Thừa, Thiêm có thể là tên các chức sắc đứng đầu của khu vực.

Lên mạng tra cứu nguồn gốc từ Thủ Thiêm và Thủ Ngữ thì có hàng mấy chục bài chỉ nói về đặc khu Thủ Thiêm và cột cờ Thủ Ngữ, tuyệt nhiên không đá động gì hết về cội nguồn của hai từ này chứng tỏ người VN không biết tí gì về hai từ này.

Cột báo hiệu ở vùng Thủ Ngữ

Vào tháng 10 năm 1865, ngay sau khi chiếm được Sài Gòn, quân đội Pháp đã cho xây cột cờ ở khu đất cổ Thủ Ngữ với tên gọi Mât des Signaux (Cột báo hiệu), xây trên nền cũ của dinh quan thủ ngự chuyên chăm lo giao thương của nhà Nguyễn, dùng để hướng dẫn thuyền tàu vào bến hay qua lại khu vực sông Sài Gòn và kênh Bến Nghé.

Nhiều học giả ghi cột cờ có tên là Thủ Ngữ (đúng phải là Mât de Singaux) nên lý giải sai tên Thủ Ngữ như sau

# -THỦ là đồn canh, NGỮ là ngăn giữ. Cho nên cột cờ xây ở chỗ đồn canh ngăn giữ (Thủ Ngữ) thì được gọi là cột cờ Thủ Ngữ.

-"Thủ Ngữ" có nghĩa là điểm giữ cửa cảng. Cột cờ treo cờ hiệu để cho tàu thuyền ra vào Cảng biết là được vào ngay hay chờ đợi, một cách trao đổi tín hiệu giữa người trên bờ với người dưới tàu thuyền, giống như hai tàu thuyền trao đổi tín hiệu lúc gặp nhau.

-Theo Đại Nam quấc âm tự vị, “Thủ” có nghĩa là “giữ, giữ gìn”. Cột cờ “Thủ ngữ” mang nghĩa là “điểm/vị trí giữ cửa/cảng biển”. “Gia Tân nền tạm thuở xưa, Ngày nay có dựng cột cờ gần bên” như Gia Định phong cảnh vịnh của Trương Vĩnh Ký đã miêu tả.

-Vương Hồng Sển ghi trong Sài Gòn năm xưa về chức năng của cột cờ Thủ Ngữ: “Trên chót vót ngọn cờ thường thấy treo ám ngữ, ban ngày là cờ vải, cờ màu, hoặc một quả bóng sơn đen. Ban đêm thì treo một ánh đèn, khi trắng khi đỏ, tức là ám hiệu báo tin cho tàu bè biết hiệu lịnh tránh lỗ rạn hiểm nguy, ghe thuyền qua lại, trong lúc vô ra sông Sài Gòn

-Thủ là danh từ chỉ đồn canh gác dọc theo các đường sông, vì khá phổ biến thời trước nên “thủ” đã đi vào một số địa danh hiện nay hãy còn thông dụng, như: Thủ Đức, Thủ Thiêm, Thủ Ngữ (Sài Gòn), Thủ Thừa (Long An), Thủ Dầu Một (Bình Dương). Đức, Thiêm, Ngữ, Thừa có lẽ là tên những viên chức được cử đến cai quản các thủ này và đã giữ chức vụ khá lâu nên tên của họ đã được người dân gắn liền với nơi làm việc của họ #

Muốn chính xác ta phải nghiên cứu từ nguyên của Thử Ngữ, đã có trước cột Mât de Singaux hằng trăm năm.

Khu thấp thường gọi là Bến Nghé hay Bến Thành. Bến Thành là cái tên ở gần hào thành Gia Định, nguyên trước có cái rạch nối liền hào thành với sông Bến Nghé và có cái chợ gọi là chợ Bến Thành. Cái rạch ấy về sau lấp đi thành Đại Lộ Nguyễn Huệ và đến bây giờ có câu ca dao như sau :

Chợ Bến Thành đèn xanh đèn đỏ,

Anh nhìn cho tỏ thấy rõ đèn màu;

Lấy em anh đâu kể sang giàu,

Rau dưa mắm muối có nơi nào hơn em !

Chữ Thủ trong hai từ Thủ Thiêm Thủ Ngữ phải có cùng một ý nghĩa

Chữ Ngữ có nhiều nghĩa:

1. Nhà tù, nhà giam (có ô vuông ở ngoài) 2. Người nuôi ngựa. 3. Chuồng ngựa. 4. Bờ cõi, biên giới, biên cảnh.

5. Cấm chỉ.

6. Kháng cự, phòng ngự

7. Nuôi dưỡng.

Chữ Thủ cũng có nhiều nghĩa:

- Giữ (thủ thành)-phòng thủ

- Đầu (thủ đô, thủ cấp) như thủ đô là đô thị đứng đầu, thủ lảnh là lảnh đạo hàng đầu, thủ tướng là tướng đứng đầu.

-Tay (diệu thủ thư sinh: thư sinh móc túi, thủ xa: xe tay)

-Chịu trách nhiệm, thừa nhận

-Đi bằng công cụ giao thông

-Toán nhân

-Trừng phạt

-Hứng đón

-Trợ lý (thủ thừa là quan trợ lý đầu)

-Thừa hưởng

Án ngữ

Chắn lối qua lại, lối ra vào một khu vực. Dãy núi án ngữ trước mặt. Đóng quân án ngữ các ngả đường.

Như vậy:

Thủ Ngữ: Vùng ngăn chận hàng đầu

Thiêm

1. Trích, rút ra (điểm quan trọng, ý kiến...). 2. Đề tên, kí tên.

3. Ra lệnh gọi, trưng tập.

4. Đâm vào, cắm vào

5. Châm chích, phúng thích. 6. Khơi, dẫn (sông ngòi). 7. Món ăn chiên, rán.

8. Que ghim, cây xuyên.

Chữ Thiêm khác

1. Che, lợp. mộ 2. Mái che làm bằng cỏ tranh, rơm, v.v.

3. Đệm rơm, chiếu cỏ (dùng để nằm khi có tang).

Như vậy

Thủ Thiêm: Vùng Tiêm kích hàng đầu

Mức độ chính xác của sự suy đoán

Bài viết cách nay hai năm thì đọc được một bản đồ đề tên Việt và Campuchia ở cuốn “Saigon 300 năm”. Kiểm tra lại thì trong số mười một tỉnh thì có tám tỉnh là đúng như dự đoán, ba tỉnh hơi khác một chút. Như vậy mức độ chính xác của phương pháp này ít nhất cũng khoảng 73%. Bảng đồ ghi một số tỉnh như sau (tên trong ngoặc là phỏng đoán): Cà Mau là Tuk Khmau (Ta Khmau), Rạch Giá là Kramuon Sâr (Prek Chas), Ba Thắc là Bassac (Bassac), Long Hồ là Longhor (Longhor, Vĩnh Long), Xà Tón là Svay Tong (Svay Ton), Gò Công là Koh Hong (Koh Kong đúng hơn), Sa Đéc là Phsa Dek (P'sa Dek đúng cách phiên âm Khmer ngày nay), Trà Vinh là Trapeang (Trapeang Venh). Tên gần đúng là Prei Nokor (Preah Ko). Hai tên chót Bà Rịa được ghi là Barear (Băt Prea hay Barrays) và Bà Đen ghi là Pnom Chneung Badéng (Neang Khmau). Tác giả bản đồ không biết núi Bà Đen tên Miên là gì nên biến tiếng Việt thành tiếng Kampuchia. Bà Rịa cũng thế, họ viết tên lại tên Việt theo kiểu Kamphuchia. Sai Gòn là Preah Ko đúnng hơn Prei Nokor. Các tên khác lại sai quá xa với các tài liệu cổ. Thí dụ vùng Hà Tiên đề là Peam tức là Vàm một cách trụi lũi. Hà Tiên là Ta Chen thì đúng hơn. Mỹ Tho là Peam Measâr thì e rằng không đúng vì phát âm khác xa. Có thể Mỹ Tho là một vùng nằm trong vùng Mê sa rộng lớn bao trùm nhiều tỉnh trong đó có Mỹ Tho. Mỹ Tho gần với Mea To hơn là vàm Mê Sa. Sài Mạt là Beanteay Meas không đúng bằng Chimeal.

Bảng đồ chắc do người Pháp ghi lại. Họ ghi địa danh cổ nhất tiếng Khmer nhưng vì họ ghi sự việc đã xãy ra vài trăm năm trước nên có chỗ sai sót. Ngoài ra hằng trăm tên khác rất tiếc không có trong bản đồ. Nhiều địa danh tiếng Miên phỏng đoán không thể nào sai được vì đây là những tên lạ, duy nhất và phát âm gần đúng tên Việt như Túc Trưng, Cầu Kè, Cổ Cò, Vàm Láng, xã Ếch, Châu Đốc.

Hà Nội cũng là tên một thị xã bên Tàu, nằm gần cố đô Lạc Dương của Đông Chu, Hậu Hán, Tấn, ở gần ngã ba hai nhánh sông Hoàng Hà và Tích Thủy (xin xem một bản đồ trong truyện Tam quốc chí mới nhất, xuất bản tại Saigon, vùng D6, thuộc nước Ngụy, Tào Tháo).

Xin ghi lại một số nguồn gốc địa danh miền Nam để đời sau không lãng quên.
Đoàn Văn Phi Long

Tham khảo

Lê Trung Hoa, Kiến thức ngày nay
Địa danh miền Nam
http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/en/nghien-cuu/ngon-ngu-hoc/5628-ten-cay-gc-khmer-trong-a-danh-nam-b.html

No comments:

Post a Comment