Mar 30, 2014
Mar 27, 2014
NEO THUYỀN TRÊN BIỂN VẮNG.
TUL
Với hình ảnh của chính mình, minh họa cho bài thơ
NEO THUYỀN TRÊN BIỂN VẮNG
những cảm xúc rất thực đã ùa tới trong ký ức về một ngày tuổi mới đôi mươi.
xin cho lại một ngày
dưới hàng dương bóng lặng
thuở ta ngoài đôi mươi.
thuyền soi bóng đợi chờ
Ta nhảy từng bước cạn
cát trắng hồn ngẩn ngơ...
Biển xanh tràn ký ức
tình xanh con thuyền xưa
neo thuyền trên biển vắng
ngày mai lại..... xa bờ!!!
Có một ngày đã xa
giữa biển trời ngây dại
em bước lên vai anh
sóng qua, từng con sóng
Hãy để anh hôn em
bên bờ lau trắng xoá
dưới hàng dương thẫm xanh
giữa gập ghềnh sỏi đá.
Sầu biền biệt mù khơi
em lạc mất anh rồi
tình vẫn còn ấp ủ
một nụ cười chia phôi
Nốt ruồi đen trên vai
còn thơm mùi biển dại
biết ai còn xin lại ?
ngày biển vắng tháng hai!!
Tặng NHA TRANG NGÀY VỀ.
Nhật Bản thí nghiệm thuốc trị dứt điểm bệnh tiểu đường!!
Anh Thư sưu tầm
Nhật Bản thí nghiệm thuốc
trị dứt điểm bệnh tiểu đường!!
trị dứt điểm bệnh tiểu đường!!
Biến chứng của bệnh tiểu đườngTin vuiThân Chuyển Đến Bạn Đọc HNPD Mắc Căn Bệnh Này : Nhật Bản thí nghiệm thuốc điều trị dứt điểm bệnh tiểu đườngĐường gluco được lọc qua cầu thận sẽ lại được tái hấp thu trở lại máu nhờ các protein vận chuyển đường-muối (SGLT2). Nếu khống chế được SGLT2, gluco sẽ được bài xuất hoàn toàn ra nước tiểu và lượng đường trong máu sẽ không tăng
Nhật Bản đang thí nghiệm loại thuốc ức chế SGLT2 có thể điều trị triệt để căn bệnh tiểu đường nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với người bệnh.
Đường gluco được lọc qua cầu thận sẽ lại được tái hấp thu trở lại máu nhờ các protein vận chuyển đường-muối (SGLT2). Nếu khống chế được SGLT2, gluco sẽ được bài xuất hoàn toàn ra nước tiểu và lượng đường trong máu sẽ không tăng. Mật độ đường máu cao sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với thần kinh, võng mạc và thận.
Loại thuốc mới nói trên có cơ chế điều trị bất hoạt hóa và ngăn chặn protein SGLT2 có chức năng hấp thu đường trong thận.
Cho đến nay, các loại thuộc có tác dụng làm tăng hiệu quả hoạt động của hoóc-môn và insulin vẫn đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, loại thuốc mới sẽ dựa trên cơ chế chống tái hấp thu đường dư thừa của thận và giúp bài tiết hoàn toàn qua đường nước tiểu cũng góp phần làm giảm trọng lượng ở những người béo phì.
Sáu loại thuốc có cùng cơ chế như trên đang được thí nghiệm ở Nhật Bản và bắt đầu được thừa nhận ở các nước Âu-Mỹ và Nhật Bản.
Tại Nhật Bản, ngày càng nhiều người trong số 9,5 triệu bệnh nhân chuyển sang lựa chọn hướng điều trị mới này.
Giảm lượng đường trong máu
Về cơ bản, thận có chức năng duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định và dưới tác dụng của protein SGLT2 nằm trong các ống vi niệu, 90% lượng đường được bài xuất từ máu vào nước tiểu được hấp thu trở lại.
Trong trường hợp bệnh nhân tiểu đường có nhiều đường bài tiết qua nước tiểu, thuốc làm giảm chức năng của SGLT2 khiến đường dư thừa sẽ không được hấp thu trở lại máu và bài xuất toàn bộ qua nước tiểu. Do đó, mặc dù lượng đường trong nước tiểu tăng nhưng lượng đường trong máu sẽ giảm và tình trạng đường huyết cao sẽ được cải thiện.
Ngoài ra, thuốc làm giảm đường máu khiến lượng đường thâm nhập vào tế bào giảm theo đó cũng giúp giảm trọng lượng cơ thể. Nhờ tác dụng này mà hiệu quả hoạt động của insulin cũng được cải thiện gánh nặng cho các tế bào cụm đảo Langerhans của tuyến tụy, tạo hy vọng phục hồi chức năng tiết insulin của tụy.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý tác dụng phụ của loại thuộc mới có thể là gia tăng vi khuẩn trong niệu đạo và sinh dục do lượng đường trong nước tiểu tăng.
Quy mô điều trị tăng mạnh
Giám đốc Phòng mạch Ueda, bác sỹ Nobuyuki Ueda, thuộc Hội nghiên cứu bệnh tiểu đường Nhật Bản đã tham gia chương trình thử nghiệm thuốc cho biết: “Thuốc điều trị bệnh tiểu đường hiện nay chủ yếu là tăng insulin để giảm lượng đường trong máu, cải thiện thị lực và tăng khả năng tiết insulin. Tuy nhiên, thuốc mới lại đi theo cơ chế thúc đẩy việc bài tiết đường dư thừa qua nước tiểu nên tác dụng của thuốc hoàn toàn khác và có thể nói là quy mô điều trị đã mở rộng”.
Trong khoảng một năm tham gia thử nghiệm, chỉ số HbA1c trung bình trong 1-2 tháng của bệnh nhân cải thiện xuống gần 1% trong khi giá trị chuẩn là chưa tới 7%. Trong lượng cơ thể giảm 2-3kg, lượng mỡ trong gan giảm và chỉ số γGTP có xu hướng tốt lên.
Ông Ueda nhấn mạnh: “Thuốc mới về cơ bản dùng cho người có hàm lượng đường máu cao sau ăn mà các phương pháp vận động và kiêng khem không giúp cải thiện được chứng béo phì."
Đánh giá về thuốc mới, bác sỹ Ueda cho biết: “Tôi cũng muốn bàn thêm về các tác dụng phụ khác của loại thuốc mới như có làm bệnh nhân gầy, có bài xuất nhiều canxi gây loãng sương hay không, gây mất điện giải hay không?”
Thử nghiệm được tiến hành từ năm 2010
Thuộc điều trị bệnh tiểu đường hiện nay có ba dạng gồm thúc đẩy tiết insulin; cải thiện tình trạng kháng insulin; chống hấp thu đường từ ruột.
Thời gian gần đây, những thuốc làm tăng hiệu quả của hoócmôn incretin làm tăng sản sinh insulin của tuỵ đang được bán rộng rãi.
Thuốc ức chế SGLT2 là hợp chất có tên Phlorhizin được chiết xuất từ rễ cây táo và được cho là có liên hệ chặt chẽ với bệnh tiểu đường.
Thuốc này chia ra làm sáu loại dựa trên cấu tạo hoá học và bắt đầu tiến hành thử nghiệm tại nhiều nước trên thến giới từ năm 2010.
Tháng 1/2014, bên cạnh một loại thuốc được thừa nhận tại Nhật Bản, hai loại thuốc khác đã được chấp nhận sử dụng tại Mỹ./.
Mar 22, 2014
Thăm Cô Hiền mùa xuân 2014
Cô Hiền Kim Thanh |
Cô Hiền Kim Thoa |
Dịp Tết Cô không khỏe, tụi mình chưa đi thăm
được. Giờ Cô đã khỏe lại, đến thăm Cô coi như trong dịp Mùa xuân vậy!
Gọi là mùa xuân ,nhưng thời tiết lúc này nóng nực chẳng khác mùa hè!
Gặp được Cô Thầy trong dịp đi viếng tang Cô Tự, Thanh ngỏ ý lại thăm Cô, Cô rất vui mừng, niềm nở! Lúc đầu,Thanh định tới ngày 30/3, ngày Trướng Tưng Vương là Lễ Kỷ niệm Hai Bà sẽ mua quà tặng Cô. Nhưng có bạn bảo Thanh là không nên vì ngày ấy có nhiều Thầy Cô khác, mình chỉ thặng cho một mình Cô cũng hơi kỳ! Vả chăng nếu có tặng quà cho Cô thì...phải xách quà về nhà cho Cô chứ chả lẽ để Cô xách nặng hay sao? Thế là đến nhà Cô có lý nhất!
Thanh đến rủ KIm Thoa cùng đi. Mới đi được một khúc đường thì cái giò đạp bị gãy lò xo!!! Bạn nào từng đi xe máy cũ thì mới biết cái giò đạp xe, chứ xe loại mới bây giờ toàn là xe tay ga không à! Chỉ cần mở khóa là nổ, khỏi cần đạp gì xất! Đạp cho dẻo chân! hihi....thế là Thanh đành đến chỗ sửa xe ,rồi Thanh và Thoa cùng lên xe taxi đến Cô vì "lỡ" hẹn Cô rồi! Năm nay là năm Giáp Ngọ mà đi biếu Thầy Cô toàn bằng taxi không à! Sang chưa???
Nghe tiếng Thanh gọi Cô ơi ngoài cổng là Cô đã ở trên lầu mang xuống một dĩa bười ngon xuống rồi....Thanh hỏi thăm sức khỏe Cô mới thấy Cô nói nhiều lúc rất ngập ngừng...hình như không nhớ ra được từ gì!!! Mãi Cô mới nói được là Cô bị suyễn rồi nó làm cho rung nhĩ ! ( Thanh nghĩ là tâm thất nhĩ , là bệnh về tim đấy!)nên Cô cảm thấy mệt! Giờ thì Cô thấy đã khá hơn.
Thanh hởi thăm Thầy Cô có định đi chơi đâu xa không? Thì Cô bảo rằng đi chơi cũng phải có sức khỏe mới đi được ,vì chả lẽ lại chỉ ngồi trong xe? Cũng phải xuống xe đi đến chỗ này chỗ nọ hay leo lên leo xuống chứ? Mà dạo này Thầy Cô đi chậm lắm nên chỉ đi bộ gần nhà thôi!!! Cô có cho biết ngày mai Cô được mấy chị Trưng Vương niên khóa lớn hơn mình ở bên Úc về mời CÔ và Cô Ninh đi dự tiệc!!! Tuần tới Cô sẽ đến Trường Trưng Vương dự Lễ.... Mong Cô Thầy được khỏe mạnh và đi dự tiệc dài dài....
Gặp được Cô Thầy trong dịp đi viếng tang Cô Tự, Thanh ngỏ ý lại thăm Cô, Cô rất vui mừng, niềm nở! Lúc đầu,Thanh định tới ngày 30/3, ngày Trướng Tưng Vương là Lễ Kỷ niệm Hai Bà sẽ mua quà tặng Cô. Nhưng có bạn bảo Thanh là không nên vì ngày ấy có nhiều Thầy Cô khác, mình chỉ thặng cho một mình Cô cũng hơi kỳ! Vả chăng nếu có tặng quà cho Cô thì...phải xách quà về nhà cho Cô chứ chả lẽ để Cô xách nặng hay sao? Thế là đến nhà Cô có lý nhất!
Thanh đến rủ KIm Thoa cùng đi. Mới đi được một khúc đường thì cái giò đạp bị gãy lò xo!!! Bạn nào từng đi xe máy cũ thì mới biết cái giò đạp xe, chứ xe loại mới bây giờ toàn là xe tay ga không à! Chỉ cần mở khóa là nổ, khỏi cần đạp gì xất! Đạp cho dẻo chân! hihi....thế là Thanh đành đến chỗ sửa xe ,rồi Thanh và Thoa cùng lên xe taxi đến Cô vì "lỡ" hẹn Cô rồi! Năm nay là năm Giáp Ngọ mà đi biếu Thầy Cô toàn bằng taxi không à! Sang chưa???
Nghe tiếng Thanh gọi Cô ơi ngoài cổng là Cô đã ở trên lầu mang xuống một dĩa bười ngon xuống rồi....Thanh hỏi thăm sức khỏe Cô mới thấy Cô nói nhiều lúc rất ngập ngừng...hình như không nhớ ra được từ gì!!! Mãi Cô mới nói được là Cô bị suyễn rồi nó làm cho rung nhĩ ! ( Thanh nghĩ là tâm thất nhĩ , là bệnh về tim đấy!)nên Cô cảm thấy mệt! Giờ thì Cô thấy đã khá hơn.
Thanh hởi thăm Thầy Cô có định đi chơi đâu xa không? Thì Cô bảo rằng đi chơi cũng phải có sức khỏe mới đi được ,vì chả lẽ lại chỉ ngồi trong xe? Cũng phải xuống xe đi đến chỗ này chỗ nọ hay leo lên leo xuống chứ? Mà dạo này Thầy Cô đi chậm lắm nên chỉ đi bộ gần nhà thôi!!! Cô có cho biết ngày mai Cô được mấy chị Trưng Vương niên khóa lớn hơn mình ở bên Úc về mời CÔ và Cô Ninh đi dự tiệc!!! Tuần tới Cô sẽ đến Trường Trưng Vương dự Lễ.... Mong Cô Thầy được khỏe mạnh và đi dự tiệc dài dài....
Vậy là Thanh đã hoàn thành sứ mệnh đi thăm Thầy Cô do các bạn giao rồi đấy nhé!!!
Mar 21, 2014
Xuân trong tuyết lạnh (KĐ)
Sướng ngôn viên đài Radio-Canada thông báo mùa Xuân vừa mới đến 20-03, nghe thì phấn khởi lắm
nhưng sao nắng ấm, hoa Xuân đâu chẳng thấy, nhìn ra ngoài trời, tuyết vẫn âm thầm
nhè nhẹ rơi, 2 hàng cây tuyết dọc theo bên đường tuyệt đẹp, trong sân tuyết chất
cao cả thước, dọn tuyết cũng mệt nghỉ.
20-03-2014
Thời tiết mấy năm nay lạ thường khó mà đoán trước được, cách
đây 2 năm cũng vào ngày 21-03 giỗ bố của KĐ, khí hậu lúc bấy giờ thật ấm , KĐ đã ghi lại
ít hàng:
“Trời Xuân Canada năm nay thật ấm áp, nhiệt độ phá kỷ lục, trên 24 độ so với mọi năm chỉ khoảng 10 độ, TUL vừa gởi hình hoa đào Hoa Thịnh Đốn (HTĐ) nở rộ khiến cho mình thấy phấn khởi; dạo quanh vườn nhà crocus vàng cũng đang ra hoa nhưng trời nóng như thế này sẽ chóng tàn, tulip, thủy tiên, magnolia, cũng đang vươn mình với những chồi non đầy nhựa sống sau mùa đông ẩn mình trong tuyết trắng.
Nhìn phong cảnh ngày Xuân tôi chợt thoáng buồn, cách đây 3 năm vào ngày đầu
Xuân 21-03-2009, bố tôi cũng đã rời các con và người thân về cõi vĩnh hằng, cuối
tuần vừa qua trong bữa cơm thân mật với các con cháu , chúng tôi đã có những
giây phút hướng lòng để tưởng nhớ đến bố và tin rằng sẽ có ngày các con cháu sẽ
được gặp lại nơi miền vĩnh cửu."
KĐ 21-03-2012*
Như các bạn đã biết, thường thì đầu tháng 4 hoa Anh Đào ở HTĐ nở rộ, du khách đến thăm Thủ Đô thật đông đảo, ấy thế mà năm nay HTĐ cũng còn tuyết, cũng may là cô bạn PHà đã đổi ý định Mỹ du một chuyến vào tháng 4 để xem hoa Anh Đào nào ngờ khí hậu đổi thay, Canada và miền đông nước Mỹ chỉ đón Xuân trong tuyết lạnh. PHà đổi ý để đi Cali vào tháng 7 là điều hay , sẽ có dịp gặp nhiều bạn bè, mong gặp lại PH và các bạn lắm đó, đi chơi lúc còn khỏe, chưa "chân mòn gối mỏi" thì sẽ thú vị hơn và cũng không dễ gì tụ họp đông bạn bè như DHTV được.
TUL đón mùa Xuân trong tuyết lạnh
Xuân tuy còn trong tuyết lạnh nhưng nghĩ đến viễn ảnh sắp được
đi Bắc Âu và đến tháng 7 được gặp lại nhiều bạn bè mà thấy hồ hởi dù cho mùa đông
năm nay khá dài, cũng đã tháng 3 mà từ gần tuần nay sáng nào ở Sherbrooke cũng khoảng
-20C, bị “phong hàn chưởng” tấn công vài lần đến nay cũng còn chưa lại sức,
càng "có tuổi" nên càng thông cảm với những bạn bè “Snow bird” người Québecois
hay rời Canada vào cuối tháng 11 để sang Florida hưởng gió biển và trở lại nhà vào đầu tháng
4 lúc sang Xuân ấm áp hơn.
Mấy hôm trước được xem hình hoa Anh Đào ở Bắc Cali do BMai chụp đẹp quá, tiếp đó thì MNga gửi Hoa Hạnh Nhân bên Đức đang nở rộ, Âu Châu năm nay mùa Xuân được ấm áp hơn. KĐ và TUL nhìn phát thèm nên cũng ráng chụp vài hình ảnh đón Xuân trong giá tuyết tại Bắc Mỹ. Đúng là khí hậu toàn cầu nhiều đổi thay, ảnh hưởng đến sinh hoạt của mọi người, nhiều trận lụt lội và bão tuyết đã xảy ra thường xuyên trong mấy tháng vừa qua, mong mọi người ý thức được tầm quan trọng của các khí nhà kính và chính phủ các nước cố gắng tìm các giải pháp hữu hiệu để có cách bảo vệ môi trường sống nhiều hơn nữa.
Hoa đào Bắc California
Hoa hạnh nhân bên Đức đang nở rộ
KIM ĐOAN
Mar 19, 2014
THƯƠNG NHỚ ĐỒNG QUÊ
HÀ GHI
Ai quên cho được mái tranh nâu ?
Luống đất bờ ao với nhịp cầu
Mồ mả ông bà nằm dưới đất
Lòng người lòng đất cảm thông nhau ...
( trích bài học thuộc lòng lớp ba )
Quê hương tôi đó, là mái tranh nâu, nhịp cầu, với bờ ao luống đất. Thương nhớ quê nhà hay nhớ về đất mẹ, có hình ảnh cánh đồng, ruộng luá, chân trời cánh cò bay lả, luỹ tre xanh có dải mây hồng vắt ngang trên vòm trời muà hạ !
Xa quê đã hơn nưả đời rồi vẫn mong tìm gặp những ngày tháng cũ với những tình quê mộc mạc hiền hoà . Ngày đó, tôi có về quê cũ, thôn Tu Cổ huyện Ý Yên Tôi không có tài vẽ lại hình ảnh quê hương nhưng nhận ra nỗi muộn phiền khi thấy làng quê vẩn là nơi thôn ổ nghèo nàn, nhà tranh vách đất tối om om như hũ nút . Dân quê , nhưng người ruột thịt cùng chung máu mủ , vẫn mù chữ thất học . Ruộng nương bõ mặc cho đàn bà con trẻ. Thanh niên trai tráng trong làng muốn trở nên mau giàu , mau thành triệu phú , đã lỉnh mất khỏi làng ...Tình quê cũng đã bàng bạc theo hương đồng bát ngát .
Thế đó, người xa xứ là tôi ,mang một nỗi buồn bất tận ... Tháng ngày nơi đất khách quê người quên dần những gì gọi là thiêng liêng của tổ quốc !Không khỏi ngậm ngùi khi nghĩ đến hai chữ Việt Nam !Vẫn mong một ngày mai tươi sáng được trở về nơi quê cha đất tổ, ngày đó dân tộc đã được thoát ánh gông cùm . Vận nước sẽ được đi vào thời Thái Bình Thịnh Tri! Mong lắm thay !
TUL
Tình quê đối với chúng ta luôn là nỗi trăn trở khi nghĩ về Việt Nam . Làng quê với những bờ đất nâu . màu mạ xanh , mùa lúa chín vàng . Nhũng con đưòng hiền lành chỉ có bóng đàn bà trẻ con , hầu hết sống hồn nhiên , cam phận . Tầm mắt không xa khỏi lũy tre, bờ giếng quê nhà .
Trong thời chiến , đồng quê là nơi cung ứng nhân lực bất tận , rẻ mạt . Hầu hết mọi nhà đều gánh vác những đau thương , những hy sinh gần như oan uổng . Nói thế vì cho đến nay , chiến tranh đã không còn , giấc mộng lớn của nhà nông vẫn chỉ là ....mộng không thành . Người dân quê vẫn tối tăm lam lũ , những người mẹ người vợ vẫn không thoát cảnh mòn mỏi đợi chờ ....vì sao thế ?
Đồng quê thương nhớ không bằng làm sao thoát khỏi kiếp nghèo? những người đàn ông phải bỏ làng ra đi , tìm đường sống !!!
Thời gian đã rất độ lượng để có thể phân biệt giữa thực và mộng?
Đâu quá xa để nói rằng không với tới được người ơi . !!!!
Thế cái gì vẫn ngọt ngào đắng cay áp đặt ? giấc mộng quê tuy khắc nghiệt vẫn đầy ắp tiếng cười , tình yêu , đam mê ,và một trời nhẫn nại .
Bao giờ ? cho đến bao giờ ?
Mời các bạn thưởng thức phim THƯƠNG NHỚ ĐỒNG QUÊ với những ý nghĩ trong ngày của Hà Ghi và TUL, đồng quê là món nợ mà những người đã từng quảng cáo về một giấc mơ lớn đã không , hoặc đã quên trả lại dân quê cả vốn lẫn lời.
Mar 18, 2014
NGẮN THÔI /13/ BÍCH QUY
TIẾN THÂN
Bích Quy
. Trước đây cô Ân là giáo viên dạy môn Văn lớp 7. Cô chỉ là một giáo viên trung bình, chẳng có gì nổi bật nhưng cô xinh đẹp, lại khéo chiều xếp .
Cô hay chăm sóc cho Xếp là bà Hiệu trưởng to béo, có cặp mắt hí sau làn kính cận và cái miệng cười hết cỡ mỗi khi vui vẻ. Cũng cái miệng ấy những khi gặp chuyện không vừa lòng là quát tháo nhặng xị khiến nhân viên phải xếp re, im phắc!!!
Buổi sáng cô mang bữa sáng vào tận văn phòng của bà. Hai người ngồi ăn với nhau trong phòng máy lạnh, kín cửa. Buổi trưa cô chở bà đi ăn . Những dịp lễ Tết cô không quên đến tận nhà với những món quà nặng ký. Cô lại không quên cả những ngày sinh nhật của ...con bà và ngày giỗ kỵ cha mẹ bà. Ôi chao, thật là cảm động khi có một đồng nghiệp luôn quan tâm chăm sóc đến mình như thế. Quả thật, lúc đầu bà cũng thấy ngại, từ chối nhưng cô chẳng ngại ngần , cứ mỗi ngày một chút...một chút...Có đáng là bao..Có chuyện gì cô cũng tỷ tê, tâm sự với bà .Cứ thế, cô dần thân thiết với bà như hai chị em...
Thời may, có cô Hiệu phó xin thuyên chuyển về gần gia đình nên bà Hiệu trưởng liền đề bạt cô lên thay thế. Nghiễm nhiên cô sẽ là Hiệu phó phụ trách khâu... bán trú của trường. Về chuyên môn đã có anh Hiệu phó kia phụ trách rồi.
Cô không muốn dừng ở đó mà muốn cao hơn. Chẳng gì cô cũng phấn đấu bao nhiêu năm là một Đảng viên ưu tú, luôn đi đầu trong các phong trào tỷ như : Thi An toàn giao thông, thi làm lồng đèn, làm kế hoạch nhỏ, thi đố em , thi đua làm theo lời Bác v...v ...trong khi anh hiệu phó kia dù giỏi chuyên môn nhưng chỉ là dân thường. Nói nào ngay, thỉnh thoảng lễ Tết anh cũng có đem quà đến biếu Xếp, nhưng quà của anh chỉ là quả dưa hấu, cặp bánh chưng, chai nước mắm ngon...đâu thể so sánh với những món quà nặng ký của cô.
.Con đường tiến thân của cô rộng mở thênh thang. Ai cũng thấy là cô có nhiều ưu thế hơn, mặc dù cô không giỏi chuyên môn. Có hề gì, cô lên làm lãnh đạo thì sẽ có khối đứa giỏi về giúp. Chỉ còn ba năm nữa là bà Hiệu trưởng về hưu. Cái ghế ấy chắc chắn sẽ về tay cô thôi. Cuối năm cô còn có dịp thay bà đi lễ Tết các Xếp bên trên cho "Vua biết mặt , cho Chúa biết tên" !!!
Thế rồi bỗng dưng Ông Bộ trưởng muốn chấn hưng ngành Giáo dục nên thay đổi, hoán chuyển các vị Hiệu trưởng. Bà Hiệu trưởng đành nói lời từ giã ngôi trường thân yêu để sang trường khác. Ông Hiệu trưởng mới được điều về thay thế...
Cô được một phen tưng hửng, hụt hẫng , bèn nghĩ thầm :
- Không sao, bổn cũ ta soạn lại thôi, Ông có khi lại còn dễ thân hơn Bà ....
Mar 16, 2014
TRANG THƠ NHẠC CUỐI TUẦN
BIỂN VÀ EM
I wish you belong to me
As waves belong to the deep sea
I pack my love sending to the wind
with my memories in the past
with my dreams in the present
I wish i could be a skiff
floating on the wide sea tonight.
Đây là một bài thơ của một người bạn trong nhóm TV6370 mà P.Hà mới được bạn gửi cho.
Bài thơ thật ngắn nhưng lại chứa đựng một tâm tình mênh mông như biển rộng. Cám ơn bài thơ của cô bạn đã để lại cảm xúc , để P.Hà thực hiện trang thơ nhạc cuối tuần với chủ đề Biển và Em . Mời các bạn cùng thưởng thức.
Mar 14, 2014
SÓNG DỮ.
THƠ NGUYỄN THI THANH DƯƠNG
Ngọn sóng cao người ta gọi là sóng dữ,
Không phải đâu anh sóng thể hiện mình,
Em cũng là sóng khi em xa anh,
Nhớ càng nhiều sóng càng cao chất ngất.
Tình là mơ, sóng và em là thật,
Đổ vào bờ những bọt sóng nhớ thương,
Anh không là bờ biển cát, chiều buông…
Để sóng ngả vào lòng anh giây phút.
Ngọn sóng cao sẽ mang về bão táp,
Không phải đâu anh sóng chỉ trải lòng,
Như người ta có những lúc vui buồn,
Bỗng thèm muốn được chia niềm tâm sự.
Ai hiểu được lòng em hiền hay dữ?
Ai hiểu được sóng kia lúc thét gào?
Sóng vươn lên muốn níu cả trời cao,
Lòng kiêu hãnh của em cao như sóng.
Tiếng sóng ấy vọng lên từ đáy biển,
Em nhớ anh thăm thẳm tự đáy lòng,
Ai hiểu được em kiêu hãnh, lạnh lùng,
Bọt sóng vỡ có âm thầm nước mắt.
Sóng đuổi nhau như cuộc tình đuổi bắt,
Giữa cô đơn biển rộng chẳng được gì,
Chờ mong anh, em là sóng đi về
Tiếng sóng đời em từng ngày vang vọng.
Ngọn sóng vỗ ồn ào mùa biển động,
Không phải đâu anh sóng vẫn thì thầm,
Khi anh xa, em đã giận hờn anh,
Sóng xô nỗi lòng đau vào vách đá.
Khi giận hờn em là cơn sóng dữ ?
Không phải đâu anh em kể chuyện mình,
Anh không là vách đá để bao dung,
Không gần biển, gần em trong gang tấc.
Bao nhiêu sóng làm sao đong đếm được,
Những nhớ thương, những hờn giận còn hoài
Sóng dâng cao tung bọt sóng mù trời,
Sóng không dữ, chỉ suốt đời khát vọng.
Nguyễn Thị Thanh Dương.
( Feb. 23-2014)
Mar 13, 2014
Thời Tuổi Ô Mai
Sau khi
Anh Thư tặng các món chè ảo thật hấp dẫn đến các bạn có sinh nhật vào
tháng 3, Minh Tâm đọc là nhớ ngay đến tuổi thích ăn chè và Ô mai Tam Đa
khi mới vào trường TV và ghi lại những kỷ niệm tuy đã 50 năm trôi qua mà
MT vẫn nhớ từng chi tiết một , đúng là mợ MT có trí nhớ dai thật.
Mời các bạn đọc những lời giao lưu của MTâm * và Anh Thư**
Mời các bạn đọc những lời giao lưu của MTâm * và Anh Thư**
* Phương Ha` không nhớ ô mai Tam Đa thật à ? Nha` Hà ở gần khu trung tâm ô mai . Những chỗ ấy bán toàn ô mai thượng hảo hạng , làm sao tìm được ô mai Tam Đa , hạng .... ....economy của cho học trò ?
Hồi mình mới vào học đệ thất , gian hàng
bán quà vặt của chị Nụ ở ngay đằng sau nhà bác tuỳ phái, chú của bạn
Nguyễn Thị Trinh (A1) có rất it´ món . Tâm nhớ giờ ra chơi hầu như bạn
nào cũng mua một miếng ô mai Tam Đa . Miếng ô mai Tam Đa ấy hình vuông ,
dẹp , mỗi bề khoảng 3 phân , gói giấy pelure mầu hồng . Về sau , khi
hàng quà
dọn sang nha` để xe , lúc ấy họ mới tăng cường thêm nhiều món quà khác .
Một thời gian sau thì ô mai Tam Đa biến mất . Chẳng hiểu ngươi` ta
không làm nữa , hay là các bác tuỳ phái trương` minh` muốn đổi menu ?
Lúc ấy các bạn mới kháo nhau rằng ô mai Tam Đa làm toàn bằng cơm nguội !
Cả bọn giương mắt nhìn nhau .Cơm nguội ? Thật không ? Bấy lâu nay mình
vẫn ăn cơm nguội đấy à ? Ngươi` ta làm thế nào ma` thành ra ô mai ngon
thế ?
Không bảo nhau nhưng đứa nào cũng muốn quên ngay cái quá khứ nhâm nhi cơm nguội của mình !
Thư ơi ,
Mỗi khi nhớ lại khoảng thời gian mình vừa vào học lớp đệ thất ,
Tâm vẫn còn hình dung ra được cảnh êm đềm của con đường Nguyễn Bỉnh
Khiêm khi mình đứng ở cổng sau , nhìn về phía sở thú . Hồi ấy , có lần
Tâm bị đau mắt , được phép về sớm để đi khám bác sĩ . Lúc ra khỏi trường
, nhìn về phiá sở thú , Tâm thấy con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm sao mà
đáng yêu đến thế . Lác đác vài chiếc xe xích lô đạp . Yên ắng quá , thanh
bình quá . Mãi cho đến bây giờ , mỗi khi muốn hồi tưởng lại một hình ảnh
an bình của đất nước mình , không hiểu sao Tâm vẫn luôn luôn nhớ đến
quang cảnh trước cửa trường mình dạo ấy , khi tất cả các học sinh đã vào
lớp ...
Mình
vào trường năm 1963 , thấm thoát ma` đã hơn 50 năm rồi , nhưng Tâm vẫn
còn nhớ như in rất nhiều hình ảnh của những năm mình mới chân ướt chân
ráo bước vào trường .
Tất cả các lớp đệ Thất khác đều học ở trên
lầu , chỉ có mỗi một lớp đệ thất A1 của mình la` học ở tầng trệt , dẫy
sau , cùng một dẫy với phòng thí nghiệm , cách phòng thí nghiệm bằng
đường đi từ phòng Tổng Giám Thị ra phiá sân sau , gần ngay bãi cát có
mấy dây đu .
Bạn học A1 của mình la` Lan Phương chứ
không phải la` Lam Phương . Có lẽ Thư quen với bạn Lam Phương vì bạn ấy
đi cùng xe trường với Thư đấy . Thục Đức sang Mỹ học ở Boston , sau lập
gia đình , bây giờ Thục Đức la` giáo sư toán . Đức ở Houston , gần nha`
Nguyễn Thị Thanh , A3 . Tâm có học Pháp văn ở Centre Cuturelle Francais
cùng với Thanh mỗi buổi chiều nên hai đứa vẫn thân với nhau cho đến bây
giờ . Nha` Thanh ở đường Hồng Thập Tự , Thanh cũng đi cùng xe trường với
Thư . Thư có nhớ không ?
Trưởng lớp đệ Thất A1 của mình la` Ngô Thị
Phi Nga . Phi Nga ngồi cùng bàn với Mai Đoàn va` Mai Nguyễn . Chị Phi Nga về sau lập gia đình sớm . Mai
Đoàn va` Mai Nguyễn lớp mình có đi phù dâu cho Phi Nga . Tâm nghe Thanh
Huyền kể Phi Nga ở đường Yên Đổ , gần nha` ông ba` nội của Huyền . Bây
giờ không hiểu Phi Nga ở đâu . Dạo đó các bạn trong lớp ai cũng yêu mến
Phi Nga .
Bàn sau
cùng có bạn Hồ Thị Thu Thuỷ , mắt tròn va` to , tóc rất nhiều , quăn va`
dài , che nguyên cái lưng . Sau Thu Thuỷ đổi sang lớp A2 . Bàn cuối
hàng ở giữa có em Nguyễn Thị Minh Phượng , tức Phán Phượng , ngồi cạnh
Ánh Vân , Ngọc Hạnh , nha` Ngọc Hạnh là tơ lụa Tô Châu ở chợ Bến Thành , va`
Nghiêm Thị Minh Phượng . Bàn trên có Trà Linh , Nguyễn Thị Thanh . Xóm
nha` lá ấy toàn mấy em cao lớn va` điệu đàng , đúng như Anh Thư kể . Có
bạn Dương Thị Hải , đệ thất đã ...có bồ . Đệ lục bạn Hải đi lấy chồng
rồi nghe nói bạn có bầu . Eo ôi ! Minh` nghe tin ma` xanh mặt vi` đứa nào
cũng chưa " dứt sữa" tiểu học như Thư . Hỷ mũi chưa sạch ma` trong lớp
đã có bạn đi lấy chồng đẻ con thi` đáng sợ thật .
Nhìn lên bảng , cửa ra vào chính của lớp mình la` cửa bên phía tay phải , bên cạnh bàn giáo sư. Tâm
nhớ Thư ngồi bàn đầu , cạnh cửa ra vào phía bên trái . Cùng ngồi ở bàn
đầu va` bàn thứ hai có các bạn : Minh Hải , Anh Bằng , Hồng Phúc , Thục Đức va`
Ngọc Yến . Ngọc Yến luôn luôn ngồi ở bàn thứ hai , mãi đến năm đệ Tứ
Ngọc Yến mới đổi lên ngồi ở bàn thứ nhất . Dạo ấy Mỹ Nga vừa đổi ở
trường Đồng Khánh vào nên hôm đã lâu Mỹ Nga còn nhớ va` có nhắc đến việc
Yến ngồi bàn đầu này .
Tâm ngồi bàn thứ hai , dẫy giữa , sau lưng
Tâm la` bàn của Đào Thị Chung , Dương Hồng Yến , Ngọc Anh , Ngọc Nga ,
Phương Quỳ ... Tâm nhớ ông nội Ngọc Anh la` hội trưởng hội Khổng Học .
Ra trương` mấy mươi năm Tâm không gặp em Dương Hồng Yến , mãi hôm nọ Tâm
mới gặp Hồng Yến ở đám cưới con gái Minh Hải . Lại tay bắt mặt mừng ,
lại nói mãi không hết chuyện...
Thư ngồi cạnh cửa ra vào , gần về phía hàng quà nên lúc nào Thư
va` Minh Hải , Anh Bằng , Hồng Phúc ...cũng chạy ra đứng xếp hàng ở
hàng quà trước tiên . Tâm toàn phải đứng ở đằng sau Thư . Vừa chờ đến
phiên mình , vừa ngắm cái cổ trắng bóc của bạn ! Trong lớp, Tâm ngồi bàn
thứ hai , dẫy giữa, cạnh Nguyễn Thị Hằng va` Lê Thị Thảo , ngay
đằng sau Minh Ngọc , Kiều Nga , Lan Phương va` Ngọc Thuý . Minh Ngọc vừa
trắng vừa đẹp , môi nó đỏ au , y hệt như một búp bê . Cổ nó cũng trắng
va` đẹp lắm . Tâm ngồi đằng sau , toàn ngắm cái cổ của nó ! Bàn đầu trước mặt giáo sư là An Dung , Thanh Huyền va` Ngọc
Minh . Sau lưng Thanh Huyền la` bàn của Hoàng Ha` . Hoàng Ha` va` Tâm
có nhiều kỷ niệm với nhau suốt từ năm đệ thất . Nhiều bạn A1 tuy không
bao giờ lên mạng góp ý nhưng vẫn theo dõi mọi sinh hoạt của nhóm . Đấy
là những em vịt thầm lặng , nhưng các em vẫn hay chit chat riêng với
nhau qua điện thoại . Thỉnh thảng Tâm vẫn lặn xuống đáy ao tán dóc với
các bạn ấy .
Hồi đó Tâm thấy hình như tất cả những học
sinh có tật đều tụ họp hết vào lớp đệ Thất A1 của mình . Thư có nhớ
không ? Bạn Xuân , bạn Nhụy , bạn Ngọc Oanh va` Trần Thị Hạnh . Bốn bạn
luôn . Trong khi các lớp khác chẳng có một ai có tật.
Tâm còn nhớ một hôm giờ Vạn Vật , cô Hoà gọi
bạn Xuân lên bảng khảo bài . Xuân vì có tật , vừa ngoẹo đầu ngoẹo cổ ,
vừa vẽ tay con khỉ , trông chẳng giống ma` lại buồn cười quá , cả lớp
mình phá ra cười . Xuân đứng trên bục , quay lại mắng cho cả lớp chúng
minh` một trận nên thân . Cô Hoà chỉ nhẹ nhàng khuyên mình chứ cô không
phạt . Hú hồn cả lớp !
Năm ấy cô Bình Minh dậy mình môn Công Dân .
Cô cho con bú , áo dài cô lúc nào cũng hoen hai vòng tròn to ở ngực vì
sữa ứa ra . Minh` thấy kỳ quá ma` không hiểu sao cô cứ để như thế được
!
Cô Kim Chi , người Huế dậy toán . Cô vừa
nghiêm vừa dữ . Học trò chẳng đứa nào thích cô . Một lần sắp đến giờ ra
chơi , Chung luồn gầm bàn bên cạnh của chị Hạnh va` Hoàng Kim Dung ,
ngồi chờ sẵn ở cửa bên cạnh , chuông vừa reng , cô còn đang đứng giảng
bài , Chung chạy vụt ra phía dây đu (dành dây đu với Tâm ) , cô gọi lại
va` phạt Chung Zéro hạnh kiểm . Tâm vẫn còn nhớ mặt Chung lúc ấy , cả
gương mặt dữ dằn của cô Kim Chi . Lúc ấy Tâm vừa sợ cho Chung vừa thấy
thương bạn đã bị phạt vì muốn ăn thua với mình !
Cô Thành ngươi` Huế dậy Anh Văn . Cô không
dữ như cô Kim Chi va` cô được tất cả học trò yêu quý .Cô hay hỏi học
trò " Cạc em nhợ chưa hỷ ? "
Giáo
sư hướng dẫn của mình năm đệ Thất la` cô Tuyết Nga . Nửa năm cô có việc
nên nghỉ dậy , đệ nhị lục cá nguyệt , cô Kim Thi vào làm giáo sư hướng dẫn chúng mình thay cho
cô Tuyết Nga . Em Kiều Nga va` Lan Phương hồi đó rất " mê" cô Tuyết Nga
. Khi cô nghỉ dậy chúng nó tiếc nhớ cô va` ngẩn ngơ mất một thời gian !
Bây giờ Tâm nhắc lại trêu nó , Kiều Nga vẫn cười hì hì .
Cô Tăng Thị Hiền dậy mình môn thể thao .
Một hôm Phi Nga chạy, không hiểu tại sao ma` bị ngã sấp mặt xuống đất ,
cô Hiền đỡ dậy . Phi Nga vừa bò dậy vừa khóc , mếu máo nói rằng " Tại cô
bắt em chạy ! " . Tâm quen nghịch ngợm , leo trèo chạy nhẩy từ bé nên
Tâm không hiểu tại sao chạy có một quãng ngắn , dễ như chơi mà cũng ngã
được ! Mãi về sau Tâm mới biết la` chị Phi Nga bị bệnh nên yếu .
Cô Thục dậy khâu là giáo sư hiền nhất .
Chúng mình gọi la` bà Má . Giờ của cô học trò được chơi thả giàn . Cô
hiền quá nên học trò lờn ! Điển hình la` Tâm va` Hoàng Ha` . Hai đứa mải
chơi đến khi thi cũng lơ là , lại lười nên cả hai đứa suýt đội sổ . Bây
giờ mỗi khi nhắc lại tụi Tâm còn khúc khích cươi` với nhau . Không hiểu
tại sao hồi đó mình lại có thể lười đến như thế ! Học khâu từ năm lớp
ba lớp nhi` . Mà có gì khó đâu , chỉ có mấy đường khâu đơn giản , khâu
đơn , khâu đụp , dua đơn , dua kép , dua Thổ Nhĩ Kỳ . May cái mũ cho em
bé , may cái quần chân què . Hoàng Ha` lại còn lười hơn cả Tâm , về nha`
nhờ chị Tư , chị ngươi` làm khâu hộ rồi đem vào lớp chấm điểm . Hồi đó mình phải học may cái quần chân què Tâm thấy quả thật
là vô bổ . Thư có thấy như vậy không ? Mình có thấy cô giáo nào diện
quần chân què bao giờ đâu ? Chương trình thật chậm tiến . Bộ giáo dục
của mình không chịu thức thời tí nào . Đúng la` trưởng giả giật lùi !
Nhắc lại những kỷ niệm êm đẹp ấy, Tâm liên tưởng đến bài thơ của bố Tâm đã làm va` đề tựa cho quyển album của gia đình :
BÓNG DĨ VÃNG
Bạn ơi ngày tháng đẹp ,
Trôi dần theo ngàn mây .
Lạnh lung` khung cửa khép ,
Bóng dĩ vãng còn đây .
Hình ảnh ngày thơ ngây ,
Nhạt nhoà theo năm tháng
Hiện tại dừng nơi đây ,
Bóng dĩ vãng ngập đầy .
Chính Tâm ***
Xuân Giáp Ngọ , 1954
Kỳ trước Tâm về thăm trường cũ , tuy
có vẻ mới va` sáng sủa đẹp đẽ hơn ngày xưa , nhưng nhìn những thay đổi
bề ngoài ấy , Tâm thấy buồn và tiếc nuối những ngày tháng êm đẹp đã qua
. Có lẽ vì cái " hồn Trưng Vương " không còn được như xưa ?
Tâm vẫn thích đọc những bài của Thư . Lời văn nhẹ nhàng , xúc tích , va` không bao giờ sai lỗi chính tả .
Thân mến ,
Minh Tâm
***Tb : Chính Tâm la` bút hiệu của bố Tâm
______________________________ _____________________________
** MỞ CỬA KÝ ỨC
Chưa bao giờ trên máy vi tính mà Thư nhận được một bức thư dài như của Tâm . Thật là cảm động. Thư đã đọc đi đọc lại thư của Tâm nhiều lần . Mừng cho sức khỏe của Tâm là ở tuổi này mà còn nhớ được đến từng chi tiết lớp học thời bé thơ của mình , điều đó cũng chứng tỏ Tâm là người rất tình cảm . Tâm đã mở được cánh cửa ký ức cho bao kỷ niệm tràn về . Thư luôn nhớ về những lớp mình đã từng học ở Trưng Vương và luôn hãnh diện vì đã được học ở đó. Chao ơi, thế mà đã năm mươi năm rồi . Đôi khi tưởng chừng như một giấc mơ
Quãng thời gian đó sao vô tư, an bình và đẹp
thế. Thật ra đất nước mình thời kỳ đó cũng lộn xộn lắm
nhưng hầu như chẳng ảnh hưởng gì đến chúng mình. Mình chỉ
nhớ có lần vào lớp rồi mà nghe đi biểu tình tới tận toà Đại
sứ Pháp ở đường Phan đình Phùng ( bây giờ là đường Nguyễn
đình Chiểu ) , thế là cả lớp hò nhau đi vì hôm đó phải làm
bài kiểm tra môn vật lý. Vui vẻ quá đỗi, y như đi dự hội, Có
hiểu mô tê gì đâu, chỉ cần biết là không phải làm bài, lại
được đi chơi mà không bị phạt , thế là thích rồi. Bây giờ
nghĩ lại thấy quãng đường đi bộ đó sao mà dài , vậy mà sao
chẳng thấy mỏi chân .
Nghe Tâm nhắc đến ô mai Tam Đa là mình nhớ ra liền vì mình cũng thích món đó . Đúng là nó hình vuông , ăn chua chua, ngọt ngọt, dẻo dẻo . Mình không nghĩ là cơm nguội vì nó sẽ mau hư. Chỉ có thể là me ngào đường , chuối xanh luộc chín cùng với gừng và cam thảo. Không biết có đúng thế không nhưng lúc ấy ăn sao thấy ngon thế. Nhất là ăn "len lén" lúc cô giáo quay lưng lên bảng viết bài. Cắn một miếng xong gói chỗ dư lại , đút vào gậm bàn . Nghe vị ngọt , chua , cay thấm vào tận cổ họng sao mà thích thế... Ăn "đàng hoàng" chắc là không ngon thế đâu.
______________________________
** MỞ CỬA KÝ ỨC
Tâm ơi,
Chưa bao giờ trên máy vi tính mà Thư nhận được một bức thư dài như của Tâm . Thật là cảm động. Thư đã đọc đi đọc lại thư của Tâm nhiều lần . Mừng cho sức khỏe của Tâm là ở tuổi này mà còn nhớ được đến từng chi tiết lớp học thời bé thơ của mình , điều đó cũng chứng tỏ Tâm là người rất tình cảm . Tâm đã mở được cánh cửa ký ức cho bao kỷ niệm tràn về . Thư luôn nhớ về những lớp mình đã từng học ở Trưng Vương và luôn hãnh diện vì đã được học ở đó. Chao ơi, thế mà đã năm mươi năm rồi . Đôi khi tưởng chừng như một giấc mơ
Nghe Tâm nhắc đến ô mai Tam Đa là mình nhớ ra liền vì mình cũng thích món đó . Đúng là nó hình vuông , ăn chua chua, ngọt ngọt, dẻo dẻo . Mình không nghĩ là cơm nguội vì nó sẽ mau hư. Chỉ có thể là me ngào đường , chuối xanh luộc chín cùng với gừng và cam thảo. Không biết có đúng thế không nhưng lúc ấy ăn sao thấy ngon thế. Nhất là ăn "len lén" lúc cô giáo quay lưng lên bảng viết bài. Cắn một miếng xong gói chỗ dư lại , đút vào gậm bàn . Nghe vị ngọt , chua , cay thấm vào tận cổ họng sao mà thích thế... Ăn "đàng hoàng" chắc là không ngon thế đâu.
Thư vẫn còn giữ ảnh của Ngọc Yến, Kiều Nga,
Minh Hải , Lê thị Thảo (không phải họ Nguyễn} và Lam Phương
(không phải Lan Phương ) Lúc tặng ảnh mình có cẩn thận ghi
tên vào . Còn vài bạn khác nữa nhưng không nhớ được là có
học chung lớp A1 không vì mình đi xe trường nên quen nhiều bạn ở
lớp khác và lẫn lộn không biết có chung lớp không ? Thí
dụ như Ngô thục Đức, Trần thị Lan, Dương thị Sang.....Thư nhớ
bạn Ngô Phi Nga làm lớp trưởng ngồi bàn dưới vì bạn ấy gầy,
dáng cao, tóc dài đến lưng và rất ra dáng thiếu nữ . Mình đã
hỏi thăm nhiều bạn nhưng không ai biết bạn ấy hiện giờ ra sao
. May có Tâm nhớ đến. Bạn Minh Ngọc trắng trẻo, tóc cắt bum
bê và môi đỏ như son, học cũng giỏi nữa. Còn bạn Ngọc Hạnh
cũng rất xinh đẹp , điệu đà . Minh Tâm hồi ấy cũng xinh lắm,
cặp mắt to và hay cựa quậy không lúc nào yên.
Mình cũng nhớ cái hàng dây đu ấy, có cái
thẳng và có cái buộc gút cách đều nhau . Phía dưới để đầy
cát. Mỗi lần thi leo dây là mình sợ lắm. Đã sợ lại hay nhìn
xuống dưới nên leo chẳng đến nơi đã tụt xuống . Lại còn nhẩy
cao nữa, thấp bé nên cứ đụng dây hoài .
Tâm nhắc cô Tuyết Nga mình mới nhớ, cô xinh
đẹp lắm , cô nhỏ người và rất dễ thương. Lúc cô vào lớp nói
lời chia tay mình cũng sụt sùi và nhìn lên thấy cô cũng thế.
Còn cô Kim Thi da hơi ngăm nhưng rất có duyên. Cô ra đề một bài
văn là viết Tâm sự của một cây súng. Chẳng nhớ được là mình
viết những gì nhưng bài ấy cô cho mình 17 điểm và đọc cho cả
lớp nghe. Lần đầu tiên được đọc bài cho cả lớp và được số
điểm..không tưởng như vậy, mình đã cất riêng bài ấy và nhớ
hoài. Chỉ tiếc là dọn nhà để thất lạc mất. Dạo ấy cô Thành
rất nhẹ nhàng, dễ thương nhưng mình sợ giờ cô ấy nhất vì
ḥọc...dốt nhất môn này. Lên trung học , môn này vừa lạ lẫm,
vừa không có khiếu , lại chẳng có ai kèm nên cuối năm còn phải
thi lại môn này đấy. May mà hè ba mình kèm cho nên mới ...vỡ
ra tý chút . Đó là lý do mình bị ...tống sang A2 khi lên đệ
lục. Xấu hổ chưa?
Thư thích học môn nữ công của cô An Trinh
nhất vì rất chịu khó thêu thùa , vá may . Mình nhớ lúc đó,
mình đã tự khâu tay được một cái áo hở nách, cổ tròn cho
mình mặc rồi. Hôm thi đệ nhất lục cá nguyệt làm xong bài
của mình rồi, còn dám thêu hộ cả cho bạn nữa. Mình vấn nhớ
cô Trinh giảng bài quần chân què . Đó là cái quần may cho người
đi làm ruộng. ́ Ống quần rất rộng vì phải đắp thêm một miếng
ở đũng . Khi may xong, hai ống quần xòe dang ra, rất tiện cho
người cấy lúa. Còn vì sao gọi là chân què thì mình không nhớ
nhưng có lẽ ống quần rộng và ngắn hơn quần bình thường.
Cô Trinh không lập gia đình. Lúc cô ốm mình có đến thăm và lúc cô mất các bạn đến viếng cô nhiều lắm.
Trường xây ḷại có thay đổi , cuộc đời học trò khi lớn lên
cũng rất nhiều thay đổi. Có người thành đạt. Có người lận
đận. Có người hạnh phúc. Có người khổ đau ..Nhưng trên hết
thế hệ chúng mình vẫn giữ được "chất Trưng Vương" ngày nào :
Luôn nhớ về trường, về thầy cô, bạn bè cũ tuy có lúc bất
đồng ý kiến, có cãi nhau nhưng rồi cái "tình Trưng Vương" cứ
còn đọng lại mãi, phải không Tâm?
ANH THƯMar 11, 2014
HOA TRONG MÓN ĂN NGƯỜI VIỆT.
Hoa trong món ăn người Việt.
Sưu tầm của Phương Thu
Hoa làm quà tặng cho người yêu quý , hoa trong bình trang trí cho ngôi nhà thân thương và có những loài hoa còn có trong món ăn, trong bữa cơm suốt bốn mùa trong năm. Nhiều dân tộc có các món ăn chế biến từ các loài hoa như: người Nhật ăn hoa cúc đồng, người Pháp nấu thức ăn với choux-fleur, artichaut , người Hy Lạp dùng bông bí để chiên, dân Nam Mỹ có hoa của cây yucca dùng làm salad , xào. Ở Việt Nam, có nhiều món ăn được chế biến từ các loại hoa như: bông bí, hoa chuối, bông điên điển, bông lục bình, bông hẹ, hoa hiên, bông lẻ bạn, bông mướp, bông sầu đâu, bông so đũa, bông sen, bông súng và hoa thiên lý.
1. Bông bí.
Bông bí dùng để ăn là bông bí đực của cây bí rợ, không thể đậu trái. Bông bí lớn, màu vàng tươi rất vui mắt. Bông bí được cắt chừa cuống dài, bó thành bó nhỏ đem ra chợ bán, nhưng không có nhiều, chỉ có theo mùa. Thông thường bông bí đem về được rửa sạch, sau đó luộc chấm nước kho cá, kho thịt hay chấm nước tương dầm ớt. Bông bí luộc có vị ngọt, hơi nhân nhẫn, phần tiếp giáp giữa cuống và bông hơi dai dai, ăn rất ngon. Bông bí còn dùng để nấu canh, xào tỏi, xào thịt bò, xào nghêu … Xào bông bí phải canh cho vừa chín mới còn dòn. Món đặc sắc nhất của bông bí là “bông bí dồn thịt chiên“ hay còn gọi là chả bông bí. Bông bí vừa chớm nở phải hái xuống ngay, tướt xơ ở cuống, bỏ tâm, rửa sạch, để ráo. Tôm, mực, thịt nạc vai heo quết nhuyễn, trộn tiêu hành, mắm muối, bột năng. Bẻ gập các cánh hoa úp đè lên nhau, nhẹ tay bỏ vào chiên với lửa nhỏ để bông bí còn màu vàng tươi, không bị cháy xém. Chả bông bí beo béo, thơm thơm, chấm nước tương dầm ớt. Món ăn này thường được làm trong những ngày giỗ, tết của gia đình hay tụ họp, đãi đằng. Chả bông bí không những phổ biến ở miệt vườn lục tỉnh nam bộ mà còn nổi tiếng ở Huế nữa.
2. Hoa chuối:
Người miền Bắc gọi là hoa chuối, người miền Nam lại gọi là bắp chuối. Thường buồng chuối trổ đủ nải rồi, người ta cắt bớt đi các bắp chuối. Bắp chuối có màu tím, ngon nhất là bắp chuối hột. Bắp chuối được chế biến thành nhiều món ăn như: trộn gỏi, nấu canh, ăn ghém và chiên làm đồ chay… - Gỏi bắp chuối (nộm hoa chuối): Bắp chuối lột bỏ phần bẹ già, còn phần non xắt mỏng, ngâm nước pha chanh hay dấm cho khỏi đen và ra bớt nhựa, vớt ra, để ráo.Trộn chung với tôm thẻ, thịt heo luộc, hến, gà luộc xé phay hay vịt luộc chặt miếng… rồi rau răm, củ hành tây xắt mỏng, đậu phọng rang giã nhỏ, nước mắm pha đường, chanh, tỏi, ớt. - Canh chua bắp chuối: Bắp chuối phần non thái mỏng, nấu canh chua me dầm với tôm, cá, lươn… - Bắp chuối bào trộn với các thứ rau sống khác, rau muống chẻ để ăn chung với các món nước như: bún riêu, bún bò, lẩu các loại… - Phần trắng giữa bẹ bắp chuối được dùng thế mì căn làm món chay như gà xào xả ớt, tôm lăn bột chiên.
3. Bông điên điển:
Còn được gọi là “hoa mùa lũ” hay “hoa cứu đói”. Do mỗi năm, khoảng một tháng sau khi nước lên theo mùa, ở vùng châu thổ sông Cửu Long, bông điên điển trổ đầy cành những cánh hoa vàng rực rỡ, trên những cánh đồng ngút ngàn. Trong những ngày không làm việc được để kiếm tiền, người nông dân chống xuồng ba lá đi hái bông điên điển tươi bán đổi gạo, làm dưa, hay nấu cháo với bông, luộc bông ăn cầm cự đói. Bông điên điển nhặt, rửa sạch, ngâm với giá sống trong nước muối có độ mặn vừa phải, chừng 3 ngày thì chua, thành dưa điên điển, dùng chấm nước kho cá, kho thịt, nấu canh với cá rô. Mùa nước nổi là mùa tôm cá sinh sôi đầy đặc dưới nước. Người ta giăng lưới, câu, xúc, kéo vó quanh nhà chừng nửa giờ là có cá rô con, rô mề cỡ mấy ngón tay. Canh dưa điên điển cá rô chẳng cần nêm, nếm gì thêm cũng đủ vị mặn, chua hấp dẫn. Bông điên điển dùng làm rau sống nhúng lẩu cá, lẩu mắm, xào tép, thay giá làm nhân đổ bánh xèo với thịt heo, ăn với các loại rau, đọt trong vườn, chấm nước mắm pha tỏi ớt; bông điên điển làm mắm chay hoặc nấu canh chua rất ngon. Mùa điên điển ra bông cũng là mùa cá linh từ Biển Hồ trôi giạt xuống vùng sông Tiền, sông Hậu. Cá linh nấu với me sống vừa chua, làm lẩu, nhúng chỉ duy nhất bông điên điển vào. Bông điên điển còn có thể được nấu canh chua với cá bông lau, đậu bắp.
4. Bông lục bình:
Còn có tên là sen nhật, bèo tây. Lục bình là thân cây cỏ, sống nổi trên mặt nước, có cuống phồng lên thành phao nổi. Lá có gân, hình cung. Hoa mọc thành chùm ở ngọn. Hoa không đều, có màu tím xanh, đài hoa và tràng hoa cùng màu, dính liền nhau ở gốc. Cánh hoa trên có đốm vàng, 6 nhụy (3 dài, 3 ngắn). Người ta dùng bông lục bình làm gỏi, chấm nước cá kho.
5. Bông lẻ bạn:
Cây lẻ bạn có nguồn gốc từ các nước Trung Mỹ, được trồng rộng rãi ở Việt Nam. Cây trồng trong chậu làm cây cảnh, trồng ngoài vườn để làm thuốc. Cây có thân rất ngắn, lá mọc gần như sát đất. Lá không cứng, có bẹ, đầu thuôn dài, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới màu đỏ tím. Cụm hoa nhỏ, mọc ở nách lá, ngoài có hai mo úp vào nhau, giống như vỏ con sò, nên còn được gọi là bông sò huyết (oyster plant). Hoa màu trắng, dùng làm thuốc trị ho, hay nấu canh với xương heo ăn cho mát, bồi bổ cơ thể suy nhược.
6. Bông hẹ:
Cây hẹ đây là hẹ trồng, chứ không phải hẹ nước để ăn mắm kho. ông hẹ tiếng Tàu gọi là Cửu thái, tiếng Anh là Chives. Bông hẹ màu trắng. Nấu canh với đậu hủ tươi ăn giải nhiệt . Xào với lòng gà (tim, gan, mề), nghệ ăn để trị ho.
7. Bông mướp:
Cây mướp dễ trồng, thuộc họ dây leo, chưa phủ kín giàn đã ra hoa. Người ta thường có câu: ”Nụ cà, hoa mướp“. Hoa mướp màu vàng rực, nụ hoa tròn và đen. Không bằng bông bí, nhưng hoa mướp cũng được dùng luộc, xào lòng gà, ngon nhất là hoa mướp hương, ăn bùi và béo.
8. Bông kim châm:
Tiếng Tàu gọi là kim châm hay hoàng hoa. Tiếng Việt gọi là hoa hiên. Cây thường mọc hoang. Cuống hoa dài từ 80- 100 cm, đầu cuống chẻ làm hai, có từ 6-12 hoa. Hoa màu vàng, phơi khô thành màu nâu. Người ta thường dùng hoa kim châm khô với nấm mèo để nấu canh, hầm thuốc bắc, tiềm vịt, gà… Hoa kim châm có vị ngọt, tính mát, được dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm đau, chữa chảy máu cam. Ngày nay cây được trồng nhiều ở vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam
. 9. Bông súng:
Cây súng có lá tròn giống lá sen, phía trên màu xanh lục, phía dưới màu hồng nhạt, nổi trên mặt nước. Có hai loại bông súng: Súng sen được trồng ở đầm chùa, ao làng có bông màu tím đỏ, rất to. Súng dại có cuống lá nhỏ, bông màu trắng hay tím. Bông súng có nhiều lá noãn gắn với nhau thành một bầu nhiều ô. Bông có 4 lá đài, 20-30 cánh hoa, 30-50 nhụy. Nhụy bông súng màu vàng. Thật ra, người ta chỉ xài phần thân, cọng súng màu nâu, nhưng vẫn gọi đó là bông súng. Bông súng muốn ăn phải tướt vỏ, xắt khúc, ngâm nước cho sạch. Bông súng dùng trộn gỏi; ăn sống với mắm kho; nấu canh chua với cá đồng; bóp muối cho héo, ngâm giấm làm dưa.
10. Bông sen:
Trong địa hạt Đông y , mỗi bộ phận của cây sen có tính trị liệu khác nhau: - Gương sen (liên phòng) , lá sen (hà diệp), vỏ ngoài hột sen: tánh mát, trị tiêu chảy, cầm máu. - Hột sen (liên nhục):vị thuốc bổ tì, bổ thận. - Nhụy sen (liê tu): thông thận, cầm máu,giữ tinh(liên tu bất tận). - Tim sen (liên tử tâm/lõi xanh trong hột sen): an thần, trị huyết áp cao. - Ngó sen (liên ngẫu): thanh nhiệt, dùng sống giải rượu, nấu chín giải độc trong thức ăn đồ biển. - Củ sen: chữa bệnh mất ngủ, hoạt tinh. Trong phạm vi ẩm thực, các phần của cây sen được sử dụng như: Gương sen phơi khô đem đun thay củi; Lá sen gói cơm, xôi, quà bánh giữ được hương vị rất lâu; Lá sen non nấu cháo trị chứng giữ nước, phù thủng … Hạt sen tươi hay khô được xỏ xâu dùng nấu chè , làm bánh, làm mứt, tiềm vịt, tiềm gà,… Ngó sen làm gỏi. Củ sen làm mứt, luộc, chiên bột, hầm canh… cho đến trà ướp hương sen. Hoa sen vị ngọt, hơi đắng, không độc, có tánh ấm, giúp an thần, trị xuất huyết. Có một món ăn nấu từ hoa sen của nhà văn Tản Đà, đã trở thành giai thoại: Vịt hấp hoa sen. Ông cho rằng tinh túy của sen đọng lại ở hoa, nên dùng cánh hoa sen phủ kín vịt để hấp cách thủy. Vịt ở đây là vịt tơ vừa, được làm sạch bằng rượu, khử mùi bằng gừng, ướp gia vị cho thấm trước. Khi vịt chín, bao nhiêu hương hoa ngấm hết vào thịt. Ăn cả thịt vịt mềm, không bị béo ngậy cùng hoa thơm, ngọt. Đến hết vẫn còn “vương vấn“ hương vị, cứ như là: "Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng“ (Nguyễn Du) Còn theo ý thơ của Mạnh Giao: "Thiếp tâm ngẫu trung tị , tuy đoạn do khiên liên" (Lòng thiếp tơ trong ngó sen, dù đứt còn vương hoa).
11. Bông sầu đâu:
Sầu đâu Tên gọi sầu đâu dễ bị lầm lẫn với tên gọi là thầu đâu, là sầu đông của cây xoan ta. Cây sầu đâu có nhiều ở vùng Thất sơn, An Giang, Châu Đốc, những tỉnh giáp giới Campuchia. Cây sầu đâu thân gỗ, cao to,vỏ sần sùi ,chứ không trơn láng như thân cây xoan ta. Xoan ta Lá xoan ta độc, không ăn được, còn lá non và bông sầu đâu thì ăn được. Lá sầu đâu dùng làm thuốc sốt rét. Bông sầu đâu ra hoa vào mùa xuân, màu trắng, mọc thành từng chùm như hoa nhãn, dùng làm gỏi. Gỏi sầu đâu tương đối dễ làm: Rửa sạch bông và lá non, có thể trụng sơ qua nước sôi. Nướng khô cá sặc rằn, khô cá lóc, xé nhỏ, bỏ vào. (Nếu không có khô thì có thể thế bằng cá lóc nướng trui xé nhỏ). Trộn thêm rau thơm, hành tây xắt mỏng, xoài băm sợi… Ăn với nước mắm me, đường, ớt. Gỏi sầu đâu có vị đắng nhưng hậu ngọt dai.
12. Bông so đũa:
Cây so đũa hoặc mọc hoang, hoặc được trồng nhiều ở các vùng bờ quanh ruộng của đồng bằng sông Cửu Long. Cây so đũa thon cao, thẳng, vỏ nham nhám, xù xì, nứt nẻ. Trái so đũa nhỏ dài , hình dáng như chiếc đũa. Thân cây so đũa dùng làm cột nhà, cấy nấm mèo. Lá là món hảo của dê. Bông so đũa mọc ở trên cao, kết thành từng chùm , có 2 màu: trắng và tím. Bông so đũa có vị nhân nhẫn đắng, nhưng ngọt hậu. Đầu tháng 10 âm lịch trở đi , cây so đũa đồng loạt ra hoa, cùng lúc với mùa cá linh để có món ăn nức tiếng là cá linh nấu canh chua bông so đũa. (Cá linh thường được dùng làm mắm để dành. Chế biến nhiều món như kho mặn, kho mẳn lót mía, kho mắm với cà tím, kẹp vỉ nướng, chiên giòn, nấu canh chua … ). Bông so đũa nhặt cuống, rửa sạch. Nấu nước sôi,dầm me, thả cá linh, nêm vừa miệng, hớt bọt, cho bông so đũa vào là nhấc xuống liền , để bông còn giòn mới ngon. Trên mặt bỏ ngò gai, rau om xắt nhỏ, thêm một chút tỏi phi, vài lát ớt tươi. Không có cá linh, người ta nấu canh chua so đũa với tôm, tép. Bông so đũa còn dùng luộc, xào, đặc biệt là món cá lóc bọc bằng bông so đũa hấp, chấm nước mắm đồng dầm ớt.
13. Hoa thiên lý:
Cây thiên lý là một loại dây leo, dài hàng mét, thân non có lông, lá mọc đối. Hoa mọc thành chùm màu vàng chanh hay trắng ngà. Ban đêm hoa tỏa hương thơm ngát, nên còn được gọi là Dạ lai hương. Lá và hoa thiên lý được thu hái vào mùa hè, dùng tươi. Rễ thu hái vào mùa thu, phơi hay sấy khô. Lá có tác dụng chửa bịnh trĩ, trị giun kim. Rễ chửa tiểu buốt hay ra máu. Hoa thiên lý giống như cái chuông gió nhỏ, lấp ló trong những tán lá xanh mướt. Ngoài chức năng làm đẹp. Cộng mùi hương thoang thoảng, hoa thiên lý còn có vị ngon ngọt, tánh mát, được người nông dân miền Bắc coi như một loại rau có sẵn trong nhà. Canh thiên lý mang hương vị đặc trưng của mùa hè. Nấu canh thiên lý không phức tạp. Chọn những chùm hoa mới nở, ngâm nước cho hết kiến, chùm hoa to thì tách làm 2, 3 nhánh nhỏ. Ở thành phố thì nấu hoa thiên lý với thịt heo bằm, giò sống. Nhưng kết hợp độc đáo của hoa thiên lý là cua đồng giã nhỏ là canh có hương vị đậm đà ngay. Hoa thiên lý xào với thịt bò, có ướp chút gừng và nước tương cho thấm. Ngày nay, người ta dùng hoa thiên lý như một loại rau sống, nhúng với lẩu các loại.
14. Hoa Atiso:
Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh. Khi nấu chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm vì hoa sẽ bị đắng, khó ăn. Bộ phận của cây atisô được dùng làm rau ăn là cụm hoa bao gồm đế mang hoa, các lông tơ, và các lá bắc (có phần gốc mềm mầu trắng bao chung quanh). Trong 100g bông atisô, có chứa: 3 - 3,15 g protein, 0,1-0,3 g lipid, 11-15 g glucid (chủ yếu là inulase, tốt cho người bị tiểu đường) và 82 g nước. Ngoài ra còn có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, các vitamin: A , B1, B2, C, cung cấp 50-75 calori. Bông atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò). Trong đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể... Chế biến: Rửa sạch bông, chẻ dọc thành 6-8 miếng, luộc chín, nấu canh, hầm xương heo xương bò, chân giò hoặc xào với nấm. Khi dùng bông atisô chỉ nên dự trữ bằng cách bỏ vào tủ lạnh tối đa bảy ngày, khi nấu không dùng nồi bằng nhôm hay gang vì các kim loại này làm atisô mất màu, gây đắng khó ăn.
Sưu tầm của Phương Thu
Hoa làm quà tặng cho người yêu quý , hoa trong bình trang trí cho ngôi nhà thân thương và có những loài hoa còn có trong món ăn, trong bữa cơm suốt bốn mùa trong năm. Nhiều dân tộc có các món ăn chế biến từ các loài hoa như: người Nhật ăn hoa cúc đồng, người Pháp nấu thức ăn với choux-fleur, artichaut , người Hy Lạp dùng bông bí để chiên, dân Nam Mỹ có hoa của cây yucca dùng làm salad , xào. Ở Việt Nam, có nhiều món ăn được chế biến từ các loại hoa như: bông bí, hoa chuối, bông điên điển, bông lục bình, bông hẹ, hoa hiên, bông lẻ bạn, bông mướp, bông sầu đâu, bông so đũa, bông sen, bông súng và hoa thiên lý.
1. Bông bí.
Bông bí dùng để ăn là bông bí đực của cây bí rợ, không thể đậu trái. Bông bí lớn, màu vàng tươi rất vui mắt. Bông bí được cắt chừa cuống dài, bó thành bó nhỏ đem ra chợ bán, nhưng không có nhiều, chỉ có theo mùa. Thông thường bông bí đem về được rửa sạch, sau đó luộc chấm nước kho cá, kho thịt hay chấm nước tương dầm ớt. Bông bí luộc có vị ngọt, hơi nhân nhẫn, phần tiếp giáp giữa cuống và bông hơi dai dai, ăn rất ngon. Bông bí còn dùng để nấu canh, xào tỏi, xào thịt bò, xào nghêu … Xào bông bí phải canh cho vừa chín mới còn dòn. Món đặc sắc nhất của bông bí là “bông bí dồn thịt chiên“ hay còn gọi là chả bông bí. Bông bí vừa chớm nở phải hái xuống ngay, tướt xơ ở cuống, bỏ tâm, rửa sạch, để ráo. Tôm, mực, thịt nạc vai heo quết nhuyễn, trộn tiêu hành, mắm muối, bột năng. Bẻ gập các cánh hoa úp đè lên nhau, nhẹ tay bỏ vào chiên với lửa nhỏ để bông bí còn màu vàng tươi, không bị cháy xém. Chả bông bí beo béo, thơm thơm, chấm nước tương dầm ớt. Món ăn này thường được làm trong những ngày giỗ, tết của gia đình hay tụ họp, đãi đằng. Chả bông bí không những phổ biến ở miệt vườn lục tỉnh nam bộ mà còn nổi tiếng ở Huế nữa.
2. Hoa chuối:
Người miền Bắc gọi là hoa chuối, người miền Nam lại gọi là bắp chuối. Thường buồng chuối trổ đủ nải rồi, người ta cắt bớt đi các bắp chuối. Bắp chuối có màu tím, ngon nhất là bắp chuối hột. Bắp chuối được chế biến thành nhiều món ăn như: trộn gỏi, nấu canh, ăn ghém và chiên làm đồ chay… - Gỏi bắp chuối (nộm hoa chuối): Bắp chuối lột bỏ phần bẹ già, còn phần non xắt mỏng, ngâm nước pha chanh hay dấm cho khỏi đen và ra bớt nhựa, vớt ra, để ráo.Trộn chung với tôm thẻ, thịt heo luộc, hến, gà luộc xé phay hay vịt luộc chặt miếng… rồi rau răm, củ hành tây xắt mỏng, đậu phọng rang giã nhỏ, nước mắm pha đường, chanh, tỏi, ớt. - Canh chua bắp chuối: Bắp chuối phần non thái mỏng, nấu canh chua me dầm với tôm, cá, lươn… - Bắp chuối bào trộn với các thứ rau sống khác, rau muống chẻ để ăn chung với các món nước như: bún riêu, bún bò, lẩu các loại… - Phần trắng giữa bẹ bắp chuối được dùng thế mì căn làm món chay như gà xào xả ớt, tôm lăn bột chiên.
3. Bông điên điển:
Còn được gọi là “hoa mùa lũ” hay “hoa cứu đói”. Do mỗi năm, khoảng một tháng sau khi nước lên theo mùa, ở vùng châu thổ sông Cửu Long, bông điên điển trổ đầy cành những cánh hoa vàng rực rỡ, trên những cánh đồng ngút ngàn. Trong những ngày không làm việc được để kiếm tiền, người nông dân chống xuồng ba lá đi hái bông điên điển tươi bán đổi gạo, làm dưa, hay nấu cháo với bông, luộc bông ăn cầm cự đói. Bông điên điển nhặt, rửa sạch, ngâm với giá sống trong nước muối có độ mặn vừa phải, chừng 3 ngày thì chua, thành dưa điên điển, dùng chấm nước kho cá, kho thịt, nấu canh với cá rô. Mùa nước nổi là mùa tôm cá sinh sôi đầy đặc dưới nước. Người ta giăng lưới, câu, xúc, kéo vó quanh nhà chừng nửa giờ là có cá rô con, rô mề cỡ mấy ngón tay. Canh dưa điên điển cá rô chẳng cần nêm, nếm gì thêm cũng đủ vị mặn, chua hấp dẫn. Bông điên điển dùng làm rau sống nhúng lẩu cá, lẩu mắm, xào tép, thay giá làm nhân đổ bánh xèo với thịt heo, ăn với các loại rau, đọt trong vườn, chấm nước mắm pha tỏi ớt; bông điên điển làm mắm chay hoặc nấu canh chua rất ngon. Mùa điên điển ra bông cũng là mùa cá linh từ Biển Hồ trôi giạt xuống vùng sông Tiền, sông Hậu. Cá linh nấu với me sống vừa chua, làm lẩu, nhúng chỉ duy nhất bông điên điển vào. Bông điên điển còn có thể được nấu canh chua với cá bông lau, đậu bắp.
4. Bông lục bình:
Còn có tên là sen nhật, bèo tây. Lục bình là thân cây cỏ, sống nổi trên mặt nước, có cuống phồng lên thành phao nổi. Lá có gân, hình cung. Hoa mọc thành chùm ở ngọn. Hoa không đều, có màu tím xanh, đài hoa và tràng hoa cùng màu, dính liền nhau ở gốc. Cánh hoa trên có đốm vàng, 6 nhụy (3 dài, 3 ngắn). Người ta dùng bông lục bình làm gỏi, chấm nước cá kho.
5. Bông lẻ bạn:
Cây lẻ bạn có nguồn gốc từ các nước Trung Mỹ, được trồng rộng rãi ở Việt Nam. Cây trồng trong chậu làm cây cảnh, trồng ngoài vườn để làm thuốc. Cây có thân rất ngắn, lá mọc gần như sát đất. Lá không cứng, có bẹ, đầu thuôn dài, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới màu đỏ tím. Cụm hoa nhỏ, mọc ở nách lá, ngoài có hai mo úp vào nhau, giống như vỏ con sò, nên còn được gọi là bông sò huyết (oyster plant). Hoa màu trắng, dùng làm thuốc trị ho, hay nấu canh với xương heo ăn cho mát, bồi bổ cơ thể suy nhược.
6. Bông hẹ:
Cây hẹ đây là hẹ trồng, chứ không phải hẹ nước để ăn mắm kho. ông hẹ tiếng Tàu gọi là Cửu thái, tiếng Anh là Chives. Bông hẹ màu trắng. Nấu canh với đậu hủ tươi ăn giải nhiệt . Xào với lòng gà (tim, gan, mề), nghệ ăn để trị ho.
7. Bông mướp:
Cây mướp dễ trồng, thuộc họ dây leo, chưa phủ kín giàn đã ra hoa. Người ta thường có câu: ”Nụ cà, hoa mướp“. Hoa mướp màu vàng rực, nụ hoa tròn và đen. Không bằng bông bí, nhưng hoa mướp cũng được dùng luộc, xào lòng gà, ngon nhất là hoa mướp hương, ăn bùi và béo.
8. Bông kim châm:
Tiếng Tàu gọi là kim châm hay hoàng hoa. Tiếng Việt gọi là hoa hiên. Cây thường mọc hoang. Cuống hoa dài từ 80- 100 cm, đầu cuống chẻ làm hai, có từ 6-12 hoa. Hoa màu vàng, phơi khô thành màu nâu. Người ta thường dùng hoa kim châm khô với nấm mèo để nấu canh, hầm thuốc bắc, tiềm vịt, gà… Hoa kim châm có vị ngọt, tính mát, được dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm đau, chữa chảy máu cam. Ngày nay cây được trồng nhiều ở vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam
. 9. Bông súng:
Cây súng có lá tròn giống lá sen, phía trên màu xanh lục, phía dưới màu hồng nhạt, nổi trên mặt nước. Có hai loại bông súng: Súng sen được trồng ở đầm chùa, ao làng có bông màu tím đỏ, rất to. Súng dại có cuống lá nhỏ, bông màu trắng hay tím. Bông súng có nhiều lá noãn gắn với nhau thành một bầu nhiều ô. Bông có 4 lá đài, 20-30 cánh hoa, 30-50 nhụy. Nhụy bông súng màu vàng. Thật ra, người ta chỉ xài phần thân, cọng súng màu nâu, nhưng vẫn gọi đó là bông súng. Bông súng muốn ăn phải tướt vỏ, xắt khúc, ngâm nước cho sạch. Bông súng dùng trộn gỏi; ăn sống với mắm kho; nấu canh chua với cá đồng; bóp muối cho héo, ngâm giấm làm dưa.
10. Bông sen:
Trong địa hạt Đông y , mỗi bộ phận của cây sen có tính trị liệu khác nhau: - Gương sen (liên phòng) , lá sen (hà diệp), vỏ ngoài hột sen: tánh mát, trị tiêu chảy, cầm máu. - Hột sen (liên nhục):vị thuốc bổ tì, bổ thận. - Nhụy sen (liê tu): thông thận, cầm máu,giữ tinh(liên tu bất tận). - Tim sen (liên tử tâm/lõi xanh trong hột sen): an thần, trị huyết áp cao. - Ngó sen (liên ngẫu): thanh nhiệt, dùng sống giải rượu, nấu chín giải độc trong thức ăn đồ biển. - Củ sen: chữa bệnh mất ngủ, hoạt tinh. Trong phạm vi ẩm thực, các phần của cây sen được sử dụng như: Gương sen phơi khô đem đun thay củi; Lá sen gói cơm, xôi, quà bánh giữ được hương vị rất lâu; Lá sen non nấu cháo trị chứng giữ nước, phù thủng … Hạt sen tươi hay khô được xỏ xâu dùng nấu chè , làm bánh, làm mứt, tiềm vịt, tiềm gà,… Ngó sen làm gỏi. Củ sen làm mứt, luộc, chiên bột, hầm canh… cho đến trà ướp hương sen. Hoa sen vị ngọt, hơi đắng, không độc, có tánh ấm, giúp an thần, trị xuất huyết. Có một món ăn nấu từ hoa sen của nhà văn Tản Đà, đã trở thành giai thoại: Vịt hấp hoa sen. Ông cho rằng tinh túy của sen đọng lại ở hoa, nên dùng cánh hoa sen phủ kín vịt để hấp cách thủy. Vịt ở đây là vịt tơ vừa, được làm sạch bằng rượu, khử mùi bằng gừng, ướp gia vị cho thấm trước. Khi vịt chín, bao nhiêu hương hoa ngấm hết vào thịt. Ăn cả thịt vịt mềm, không bị béo ngậy cùng hoa thơm, ngọt. Đến hết vẫn còn “vương vấn“ hương vị, cứ như là: "Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng“ (Nguyễn Du) Còn theo ý thơ của Mạnh Giao: "Thiếp tâm ngẫu trung tị , tuy đoạn do khiên liên" (Lòng thiếp tơ trong ngó sen, dù đứt còn vương hoa).
11. Bông sầu đâu:
Sầu đâu Tên gọi sầu đâu dễ bị lầm lẫn với tên gọi là thầu đâu, là sầu đông của cây xoan ta. Cây sầu đâu có nhiều ở vùng Thất sơn, An Giang, Châu Đốc, những tỉnh giáp giới Campuchia. Cây sầu đâu thân gỗ, cao to,vỏ sần sùi ,chứ không trơn láng như thân cây xoan ta. Xoan ta Lá xoan ta độc, không ăn được, còn lá non và bông sầu đâu thì ăn được. Lá sầu đâu dùng làm thuốc sốt rét. Bông sầu đâu ra hoa vào mùa xuân, màu trắng, mọc thành từng chùm như hoa nhãn, dùng làm gỏi. Gỏi sầu đâu tương đối dễ làm: Rửa sạch bông và lá non, có thể trụng sơ qua nước sôi. Nướng khô cá sặc rằn, khô cá lóc, xé nhỏ, bỏ vào. (Nếu không có khô thì có thể thế bằng cá lóc nướng trui xé nhỏ). Trộn thêm rau thơm, hành tây xắt mỏng, xoài băm sợi… Ăn với nước mắm me, đường, ớt. Gỏi sầu đâu có vị đắng nhưng hậu ngọt dai.
12. Bông so đũa:
Cây so đũa hoặc mọc hoang, hoặc được trồng nhiều ở các vùng bờ quanh ruộng của đồng bằng sông Cửu Long. Cây so đũa thon cao, thẳng, vỏ nham nhám, xù xì, nứt nẻ. Trái so đũa nhỏ dài , hình dáng như chiếc đũa. Thân cây so đũa dùng làm cột nhà, cấy nấm mèo. Lá là món hảo của dê. Bông so đũa mọc ở trên cao, kết thành từng chùm , có 2 màu: trắng và tím. Bông so đũa có vị nhân nhẫn đắng, nhưng ngọt hậu. Đầu tháng 10 âm lịch trở đi , cây so đũa đồng loạt ra hoa, cùng lúc với mùa cá linh để có món ăn nức tiếng là cá linh nấu canh chua bông so đũa. (Cá linh thường được dùng làm mắm để dành. Chế biến nhiều món như kho mặn, kho mẳn lót mía, kho mắm với cà tím, kẹp vỉ nướng, chiên giòn, nấu canh chua … ). Bông so đũa nhặt cuống, rửa sạch. Nấu nước sôi,dầm me, thả cá linh, nêm vừa miệng, hớt bọt, cho bông so đũa vào là nhấc xuống liền , để bông còn giòn mới ngon. Trên mặt bỏ ngò gai, rau om xắt nhỏ, thêm một chút tỏi phi, vài lát ớt tươi. Không có cá linh, người ta nấu canh chua so đũa với tôm, tép. Bông so đũa còn dùng luộc, xào, đặc biệt là món cá lóc bọc bằng bông so đũa hấp, chấm nước mắm đồng dầm ớt.
13. Hoa thiên lý:
Cây thiên lý là một loại dây leo, dài hàng mét, thân non có lông, lá mọc đối. Hoa mọc thành chùm màu vàng chanh hay trắng ngà. Ban đêm hoa tỏa hương thơm ngát, nên còn được gọi là Dạ lai hương. Lá và hoa thiên lý được thu hái vào mùa hè, dùng tươi. Rễ thu hái vào mùa thu, phơi hay sấy khô. Lá có tác dụng chửa bịnh trĩ, trị giun kim. Rễ chửa tiểu buốt hay ra máu. Hoa thiên lý giống như cái chuông gió nhỏ, lấp ló trong những tán lá xanh mướt. Ngoài chức năng làm đẹp. Cộng mùi hương thoang thoảng, hoa thiên lý còn có vị ngon ngọt, tánh mát, được người nông dân miền Bắc coi như một loại rau có sẵn trong nhà. Canh thiên lý mang hương vị đặc trưng của mùa hè. Nấu canh thiên lý không phức tạp. Chọn những chùm hoa mới nở, ngâm nước cho hết kiến, chùm hoa to thì tách làm 2, 3 nhánh nhỏ. Ở thành phố thì nấu hoa thiên lý với thịt heo bằm, giò sống. Nhưng kết hợp độc đáo của hoa thiên lý là cua đồng giã nhỏ là canh có hương vị đậm đà ngay. Hoa thiên lý xào với thịt bò, có ướp chút gừng và nước tương cho thấm. Ngày nay, người ta dùng hoa thiên lý như một loại rau sống, nhúng với lẩu các loại.
14. Hoa Atiso:
Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh. Khi nấu chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm vì hoa sẽ bị đắng, khó ăn. Bộ phận của cây atisô được dùng làm rau ăn là cụm hoa bao gồm đế mang hoa, các lông tơ, và các lá bắc (có phần gốc mềm mầu trắng bao chung quanh). Trong 100g bông atisô, có chứa: 3 - 3,15 g protein, 0,1-0,3 g lipid, 11-15 g glucid (chủ yếu là inulase, tốt cho người bị tiểu đường) và 82 g nước. Ngoài ra còn có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, các vitamin: A , B1, B2, C, cung cấp 50-75 calori. Bông atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò). Trong đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể... Chế biến: Rửa sạch bông, chẻ dọc thành 6-8 miếng, luộc chín, nấu canh, hầm xương heo xương bò, chân giò hoặc xào với nấm. Khi dùng bông atisô chỉ nên dự trữ bằng cách bỏ vào tủ lạnh tối đa bảy ngày, khi nấu không dùng nồi bằng nhôm hay gang vì các kim loại này làm atisô mất màu, gây đắng khó ăn.
Subscribe to:
Posts (Atom)