AO NƯỚC LÃ
Bích Quy
Ngày Út theo chồng qua Mỹ, cả nhà ai cũng lo lắng cho em. Nơi đất khách quê người không biết em sẽ ra sao. Đã đành rằng em có chồng lo lắng, có nhà cửa sẵn và tất cả tiện nghi cho một gia đình nhưng có biết bao điều mới mẻ mà em cần phải học để thích nghi và hòa nhập với cộng đồng nơi em sống.
Cũng may, em còn trẻ và có nền tảng học vấn vững chắc nên chẳng bao lâu em đã tự mình lái xe đi học, đi làm được. Chỗ em ở chẳng có người Việt nhưng phong cảnh rất đẹp, yên tĩnh với vườn cây, đồi cỏ, xa xa mới có mái nhà . Họ hàng, bà con ở rải rác rất xa, muốn đến thăm phải đi bằng máy bay...
Hàng xóm của em là người nước ngoài nhưng họ rất thân thiện. Có cụ bà trạc tuổi mẹ em ở gần nhà , con cái lại ở xa nên cụ rất quý em. Em cũng coi cụ như mẹ mình, hay sang chơi, giúp đỡ cụ . Làm được món gì ngon em lại bê qua nhà biếu cụ . Cụ cảm động lắm và cũng hay sang chơi nhà em.
Đúng là "bán anh em xa, mua láng giềng gần"... Chẳng bà con, ruột thịt nhưng gần gũi, thương yêu chân thành thì "nước lã" có khi còn đậm đà hơn cả "giọt máu đào". Khi em có con, cụ vui lắm , hay sang chơi , giúp em bồng bế cháu. Cháu cũng rất theo bà .
Ngày em đưa cả gia đình về thăm quê hương ai cũng vui mừng. Thằng bé mới bốn tuổi, tóc đen, mắt đen, môi đỏ, da trắng hồng vòng tay chào ông bà :
Đúng là "bán anh em xa, mua láng giềng gần"... Chẳng bà con, ruột thịt nhưng gần gũi, thương yêu chân thành thì "nước lã" có khi còn đậm đà hơn cả "giọt máu đào". Khi em có con, cụ vui lắm , hay sang chơi , giúp em bồng bế cháu. Cháu cũng rất theo bà .
Ngày em đưa cả gia đình về thăm quê hương ai cũng vui mừng. Thằng bé mới bốn tuổi, tóc đen, mắt đen, môi đỏ, da trắng hồng vòng tay chào ông bà :
- "Good morning"
Ông bà hơi ngỡ ngàng.. Bà nhìn cháu ngơ ngác hỏi tôi :
- Nó nói gì thế con ?
- Cháu chào ông bà đấy.
Bà ôm cháu vào lòng, hôn lên hai cái má phính của nó :
- Ôi, bà yêu cháu quá
Thằng bé ngơ ngác chạy lại ôm mẹ . Thì ra cháu không nói được tiếng Việt.
Mẹ nó khẽ nói :
- Mọi người đừng làm nó sợ. Từ từ nó sẽ quen...
Những ngày thăm nhà của em làm rộn ràng cả nhà. Tôi cũng phải nặn óc với vài ba câu tiếng Anh đã lùi vào dĩ vãng vì hầu như chẳng có dịp sử dụng. Muốn cho cháu ăn hay dắt đi chơi nhất định là phải có mẹ nó "thông ngôn" . Thằng bé chỉ quen ăn những gì mẹ nó đem theo. Những món ăn Việt Nam lúc đầu nó không thích lắm nhưng khi nếm thử, cu cậu gật gù rồi thích thú , nhất là món phở.
Ba mẹ tôi trách em không chịu khó dạy con nói tiếng Việt. Hai vợ chồng đều là người Việt mà để con không biết nói tiếng Việt thì kỳ quá. Em phân trần :
- Lúc đầu chúng con cũng chia nhau. Con nói tiếng Việt và anh nói tiếng Mỹ với cháu để khi đi học cháu không bị lạc lõng.... nhưng mà rồi con bận đi làm, về nhà lại bao nhiêu việc nên không đủ kiên nhẫn để dạy con nên nói luôn tiếng Mỹ cho nhanh. Tụi con thì vẫn nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt nên nó nghe hiểu hết nhưng lại không quen nói.
Cả nhà lại xúm nhau dạy cháu , bắt nhắc lại từng chữ, cháu cũng hiểu và bập bẹ nói được đôi câu , chen cả tiếng Mỹ. Thôi vậy cũng tạm được.
Ngày về, tôi mua cho cháu một bộ sách dạy tiếng Việt bảo em mỗi ngày dạy cho con một ít. Hôm chia tay về Mỹ, cháu ôm bà nói :
- Good bye bà, I miss bà...
Bà chỉ còn biết ôm chặt lấy cháu mà rằng :"Bà sẽ nhớ cháu lắm" .
Cháu còn nhỏ quá, lại ở quá xa, lâu thật lâu mới về thăm bà thì cũng chẳng biết được cháu có nhớ đến bà không?
Dịp nghỉ hè gia đình em mới về thăm ông bà và cả nhà. Thằng bé mỗi ngày một lớn và cái tiếng Việt của nó cũng rơi rớt nhiều chỉ còn lại vài câu chào ông bà với cái giọng cứng ngắc của người nước ngoài. Bố mẹ tôi vẫn yêu cháu nhưng thất vọng vì không sao nói chuyện được với nó.
Những ngày nghỉ hè ngắn ngủi không đủ cho em đi thăm họ hàng vả lại ngày trước em còn bé quá nên cũng không nhớ nhiều những người họ hàng của mình và ngược lại họ cũng chẳng kịp biết đến em.
Biến cố năm 75 làm tan tác tất cả. Phần lớn họ hàng thân thiết bấy lâu đều ra nước ngoài sinh sống. Thay vào đó nhà tôi lại có dịp đón những người anh em, họ hàng từ miền Bắc vào. May mắn là họ vẫn giữ được nhiều nếp của Hà Nội xưa. T̀inh cảm ruột thịt khiến cho tôi cảm thấy gần gũi hơn . Niềm vui gặp lại ban đầu rồi cũng qua đi.
Thời gian và sự cách trở địa lý cùng tuổi tác ngày một cao khiến cho sự đi lại thăm viếng rồi cũng thưa thớt dần. Thế hệ ba mẹ chúng tôi chẳng còn mấy ai. Đến lượt tôi thì anh chị em họ gặp nhau cũng vui nhưng ai cũng quá bận rộn với những lo toan , vất vả trong cuộc sống. Được mấy ngày nghỉ phép, nghỉ lễ thì chỉ muốn đưa gia đình đi du lịch đâu đó để còn được nghỉ ngơi, dưỡng sức sau bao ngày mệt nhọc vất vả. Những dịp gặp nhau chỉ còn là trong những đám cưới hay đám ma hoặc là những dịp có người nước ngoài về muốn tụ họp đông đảo họ hàng một lúc.
Nhớ lại ngày xưa, ông tôi hay tổ chức đám giỗ thật lớn khiến con cháu khắp nơi tụ hội về, tình thân họ hàng nhờ đó cũng tăng thêm. Ông cũng là người có uy tín và có điều kiện để làm được như vậy. Bây giờ thì ngoại trừ những gia đình có đầy đủ điều kiện về nhà cửa rộng rãi, có tài chánh dồi dào và còn cái tâm muốn con cháu , họ hàng gặp nhau thì mới làm giỗ lớn được. Còn không thì nhà ai làm nhà nấy.
Biến cố năm 75 làm tan tác tất cả. Phần lớn họ hàng thân thiết bấy lâu đều ra nước ngoài sinh sống. Thay vào đó nhà tôi lại có dịp đón những người anh em, họ hàng từ miền Bắc vào. May mắn là họ vẫn giữ được nhiều nếp của Hà Nội xưa. T̀inh cảm ruột thịt khiến cho tôi cảm thấy gần gũi hơn . Niềm vui gặp lại ban đầu rồi cũng qua đi.
Thời gian và sự cách trở địa lý cùng tuổi tác ngày một cao khiến cho sự đi lại thăm viếng rồi cũng thưa thớt dần. Thế hệ ba mẹ chúng tôi chẳng còn mấy ai. Đến lượt tôi thì anh chị em họ gặp nhau cũng vui nhưng ai cũng quá bận rộn với những lo toan , vất vả trong cuộc sống. Được mấy ngày nghỉ phép, nghỉ lễ thì chỉ muốn đưa gia đình đi du lịch đâu đó để còn được nghỉ ngơi, dưỡng sức sau bao ngày mệt nhọc vất vả. Những dịp gặp nhau chỉ còn là trong những đám cưới hay đám ma hoặc là những dịp có người nước ngoài về muốn tụ họp đông đảo họ hàng một lúc.
Nhớ lại ngày xưa, ông tôi hay tổ chức đám giỗ thật lớn khiến con cháu khắp nơi tụ hội về, tình thân họ hàng nhờ đó cũng tăng thêm. Ông cũng là người có uy tín và có điều kiện để làm được như vậy. Bây giờ thì ngoại trừ những gia đình có đầy đủ điều kiện về nhà cửa rộng rãi, có tài chánh dồi dào và còn cái tâm muốn con cháu , họ hàng gặp nhau thì mới làm giỗ lớn được. Còn không thì nhà ai làm nhà nấy.
Cuộc sống vất vả , lo toan khiến tôi cũng tự trách mình đã lơ là chuyện viếng thăm họ hàng để bây giờ các cháu lớn lên ít biết đến bà con, họ hàng của mình.
Thật ra, họ hàng thì không phải ai cũng thân thiết, cũng có người lãnh đạm, thờ ơ, khiến cho người ta chẳng muốn đến nhà nhau. Con cái chúng tôi thì lại càng xa. Các cháu chẳng biết ai vào ai. Chúng quá bận rộn với công việc và bạn bè mới. Đấy là những người trong nước với nhau . Em tôi bảo ở nước ngoài thì lại càng khó khăn hơn vì bận rộn quá và xa xôi quá. Người ta thừa tiền nhưng lại thiếu tình, thiếu thời gian cho nhau. Các thế hệ sau cứ thế mà xa dần ra Cái "giọt máu đào" cứ thế mà loãng dần ra thành "ao nước lã" lúc nào chẳng hay....
Mời các bạn ghé thăm ĐSTV vói Bích Quy , bài mới ý nghĩa thâm thúy về tình cảm gia đình trong đời sống bận rộn ngày nay của hầu hết chúng ta , nhất là sau 75 có màn di tản ra nước ngoài sinh sống , một thế hệ mới sinh ra trên xứ người ,người Việt trừ những ai có điều kiện và tấm lòng gìn giữ , họp mặt thăm viếng giỗ tết đoàn tụ đại gia đình , còn phần lớn chúng ta chỉ thu gọn trong gia đình nhỏ của mình ....vì thế giọt máu đào dần dần và có khuynh hướng biến thái trở thành ao nước lã ....tiếc thay !!!!!
ReplyDeleteBai doc hay dua nhan xet rat dung ve nep song cua the he moi BQ a. Chac tai vi ngay xua gia dinh ho hang thuong o trong cung mot lang nen cuoc song luc nao cung than can gan gui. Bay gio thi khi con cai lon len kiem duoc viec hay lap gia dinh o tan mac khap noi. Dung la xa mat cach long!
ReplyDeleteNhận xét của Bích Quy rất đúng, đời sống tất bật ở xứ người làm tình cảm đại gia đình ngày càng phai nhạt, muốn có sự thân tình phải năng đi lại thăm viếng nhau, ít ra trong những dịp giỗ tết. Ngay cả với con cái muốn gần gũi cũng phải siêng làm cơm hop măt thì đươc gặp cháu con nhiều hơn.
ReplyDeleteKĐ
Ai cung noi la ban ron, nhung that ra la khong muon thoi, chu neu muon thi chi mot vai phut hoi tham nhau cung cha mat gi! Nguoi minh hay dat "cai toi" tren het nen khong nghi toi ai het.
ReplyDeleteWhen I am busy, I still could make a short phone call to see how my sister doing...I also called my cousin when I know that the weather is not good at her place, even though it is far away from my house. It shows how we care to each other!!
An My
Anh THư sở trường về viết văn xã hội, mô tả đời sống bình thường và cuộc sống đang diễn ra hằng ngày, với những nhận xét sâu sắc diễn biến của xã hội đương thời, đã thay đổi tình cảm con người...
ReplyDeleteĐó là sự bận rộn với cuộc sống, với những hoạt động đa hình, đa dạng, khiến người ta bị cuốn hút và không còn có thời giờ cho nhau nữa.
Những thăm hỏi trực tiếp đã dần dần biến mất, những bữc thư viết tay không còn nữa, để thay thế vào đó là những điện thư, người ta ngồi nói chuyện 1 mình và tưởng tượng nhiều hơn ....