NGUYỄN TẤT NHIÊN- Thi sĩ tài hoa bạc mệnh
Nguyễn Tất Nhiên tên thật là Nguyễn Hoàng Hải, sinh ngày 30 tháng 5 năm 1952 tại quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa và mất ngày 3 tháng 8 năm 1992 tại California, là nhà thơ của miền Nam Việt Nam trong các thập niên 60 và 70.
Nguyễn Tất Nhiên theo học trưòng Trung học Ngô Quyền ở Biên Hòa từ 1963 đến 1970.
Tâm hồn nghệ sĩ của Nguyễn Tất Nhiên đã bộc lộ từ lúc ông còn rất trẻ. Đầu óc của ông được miêu tả lúc nào cũng như mơ mộng suy nghĩ đâu đâu, không tập trung ngay cả khi đang học. Bạn bè thời gian này gọi đùa ông là Hải Ngáo hay Hải Khùng. Tương truyền, có một buổi sáng, Nguyễn Tất Nhiên đứng giữa ngã tư ở Biên Hòa như chỗ không người, bỏ tay trong túi quần nhìn lên trên trời.
Thời gian này, Nguyễn Tất Nhiên đã gặp một cô gái người miền Bắc tên là Duyên và có với cô này một tình cảm nhẹ nhàng nhưng không thành công vì hoàn cảnh gia đình và cả tính nghệ sĩ của Tất Nhiên. Dù vậy, cô gái tên Duyên này cũng đã là cảm hứng cho Tất Nhiên sáng tác khá nhiều bài thơ Khúc tình buồn, hay các bài Cô Bắc Kỳ nho nhỏ, Linh mục, Em hiền như ma sơ.
Mối tình vô vọng với cô Duyên, nỗi đam mê, niềm đau khổ làm người đã tạo nên phong cách thơ của ông.
Sự nghiệp của Nguyễn Tất Nhiên thời gian đầu không mấy thành công: thơ ông in ronéo tặng không cho các nữ sinh đều bị quăng vào thùng rác. Cho đến khi thơ ông được một số thầy giáo gửi đăng báo Sáng Tạo của Mai Thảo, rồi Phạm Duy, Nguyễn Đức Quang thấy đó mà phổ nhạc thì mới bắt đầu nổi tiếng.
Theo lời kể của nhà thơ Thái Thụy Vy: “hồi chưa nổi tiếng, trời nắng chang chang mà anh ưa mặc cái manteau mua ở khu Dân sinh, mồ hôi nhễ nhại, ưa đạp xe đạp đi cua cô em Bắc Kỳ nho nhỏ tên Duyên…”
Sau ông lấy vợ có tên là Minh Thủy, là người sau khi ông mất đã tranh chấp với gia đình ông bản quyền tập thơ “Minh khúc”.
Sau năm 1975, Nguyễn Tất Nhiên sang Mỹ, tiếp tục làm thơ. Ngày 3 tháng 8 năm 1992, người ta thấy ông nằm chết trong một xe hơi cũ, đậu dưới bóng cây trong một sân chùa ở Cali
Thơ của Nguyễn Tất Nhiên nổi tiếng với những tác phẩm viết về cảm tình tuổi trẻ, bằng cách đào sâu vào cảm xúc, tư tưởng của con người. Ông thổi một làn gió mới vào thơ Việt Nam với đầy những ý tưởng kỳ lạ: Người yêu là dao nhọn (trong bài Khúc buồn tình), là tín đồ duy nhất: "Tín đồ là người tình, người tình là ác quỷ, ác quỷ đầy quyền năng", còn tôi "là linh mục, giảng lời tình nhân gian", một cách ẩn dụ táo bạo để nói về cái tình cảm âu yếm trong đau khổ, lạc quan trong bi thiết của người yêu, được thể hiện bằng những lời lẽ bông đùa nhưng ngụ ý sâu cay. Nhiều bài khác thì gợi nên hình ảnh của tuổi học trò, vừa hồn nhiên, vừa nghịch ngợm ("Duyên của ta tình con gái Bắc", "Bởi yêu em nên sầu khổ dịu dàng")...
Thơ của ông do đó được đón nhận như một hiện tượng, cùng với sự quan tâm của các nhạc sĩ nổi tiếng lúc ấy như là Phạm Duy, Nguyễn Đức Quang, những dòng thơ kỳ lạ đã được phổ biến hầu khắp, được nhiều giới yêu thích.
Sau đây là những trích đoạn trong những bài viết nhận định về thơ Nguyễn Tất Nhiên được trích từ trong blog Ngô Quyền. www.ngo-quyen.org
Diamond Bích-Ngọc.
(Viết cho ngày giỗ năm thứ 20 cố thi-sĩ Nguyễn-Tất-Nhiên 3 tháng 8, 2012)
Ghi-Chú: quý độc giả có thể nghe nhạc & xem Youtube về Nguyễn-Tất-Nhiên trên trang báo điện-thử toàn cầu: www.diamondbichngoc.com
(Viết cho ngày giỗ năm thứ 20 cố thi-sĩ Nguyễn-Tất-Nhiên 3 tháng 8, 2012)
Ghi-Chú: quý độc giả có thể nghe nhạc & xem Youtube về Nguyễn-Tất-Nhiên trên trang báo điện-thử toàn cầu: www.diamondbichngoc.com
“…Ta phải khổ cho đời ta chết trẻ
Phải ê chề cho tóc bạc với thời-gian
Phải đau theo từng hớp rượu tàn
Phải khép mắt sớm hơn giờ thiên định…” (Trích trong bài: “Giữa Trần Gian Tuyệt Vọng” - 1972).
Phải chăng là một điềm báo khi thi-sĩ họa bút viết bài thơ này lúc tròn 20 tuổi? Đúng 20 năm sau anh ra đi từ giã cõi hồng trần: ngày 3 tháng 8, năm 1992… Hưởng dương 40 tuổi. Và hôm nay: 3 tháng 8, năm 2012 ngày giỗ thứ 20 của Nguyễn-Tất-Nhiên đa tài - bạc mệnh; tôi có duyên may viết về anh thay cho lời tạ-ơn thống-thiết; vì thi-sĩ đã để lại cho hàng triệu nhân-sinh những bài thơ tình tuyệt-tác, những dấu ấn thời-gian không bao giờ phai nhạt của một đời người. Từ những ngày khoác áo trắng Trưng-Vương, chúng tôi đã len-lén thầy-cô truyền tay nhau trong giờ học những vần thơ:
“…Em hãy ra bờ sông nhìn nắng trải
Nhớ cho mình dáng dấp một người yêu
(Lỡ dòng đời tóc có điểm muối tiêu
Còn giây phút chạnh lòng như … mới lớn)…
Tình cứ đuổi theo người như chiếc bóng
Người thì không bắt bóng được bao giờ
Anh muốn khóc trong buổi đầu niên học
Bởi yêu em nên sầu khổ dịu dàng.”
(Nên Sầu Khổ Dịu Dàng – 1970)
Phải đau theo từng hớp rượu tàn
Phải khép mắt sớm hơn giờ thiên định…” (Trích trong bài: “Giữa Trần Gian Tuyệt Vọng” - 1972).
Phải chăng là một điềm báo khi thi-sĩ họa bút viết bài thơ này lúc tròn 20 tuổi? Đúng 20 năm sau anh ra đi từ giã cõi hồng trần: ngày 3 tháng 8, năm 1992… Hưởng dương 40 tuổi. Và hôm nay: 3 tháng 8, năm 2012 ngày giỗ thứ 20 của Nguyễn-Tất-Nhiên đa tài - bạc mệnh; tôi có duyên may viết về anh thay cho lời tạ-ơn thống-thiết; vì thi-sĩ đã để lại cho hàng triệu nhân-sinh những bài thơ tình tuyệt-tác, những dấu ấn thời-gian không bao giờ phai nhạt của một đời người. Từ những ngày khoác áo trắng Trưng-Vương, chúng tôi đã len-lén thầy-cô truyền tay nhau trong giờ học những vần thơ:
“…Em hãy ra bờ sông nhìn nắng trải
Nhớ cho mình dáng dấp một người yêu
(Lỡ dòng đời tóc có điểm muối tiêu
Còn giây phút chạnh lòng như … mới lớn)…
Tình cứ đuổi theo người như chiếc bóng
Người thì không bắt bóng được bao giờ
Anh muốn khóc trong buổi đầu niên học
Bởi yêu em nên sầu khổ dịu dàng.”
(Nên Sầu Khổ Dịu Dàng – 1970)
“…Cô Bắc Kỳ nho nhỏ
tóc "demi-garc,on"
chiều đạp xe vô chợ.
mắt như trời bao dung
anh vì mê mải ngó
nên quên thù đám đông!
*
đời chia muôn nhánh khổ
anh tận gốc gian nan
cửa chùa tuy rộng mở
tà đạo khó nương thân
anh đành xưng quỉ sứ
lãnh đủ ngọn dao trần!
*
qua giáo đường kiếm Chúa
xin được làm chiên ngoan
Chúa cười rung thánh giá
bảo: đầu ngươi có sừng !
đời chia muôn nhánh khổ
anh tận gốc gian nan…”
Theo nguồn từ Link: http://www.tinmoi.vn/tiet-lo-moi-tinh-don-phuong-cua-nha-tho-nguyen-tat-nhien-07987004.html
“… Qua kho tàng thơ Nguyễn Tất Nhiên, người ta biết đến mối tình của thi-sĩ với một cô gái tên Bùi-Thị-Duyên, dân miền Bắc vào định cư trong Nam. Tình yêu này của Hải dành cho Duyên cả trường trung học Ngô-Quyền ai cũng biết.
“…Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc
nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền
nhớ dịu dàng nhưng thầm ý khoe khoang
nhớ duyên dáng, ngây thơ…mà xảo quyệt !
ta sẽ nhớ dặn lòng nên tha thiết
nên vội vàng tin tưởng chuyện vu vơ
nên yêu đương bằng khuôn mặt khờ khờ
nên hùng hổ...để đợi giờ thua thiệt !...”
“… Qua kho tàng thơ Nguyễn Tất Nhiên, người ta biết đến mối tình của thi-sĩ với một cô gái tên Bùi-Thị-Duyên, dân miền Bắc vào định cư trong Nam. Tình yêu này của Hải dành cho Duyên cả trường trung học Ngô-Quyền ai cũng biết.
“…Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc
nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền
nhớ dịu dàng nhưng thầm ý khoe khoang
nhớ duyên dáng, ngây thơ…mà xảo quyệt !
ta sẽ nhớ dặn lòng nên tha thiết
nên vội vàng tin tưởng chuyện vu vơ
nên yêu đương bằng khuôn mặt khờ khờ
nên hùng hổ...để đợi giờ thua thiệt !...”
Tình đơn phương hay tình dang dở khiến người ta nghĩ đến nhau nhiều. Những vần thơ đã sống cùng thời gian để rồi người con gái tên Duyên đã thành một biểu tượng và có một vị-trí rất đặc biệt trong thơ Nguyễn-Tất-Nhiên.
Một người bạn của Nguyễn Tất Nhiên đã hỏi tại sao lại “Thà Như Giọt Mưa” thì anh trả lời hết sức cắc cớ: “Ai biểu Duyên không yêu tôi thì tôi xin làm giọt mưa... để được khô trên mặt nàng”.
“…Thà như giọt mưa vỡ trên mặt Duyên thà như giọt mưa khô trên mặt Duyên
để ta nghe thoáng tiếng mưa vội đến
những giọt run run ướt ngọn lông măng
….
khiến người trăm năm đau khổ ăn năn
khiến người tên Duyên đau khổ muôn niên.”
Một người bạn của Nguyễn Tất Nhiên đã hỏi tại sao lại “Thà Như Giọt Mưa” thì anh trả lời hết sức cắc cớ: “Ai biểu Duyên không yêu tôi thì tôi xin làm giọt mưa... để được khô trên mặt nàng”.
“…Thà như giọt mưa vỡ trên mặt Duyên thà như giọt mưa khô trên mặt Duyên
để ta nghe thoáng tiếng mưa vội đến
những giọt run run ướt ngọn lông măng
….
khiến người trăm năm đau khổ ăn năn
khiến người tên Duyên đau khổ muôn niên.”
Trong một lần tâm sự với nhà thơ Lê Minh Quốc, anh thành thật nói rằng mấy chục năm nay đã cố tìm về người
đẹp tên Duyên trong bài hát nhưng “bó tay”. Lê Minh Quốc lục trong trí nhớ và giới thiệu Hà Đình Nguyên tìm gặp nhà báo Lưu Đình Triều, người học cùng trường thuở trung học với người đẹp tên Duyên và cả nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên ở Biên Hòa, Đồng Nai.
Qua trí nhớ của những người bạn của Nguyễn Tất Nhiên, cô gái tên Duyên cũng hé mở. Theo Lưu Đình Triều, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên tên thật là Nguyễn Hoàng Hải sinh năm 1952, sau mới lấy bút danh Nguyễn Tất Nhiên. Còn cô Duyên, tên đầy đủ là Bùi Thị Duyên dân miền Bắc vào định cư trong Nam. Tình yêu này của Hải dành cho Duyên cả trường trung học ai cũng biết.
Duyên còn là cảm hứng bất tận, là nguyên mẫu nhiều bài thơ của Nguyễn Tất Nhiên, khi anh ở độ tuổi đôi mươi. Những tưởng nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên sẽ chiếm trọn trái tim người đẹp khi tên cô ngân vang cùng nhạc Phạm Duy trong lòng bao người yêu mến. Thế nhưng, người đẹp tên Duyên và nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên vẫn đường hai lối rẽ. Sau này, họ cùng sống ở bên Mỹ, nhưng không biết có cơ hội nào gặp nhau không.
Cô gái xứ Bắc mang tên Bùi-Thị-Duyên ngày nào, nay sống tại Michigan, Hoa Kỳ. Sau này, qua lời kể của những người quen; Duyên đã nhớ lại những kỷ niệm thật đẹp của tuổi học trò áo trắng và tâm-sự rằng: “Tụi này học chung với nhau từ năm đệ tứ. Nhưng lúc đó, tôi ngây thơ chưa nghĩ gì hết, còn Hải nghĩ gì thì tôi không biết. Gặp nhau, biết nhau từ lúc 14, 15 tuổi. Tôi được tặng một quyển thơ nghe nói là có ba bản chính. Một bản của Hải, một bản cho tôi và một bản cho ai tôi quên mất rồi. In ra khoảng chừng 100 quyển thôi. Tôi biết sự hình thành quyển thơ này, tất cả bạn bè trong lớp ai cũng biết, nhưng đó là chuyện hồi nhỏ… Dĩ nhiên là phải xúc động bởi nguyên một quyển thơ viết cho tôi. Nhưng tôi đã nói với anh ấy ngay từ đầu là mình làm bạn thôi! Nếu có ý gì đó thì tôi không gặp nữa. Về sau Hải phải công nhận là muốn làm bạn, để còn được tiếp tục gặp nhau. Chắc anh ấy cũng quý tôi lắm!”
Trong “Link”: http://chutluulai.net/forums/showthread.php?p=14516 Tác-giả Nguyễn-Mạnh-Trinh ghi nhận rằng: “… Cái bi thiết của một người nuôi nhiều mơ mộng nhưng thực tế lại mênh mông những bóng tối thẳm sâu. Cuộc sống như trải dài từ những nợ này đến nợ khác, để thi sĩ phải tự than thân “Ta mấy kiếp vẫn là ta mắc nợ”. Nợ tình, nợ đời, thành những câu thơ bi thiết, thành những tâm tình đầy dằn vặt thảm thê. Thơ, là nỗi niềm tràn ra từ những lời ân hận, những cấu xé của thâm tâm… Lạ lùng, thơ như trải ra trước những phận số, nói trước những bi đát trong đời Nguyễn-Tất-Nhiên.
Khi thành vợ thành chồng rồi hai người ly thân, Nguyễn-Tất-Nhiên buồn bã (vì xa vợ và hai người con trai còn thơ bé) mang đời sống tình cảm của một phận số không may… Những bài thơ của chia ly, nhớ thương và của những nỗi niềm ăn năn thống hối. Như trong bài “Minh Khúc, 90.” Nói lên những não lòng, nỗi niềm bời bời trong tim trong óc. Tôi đọc và vì nghĩ tim mình không phải là gỗ đá nên cũng thấy một phút se lòng:
“Đường không gian - đã phân ly
đường thời gian – đã một đi không về
những con đường mịt sương che
tôi vô định lái chuyến xe mù đời
cu tí ngủ gục đâu rồi?
Băng sau, ngoái lại, bời bời nhớ con !
Đường trăm năm - nát tan lòng
Đường ngàn năm - hận, xin đừng trả nhau!
Những con đường cuối năm nào
Cho tôi tìm lại cành đào ba sinh
Khi em lễ mễ với tình
Thắp nhang tạ tội sinh thành con đi
Đường chung đôi - đã chia đời
Đường chia đôi - vẫn hơi người quẩn quanh
Chim đêm hót tiếng đau tình
Đau tim tôi chở lòng thành kiếm em.”(Westminster, CA, 2.1.1990)
Nguyễn Tất Nhiên, muôn thuở vẫn là một người xa lạ với cuộc sống dưới đất và gần gũi với trăng sao trên trời. Và, cũng phải có một lúc, để trở về với nơi chốn thân quen, mà bất hạnh cũng nở hoa kết trái giống như hạnh phúc. "
Nguyễn-Tất-Nhiên sau những năm tháng dài lang thang như kẻ Homeless không cửa, không nhà; (trên xe anh lúc nào cũng có những bịch khoai tây sống để khi đói thì dùng). Ngày 3 tháng 8, 2012 Nguyễn-Tất-Nhiên đã tự chọn cho mình một phương cách rời bỏ loài người cùng cuộc đời ô-trọc.
20 năm rồi, chàng đã về cùng bụi cát trùng khơi, mà sao những lời thơ còn vương vấn mãi cõi dương-trần, để người đời như tôi mỗi lần nhớ tới thơ anh phải bàng-hoàng, phải thống-khổ, cảm-nhận đến tận cùng nỗi cam-chịu của một kiếp người:
“Sớt Cho Ai Một Chút Buồn.
Sao Ta Không Nỡ Nên Thầm Cạn Ly”.
“…Sao thiên thu không là thiên thu?
nên những người yêu là những ngôi mồ
tôi đứng một mình trong nghĩa địa
và chắc không đành quên khổ đau!...”
(Thiên-Thu - 1970)
20 năm rồi, chàng đã về cùng bụi cát trùng khơi, mà sao những lời thơ còn vương vấn mãi cõi dương-trần, để người đời như tôi mỗi lần nhớ tới thơ anh phải bàng-hoàng, phải thống-khổ, cảm-nhận đến tận cùng nỗi cam-chịu của một kiếp người:
“Sớt Cho Ai Một Chút Buồn.
Sao Ta Không Nỡ Nên Thầm Cạn Ly”.
“…Sao thiên thu không là thiên thu?
nên những người yêu là những ngôi mồ
tôi đứng một mình trong nghĩa địa
và chắc không đành quên khổ đau!...”
(Thiên-Thu - 1970)
G.S Nguyễn Xuân Hoàng.
Phải nói rằng thơ Nguyễn Tất Nhiên là một đóng góp hồn nhiên vào đời sống thi ca của chúng ta, mặc dù chữ nghĩa trong thơ anh - nhiều bài - vẫn còn ở thể quặng mỏ của ngôn ngữ. Nó là một thứ nham thạch ròng chưa bị tính bác học của ngoại lai xâm nhập, thẩm thấu và tác hại như một vài dòng thơ Việt Nam đã và đang chảy ra trong thi ca chúng ta.
Thơ Nguyễn Tất Nhiên làm cho đời sống chúng ta ấm áp, thế nhưng, những ngày sau cùng với chúng ta, anh đã sống trong sự lạnh lẽo.
Nguyễn Tất Nhiên bước vào đời như một nhà thơ và anh đã ra đi trong sân một ngôi chùa lặng lẽ như một thi sĩ.
Hoa đã ngập đầy nơi an nghỉ cuối cùng của anh. Người ta đã choàng cho người thi sĩ vòng hoa cuối cùng.
Không nên trách sự lạnh lẽo của người khác khi Nhiên còn sống, cũng chẳng ai trách sự vội vã của những người choàng vòng hoa lên Nguyễn Tất Nhiên khi anh đã ra đi. Bởi vì sống trong sự quên lãng và chết dưới những vòng hoa, chuyện đó vẫn diễn ra thường ngày trên mặt đất.
Nguyễn Tất Nhiên đã đến trong cuộc sống, đã rong chơi cùng chúng ta, và anh đã từ giã chúng ta.
Thà cứ như một giọt mưa đi nhé, Nguyễn Tất Nhiên...
Ngô Nguyên Nghiễm Nguồn: Thư viện Sáng Tạo: sangtao.org
Năm 1969, lúc nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên xuất bản tự lực với những tập thơ còn mang nặng nét học trò, tôi và Lưu Nhữ Thụy nhiều phen bay về Biên Hòa tìm thăm, để trả lễ những dịp Nhiên về Sài Gòn thăm tôi. Sự bộc phát hình như là một định mệnh, không thể ngờ trước được, khi tập Thiên Tai ra đời năm 1970 lúc Nguyễn Tất Nhiên vừa 18 tuổi, bỗng nhiên tên tuổi Nguyễn Tất Nhiên bừng vỡ một cách ngoạn mục. Nhac sĩ Phạm Duy bằng sự lão luyện tài hoa cùng cực, đã làm say mê những dòng thơ tình đầy ngây thơ, ngộ nghĩnh, ông đem hết tâm huyết phổ nhạc cho nhà thơ nhiều bài, và thành công một cách kỳ diệu, đặc thù. Thời đó, nhạc Trịnh Công Sơn chiếm lĩnh hầu hết thị trường, đi đâu cũng chất đầy ngôn ngữ Trịnh Công Sơn, làm quánh đặc cả không gian bão táp giữa lòng người điên đảo. Thì sự thanh thoát tươi trẻ của hơn mươi bài nhạc phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên, được quảng bá rộng rãi không thua kém, bằng cách giới thiệu xen kẽ thay thế dòng nhạc Trịnh Công Sơn, một dòng nhạc cô đọng âm hưởng monotone bấy lâu vưởng vất quanh đời sống… Sự giải tỏa uẩn ức của cuộc sống, bằng sự huyền diệu thanh khiết và ngây thơ cực điểm của dòng thơ Nguyễn Tất Nhiên, và âm thanh phù thủy Phạm Duy, thì không gian như trôi chảy giữa bốn bề âm vọng tình yêu, mà những ví von so sánh lạ lùng, ngây dại trong ngôn ngữ chứa đầy biểu tượng sáng hóa: người từ trăm năm/về ngang sông rộng/ ta ngoắc mòn tay…, hoặc nào hay đời cạn vì người từ trăm năm/ về khơi tình động/ ta chạy vòng vòng/ ta chạy mòn chân. (Khúc Buồn Tình). Thơ Nguyễn Tất Nhiên có không khí bừng nở đầy trí tuệ liên tưởng tự nhiên, đưa đẩy sự phá cách của tưởng tượng, mà tha nhân không thể dõi bước kịp ý tưởng của dòng thơ vừa băng mình chưa hết lộ trình thơ mộng, bỗng nhiên đóng khung ở một lý luận ví von như những giải đáp lạ thường ngộ nghĩnh: đời chia muôn nhánh khổ/ anh tận gốc gian nan/ cửa chùa tuy rộng mở/ tà đạo khó nương thân/ anh đành xưng quỷ sứ/ lãnh đủ ngọn dao trần/ qua giáo đường kiếm Chúa/ xin được làm chiên ngoan/Chúa cười run thánh giá/ bảo: đầu ngươi có sừng!( Đám Đông).
Thơ Nguyễn Tất Nhiên làm cho đời sống chúng ta ấm áp, thế nhưng, những ngày sau cùng với chúng ta, anh đã sống trong sự lạnh lẽo.
Nguyễn Tất Nhiên bước vào đời như một nhà thơ và anh đã ra đi trong sân một ngôi chùa lặng lẽ như một thi sĩ.
Hoa đã ngập đầy nơi an nghỉ cuối cùng của anh. Người ta đã choàng cho người thi sĩ vòng hoa cuối cùng.
Không nên trách sự lạnh lẽo của người khác khi Nhiên còn sống, cũng chẳng ai trách sự vội vã của những người choàng vòng hoa lên Nguyễn Tất Nhiên khi anh đã ra đi. Bởi vì sống trong sự quên lãng và chết dưới những vòng hoa, chuyện đó vẫn diễn ra thường ngày trên mặt đất.
Nguyễn Tất Nhiên đã đến trong cuộc sống, đã rong chơi cùng chúng ta, và anh đã từ giã chúng ta.
Thà cứ như một giọt mưa đi nhé, Nguyễn Tất Nhiên...
Ngô Nguyên Nghiễm Nguồn: Thư viện Sáng Tạo: sangtao.org
Năm 1969, lúc nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên xuất bản tự lực với những tập thơ còn mang nặng nét học trò, tôi và Lưu Nhữ Thụy nhiều phen bay về Biên Hòa tìm thăm, để trả lễ những dịp Nhiên về Sài Gòn thăm tôi. Sự bộc phát hình như là một định mệnh, không thể ngờ trước được, khi tập Thiên Tai ra đời năm 1970 lúc Nguyễn Tất Nhiên vừa 18 tuổi, bỗng nhiên tên tuổi Nguyễn Tất Nhiên bừng vỡ một cách ngoạn mục. Nhac sĩ Phạm Duy bằng sự lão luyện tài hoa cùng cực, đã làm say mê những dòng thơ tình đầy ngây thơ, ngộ nghĩnh, ông đem hết tâm huyết phổ nhạc cho nhà thơ nhiều bài, và thành công một cách kỳ diệu, đặc thù. Thời đó, nhạc Trịnh Công Sơn chiếm lĩnh hầu hết thị trường, đi đâu cũng chất đầy ngôn ngữ Trịnh Công Sơn, làm quánh đặc cả không gian bão táp giữa lòng người điên đảo. Thì sự thanh thoát tươi trẻ của hơn mươi bài nhạc phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên, được quảng bá rộng rãi không thua kém, bằng cách giới thiệu xen kẽ thay thế dòng nhạc Trịnh Công Sơn, một dòng nhạc cô đọng âm hưởng monotone bấy lâu vưởng vất quanh đời sống… Sự giải tỏa uẩn ức của cuộc sống, bằng sự huyền diệu thanh khiết và ngây thơ cực điểm của dòng thơ Nguyễn Tất Nhiên, và âm thanh phù thủy Phạm Duy, thì không gian như trôi chảy giữa bốn bề âm vọng tình yêu, mà những ví von so sánh lạ lùng, ngây dại trong ngôn ngữ chứa đầy biểu tượng sáng hóa: người từ trăm năm/về ngang sông rộng/ ta ngoắc mòn tay…, hoặc nào hay đời cạn vì người từ trăm năm/ về khơi tình động/ ta chạy vòng vòng/ ta chạy mòn chân. (Khúc Buồn Tình). Thơ Nguyễn Tất Nhiên có không khí bừng nở đầy trí tuệ liên tưởng tự nhiên, đưa đẩy sự phá cách của tưởng tượng, mà tha nhân không thể dõi bước kịp ý tưởng của dòng thơ vừa băng mình chưa hết lộ trình thơ mộng, bỗng nhiên đóng khung ở một lý luận ví von như những giải đáp lạ thường ngộ nghĩnh: đời chia muôn nhánh khổ/ anh tận gốc gian nan/ cửa chùa tuy rộng mở/ tà đạo khó nương thân/ anh đành xưng quỷ sứ/ lãnh đủ ngọn dao trần/ qua giáo đường kiếm Chúa/ xin được làm chiên ngoan/Chúa cười run thánh giá/ bảo: đầu ngươi có sừng!( Đám Đông).
Vĩnh Hảo
Anh nổi tiếng rất sớm. Vì thơ anh đi sớm hơn bước chân còn ngại ngùng bỡ ngỡ của thế hệ trẻ thời ấy trước sự tràn ngập của văn hóa phương Tây, qua hình ảnh người lính viễn chinh Mỹ, và qua phong trào hiện sinh mô phỏng trễ tràng trên đất nước đói nghèo, chiến tranh. Anh mạnh dạn nói được tiếng nói của tình yêu tuổi trẻ với sân trường, kỳ thi, chiến tranh, mất mát, hoài vọng, tuyệt vọng... Chẳng phải sớm gì trong thể loại thơ, mà sớm trong phong cách biểu hiện. Anh dùng thứ ngôn ngữ của thời đại, rất hiện thực, không đẽo gọt; vậy mà thứ ngôn ngữ ấy bỗng nhiên mới, lạ, và được đón nhận nồng nhiệt. Bắt được giọng thơ tươi rói và đầy sức thu hút của anh, một nhạc sĩ tài danh phổ ngay thơ của anh thành nhạc, làm rung động bao trái tim cuồng nhiệt yêu đương thời chiến loạn. Vậy rồi thơ anh cất lên thành cơn sóng lớn, vượt bờ. Không ai mà chẳng biết thơ anh, không ai mà không hát nhạc phổ thơ của anh.
Hãy đọc một số bài thơ nổi tiếng được phổ nhạc mà ai cũng biết; và nên nhớ rằng lúc ấy, Nguyễn Tất Nhiên chỉ mới xấp xỉ ở tuổi hai mươi, để thấy cái tài hoa dị thường của anh: Trong tình yêu, thơ anh táo bạo vay mượn những hình ảnh thánh thiện để ví von mình, ví von người tình. Có thể nói lối vay mượn này là bước khai phá có một không hai của anh vào thời ấy, khiến thơ anh càng thêm phần đặc dị, ngời sáng, mà lại gần gũi biết bao với tâm tình giới trẻ.
Hãy đọc một số bài thơ nổi tiếng được phổ nhạc mà ai cũng biết; và nên nhớ rằng lúc ấy, Nguyễn Tất Nhiên chỉ mới xấp xỉ ở tuổi hai mươi, để thấy cái tài hoa dị thường của anh: Trong tình yêu, thơ anh táo bạo vay mượn những hình ảnh thánh thiện để ví von mình, ví von người tình. Có thể nói lối vay mượn này là bước khai phá có một không hai của anh vào thời ấy, khiến thơ anh càng thêm phần đặc dị, ngời sáng, mà lại gần gũi biết bao với tâm tình giới trẻ.
Thơ tình của anh vì vậy mà phổ cập, mà thành của chung. Ai đọc cũng thấy, cũng nghe được nhân dáng và kinh nghiệm của chính mình trong ấy. Từ thứ tình yêu reo vui, nhảy múa theo nhịp chân của "cô Bắc-kỳ nho nhỏ" cho đến tình yêu của người tuyệt vọng... anh nói thay mọi người bằng thánh ca của tình yêu.
Nhưng đặc biệt là lúc khổ đau vì tình, thơ anh chùng xuống, gãy đổ, nát tan... và quả là anh đã đi thật sớm, trước thế hệ của anh, trong sự cảm nhận cũng như lối biểu đạt về tình yêu:
Thiên thu
sao thiên thu không là xa nhau?
nên mưa xưa còn giăng ngang hồn sầu
tôi đứng như cây cột đèn gẫy gập
và một con đường cúp điện rất lâu!
sao thiên thu không là chôn sâu?
nên nắng xưa còn hanh mái tóc nhầu
tôi đứng như xe tang ngừng ngập
và một họ hàng khăn trắng buồn đau!
sao thiên thu không là đường chim?
nên mây năm xưa còn trên tay phiền
tôi đứng như tường vôi luống tuổi
và những tàng xanh chùm gởi quê hèn!
sao thiên thu không là lãng quên?
nên tình xưa còn cháy âm thầm
tôi đứng như căn nhà nám lửa
và những người thân trốn chạy vội vàng!
sao thiên thu không là sương tan?
nên mặt trời xưa còn gượng huy hoàng
tôi đứng như dòng sông yên lặng
và những cánh buồm kiệt sức lang thang!
sao thiên thu không là thiên thu?
nên những người yêu là những ngôi mồ
tôi đứng một mình trong nghĩa địa
và chắc không đành quên khổ đau!
(1970)
Trong thơ lục bát, anh vẫn theo vần nhịp cũ nhưng lối diễn đạt rất là thảnh thơi, thoải mái, tự nhiên như nói chuyện. Ðây, vần lục bát của hơn 30 năm trước:
Nên thời gian ấy ngùi trông
giọt mưa xanh mấy tuổi nàng
tôi nghe lá rụng như vàng áo xưa
hơi tàn tro ấm lần đưa
ba năm khơi lại cũng vừa đủ đau!
sớm, trưa, chiều, tối, ra, vào
người chưa yên nỗi thầm xao xác lòng
nên thời gian ấy ngùi trông
khô như hạt bụi trưa ngừng ngập bay...
ba năm vuốt sợi tình dài
ừ, tôi còn vụng ngón-tay-dậy-thì
thuở nào sầu đã lâm ly
giờ thêm già héo (nhiều khi hận thù!)
lửa đom đóm mỏi mòn, lu
nhưng tôi cứ buồn vi vu thổi hoài
mưa thì mưa thả phai phai
rồi sau đó sẽ một vài tang thương
bởi quen cầm lược soi gương
biết ai ôm gối mộng thường lâu chăng?
giọt mưa xanh mấy tuổi nàng
tôi nghe lá rụng như vàng áo xưa...
(1970)
Ðó là Nguyễn Tất Nhiên của tuổi hai mươi, với TÌNH qua tập Thơ Nguyễn Tất Nhiên; và bây giờ hãy đọc Nguyễn Tất Nhiên với TÂM qua Tâm Dung. Tập trước được xuất bản năm 1980 (gom lại những bài thơ cũ trước năm 1975 và một số ít cuối thập niên 70) khi anh mới vượt biên ra hải ngoại; tập sau được xuất bản 9 năm sau đó. Tựa tập thơ là Tâm Dung, bao gồm nhiều bài thơ bắt đầu bằng chữ TÂM (như Tâm khai, Tâm sân, Tâm hoa, Tâm xuân, Tâm hồng, Tâm hương, Tâm mưa, Tâm sương, Tâm ca, Tâm cảm...) được chính tác giả mở đầu bằng một đoạn rất thâm trầm về tư tưởng Phật giáo, khiến người đọc có cảm tưởng là sẽ được đọc một tác phẩm về Thiền vậy:
"Dung, theo nghĩa dung chứa.
Năm lần Phật chỉ cho ngài A Nan, tâm là cái thấy.
Lấy cái thấy phân biệt để chỉ cái thấy vô phân biệt, lấy cái tâm vọng để chỉ cái tâm chơn, lấy ngón tay phàm phu để dụ như ngón tay Phật chỉ trăng. Kẻ trèo đèo này chỉ mong góp một cỏn con Phật sự, vọng động chăng?
Chỉ mong quí thiện hữu niệm tình: vọng mà biết mình vọng, còn hơn không."
Nguyễn Tất Nhiên
(Westminster, Ca. ngày 12/01/89)
Nhưng không. Dù mào đầu như thế, dù chọn lựa chủ đề và tựa đề như thế, thơ anh vẫn cứ là thơ, không phải là tập giáo nghĩa khô khan, cứng nhắc. Chỉ khác là anh đã chững chạc hơn (dĩ nhiên!), bớt bông đùa hơn, và trải đều lên những trang thơ là cõi lòng bát ngát của anh.
Tâm nguyệt
từ gót sen hài em hút dấu
sầu tôi như lá thẫn thờ bay
ví dù lá ngập đường em bước
lá cũng xin đừng bận gót ai...
từ mắt chia lòng sông cách núi
sầu tôi như bụi khắp không gian
ví dù bụi ố hoen màu trắng
bụi cũng xin đừng vương mắt xanh...
từ tóc bay xuôi dòng quá khứ
sầu tôi như bóng lặng lờ trôi
ví dù bóng đẳng đeo tròn kiếp
bóng cũng xin dòng tóc thảnh thơi...
từ hơi thở của không gian khác
sầu tôi như lịch nhẩn nha rơi
mỗi ngày thiên hạ hồn nhiên xé
lịch mới, như tờ-thương-nhớ-tôi!
từ hoa môi của bình minh khác
núi đồi vắng cả tiếng thông reo
chim thôi cười chúc mừng hoa lá
thành-phố-tôi già ho động cơ
từ vỡ, lành trăng lồng bóng nước
từ em là nguyệt lộng đời sông
từ tôi là một dòng tâm nguyệt
sông có trăng cười sông xóa trăng...
(06/01/1989)
Tâm duyên
1.
mùa hè anh lên núi
thấy tóc em lành nhiên
cười theo chiều, gió tối
trời đi vào giấc yên
cho sự sống duyên hiền
từng búp hoa huệ nhỏ
cho sự sống hương êm
từng thoảng hoa huệ thở
sự sống trắng tinh im
từng nụ quan-âm nở
im lặng là xin dâng
tặng đời bông hoa nữa...
mùa hạ anh ra đường
thấy mới tinh tất cả
thấy nắng nôi dịu dàng
đang vuốt ve cây cỏ
thấy cây cỏ dễ thương
đang làm duyên, tóc xõa
thấy lửa trời nung ngon
chín bòn bon sự sống
thấy sự sống nhịp nhàng
theo đỏ, vàng, xanh, đỏ...
thấy phố xá từ tâm
đèn cười hoa ba đóa...
(17/01/89)
Sau đó không thấy thơ Nguyễn Tất Nhiên nữa. Rồi một hôm, nghe tin anh mất. Trên chiếc xe cũ, đậu dưới bóng cây, trong vườn một ngôi chùa. Ðời anh, lúc nào cũng đi sớm hơn kẻ khác. Ðời không ruồng bỏ anh, cũng chẳng người tình nào ruồng bỏ anh (không ai có thể ruồng bỏ một người đáng yêu như thế! mà cũng chẳng ai có thể ruồng bỏ được một gã yêu tha thiết, yêu miệt mài, yêu thủy chung suốt đời như thế!). Chỉ có anh, tự ý đi thật sớm, rời bỏ cuộc đời, để lại một cõi thơ bát ngát. Không cần phải tội nghiệp cho anh, và đừng tưởng anh khổ đau cùng tận! Anh là kẻ hạnh phúc vô cùng tận với tình yêu bất diệt và tấm lòng bao dung hiếm có. Và thơ anh, đã hóa thân khắp nơi khắp chốn: là ngọn cỏ mềm, là gió mơn man, là dòng sông êm, là bàn ghế lặng thinh, là đất trời mênh mang vô hạn... Nơi đó, có đủ hương vị của tình yêu cũng như những hỉ, nộ, ái, ố... bình thường của một con người, dù là con người thi sĩ, hay văn sĩ. Nhưng tất cả đều được dung chứa trong một cõi lòng thật rộng.
Có thể nói, giới hạn giữa sống-chết, qua Tâm Dung ấy, không còn nữa.
Khúc Buồn Tình
1.Người từ trăm năm
về ngang sông rộng
ta ngoắc mòn tay
... trùng trùng gió lộng
(thà như giọt mưa
vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa
khô trên tượng đá
có còn hơn không
mưa ôm tượng đá)
người từ trăm năm
về khơi tình động
ta chạy vòng vòng
ta chạy mòn chân
nào hay đời cạn!
(thà như giọt mưa
vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa
khô trên tượng đá
có còn hơn không
mưa ôm tượng đá)
người từ trăm năm
về như dao nhọn
ngọt ngào vết đâm
ta chết âm thầm
máu chưa kịp đổ
(thà như giọt mưa
vỡ trên tượng đá
thà như giọt mưa
khô trên tượng đá
có còn hơn không
mưa ôm tượng đá)
2.
thà như giọt mưa
gieo xuống mặt người
vỡ tan vỡ tan
nào ta ân hận
bởi còn kịp nghe
nhịp run vồi vội
trên ngọn lông măng
(người từ trăm năm vì ta phải khổ ) 1970
Ma Sœur
đưa em về dưới m
nói năng chi cũng thừa
phất phơ đời sương gió
hồn mình gần nhau chưa?
tay ta từng ngón tay
vuốt lưng em tóc dài
những trưa ngồi quán vắng
chia nhau tình-phôi-thai
xa nhau mà không hay
(hỡi em cười vô tội
đeo thánh giá huy hoàng
hỡi ta nhiều sám hối
tính nết vẫn hoang đàng!)
em hiền như "ma sœur"
vết thương ta bốn mùa
trái tim ta làm mủ
"ma sœur" này "ma sœur"!
có dịu dàng ánh mắt?
có êm đềm cánh môi?
ru ta -- người bệnh hoạn
ru ta suốt cuộc đời
(cuộc đời tên vô đạo
vết thương hành liệt tim!)
đưa em về dưới mưa
xe lăn đều lên dốc
chở tình nhau mệt nhọc!
đưa em về dưới mưa
áo dài sầu hai vạt
khi chấm bùn lưa thưa...
đưa em về dưới mưa
hỡi em còn nít nhỏ
chuyện tình nào không xưa?
vai em tròn dưới mưa
ướt bao nhiêu cũng vừa
cũng chưa hơn tình rụng
thấm linh hồn "ma sœur"...
(1971)
Hai năm tình lận đận
1.hai năm tình lận đận
hai đứa cùng xanh xao
mùa đông, hai đứa lạnh
hơi thở dài như nhau (?)
hai năm tình lận đận
hai đứa cùng hư hao
(em không còn thắt bính
nuôi dưỡng thời ngây thơ
anh không còn luýnh quýnh
giữa sân trường trao thư!)
hai năm tình lận đận
hai đứa đành xa nhau
em vẫn còn mắt biếc
anh vẫn còn nôn nao
ngoài đường em bước chậm
trong quán chiều anh ngóng cổ cao...
2.
em bây giờ, có lẽ
toan tính chuyện lọc lừa
anh bây giờ, có lẽ
xin làm người-tình-thua
chuông nhà thờ đổ mệt
tượng Chúa gầy hơn xưa
Chúa bây giờ, có lẽ
rơi xuống trần gian, mưa
(dù sao thì Chúa cũng
một thời làm trai tơ
dù sao thì Chúa cũng
là đàn ông... dại khờ!)
anh bây giờ, có lẽ
thiết tha hơn tín đồ
nguyện làm cây thánh giá
trên chót đỉnh nhà thờ
cô đơn nhìn bụi bặm
làm phân bón rêu xanh
(dù sao cây thánh giá
cũng được người nhân danh!)
3.
hai năm tình lận đận
em đã già hơn xưa!...
đưa em về dưới m
nói năng chi cũng thừa
phất phơ đời sương gió
hồn mình gần nhau chưa?
tay ta từng ngón tay
vuốt lưng em tóc dài
những trưa ngồi quán vắng
chia nhau tình-phôi-thai
xa nhau mà không hay
(hỡi em cười vô tội
đeo thánh giá huy hoàng
hỡi ta nhiều sám hối
tính nết vẫn hoang đàng!)
em hiền như "ma sœur"
vết thương ta bốn mùa
trái tim ta làm mủ
"ma sœur" này "ma sœur"!
có dịu dàng ánh mắt?
có êm đềm cánh môi?
ru ta -- người bệnh hoạn
ru ta suốt cuộc đời
(cuộc đời tên vô đạo
vết thương hành liệt tim!)
đưa em về dưới mưa
xe lăn đều lên dốc
chở tình nhau mệt nhọc!
đưa em về dưới mưa
áo dài sầu hai vạt
khi chấm bùn lưa thưa...
đưa em về dưới mưa
hỡi em còn nít nhỏ
chuyện tình nào không xưa?
vai em tròn dưới mưa
ướt bao nhiêu cũng vừa
cũng chưa hơn tình rụng
thấm linh hồn "ma sœur"...
(1971)
Hai năm tình lận đận
1.hai năm tình lận đận
hai đứa cùng xanh xao
mùa đông, hai đứa lạnh
hơi thở dài như nhau (?)
hai năm tình lận đận
hai đứa cùng hư hao
(em không còn thắt bính
nuôi dưỡng thời ngây thơ
anh không còn luýnh quýnh
giữa sân trường trao thư!)
hai năm tình lận đận
hai đứa đành xa nhau
em vẫn còn mắt biếc
anh vẫn còn nôn nao
ngoài đường em bước chậm
trong quán chiều anh ngóng cổ cao...
2.
em bây giờ, có lẽ
toan tính chuyện lọc lừa
anh bây giờ, có lẽ
xin làm người-tình-thua
chuông nhà thờ đổ mệt
tượng Chúa gầy hơn xưa
Chúa bây giờ, có lẽ
rơi xuống trần gian, mưa
(dù sao thì Chúa cũng
một thời làm trai tơ
dù sao thì Chúa cũng
là đàn ông... dại khờ!)
anh bây giờ, có lẽ
thiết tha hơn tín đồ
nguyện làm cây thánh giá
trên chót đỉnh nhà thờ
cô đơn nhìn bụi bặm
làm phân bón rêu xanh
(dù sao cây thánh giá
cũng được người nhân danh!)
3.
hai năm tình lận đận
em đã già hơn xưa!...
hai năm tình lận đận
mình đã già hơn xưa!
Tổng hợp từ những nguồn trên internet
P.Hà
Cám ơn P.H. Nhé.....Những bài viết về Thơ NTN hay quá, lại được nghe ngạc PD. Bài tổng hợp này rất quý.
ReplyDeleteThân mến
MỸ Nga
Biết về nhà Thơ NTN qua nhạc sĩ Phạm Duy, Nguyễn Đúc Quang, nay biết thêm về thi sĩ qua ngòi bút của GS Hoàng, Vĩnh Hảo và ông Ngô Nghiễm, bà Bích Ngọc cho thấy hình ảnh một thi sĩ Nhiên tài hoa dị thường với những ý tưởng khá táo bạo như người tình là ác quỷ, người yêu là dao nhọn, đời chia muôn nhánh khổ cho thấy nhà thơ NTN đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc đời và rồi năm 1992, người ta thấy ông nằm chết trong một xe hơi cũ, đậu dưới bóng cây trong một sân chùa ở Cali, hy vọng ông đã được an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng và những vần thơ hay lạ của ông vẫn còn được nhắc đến sau 20 năm là bằng chứng ông đã thành công, là một điểm son của ông trong cuộc sống.
ReplyDeleteCám ơn PH đã sưu tầm về thi sĩ NTN.
KĐ
Hello PhuongHa:
ReplyDeleteBài soạn với nhiều tác giả nghĩ về NgTatNhien phê bình hay lắm.
BM đọc & nghe nhạc 2 lần, nghe được giọng nói của cô Duyên.. Bắc kỳ nho nhỏ của người thơ, đối tượng cho bài thơ tuyệt tác học ban B.
Ng Tất Nhiên, tên do Du Tử Lê suggested, khi làm những bài này cũng vào khoảng thời gian đang lớn của nhóm Vit...15, 16, 17 và được Phạm Duy phổ nhạc mối tình lãng mạn.
BM thích những dòng thơ về Đạo Phật, Tâm... Xuất sắc.
Cám ơn DSTV & PhgHa.
BM.