Jan 29, 2024

Chia buồn cùng bạn Liên Hương và gia đình

 Được tin buồn phu quân  bạn Liên Hương




Ông NGUYỄN HUY GIANG

đã mệnh chung ngày 28-01-2024 tại Cali USA

Hưởng thọ 75 tuổi




Các bạn đồng niên cùng DSTV 6370 xin thành thật chia buồn cùng Liên Hương và gia đình. Nguyện xin cho anh Huy Giang được an vui miền cực lạc


THÀNH KÍNH PHÂN ƯU





Jan 26, 2024

Chia buồn cùng gia đình GS Hoàng Oanh

  Nhận được trễ tin buồn GS Hoàng Oanh đã về với Chúa :




Bà NGUYỄN THỊ HOÀNG OANH

Cựu giáo sư

Trường nữ trung học TRƯNG VƯƠNG Sài Gòn
đã mệnh chung ngày 1-1-2024 tại Cali
hưởng thọ 87 tuổi



TOÀN THỂ CỰU NỮ SINH TRƯNG VƯƠNG THUỘC NIÊN KHÓA 63-70 XIN CHIA BUỒN CÙNG TANG QUYẾN . XIN CẦU CHÚC HƯƠNG LINH GS HOÀNG OANH ĐƯỢC YÊN NGHỈ CÕI VĨNH HẰNG


ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU




Jan 20, 2024

Họp mặt với Nguyệt Minh ở Saigon 20-1-2024

 Trưa nay tụi Thanh mới họp mặt với vợ chồng Nguyệt Minh ở Hoàng Ty đường Mạc Đỉnh Chi. 

   Các bạn gặp nhau vui mừng nói chuyện râm ran suốt... 


Kim Thanh

Jan 2, 2024

Giếng hồi hướng công đức cho thân mẫu bạn Ngọc Yến

 Các bạn thân mến,

 Giếng nhóm 6370 chúng mình làm để hồi hướng công đức cho thân mẫu bạn Ngọc Yến vừa hoàn tất, Tâm xin gửi hình giếng đến Ngọc Yến và các bạn.



 Một lần nữa các bạn 6370 xin chân thành chia buồn cùng Ngọc Yến. Nguyện xin cho hương linh Cụ Mẹ, Tường Ngọc Vũ Thị Nuôi được sớm an sinh tịnh độ.
 
Các bạn 6370 đồng thành kính phân ưu.

 Minh Tâm

Nhóm máu nào nhanh mất trí nhớ nhất? Câu trả lời đầy bất ngờ

 Nhóm máu nào nhanh mất trí nhớ nhất? Câu trả lời đầy bất ngờ

Posted by GLN



Có bao giờ bạn thắc mắc nhóm máu nào thường nhanh mất trí nhớ khi tuổi già ập tới?

Chứng mất trí nhớ giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer, thường được gọi là chứng mất trí nhớ do tuổi già.

Vậy có bao giờ bạn thắc mắc những người thuộc nhóm máu nào thường có nguy cơ lão hóa nhanh? Nếu bạn đang quan tâm, hãy theo dõi ngay thông tin dưới đây.

Nhóm máu AB bị lão hóa não nhanh hơn

Nhóm máu là một loại protein di truyền trên bề mặt hồng cầu, được gọi là kháng nguyên trong y học. Các nhóm máu khác nhau đại diện cho đối tượng di truyền khác nhau, thể chất con người cũng khác nhau và nguy cơ mắc các bệnh cũng khác nhau. Điều đó có nghĩa là nhóm máu và sức khỏe có mối tương quan nhất định.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí JAMA Neurology cho thấy, xác suất mắc các vấn đề về tư duy và trí nhớ ở những người có nhóm máu AB cao hơn 82% so với những người ở các nhóm máu khác.


Các nhà khoa học chỉ ra, người mang nhóm máu AB này, máu thường đông lại, nồng độ càng cao thì tình trạng lưu thông máu càng nghiêm trọng. Về lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Vì thế, họ có nguy cơ bị suy giảm nhận thức, mất trí nhớ cao hơn người có nhóm máu khác.

Nghiên cứu cũng cho thấy, những người có nhóm máu O có ít nguy cơ mắc các bệnh về não hơn. Người có nhóm máu O có nhiều chất xám ở gần tiểu não, não càng nhiều chất xám thì các liên kết thần kinh càng mạnh, trí nhớ càng tốt và nguy cơ mắc bệnh Alzheimer càng thấp.

Ông Niu Guowei – Giám độc Trung tâm thể dục nhịp điệu của Bệnh viện Xiaotang Son (Bắc Kinh, Trung Quốc) chỉ ra, tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer cao nhất là 65 tuổi, nhưng thời gian ủ bệnh của các bệnh mãn tính thường kéo dài từ 10 năm trở lên.

Vị bác sĩ cũng chỉ 4 điều mà người già cần lưu ý:

Huyết áp: Người cao tuổi nên kiểm soát huyết áp ở mức 90-140mmHg. Kể cả khi không có triệu chứng gì cũng nên kiểm tra huyết áp thường xuyên sau tuổi 35. Ngoài ra, mọi người cần kiểm soát cân nặng, mỡ máu, đường huyết.

Tập thể dục ít nhất 3 lần/tuần: Các nghiên cứu liên quan phát hiện ra, những người lớn tuổi tập thể dục thường xuyên có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ thấp hơn so với những người không tập thể dục. Vì thế, ngay khi còn trẻ, bạn có thể tập luyện một số môn như: Thái cực quyền, bơi lội, aerobic,…

Để não thường xuyên hoạt động: Bộ não tuân thủ theo nguyên tắc dùng được hoặc mất. Vì vậy, người cao tuổi cần đặc biệt chú ý sử dụng não bộ nhiều hơn, hàng ngày có thể dành một chút thời gian đọc sách báo, tham gia các hoạt động xã hội, chơi cờ,… Điều này giúp rèn luyện trí não, khiến đầu óc luôn minh mẫn.

- Duy trì lối sống lành mạnh: Người cao tuổi nên đảm bảo giấc ngủ ngon, hạn chế hút thuốc và uống rượu. Bạn cũng nên chú ý cân đối các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày, có thể ăn thêm các thực phẩm tốt cho não.

4 câu nói thường thấy ở người già có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer:

Nếu bạn thấy ông bà, cha mẹ thường hay nói những câu sau thì nên cảnh giác bởi rất có thể, đó là dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ.

- Bạn vừa nói điều gì, tôi quên mất: Do suy giảm trí nhớ, người cao tuổi sẽ bị sa sút trí tuệ. Vì thế với một điều bất kỳ, họ có thể hỏi đi hỏi lại. Tình trạng nhớ nhớ quên quên diễn ra thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng.

- Đây là đâu, tại sao tôi lại ở đây? Người già mắc chứng sa sút trí tuệ sẽ cảm thấy bối rối về thời gian, địa điểm, không thể nắm bắt được hiện tại, các mốc thời gian hay không gian. Khi bệnh tiến triển, họ thậm chí đi lạc.

- Tôi đã để đồ ở đâu? Những người mắc chứng mất trí nhớ thường không nhớ mình đã để đồ ở đâu. Chẳng hạn họ hay quên khóa xe, mũ nón, điện thoại,… Đôi khi họ còn lơ đễnh bỏ một số đồ vào tủ lạnh, lò vi sóng.

- Tôi không biết dùng thứ này nữa: Những công việc đơn giản dường như trở nên khó khăn đối với bệnh nhân bị mất trí nhớ, có thể không chỉ ở cách làm mà họ còn không nhớ nổi trình tự. Họ cũng ngại khi phải bắt đầu một công việc gì mới.

H.Phúc chuyển